Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số 1855/KH-UBND | Lai Châu, ngày 03 tháng 9 năm 2020 |
ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Thực hiện Công văn số 4330/BNN-KTHT ngày 26/6/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổng kết 10 năm công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 và định hướng xây dựng kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2021-2025 như sau:
1. Mục đích
Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, đáp ứng nhu cầu học nghề nông nghiệp của lao động nông thôn và thị trường lao động, gắn đào tạo nghề nông nghiệp với tạo việc làm tại chỗ và chuyển dịch cơ cấu lao động.
2. Yêu cầu
- Huy động sự tham gia của hệ thống chính trị và mọi tầng lớp Nhân dân vào việc triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; tạo được sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội; các doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại trên địa bàn tỉnh trong việc triển khai thực hiện.
- Đào tạo gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh và quy hoạch xây dựng nông thôn mới ở cấp xã.
- Không tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn khi chưa xác định được nơi làm việc, mức thu nhập và việc làm sau khóa học.
1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn để góp phần thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; lựa chọn đúng ngành, nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người học.
2. Mục tiêu cụ thể
- Giai đoạn 2021 - 2025, hỗ trợ đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn là 27.500 người, bình quân mỗi năm đào tạo 5.500 người.
(Chi tiết theo phụ biểu đính kèm)
- Sau đào tạo, ít nhất 85% số người học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ nhưng có năng suất, thu nhập cao hơn.
1. Đối tượng, hình thức, ngành nghề đào tạo
a) Đối tượng đào tạo
- Lao động trong độ tuổi lao động làm nông nghiệp ở các vùng sản xuất hàng hóa thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
- Lao động trong độ tuổi lao động làm việc trong các trang trại, hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp có liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với nông dân.
- Lao động trong độ tuổi lao động là người khuyết tật, hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp, phụ nữ (đây là đối tượng ưu tiên).
b) Hình thức đào tạo
- Đối với đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng:
Giao chỉ tiêu đào tạo cho Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trực tiếp giao nhiệm vụ cho các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thực hiện.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đặt hàng các cơ sở đào tạo có đủ điều kiện và năng lực để tổ chức thực hiện.
c) Ngành nghề đào tạo
- Ngành nghề về kỹ thuật và quản lý sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, nghề rừng, chế biến nông, lâm, thủy sản.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố lựa chọn các nghề phục vụ cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao, cơ giới hóa đồng bộ, chế biến, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị chứng nhận an toàn; nghề về quản trị trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã và các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.
2. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện lồng ghép từ các nguồn: Ngân sách Trung ương; Ngân sách tỉnh; Ngân sách huyện tự cân đối và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị tổng hợp kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt để tổ chức thực hiện.
- Xây dựng danh mục và định mức đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
- Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch trên địa bàn;
- Định kỳ 6 tháng, hàng năm, 5 năm tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn và hàng năm đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện, trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Căn cứ kế hoạch này, hàng năm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp và đề xuất cơ sở đào tạo có đủ điều kiện tham gia dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp, đào tạo nghề; các mô hình dạy nghề có hiệu quả, các gương điển hình sản xuất giỏi, nông dân đã thành công sau học nghề.
- Rà soát danh mục ngành nghề nông nghiệp gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành định mức đào tạo cho từng nghề nông nghiệp theo quy định.
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh và thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.
- Định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình thực hiện gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan cân đối, tham mưu giao nguồn kinh phí tổ chức thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; hướng dẫn các sở, ban, ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố thanh, quyết toán nguồn kinh phí đào tạo theo quy định hiện hành. Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch hàng năm trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Kế hoạch.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện chuyên mục tuyên truyền về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; cung cấp thông tin về các cơ sở có đủ điều kiện tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn, các nghề đào tạo, các mô hình dạy nghề gắn với việc làm hiệu quả để lao động nông thôn biết và lựa chọn;
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên
Tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn; vận động các thành viên của tổ chức tham gia học nghề; tư vấn miễn phí về đào tạo và giải quyết việc làm. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham gia kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động đào tạo trên địa bàn tỉnh.
7. Ủy ban nhân dân cấp huyện
- Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp hàng năm và cả giai đoạn gửi Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp sát với thực tiễn, theo nhu cầu học nghề của người dân, ưu tiên lao động nằm trong vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các dự án phát triển sản xuất của địa phương.
- Giao nhiệm vụ cho các phòng, ban liên quan thực hiện quản lý nhà nước về đào tạo nghề nông nghiệp (xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, thanh tra, kiểm tra, giám sát, lồng ghép công tác đào tạo nghề nông nghiệp với các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất) và thực hiện chế độ báo cáo kết quả theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021 - 2025. Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO NGHỀ NÔNG NGHIỆP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2021 – 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 1855/KH-UBND ngày 03/9/2020 của UBND tỉnh Lai châu)
Đơn vị tính: người
Stt | Huyện, thành phố | Tổng số | KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 | Ghi chú | ||||
Năm 2021 | Năm 2022 | Năm 2023 | Năm 2024 | Năm 2025 | ||||
1 | Thành phố Lai Châu | 1.500 | 300 | 300 | 300 | 300 | 300 |
|
2 | Than Uyên | 4.000 | 800 | 800 | 800 | 800 | 800 |
|
3 | Tân Uyên | 3.750 | 750 | 750 | 750 | 750 | 750 |
|
4 | Tam Đường | 3.750 | 750 | 750 | 750 | 750 | 750 |
|
5 | Sìn Hồ | 4.500 | 900 | 900 | 900 | 900 | 900 |
|
6 | Phong Thổ | 4.000 | 800 | 800 | 800 | 800 | 800 |
|
7 | Nậm Nhùn | 2.250 | 450 | 450 | 450 | 450 | 450 |
|
8 | Mường Tè | 3.750 | 750 | 750 | 750 | 750 | 750 |
|
Tổng cộng | 27.500 | 5.500 | 5.500 | 5.500 | 5.500 | 5.500 |
|
- 1Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2021 về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025
- 2Kế hoạch 64/KH-UBND về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 3Kế hoạch 72/KH-UBND về đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn tỉnh Sơn La năm 2021
- 4Công văn 4452/UBND-KT năm 2016 về nâng cao hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 1Kế hoạch 92/KH-UBND năm 2021 về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025
- 2Kế hoạch 64/KH-UBND về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2021 và giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 3Kế hoạch 72/KH-UBND về đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn tỉnh Sơn La năm 2021
- 4Công văn 4330/BNN-KTHT năm 2020 về tổng kết 10 năm công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo Đề án 1956 và định hướng xây dựng kế hoạch giai đoạn 2021-2025 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Công văn 4452/UBND-KT năm 2016 về nâng cao hiệu quả đào tạo nghề nông nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới do thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Kế hoạch 1855/KH-UBND năm 2020 về đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Lai Châu ban hành
- Số hiệu: 1855/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 03/09/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Lai Châu
- Người ký: Tống Thanh Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra