Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1812/KH-UBND

Bình Dương, ngày 03 tháng 05 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1898/QĐ-TTG NGÀY 28/11/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ ĐỀ ÁN "HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG BÌNH ĐẲNG GIỚI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2018 - 2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG

Căn cứ Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 - 2025”;

Căn cứ Văn bản số 39/UBDT-DTTS ngày 16/01/2018 của Ủy ban dân tộc về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ,

Để thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 - 2025” trên địa bàn tỉnh Bình Dương (sau đây gọi tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật, chuyển đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số về bình đẳng giới; Tiến tới dần xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới, định kiến giới và các quan niệm lạc hậu về giới trong cộng đồng các dân tộc thiểu số. Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số trong gia đình, xã hội, giảm khoảng cách về giới. Góp phần vào sự phát triển, tiến bộ của địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

2. Yêu cầu

- Các hoạt động trong Kế hoạch phải cụ thể, khả thi, bám sát các nội dung, nhiệm vụ của Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án của tỉnh ban hành và phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế của các địa phương.

- Chú trọng đối với các địa bàn có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và địa bàn dân tộc thiểu số có biểu hiện, nguy cơ cao bất bình đẳng giới để xác định các hoạt động ưu tiên và tăng cường nguồn lực trong triển khai thực hiện.

- Lồng ghép, kết hợp các hoạt động theo Kế hoạch này với các chương trình, đề án, kế hoạch khác có liên quan đã, đang được triển khai tại các địa phương bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, không chồng chéo.

- Phân công nhiệm vụ cụ thể, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch tại các địa phương.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tạo sự chuyển biến tích cực trong thực hiện bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ người dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia bình đẳng giới.

2. Mục tiêu cụ thể

- 100% cán bộ làm công tác dân tộc ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; Cán bộ làm công tác liên quan đến bình đẳng giới ở cấp huyện, cấp xã và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được phổ biến pháp luật về bình đẳng giới và tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới;

- Phấn đấu 80% số hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận thông tin về giới và pháp luật về bình đẳng giới;

- 100% học sinh các cấp, sinh viên người dân tộc thiểu số được tuyên truyền kỹ năng sống, về giới và bình đẳng giới với nội dung và thời lượng phù hợp với lứa tuổi;

- 100% cán bộ làm công tác dân tộc ở cấp huyện, cấp xã có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống được tập huấn kỹ năng hoạt động bình đẳng giới, kỹ năng lồng ghép giới trong soạn thảo văn bản và tổ chức thực hiện chính sách;

- 30-50% các xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống xây dựng mô hình về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.

III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN

1. Phạm vi: Triển khai đến các xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã, thành phố có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

2. Đối tượng: Đồng bào các dân tộc thiểu số, người có uy tín, cán bộ ấp, khu phố và các tổ chức đoàn thể ở ấp, khu phố; Cán bộ, công chức, viên chức công tác trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU

Căn cứ vào điều kiện và tình hình cụ thể của địa phương để thực hiện các hoạt động cho phù hợp:

1. Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện theo giai đoạn và từng năm. Thu thập thông tin và đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố.

- Căn cứ vào các văn bản quy định hiện hành, Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Kế hoạch triển khai thực hiện đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế trên địa bàn, lĩnh vực mình quản lý theo giai đoạn và từng năm.

- Chú trọng hoạt động thu thập thông tin, số liệu liên quan theo định kỳ và hàng năm để làm căn cứ tổ chức triển khai các hoạt động phù hợp với từng địa bàn cụ thể cũng như đánh giá hiệu quả triển khai Kế hoạch.

- Đánh giá kết quả thực hiện (cần quan tâm so sánh các mục tiêu, chỉ tiêu trước và sau khi thực hiện) hàng năm và trong từng giai đoạn thực hiện Kế hoạch.

2. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới bằng nhiều hình thức phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa, phong tục tập quán địa phương nhằm chuyển biến nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số; Lồng ghép vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, vận động, thường xuyên tại các cấp (huyện, xã) có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống: Trên các phương tiện thông tin đại chúng (mở các chuyên trang, chuyên mục trên các báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, đài phát thanh- truyền hình, qua hệ thống truyền thanh cơ sở); Tổ chức chiếu phim, video, hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nói chuyện chuyên đề, hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý tại cộng đồng và lưu động tại ấp, khu phố, xã, phường, thị trấn...;

- Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, vận động với các hoạt động giao lưu văn hóa, lễ hội, hoạt động hòa giải tại cộng đồng, các cuộc họp, hội nghị, sinh hoạt của chính quyền, đoàn thể;

- Phối hợp tuyên truyền, vận động thực hiện tốt các thiết chế văn hóa, hương ước, quy ước nếp sống văn hóa tại ấp, khu phố có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống;

- Triển khai thực hiện “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới” từ ngày 15/11 đến ngày 15/12 hàng năm với các hoạt động chính như: Xây dựng chủ đề và thông điệp truyền thông cho tháng hành động; tuyên truyền, biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới cho đồng bào dân tộc thiểu số.

- Tuyên truyền pháp luật về bình đẳng giới, hôn nhân và gia đình, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới tại các địa bàn dân cư, trường học, nhất là các trường, lớp có học sinh, sinh viên, thanh niên là người dân tộc thiểu số trên địa bàn.

3. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, nâng cao năng lực tổ chức và triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, người có uy tín ở địa bàn có người dân tộc thiểu số sinh sống.

- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hiện Đề án, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho các đối tượng thuộc phạm vi Đề án, đặc biệt là các đối tượng trực tiếp có vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền, vận động tại cộng đồng ấp, khu phố, xã, phường, thị trấn có dân tộc thiểu số sinh sống; Lồng ghép nội dung bình đẳng giới trong các buổi tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho đối tượng là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được tổ chức hàng năm trên địa bàn.

- Phát huy vai trò của người có uy tín, trưởng dòng họ trong đồng bào dân tộc thiểu số; Huy động sự tham gia của cán bộ ấp, khu phố, xã, phường, thị trấn, học sinh là người dân tộc thiểu số tại các trường trong việc tuyên truyền, vận động, thực hiện bình đẳng giới trên địa bàn.

-Tổ chức các hội nghị, hội thảo, tọa đàm, giao lưu, tham quan, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức, kỹ năng truyền thông, vận động, tư vấn pháp luật liên quan về bình đẳng giới.

4. Xây dựng và thực hiện các mô hình nhằm thúc đẩy bình đẳng giới thông qua các can thiệp phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới, hỗ trợ phát triển kỹ năng xã hội và năng lực kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đặc điểm văn hóa, phong tục của địa phương.

- Tại các huyện, thị xã, thành phố có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, có thể lựa chọn 30-50% các xã trọng điểm về bất bình đẳng giới, xây dựng mô hình điểm về “Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới” trong giai đoạn 2018-2025; Lồng ghép vào việc duy trì, thực hiện các mô hình mẫu đã có (Các mô hình tăng cường sự tham gia của phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới trong những lĩnh vực có nguy cơ bất bình đẳng giới cao được hình thành theo Kế hoạch 3759/KH-UBND ngày 10/10/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh) để thực hiện các mục tiêu cụ thể dựa trên tình hình thực tế như: thúc đẩy bình đẳng giới, phòng chống bạo lực trên cơ sở giới hoặc hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kỹ năng xã hội, năng lực kinh tế....

- Tại các địa phương còn lại, tùy thuộc vào điều kiện tình hình thực tế và nguồn lực của địa phương để xây dựng các mô hình phù hợp với đặc điểm văn hóa, phong tục tập quán dân tộc trên địa bàn.

- Các hoạt động chính thực hiện mô hình: Căn cứ yêu cầu, điều kiện thực tế của địa bàn chọn mô hình và nguồn lực đảm bảo để lựa chọn các hoạt động phù hợp mà không nhất thiết phải triển khai tất cả các hoạt động; Mỗi mô hình cần xác định rõ: Mục đích, đối tượng tác động, nội dung và phương thức tổ chức thực hiện, thời gian, tiến độ triển khai, kinh phí đảm bảo... để triển khai.

Một số hoạt động gợi ý như sau:

+ Khảo sát, thu thập thông tin, số liệu liên quan để đánh giá, lựa chọn địa bàn thực hiện, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá đầu vào và các hoạt động cụ thể để thực hiện mô hình;

+ Triển khai các hoạt động tuyên truyền, cung cấp thông tin, phổ biến pháp luật; Truyền thông, vận động, tư vấn, can thiệp, hỗ trợ... nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và huy động sự tham gia của cộng đồng thực hiện ngăn ngừa, giảm thiểu bạo lực trên cơ sở giới, bất bình đẳng giới ở địa bàn thực hiện mô hình;

+ Xây dựng, hình thành đội ngũ cán bộ và cộng tác viên tham gia thực hiện mô hình...; Theo dõi, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện mô hình;

+ Thành lập, duy trì, phát triển các câu lạc bộ, tổ, hội, nhóm về tư vấn, can thiệp, hỗ trợ pháp lý về bình đẳng giới, giúp nhau trong học tập, phát triển kỹ năng xã hội, nghề nghiệp, kinh tế, sản xuất;

+ Các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ lồng ghép tuyên truyền về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình...;

+ Tổ chức giám sát tình hình thực hiện, đánh giá hiệu quả, điều chỉnh các hoạt động của mô hình phù hợp với thực tế.

+ Hoạt động khác (nếu có).

- Tổ chức rút kinh nghiệm và tiến hành duy trì, nhân rộng mô hình có cách làm hay, hiệu quả trong giai đoạn tiếp theo để đạt mục tiêu của Kế hoạch.

5. Hoạt động chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án.

- Đưa mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân và gia đình vào trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội hàng năm của chính quyền các cấp ở địa phương;

- Xây dựng, lồng ghép đưa các quy định của pháp luật về bình đẳng giới và các quy định pháp luật liên quan khác vào quy ước, tiêu chuẩn ấp, khu phố, xã, phường, thị trấn văn hóa, gia đình văn hóa;

- Tổ chức các hoạt động giao lưu học tập kinh nghiệm giữa các địa phương có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống về kinh nghiệm cách làm tốt, hiệu quả trong thúc đẩy bình đẳng giới;

- Tăng cường quản lý, kiểm tra, phát hiện sớm các trường hợp có nguy cơ bạo lực trên cơ sở giới (bạo hành gia đình, tảo hôn, buôn bán trẻ em và phụ nữ...) để có biện pháp kịp thời ngăn ngừa.

6. Các hoạt động khác (nếu có).

V. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số: Đưa các mục tiêu bình đẳng giới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương. Phấn đấu thực hiện hiệu quả về cơ chế báo cáo, thông tin thường xuyên tới lãnh đạo các cấp về công tác bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số.

2. Đẩy mạnh thông tin, truyền thông, phổ biến, giáo dục nhằm thay đổi nhận thức, hành động và trách nhiệm về thực hiện bình đẳng giới trong các tầng lớp nhân dân đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra và xử lý kịp thời các hoạt động và sản phẩm văn hóa, thông tin mang định kiến giới.

3. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực được phân bổ và huy động cho việc thực hiện Kế hoạch.

4. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch hoạt động bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020 và từng năm. Trong các mục tiêu hoạt động, cơ quan, đơn vị đề ra các chỉ tiêu hướng đến đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc phạm vi mình quản lý một cách phù hợp và gắn với mục tiêu của Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025”

5. Thường xuyên nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, cộng tác viên, tuyên truyền viên về bình đẳng giới từ cấp tỉnh đến cấp xã và các ấp, khu phố.

6. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện hoạt động bình đẳng giới, các trường hợp vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.

7. Tổ chức cho cán bộ, cộng tác viên bình đẳng giới tiêu biểu, phụ nữ người dân tộc thiểu số tiêu biểu,... đi học tập, chia sẻ kinh nghiệm về thực hiện bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

VI. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Kinh phí thực hiện Kế hoạch được huy động từ các nguồn: Ngân sách nhà nước theo phân cấp ngân sách hiện hành, tài trợ, viện trợ, huy động từ xã hội, cộng đồng và các nguồn hợp pháp khác. Trong đó dự kiến nguồn ngân sách nhà nước cấp tỉnh thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 - 2025” của Chính Phủ là: 1.675.820.000 đồng (Một tỷ, sáu trăm bảy mươi lăm triệu, tám trăm hai mươi ngàn đồng).

(Có bảng dự toán kinh phí kèm theo).

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Phân công trách nhiệm của các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

a) Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án giai đoạn 2018 - 2025 có phân kỳ Kế hoạch hàng năm và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; Kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban dân tộc.

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; Lồng ghép việc thực hiện các nội dung theo Kế hoạch này trong việc tổ chức thực hiện “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới” và các nội dung, chương trình, kế hoạch khác có liên quan; Báo cáo các số liệu theo Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới của tỉnh đã được phê duyệt.

c) Sở Tư pháp

Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lồng ghép vấn đề bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số trong kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật hàng năm. Sở Tư pháp phối hợp xây dựng văn bản có nội dung liên quan đến vấn đề lồng ghép bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; Điều phối hoặc cử báo cáo viên pháp luật trong các đợt, lớp tuyên truyền pháp luật do Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức, thực hiện.

d) Sở Giáo dục Đào tạo

Chỉ đạo các phòng giáo dục, các đơn vị trường học phổ biến, tuyên truyền nội dung giáo dục kỹ năng sống, giáo dục về giới, bình đẳng giới và phòng chống bạo lực trên cơ sở giới (theo nội dung của Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho các trường, lớp đặc biệt là các trường, lớp có học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số.

đ) Sở Nội vụ

Chủ trì, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định về quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ, tỷ lệ nữ người dân tộc thiểu số để bổ nhiệm các chức danh trong các cơ quan nhà nước; Thực hiện việc lồng ghép kiến thức về giới và bình đẳng giới trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

e) Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan vận động các nguồn tài trợ, viện trợ và các nguồn huy động hợp pháp khác (nếu có) để bổ sung kinh phí thực hiện Kế hoạch; Hướng dẫn lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch này vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh; Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan lồng ghép đưa các mục tiêu bình đẳng giới vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của địa phương.

g) Sở Tài chính

Căn cứ vào dự toán của các đơn vị có liên quan và khả năng cân đối ngân sách hàng năm để tham mưu kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định hiện hành.

h) Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và các đơn vị liên quan hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan thông tin, báo chí đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động truyền thông, giáo dục về chủ trương, chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hoạt động thông tin, báo chí, xuất bản có nội dung định kiến về giới.

i) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Tăng cường thanh tra, kiểm tra và quản lý chặt chẽ các sản phẩm văn hóa, hoạt động giải trí bảo đảm không mang định kiến giới; Tổ chức nghiên cứu, tham mưu, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của gia đình trong việc thực hiện bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số; Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan thực hiện Mô hình mẫu nêu trên.

k) Sở Khoa học và Công nghệ tăng cường triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học có nội dung liên quan đến giới và bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số.

l) Báo Bình Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Dương

Tăng thời lượng phát sóng, số lượng đăng tin, phát sóng tuyên truyền các nội dung liên quan đến thực hiện công tác bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số.

m) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Trên cơ sở Kế hoạch của tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch trên địa bàn; Bố trí ngân sách địa phương để thực hiện và lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả, phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Chỉ đạo đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong việc thực hiện hoạt động bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số; Thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất việc thực hiện Kế hoạch; Thu thập, tổng hợp số liệu có liên quan đến Kế hoạch này phục vụ cho việc báo cáo định kỳ; Báo cáo về Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban dân tộc.

n) Đề nghị Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh phối hợp tổ chức tuyên truyền, vận động, hỗ trợ cán bộ, hội viên, phụ nữ vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nâng cao nhận thức pháp luật, giải quyết vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống;

o) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên khác chỉ đạo trong đoàn viên, hội viên tích cực tham gia và giám sát các hoạt động của Kế hoạch; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới trong hệ thống Hội đoàn thể và cộng đồng dân cư.

2. Chế độ thông tin, báo cáo

Định kỳ 6 tháng (gửi trước ngày 15 tháng 6) và hàng năm (gửi trước 05 tháng 12), báo cáo kết quả thực hiện, kinh phí, thuận lợi, khó khăn, đề xuất, kiến nghị và kế hoạch thực hiện năm tiếp theo gửi Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban dân tộc theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1898/QĐ-TTg ngày 28/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018 - 2025” trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ tình hình, điều kiện thực tế để xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- Ủy ban dân tộc, VPĐD UBDT (TP.HCM);
- TT. Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- MTTQ tỉnh và các đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- Báo BD, Đài PTTH BD;
- LĐVP; DT, TH, Web;
- Lưu: VT, L.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Minh Hưng

 

DỰ TOÁN KINH PHÍ

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 1898/QĐ-TTG NGÀY 28/11/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ ĐỀ ÁN “HỖ TRỢ HOẠT ĐỘNG BÌNH ĐẲNG GIỚI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2018-2025” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Kèm theo Kế hoạch số 1812/KH-UBND ngày 03/5/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Đơn vị: đồng

STT

Nội dung

Cách tính

Kinh phí thực hiện

Cộng

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

 

Tổng số

 

1.675.820.000

235.540.000

163.740.000

235.540.000

163.740.000

235.540.000

163.740.000

235.540.000

242.440.000

I

Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật: Bình đẳng giới, Hôn nhân và gia đình, Phòng, chống bạo lực gia đình trên Báo Bình Dương

1 kỳ/tháng x 12 tháng x 3.000.000 đồng/kỳ

288.000.000

36.000.000

36.000.000

36.000.000

36.000.000

36.000.000

36.000.000

36.000.000

36.000.000

II

Tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, CCVC làm công tác dân tộc, cán bộ nòng cốt, người có uy tín và các đối tượng khác thực hiện công tác tuyên truyền: 9 CB huyện + 91 CB DT xã + 20 NCUT + 30 CBNC, khác,...

 

171.440.000

21.430.000

21.430.000

21.430.000

21.430.000

21.430.000

21.430.000

21.430.000

21.430.000

1

Thuê, trang trí hội trường

1 lớp x 1.000.000 đồng/lớp

8.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

2

Tài liệu

150 bộ/lớp x 12 tờ/bộ x 1 lớp x 300 đồng/tờ

4.320.000

540.000

540.000

540.000

540.000

540.000

540.000

540.000

540.000

3

Tiền ăn cho học viên

150 người/lớp x 2 buổi/lớp x 1 lớp x 100.000 đồng/người/ngày

120.000.000

15.000.000

15.000.000

15.000.000

15.000.000

15.000.000

15.000.000

15.000.000

15.000.000

4

Bồi dưỡng giảng viên

01 lớp/ngày x 500.000 đồng/buổi x 2 buổi x 1 lớp

8.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

5

Xăng xe đưa đón giảng viên

20 lít/ngày/lớp x 1 lớp x 22.000 đồng/lít

3.520.000

440.000

440.000

440.000

440.000

440.000

440.000

440.000

440.000

6

Bìa lá, tập, viết

70 bộ/lớp x 5 lớp x 15.000 đồng/bộ

18.000.000

2.250.000

2.250.000

2.250.000

2.250.000

2.250.000

2.250.000

2.250.000

2.250.000

7

Thuê giữ xe

200.000 đồng/người/ngày

3.200.000

400.000

400.000

400.000

400.000

400.000

400.000

400.000

400.000

8

Giải khát giữa giờ

70 người/lớp x 5 lớp x 40.000 đồng/người

4.800.000

600.000

600.000

600.000

600.000

600.000

600.000

600.000

600.000

9

Công tác phí CBQL lớp

2 người/lớp x 100.000 đồng/người/ngày

1.600.000

200.000

200.000

200.000

200.000

200.000

200.000

200.000

200.000

III

Tổ chức các lớp tuyên truyền, phổ biến cho đồng bào DTTS,...:

 

533.680.000

66.710.000

66.710.000

66.710.000

66.710.000

66.710.000

66.710.000

66.710.000

66.710.000

1

Thuê, trang trí hội trường

5 lớp x 400.000 đồng/lớp

16.000.000

2.000.000

2.000.000

2.000.000

2.000.000

2.000.000

2.000.000

2.000.000

2.000.000

2

Tài liệu

70 bộ/lớp x 12 tờ/bộ x 5 lớp x 300 đồng/tờ

10.080.000

1.260.000

1.260.000

1.260.000

1.260.000

1.260.000

1.260.000

1.260.000

1.260.000

3

Tiền ăn cho học viên

70 người/lớp x 2 buổi/lớp x 5 lớp x 100.000 đồng/người/ngày

280.000.000

35.000.000

35.000.000

35.000.000

35.000.000

35.000.000

35.000.000

35.000.000

35.000.000

4

Bồi dưỡng giảng viên

01 lớp/ngày x 500.000 đồng/buổi x 2 buổi x 5 lớp

40.000.000

5.000.000

5.000.000

5.000.000

5.000.000

5.000.000

5.000.000

5.000.000

5.000.000

5

Xăng xe đưa đón giảng viên

20 lít/ngày/lớp x 5 lớp x 22.000 đồng/lít

17.600.000

2.200.000

2.200.000

2.200.000

2.200.000

2.200.000

2.200.000

2.200.000

2.200.000

6

Bìa lá, tập, viết

70 bộ/lớp x 5 lớp x 15.000 đồng/bộ

42.000.000

5.250.000

5.250.000

5.250.000

5.250.000

5.250.000

5.250.000

5.250.000

5.250.000

7

Thuê giữ xe

200.000 đồng/người/ngày

8.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

8

Giải khát giữa giờ

70 người/lớp x 5 lớp x 40.000 đồng/người

112.000.000

14.000.000

14.000.000

14.000.000

14.000.000

14.000.000

14.000.000

14.000.000

14.000.000

9

Công tác phí CBQL lớp

2 người/lớp x 100.000 đồng/người/ngày

8.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

1.000.000

IV

Tổ chức học tập kinh nghiệm, tham quan, học hỏi tại các tỉnh bạn (TP: Người có uy tín, CB làm công tác dân tộc, bình đẳng giới, phụ nữ người dân tộc thiểu số tiêu biểu,...)

15 người/năm/chuyến x 1 chuyến x 7 triệu đồng/người/chuyến

420.000.000

105.000.000

 

105.000.000

 

105.000.000

 

105.000.000

 

V

Tổ chức hội nghị sơ kết

 

99.600.000

0

33.200.000

 

33.200.000

0

33.200.000

0

0

1

Thuê, trang trí hội trường

 

4.500.000

 

1.500.000

 

1.500.000

 

1.500.000

 

 

2

Tiền ăn cho đại biểu

200 người x 130.000 đồng/người

78.000.000

 

26.000.000

 

26.000.000

 

26.000.000

 

 

3

Hoa tươi

5 bình x 300.000 đồng/bình

4.500.000

 

1.500.000

 

1.500.000

 

1.500.000

 

 

4

Thuê giữ xe

200.000 đồng/người/ngày

600.000

 

200.000

 

200.000

 

200.000

 

 

5

Giải khát giữa giờ

200 người x 20.000 đồng/buổi

12.000.000

 

4.000.000

 

4.000.000

 

4.000.000

 

 

VI

Tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng...

 

111.900.000

0

0

0

 

 

 

 

111.900.000

1

Thuê, trang trí hội trường

 

1.500.000

 

 

 

 

 

 

 

1.500.000

2

Tiền ăn cho đại biểu

200 người x 130.000 đồng/người

26.000.000

 

 

 

 

 

 

 

26.000.000

4

Hoa tươi

5 bình x 300.000 đồng/bình

1.500.000

 

 

 

 

 

 

 

1.500.000

6

Giải khát giữa giờ

200 người x 40.000 đồng/ngày

8.000.000

 

 

 

 

 

 

 

8.000.000

7

Khen thưởng

 

0

0

0

0

 

 

 

 

0

 

Tập thể

30 tập thể x 780.000 đồng

23.400.000

 

 

 

 

 

 

 

23.400.000

 

Cá nhân

110 cá nhân x 390.000 đồng

42.900.000

 

 

 

 

 

 

 

42.900.000

8

Khung, giấy khen

140 cái x 60.000 đồng/cái

8.400.000

 

 

 

 

 

 

 

8.400.000

9

Thuê giữ xe

200.000 đồng/người/ngày

200.000

 

 

 

 

 

 

 

200.000

VII

Kiểm tra, giám sát Đề án

 

51.200.000

6.400.000

6.400.000

6.400.000

6.400.000

6.400.000

6.400.000

6.400.000

6.400.000

1

Xăng xe

(tạm tính) 20 lít/ngày x 10 ngày x 22.000 đồng/lít

35.200.000

4.400.000

4.400.000

4.400.000

4.400.000

4.400.000

4.400.000

4.400.000

4.400.000

2

Công tác phí

2 người/ngày x 100.000 đồng/người/ngày x 10 ngày

16.000.000

2.000.000

2.000.000

2.000.000

2.000.000

2.000.000

2.000.000

2.000.000

2.000.000

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 1812/KH-UBND năm 2018 thực hiện Quyết định 1898/QĐ-TTg về Đề án “Hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2018-2025” trên địa bàn tỉnh Bình Dương

  • Số hiệu: 1812/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 03/05/2018
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Dương
  • Người ký: Đặng Minh Hưng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 03/05/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản