Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 192/KH-UBND | Hòa Bình, ngày 03 tháng 12 năm 2019 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH NĂM 2020
Căn cứ Luật Thú Y, ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 719/QĐ-TTg , ngày 05/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; Nghị định số 02/2017/NĐ-CP , ngày 09/01/2017 của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh;
Căn cứ Quyết định số 193/QĐ-TTg , ngày 13/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017-2021”; Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 13/02/2019 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019-2025”;
Căn cứ Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT , ngày 31/5/2016 của Bộ Nông Nghiệp & PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; Quyết định số 476/QĐ-BNN-TY, ngày 17/02/2016 của Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp & PTNT về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020”
Căn cứ Nghị quyết số 81/NQ-HĐND , ngày 08/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình khóa XVI, kỳ họp thứ 5 về việc thông qua Đề án phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017-2025; Quyết định số 559/QĐ-UBND ngày 21/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2019-2025;
Thực hiện Công văn số 7725/BNN-TY, ngày 15/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn năm 2020;
Để công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh được đồng bộ, kịp thời, nhanh gọn. Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm năm 2020, như sau
1. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
a) Mục đích
Chủ động ngăn chặn và khống chế có hiệu quả các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do dịch bệnh gây ra góp phần phát triển chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường sinh thái.
2) Yêu cầu
Tổ chức tốt việc tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm. Khi triển khai phải bảo đảm đúng quy trình, kỹ thuật, trang bị đầy đủ vật tư, nhân lực và phương án xử lý tình huống xảy ra. Đảm bảo an toàn cho người tham gia tiêm phòng. Thực hiện tốt việc giám sát sau tiêm phòng.
Tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm cấp bách của các cấp ủy Đảng, chính quyền và trách nhiệm của toàn dân.
2. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
a) Tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng:
- Tiêm phòng cho đàn trâu, bò, dê của tỉnh và các huyện thuộc chương trình quốc gia khống chế và thanh toán bệnh LMLM giai đoạn 2016-2020.
- Tỷ lệ tiêm 80% tổng đàn trở lên.
- Tiến hành tiêm phòng vắc xin LMLM 2 lần/năm theo quy định.
b) Tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùng, Tiên mao trùng trâu, bò:
- Tiêm phòng cho đàn trâu, bò của 11 huyện, thành phố theo số liệu thống kê của các địa phương.
- Tỷ lệ tiêm 80% tổng đàn trở lên.
- Tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùng, Tiên mao trùng trâu, bò phải theo quy định 1 năm tiêm 2 lần.
c) Tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùng, Đậu Dê:
- Tiêm phòng cho đàn Dê của 11 huyện, thành phố theo số liệu thống kê của các địa phương.
- Tỷ lệ tiêm 80% tổng đàn trở lên.
- Tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùng, Đậu Dê phải theo quy định 1 năm tiêm 2 lần.
d) Tiêm phòng vắc xin Dịch tả lợn, Tụ huyết trùng, Phó Thương hàn, Tai xanh lợn:
- Tiêm phòng cho đàn lợn của 11 huyện, thành phố theo số liệu thống kê của các địa phương.
- Tỷ lệ tiêm 80% tổng đàn trở lên.
- Tiêm phòng vắc xin Dịch tả lợn cổ điển, Tụ huyết trùng, Phó Thương hàn lợn phải theo quy định 1 năm tiêm 2 lần.
- Tiêm phòng vắc xin Tai xanh lợn phải theo quy định 1 năm tiêm 4 lần.
đ) Tiêm vắc xin phòng bệnh cho gia cầm:
* Tiêm phòng vắc xin Cúm gia cầm (Vùng nguy cơ cao - huyện Lương Sơn):
- Tiêm phòng cho đàn gia cầm, thủy cầm của huyện Lương Sơn theo số liệu thống kê của các địa phương.
- Tỷ lệ tiêm 100%.
- Tiêm phòng vắc xin Cúm cho đàn gia cầm theo quy định 1 năm tiêm 2 lần.
* Tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùng, Niu cát xơn cho đàn gia cầm:
- Tiêm phòng cho đàn gia cầm của 11 huyện, thành phố theo số liệu thống kê của các địa phương.
- Tỷ lệ tiêm 80% tổng đàn trở lên.
- Tiêm phòng vắc xin Tụ huyết trùng, Niu cát xơn cho đàn gia cầm theo quy định 1 năm tiêm 2 lần.
e) Tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo:
- Tiêm phòng cho đàn chó, mèo của 11 huyện, thành phố theo số liệu thống kê của các địa phương (tiêm 2 lần/năm).
- Tỷ lệ tiêm 80% tổng đàn trở lên.
f) Vắc xin tiêm phòng:
- Sử dụng các loại vắc xin trong danh mục được Nhà nước cho phép lưu hành và có sự chỉ đạo của Cục Thú y về mặt chuyên môn để phòng, chống dịch.
g) Các loại thuốc sát trùng sử dụng phục vụ công tác phòng, chống dịch tổng hợp:
- Sử dụng các loại thuốc sát trùng được phép sử dụng để phòng, chống dịch trong công tác chăn nuôi và Thú y.
h) Thời gian tiêm phòng và phun khử trùng tiêu độc phòng dịch:
Năm 2020 tổ chức tiêm phòng 2 đợt và 4 đợt khử trùng tiêu độc phòng, chống dịch:
* Tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn trâu bò:
- Đợt 1: Tiêm vào tháng 4 - 5/2020.
- Đợt 2: Tiêm vào tháng 10 - 11/2020.
* Tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn lợn:
- Đợt 1: Tiêm vào tháng 4 - 5/2020.
- Đợt 2: Tiêm vào tháng 10 - 11/2020.
* Tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn dê:
- Đợt 1: Tiêm vào tháng 4 - 5/2020.
- Đợt 2: Tiêm vào tháng 10 - 11/2020.
* Tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia cầm:
- Đợt 1: Tiêm vào tháng 4 - 5/2020.
- Đợt 2: Tiêm vào tháng 10 - 11/2020.
* Tiêm vắc xin phòng bệnh Dại:
- Đợt 1: Tiêm vào tháng 3 - 4/2020.
- Đợt 2: Tiêm vào tháng 9 - 10/2020.
* Công tác tổ chức tổng khử trùng tiêu độc:
- Đợt 1: Tháng 01 - 3/2020.
- Đợt 2: Tháng 4 - 6/2020.
- Đợt 3: Tháng 7 - 9/2020.
- Đợt 4: Tháng 10 - 12/2020.
3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
a) Về tổ chức, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Ủy ban nhân dân các huyện, Thành phố xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật của địa phương. Chi cục Chăn nuôi và Thú Y tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
b) Về nguồn lực:
- Các huyện, thành phố: Lập dự trù kinh phí và nguồn nhân lực để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, hỗ trợ cho chủ vật nuôi khi công bố dịch hoặc khi dịch bệnh xảy ra nhưng chưa đủ điều kiện công bố dịch ở địa phương.
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Lập dự trù kinh phí mua vắc xin, thuốc sát trùng, vật tư... các trang thiết bị để phục vụ công tác xét nghiệm, giám sát, điều tra ổ dịch, xây dựng bản đồ dịch tễ và phân tích số liệu. Chủ động đăng ký các loại vắc xin với Cục Thú y; Công ty thuốc Thú y; tập huấn kỹ thuật cho Thú y viên.
c) Giải pháp kỹ thuật:
* Về tiêm phòng vắc xin:
Tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin theo đúng quy trình, liều lượng, đảm bảo tạo hiệu giá miễn dịch cho động vật.
* Về giám sát dịch bệnh, giám sát sau tiêm phòng:
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp, chỉ đạo các đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý chuyên ngành Chăn nuôi và Thú Y các huyện, Thành phố thực hiện giám sát dịch bệnh và giám sát đàn gia súc, gia cầm sau tiêm phòng các loại vắc theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Người chăn nuôi và chính quyền cơ sở xóm, thôn, bản và mạng lưới Thú y xã, thị trấn...nếu phát hiện đàn gia súc, gia cầm có biểu hiện dịch bệnh hoặc biểu hiện không bình thường sau tiêm phòng phải nhanh chóng báo cho đơn vị quản lý chuyên ngành Chăn nuôi và Thú Y biết xử lý. Trường hợp phát hiện dịch bệnh phải báo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh xem xét giải quyết.
- Gia súc, gia cầm sau khi tiêm phòng phải đủ 15 ngày trở lên mới được giết mổ làm thực phẩm.
- Người chăn nuôi có gia súc, gia cầm được tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh phải theo dõi, quản lý đàn gia súc, gia cầm của mình. Không bán hoặc giết mổ gia súc, gia cầm sau tiêm phòng khi chưa đủ 15 ngày.
* Điều tra ổ dịch, các biện pháp xử lý ổ dịch, chống dịch:
Tiến hành điều tra nguyên nhân các ổ dịch, xử lý kịp thời các ổ dịch, tổ chức chống dịch và dập dịch hiệu quả.
* Về vệ sinh, khử trùng tiêu độc:
Phát động chiến dịch khử trùng tiêu độc đảm bảo đủ 4 đợt/năm.
* Về kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh Thú y:
Tăng cường công tác kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển tại các chốt kiểm dịch động vật, kiểm tra vệ sinh Thú Y, kiểm soát giết mổ tại lò giết mổ tập trung và các điểm giết mổ gia súc, gia cầm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
* Về quản lý hoạt động buôn bán thuốc Thú y:
Tăng cường hoạt động Thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh buôn bán thuốc Thú Y, chế phẩm sinh học dùng trong Thú Y ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng.
* Quản lý người hành nghề Thú y:
Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc chấp hành Luật Thú y và các văn bản dưới Luật đối với người hành nghề Thú y.
* Về xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật:
Tổ chức thẩm định cấp chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật cho các cơ sở chăn nuôi đủ điều kiện tiến tới xây dựng vùng an toàn dịch bệnh động vật.
c) Giải pháp về thông tin, tuyên truyền:
- Tuyên truyền sâu rộng để cán bộ và nhân dân có nhận thức đúng về công tác phòng, chống dịch bệnh động vật. Người chăn nuôi tự giác nhốt và đưa gia súc đến điểm tiêm, thực hiện thắng lợi chiến dịch tiêm phòng vắc xin cho đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai tuyên truyền phổ biến Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
4. NGUỒN KINH PHÍ
Căn cứ thực thực tế diễn biến dịch gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập dự toán kinh phí thực hiện, gửi Sở Tài chính thẩm định; Căn cứ khả năng ngân sách, Sở Tài chính đề xuất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Sở Tài chính tham mưu đề xuất bố trí kinh phí để triển khai có hiệu quả kế hoạch này.
- Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hòa Bình tổ chức tuyên truyền sâu rộng để người dân chủ động thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.
- Các Sở, Ban, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú Y xây dựng lịch tiêm phòng vắc xin, lịch khử trùng tiêu độc toàn tỉnh, mua sắm vật tư, vắc xin, bảo hộ lao động... và hướng dẫn các địa phương thực hiện. Tổng hợp kết quả báo cáo theo quy định.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí phòng chống dịch bệnh động vật trên địa bàn. Chỉ đạo các địa phương triển khai thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra.
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế thành phố và đơn vị quản lý chuyên ngành Chăn nuôi và Thú y các huyện, thành phố: Xây dựng kế hoạch tiêm phòng vắc xin, lịch khử trùng tiêu độc cho địa phương và chỉ đạo hệ thống Thú y viên trực tiếp tham gia tiêm phòng, tiêu độc khử trùng đến từng thôn, xóm. Tổng hợp kết quả, báo cáo Ban Chỉ đạo huyện, Thành phố và Chi cục Chăn nuôi và Thú y theo quy định.
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn: Lập kế hoạch tiêm phòng, lịch phun khử trùng tiêu độc chi tiết đến từng xóm, thôn, bản. Chỉ đạo các xóm, thôn, bản, tổ dân phố thống kê số lượng gia súc, gia cầm tiêm phòng, diện tích tiêu độc khử trùng tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo huyện.
- Các Trưởng thôn bản, các ban, ngành của xã: Thông báo lịch tiêm phòng vắc xin, tiêu độc khử trùng để các hộ chăn nuôi chủ động phối hợp.
- Người chăn nuôi có trách nhiệm chấp hành tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; chủ động theo dõi lịch tiêm phòng của địa phương, bắt giữ và đưa gia súc đến điểm tiêm đảm bảo cho đàn vật nuôi được tiêm phòng đầy đủ theo quy định.
Yêu cầu các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố các ngành đơn vị liên quan thực hiện. Trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để phối hợp, xử lý kịp thời./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 04/2009/CT-UBND về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 2Kế hoạch 236/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020
- 3Kế hoạch 238/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống dịch bệnh động vật và tiêm phòng vắc xin gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2020
- 4Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2019 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 5Kế hoạch 257/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống dịch thành phố Hà Nội năm 2020
- 6Kế hoạch 25/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn năm 2020 do thành phố Hà Nội ban hành
- 7Chỉ thị 04/CT-UBND về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020
- 8Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2020 về tập trung triển khai quyết liệu, đồng bộ giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm do tỉnh Thái Bình ban hành
- 9Quyết định 244/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2020
- 1Quyết định 719/QĐ-TTg năm 2008 về việc chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật thú y 2015
- 3Quyết định 476/QĐ-BNN-TY năm 2016 phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Nghị định 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh
- 6Quyết định 193/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt "Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại giai đoạn 2017-2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Chỉ thị 04/2009/CT-UBND về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm và thủy sản trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 8Luật Chăn nuôi 2018
- 9Nghị quyết 81/NQ-HĐND năm 2017 về thông qua Đề án phát triển chăn nuôi bền vững trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017-2025
- 10Quyết định 172/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt "Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Cúm gia cầm, giai đoạn 2019-2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Quyết định 559/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch triển khai biện pháp phòng, chống bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2019-2025
- 12Kế hoạch 236/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020
- 13Kế hoạch 238/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống dịch bệnh động vật và tiêm phòng vắc xin gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2020
- 14Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2019 về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 15Kế hoạch 257/KH-UBND năm 2019 về phòng, chống dịch thành phố Hà Nội năm 2020
- 16Kế hoạch 25/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn năm 2020 do thành phố Hà Nội ban hành
- 17Chỉ thị 04/CT-UBND về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020
- 18Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2020 về tập trung triển khai quyết liệu, đồng bộ giải pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm do tỉnh Thái Bình ban hành
- 19Quyết định 244/QĐ-UBND về phê duyệt Kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và động vật thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2020
Kế hoạch 192/KH-UBND năm 2019 về triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2020
- Số hiệu: 192/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 03/12/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
- Người ký: Nguyễn Văn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/12/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra