Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 191/KH-UBND | Tuyên Quang, ngày 10 tháng 10 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 88/NQ-CP NGÀY 22/7/2022 CỦA CHÍNH PHỦ VÀ KẾ HOẠCH SỐ 222-KH/TU NGÀY 12/7/2022 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 10-NQ/TW NGÀY 10/02/2022 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC ĐỊA CHẤT, KHOÁNG SẢN VÀ CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045
Thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 22/7/2022 của Chính phủ và Kế hoạch số 222-KH/TU ngày 12/7/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (gọi tắt là Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ và Kế hoạch số 222-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy), Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về hoạt động khoáng sản bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả và đúng quy định.
- Xác định những nhiệm vụ chủ yếu của các cơ quan hành chính nhà nước từ tỉnh đến cơ sở để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 10-NQ/T W ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ và Kế hoạch số 222-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhằm thúc đẩy phát triển bền vững công nghiệp khai khoáng của tỉnh.
2. Yêu cầu
- Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ và Kế hoạch số 222-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 29/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản (gọi tắt là Chỉ thị số 38/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ) tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
- Khai thác khoáng sản nhất thiết phải gắn với chế biến sâu trên cơ sở Quy hoạch khoáng sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quản lý, bảo vệ khai thác, sử dụng tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nhiệm vụ
1.1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng
- Năm 2022 và hàng năm tổ chức quán triệt toàn diện nội dung Nghị quyết số 10-NQ/T W ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ, Kế hoạch số 222-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chỉ thị số 38/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến từng đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân, nhất là người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực địa chất, khoáng sản.
- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng dưới mọi hình thức (các hội nghị, hội thảo, báo, đài, truyền thông, tờ rơi,...) nhằm thống nhất nhận thức về tầm quan trọng của tài nguyên địa chất, khoáng sản; về vai trò, vị trí của ngành địa chất và công nghiệp khai khoáng. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến ngay sau khi các văn bản được ban hành đến các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân.
1.2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng
- Tiếp tục nghiên cứu, ban hành các văn bản, xây dựng các quy chế, quy định thuộc thẩm quyền của tỉnh nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
- Triển khai thực hiện Chiến lược địa chất, khoáng sản, phát triển công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ngay sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả hoạt động đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật hiện hành. Thống kê, kiểm kê nguồn lực tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
- Hoàn thiện mô hình, kiện toàn tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản ở các cấp; xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý, khoa học - kỹ thuật, chuyên gia có trình độ cao và công nhân lành nghề cho ngành địa chất, khoáng sản.
- Đến năm 2025, hoàn thành các nhiệm vụ:
+ Phối hợp với các cơ quan Trung ương cơ bản hoàn thành việc quy hoạch, thăm dò, điều tra, đánh giá các khoáng sản tỉnh có tiềm năng, thế mạnh (thiếc, vonfram, chì-kẽm, caolanh-fenspat, đá hoa trắng, đá vôi, nước khoáng thiên nhiên...); tiếp tục thăm dò đối với các mỏ khoáng sản đã điều tra đánh giá ở thời kỳ trước, đồng thời thăm dò mở rộng các mỏ khoáng sản có triển vọng, các mỏ mới phát hiện qua quá trình khảo sát.
+ Tập trung hoàn thành các thủ tục để thăm dò, khai thác các mỏ kim loại màu, chì kẽm còn lại trên địa bàn để phục vụ cho các dự án chế biến kim loại; quy hoạch, thăm dò, khai thác các mỏ đất làm vật liệu xây dựng thông thường đảm bảo công suất khai thác đáp ứng nhu cầu về vật liệu san lấp cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh; tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả các dự án khai thác, chế biến khoáng sản đã được Ủy ban nhân dân tỉnh cấp phép hoạt động khoáng sản.
+ Rà soát, có lộ trình chấm dứt hoạt động các dự án đã cấp phép khai thác nhưng không triển khai, các dự án hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tác động xấu đến cảnh quan trên địa bàn tỉnh. Dự án của các mỏ đá làm vật liệu xây dựng được cấp mới phải xác định đồng bộ các sản phẩm (đá cấp phối, bê tông tươi, bê tông nhựa, gạch không nung…).
+ Lập dự án điều tra tai biến trượt lở, lũ quét, sụt lún địa chất tại các khu vực có nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh trước năm 2025.
- Đến năm 2030, hoàn thành các nhiệm vụ:
+ Phối hợp với các cơ quan Trung ương cơ bản các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh được điều tra địa chất và thăm dò đánh giá trữ lượng; điều tra tai biến trượt lở, lũ quét tại các khu vực còn lại trên địa bàn tỉnh; hoàn thành hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về địa chất khoáng sản đồng bộ, tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia.
+ Tiếp tục duy trì hoạt động hiệu quả các dự án khai thác, chế biến khoáng sản đã được cấp có thẩm quyền cấp phép và các giấy phép khai thác được cấp trong giai đoạn từ năm 2025 đến 2030, đáp ứng nhu cầu nguồn nguyên liệu từ khai thác, chế biến khoáng sản cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của khu vực phù hợp với mục tiêu quy hoạch chung của cả nước và Quy hoạch tỉnh; đáp ứng nhu cầu nguồn nguyên liệu đất san lấp, cát, sỏi cho các dự án, công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh đến năm 2045.
+ Từng bước chuyển đổi công nghệ sản xuất gạch từ sử dụng đất sét sang đất đồi; phát triển sản xuất các loại vật liệu xây dựng không nung thay thế dần các loại vật liệu nung.
+ Chấm dứt hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường quy mô nhỏ, công suất khai thác dưới 100.000 m3/năm; cát, sỏi công suất khai thác dưới 50.000 m3/năm không đổi mới đồng bộ công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường.
- Đến năm 2045, hoàn thành các nhiệm vụ:
+ Xây dựng ngành công nghiệp khai thác khoáng sản tiên tiến, hiện đại, gắn với mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh.
+ Rà soát các mỏ còn thời hạn khai thác trong giai đoạn 2026-2030, đồng thời bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác đối với các mỏ khi đủ điều kiện.
1.3. Thực hiện sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, quy định về địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng
- Triển khai thực hiện kịp thời các cơ chế, chính sách của Trung ương về việc tái đầu tư nguồn thu từ khai thác khoáng sản để đầu tư phát triển giáo dục, y tế, hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội... cho địa phương và người dân nơi khai thác khoáng sản.
- Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan tài chính cấp huyện, cấp xã quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về nguồn đóng góp, hỗ trợ của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn (nếu có).
- Bảo đảm cân đối giữa dự trữ với khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản trong từng giai đoạn. Thực hiện nhất quán nguyên tắc khai thác khoáng sản phục vụ công nghiệp chế biến sâu trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, bảo đảm an ninh, quốc phòng, cảnh quan, di tích lịch sử, văn hoá trong hoạt động khoáng sản để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về môi trường trong khai thác khoáng sản.
1.4. Ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại trong thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản
- Hoàn thành chuyển đổi toàn diện công nghệ, thiết bị các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản quy mô nhỏ lẻ, nhất là khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường không hiệu quả kinh tế - xã hội, gây lãng phí tài nguyên, nhằm đảm bảo an toàn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trước năm 2030.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động điều tra địa chất, khoáng sản; xây dựng cơ sở dữ liệu kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên địa chất, khoáng sản nhằm quản lý tập trung, thống nhất; thiết lập nền tảng tài nguyên số, thực hiện chuyển đổi số trong quản lý, khai thác khoáng sản bảo đảm công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước.
1.5. Các nhiệm vụ khác
- Hoàn thành khoanh định khu vực cấm, khu vực tạm cấm hoạt động khoáng sản, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong năm 2023.
- Hoàn thành đầu tư xây dựng Nhà máy luyện kẽm kim loại công suất 15.000 tấn/năm tại Khu Công nghiệp Long Bình An, thành phố Tuyên Quang.
- Duy trì hoạt động hiệu quả và phát triển các dự án khai thác, chế biến mangan-feromangan, sắt-thép, chì-kẽm, antimon, thiếc, caolanh-fenspat, xi măng, đá hoa trắng, vật liệu xây dựng, nước khoáng... trở thành ngành công nghiệp chủ đạo, phát triển bền vững tương xứng với quy mô khoáng sản; sử dụng công nghệ, thiết bị khai thác, chế biến tiên tiến, hiện đại theo mô hình kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải khí nhà kính theo quy định.
2. Giải pháp
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 38/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 02/2018/QĐ-UBND ngày 19/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành trong quản lý đất đai, khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự phối hợp liên ngành, trong công tác quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản; quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên địa chất, khoáng sản; bảo vệ môi trường, sinh thái, an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản. Chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về địa chất, khoáng sản.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát; chú trọng vai trò kiểm tra, giám sát của địa phương, người dân nơi khai thác khoáng sản; xem xét trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm trong quản lý, sử dụng khoáng sản và các hoạt động liên quan đến địa chất, khoáng sản, công nghiệp khai khoáng; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định, nhất là lợi dụng để đầu cơ, tích trữ, nâng giá, gây thiệt hại, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước và Nhân dân.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các trường hợp vận chuyển khoáng sản quá tải, trực tiếp gây hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông, công trình, tài sản của nhà nước trong, ngoài khu vực mỏ và những nơi thường xảy ra hiện tượng khai thác, mua bán, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép nhằm bảo đảm môi trường, an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn; kiên quyết xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc khai và nộp các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và tiêu thụ khoáng sản trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm quản lý chặt chẽ sản lượng khai thác, chế biến và tiêu thụ khoáng sản tránh thất thu cho Ngân sách Nhà nước.
- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đối với các dự án khai thác khoáng sản (nếu dự án có sử dụng đất lâm nghiệp có rừng); tiếp nhận hồ sơ báo cáo Hội đồng thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thẩm định để trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.
- Hàng năm, lập kế hoạch bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách của địa phương để bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ và Kế hoạch số 222-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch này (có phụ lục đính kèm); định kỳ 6 tháng và hàng năm tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (đồng gửi Sở Tài nguyên và Môi trường) theo quy định.
2. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối đôn đốc việc thực hiện; định kỳ tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện về công tác định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh, báo cáo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC
MỘT SỐ NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
(Kèm theo Kế hoạch số /KH-UBND ngày tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Số TT | Nội dung công việc | Cơ quan thực hiện | Thời gian thực hiện và hoàn thành | |
Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | |||
1 | Tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Nghị quyết số 10-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 88/NQ-CP của Chính phủ, Kế hoạch số 222-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về địa chất, khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành. | Các Sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố, các cơ quan liên quan. | Hàng năm | |
2 | Tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 38/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 02/2018/QĐ-UBND ngày 19/3/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh. | Các Sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố, UBND xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị liên quan. | Hàng năm | |
3 | Tăng cường năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự phối hợp liên ngành, trong công tác quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản; quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên địa chất, khoáng sản; bảo vệ môi trường, sinh thái, an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản. Chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về địa chất, khoáng sản. | Các Sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố, UBND xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị liên quan. | Hàng năm | |
4 | Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát; chú trọng vai trò kiểm tra, giám sát của địa phương, người dân nơi khai thác khoáng sản; xem xét trách nhiệm đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm trong quản lý, sử dụng khoáng sản và các hoạt động liên quan đến địa chất, khoáng sản, công nghiệp khai khoáng; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định, nhất là lợi dụng để đầu cơ, tích trữ, nâng giá, gây thiệt hại, ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước và Nhân dân. | Các Sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố, UBND xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị liên quan. | Hàng năm | |
5 | Tiếp tục nghiên cứu, ban hành các văn bản, xây dựng các quy chế, quy định thuộc thẩm quyền của tỉnh nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các Sở, ban ngành, UBND huyện, thành phố, các cơ quan liên quan. | Hàng năm |
6 | Hoàn thành khoanh định khu vực cấm, khu vực tạm cấm hoạt động khoáng sản, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các Sở, ban ngành, UBND huyện, thành phố, các cơ quan liên quan. | Năm 2022-2023 |
7 | Thực hiện đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật hiện hành. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các Sở, ban ngành, UBND huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan. | Hàng năm |
8 | Rà soát, có lộ trình chấm dứt hoạt động các dự án đã cấp phép khai thác nhưng không triển khai, các dự án hoạt động manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tác động xấu đến cảnh quan trên địa bàn tỉnh. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các Sở, ban ngành, UBND huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan. | Hàng năm |
9 | Triển khai thực hiện Chiến lược địa chất, khoáng sản, phát triển công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các Sở, ban ngành, UBND huyện, thành phố, các cơ quan liên quan. | Ngay sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt Chiến lược |
10 | Thống kê, kiểm kê nguồn lực tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các Sở, ban ngành, UBND huyện, thành phố, các cơ quan liên quan. | Năm 2025; Năm 2030 |
11 | Phối hợp với các cơ quan Trung ương cơ bản hoàn thành việc quy hoạch, thăm dò, điều tra, đánh giá các khoáng sản tỉnh có tiềm năng, thế mạnh (thiếc, vonfram, chì- kẽm, caolanh-fenspat, đá hoa trắng, đá vôi, nước khoáng thiên nhiên...); tiếp tục thăm dò đối với các mỏ khoáng sản đã điều tra đánh giá ở thời kỳ trước, đồng thời thăm dò mở rộng các mỏ khoáng sản có triển vọng, các mỏ mới phát hiện qua quá trình khảo sát. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan. | Năm 2022-2025 |
12 | Hoàn thành các thủ tục để thăm dò, khai thác các mỏ kim loại màu, chì kẽm còn lại trên địa bàn để phục vụ cho các dự án chế biến kim loại; quy hoạch, thăm dò, khai thác các mỏ đất làm vật liệu xây dựng thông thường đảm bảo công suất khai thác đáp ứng nhu cầu về vật liệu san lấp cho xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình, dự án trọng điểm của tỉnh. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Bộ Tài nguyên và Môi trường; các Sở, ban ngành, UBND huyện, thành phố và các cơ quan liên quan. | Năm 2022 và các năm tiếp theo |
13 | Hoàn thành Quy hoạch tỉnh (trong đó có xây dựng Phương án bảo vệ, sử dụng tài nguyên khoáng sản) | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các bộ ngành Trung ương, các sở, ban ngành, UBND huyện, thành phố và các cơ quan liên quan. | Năm 2022 |
14 | Lập dự án điều tra tai biến trượt lở, lũ quét, sụt lún địa chất tại các khu vực có nguy cơ cao trên địa bàn tỉnh. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các Sở, ban ngành, UBND huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan. | Năm 2023-2025 |
15 | Phối hợp với các cơ quan Trung ương cơ bản các loại khoáng sản trên địa bàn tỉnh được điều tra địa chất và thăm dò đánh giá trữ lượng; điều tra tai biến trượt lở, lũ quét tại các khu vực còn lại trên địa bàn tỉnh; hoàn thành hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về địa chất khoáng sản đồng bộ, tích hợp với cơ sở dữ liệu quốc gia. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các Sở, ban ngành, UBND huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan. | Năm 2025-2030 |
16 | Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường về trình tự lập, điều chỉnh, phê duyệt hồ sơ dự án, thiết kế khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định hiện hành. | Sở Xây dựng | Các cơ quan, đơn vị có liên quan. | Hàng năm |
17 | Từng bước chuyển đổi công nghệ sản xuất gạch từ sử dụng đất sét sang đất đồi; phát triển sản xuất các loại vật liệu xây dựng không nung thay thế dần các loại vật liệu nung. | Sở Xây dựng | Các Sở, ban ngành, UBND huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan. | Trước năm 2030 |
18 | Chấm dứt hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đá làm vật liệu xây dựng thông thường quy mô nhỏ, công suất khai thác dưới 100.000 m3/năm; cát, sỏi công suất khai thác dưới 50.000 m3/năm không đổi mới đồng bộ công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường. | Sở Xây dựng | Các Sở, ban ngành, UBND huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan. | Trước năm 2030 |
19 | Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị khai thác khoáng sản (trừ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường) về trình tự lập, điều chỉnh, phê duyệt hồ sơ dự án, thiết kế khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định hiện hành; việc thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. | Sở Công Thương | Công an tỉnh, các Sở, ban ngành, UBND huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan. | Hàng năm |
20 | Triển khai thực hiện kịp thời các cơ chế, chính sách của Trung ương về việc tái đầu tư nguồn thu từ khai thác khoáng sản để đầu tư phát triển giáo dục, y tế, hạ tầng, bảo đảm an sinh xã hội... cho địa phương và người dân nơi khai thác khoáng sản. | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Các Sở, ban ngành, UBND huyện, thành phố, các cơ quan liên quan. | Hàng năm |
21 | Hàng năm, lập kế hoạch bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách của địa phương để bảo vệ khoáng sản chưa khai thác. Căn cứ thực tế nguồn thu hàng năm từ hoạt động khai thác khoáng sản, ngân sách Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ tham mưu chi ngân sách hỗ trợ để nâng cấp, cải tạo các hạng mục công trình cho địa phương nơi có khoáng sản được khai thác theo quy định. | Sở Tài chính | Các Sở, ban ngành, UBND huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan. | Hàng năm |
22 | Chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan tài chính cấp huyện, cấp xã quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật về nguồn đóng góp, hỗ trợ của các doanh nghiệp khai thác khoáng sản trên địa bàn. | Sở Tài chính | Các Sở, ban ngành, UBND huyện, thành phố, UBND xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đơn vị có liên quan. | Hàng năm |
23 | Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, bảo đảm an ninh, quốc phòng, cảnh quan, di tích lịch sử, văn hóa trong hoạt động khoáng sản để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; thực hiện nghiêm các quy định pháp luật về môi trường trong khai thác khoáng sản. | Sở Tài nguyên và Môi trường | Các Sở, ban ngành, UBND huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan. | Năm 2022 và các năm tiếp theo |
24 | Hoàn thiện mô hình, kiện toàn tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản ở các cấp; xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý, khoa học - kỹ thuật, chuyên gia có trình độ cao và công nhân lành nghề cho ngành địa chất, khoáng sản. | Sở Nội vụ | Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, UBND huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan. | Năm 2022 và các năm tiếp theo |
25 | Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các trường hợp vận chuyển khoáng sản quá tải, trực tiếp gây hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông, công trình, tài sản của nhà nước trong, ngoài khu vực mỏ và những nơi thường xảy ra hiện tượng khai thác, mua bán, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép nhằm bảo đảm môi trường, an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn; kiên quyết xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm. | Sở Giao thông vận tải | Công an tỉnh, UBND huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan. | Hàng năm |
26 | Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân lập hồ sơ đề nghị quyết định chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng đối với các dự án khai thác khoáng sản (nếu dự án có sử dụng đất lâm nghiệp có rừng); tiếp nhận hồ sơ báo cáo Hội đồng thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thẩm định để trình cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển đổi mục đích sử dụng rừng. | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương, Sở Xây dựng, UBND huyện, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan. | Hàng năm |
27 | Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc khai và nộp các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và tiêu thụ khoáng sản trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm quản lý chặt chẽ sản lượng khai thác, chế biến và tiêu thụ khoáng sản tránh thất thu cho Ngân sách Nhà nước. | Cục Thuế tỉnh | Chi cục thuế các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị liên quan | Hàng năm |
- 1Kế hoạch 241/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 88/NQ-CP và Kế hoạch 181-KH/TU triển khai Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 2Kế hoạch 204/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 88/NQ-CP và Kế hoạch 101-KH/TU thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 3Kế hoạch 177/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết 88/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW và Kế hoạch 116-KH/TU thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 1Quyết định 02/2018/QĐ-UBND quy định về trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quản lý đất đai, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 2Chỉ thị 38/CT-TTg năm 2020 về tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 10-NQ/TW năm 2022 về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Nghị quyết 88/NQ-CP năm 2022 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Chính phủ ban hành
- 5Kế hoạch 241/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 88/NQ-CP và Kế hoạch 181-KH/TU triển khai Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 6Kế hoạch 204/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 88/NQ-CP và Kế hoạch 101-KH/TU thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 7Kế hoạch 177/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết 88/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW và Kế hoạch 116-KH/TU thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
Kế hoạch 191/KH-UBND năm 2022 về tổ chức thực hiện Nghị quyết 88/NQ-CP và Kế hoạch 222-KH/TU thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- Số hiệu: 191/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 10/10/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
- Người ký: Nguyễn Thế Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/10/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra