Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 11 | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 169/KH-UBND | Quận 11, ngày 06 tháng 9 năm 2019 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ GIAI ĐOẠN 2019 - 2020
Căn cứ Quyết định số 3582/QĐ-UBND ngày 12 tháng 7 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Chương trình Giảm nghèo bền vững của Thành phố giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ kế hoạch số 62/KH-BDT ngày 25 tháng 7 năm 2019 của Ban Dân tộc thành phố về thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2019 - 2020;
Ủy ban nhân dân Quận 11 xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2019 - 2020, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu:
Tạo cơ hội cho người nghèo có điều kiện phát triển sản xuất tăng thu nhập, thoát nghèo, vươn lên khá giả; giảm khoảng cách về thu nhập và mức sống giữa các nhóm dân cư. Đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo, không để tái nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo người dân tộc thiểu số quận tiếp cận một cách tốt nhất các dịch vụ xã hội cơ bản (giáo dục - đào tạo, y tế, việc làm, bảo hiểm xã hội, nhà ở, điều kiện sống, tiếp cận thông tin) nhằm cải thiện và nâng cao mức sống, điều kiện sống và chất lượng cuộc sống của hộ nghèo, hộ cận nghèo người dân tộc thiểu số, đảm bảo giảm nghèo bền vững vì một Thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
2. Chỉ tiêu:
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn mới của Chương trình giảm nghèo bền vững của quận giai đoạn 2019-2020, bình quân 1%/năm.
- Bình quân thu nhập của hộ nghèo năm 2020 tăng lên 3,5 lần so với năm 2011.
Toàn Quận 11 có 506 hộ nghèo, với 2.117 nhân khẩu, tỷ lệ 0,94% so với tổng hộ dân, trong đó có 233 hộ nghèo dân tộc thiểu số, 934 nhân khẩu, tỷ lệ 46,05% so với tổng hộ nghèo. Hộ cận nghèo có 1.198 hộ, với 5.253 nhân khẩu, tỷ lệ 2,22% so với tổng hộ dân, trong đó có 659 hộ cận nghèo dân tộc thiểu số, 2.776 nhân khẩu, tỷ lệ 55,01% so với tổng hộ cận nghèo.
- Về chỉ tiêu giảm hộ:
Năm 2019: Hộ nghèo giảm 372 hộ, tỷ lệ 0,69%; trong đó giảm 170/233 hộ nghèo dân tộc thiểu số, tỷ lệ kéo giảm 33,60% so với tổng hộ nghèo. Hộ nghèo còn lại cuối năm 2019 là 134 hộ, tỷ lệ 0,25%; trong đó có 63 hộ nghèo dân tộc thiểu số, tỷ lệ 12,45% so với tổng hộ nghèo. Hộ cận nghèo giảm 633 tỷ lệ 1,17%; trong đó giảm 330 hộ cận nghèo dân tộc thiểu số, tỷ lệ kéo giảm 27,55% so với tổng hộ cận nghèo. Hộ cận nghèo còn lại cuối năm 2019 là 830 hộ (bao gồm 265 hộ nghèo vượt chuẩn chuyển sang), tỷ lệ 1,54%, trong đó có 459 hộ cận nghèo dân tộc thiểu số (bao gồm 130 hộ nghèo dân tộc thiểu số vượt chuẩn chuyển sang), tỷ lệ 38,31% so với tổng hộ cận nghèo.
Năm 2020: Phấn đấu không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo thành phố giai đoạn 2019-2020. Hộ cận nghèo dân tộc thiểu số giảm 50% so với số hộ còn lại năm 2019.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
1. Nhiệm vụ:
- Xác định rõ lộ trình, chỉ tiêu và giải pháp giảm các chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo người dân tộc thiểu số (có danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo người dân tộc thiểu số; chủ hộ là người dân tộc, có chi tiết các chiều thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản, hình thức trợ giúp cụ thể và dự kiến hỗ trợ đưa ra khỏi chương trình từng năm).
- Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả cơ chế, chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo. Được thụ hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi theo quy định hiện hành của Nhà nước, được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như: Y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin.
- Hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo dân tộc thiểu số về học nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập để phát triển sản xuất, kinh doanh; đồng thời, xây dựng và nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả để hộ nghèo, hộ cận nghèo học tập, kết hợp giải quyết tốt các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội khác để thúc đẩy giảm nghèo nhanh và bền vững.
- Tăng cường, đa dạng về hình thức và nội dung trong công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách giảm nghèo, nhất là công tác tuyên truyền vận động hộ nghèo tự nhận thức về trách nhiệm bản thân để chủ động, tự nguyện đăng ký thoát nghèo bền vững.
- Vận động cộng đồng xã hội, các đơn vị, cá nhân, kịp thời thực hiện trợ giúp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, các đối tượng gặp khó khăn, rủi ro đột xuất, đảm bảo an sinh xã hội. Tài trợ các phương tiện thông tin cho hộ nghèo, hộ cận nghèo dân tộc thiểu số đang bị thiếu hụt như: điện thoại di động, máy thu hình (tivi), radio...để góp phần sớm hoàn thành việc giải quyết thiếu hụt chiều Tiếp cận thông tin của người nghèo thành phố. Kêu gọi sự đóng góp của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, tích cực tuyên truyền vận động giúp đỡ cho người nghèo.
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả giảm nghèo; sơ kết, tổng kết tình hình, kết quả thực hiện công tác giảm nghèo; biểu dương, khen thưởng những tập thể điển hình, cá nhân gương mẫu trong thực hiện công tác giảm nghèo.
2. Các giải pháp chủ yếu thực hiện:
2.1. Công tác tuyên truyền:
- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm, về chủ trương, chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo... nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức và doanh nghiệp, nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm của quận.
- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức phong phú nhằm nâng cao nhận thức của người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo về tầm quan trọng của đào tạo nghề là điều kiện căn cơ để thoát nghèo bền vững.
- Tiếp tục triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách về giảm nghèo bền vững, đặc biệt là Chương trình giảm nghèo bền vững giai đọan 2019 - 2020.
- Tăng cường phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể tuyên truyền, nhân rộng các mô hình thoát nghèo bền vững, giúp nhau phát triển kinh tế. Tổ chức hội nghị biểu dương hộ thoát nghèo tiêu biểu để làm gương cho các hộ nghèo khác noi theo. Tăng cường các hình thức biểu dương, gương thoát nghèo tiêu biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng để giáo dục ý thức người nghèo tự vươn lên.
2.2. Các giải pháp cụ thể:
- Ủy ban nhân dân 16 phường đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức, ý chí quyết tâm vươn lên của người nghèo, hộ nghèo, đồng thới nắm bắt tâm tư nguyện vọng của họ để thực hiện các chính sách, giải pháp giảm nghèo phù hợp.
- Quản lý chặt chẽ hộ nghèo, phân tích hộ nghèo thật chính xác theo từng nhóm; phân tích mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của từng nhóm về các yếu tố như: Tiếp cận giáo dục, dịch vụ y tế; nhà ở (chất lượng nhà ở, diện tích nhà ở); nước sạch và vệ sinh (nguồn nước sinh hoạt, hố xí/nhà tiêu họp vệ sinh); tiếp cận thông tin (sử dụng dịch vụ viễn thông).
- Tiến hành khảo sát, rà soát nắm rõ nguyên nhân, nguyện vọng của từng hộ nghèo, để có cơ sở thực hiện các chính sách đầu tư, hỗ trợ, có giải pháp giảm nghèo thích hợp theo từng loại như: Hộ già cả neo đơn, bệnh tật không khả năng lao động, tàn tật không có sức lao động (hộ cần cứu trợ xã hội); Hộ biết lo làm ăn, có lao động nhưng thiếu hiểu biết trong sản xuất, kinh doanh, thiếu vốn, chưa có tay nghề hoặc chưa có việc làm ổn định... (hộ này cần sự giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng để thoát nghèo); Đối với hộ cận nghèo cũng cần quan tâm xem xét giúp đỡ những hộ có lao động, chí thú làm ăn, tạo điều kiện hỗ trợ cho họ vươn lên thoát khỏi cận nghèo, hạn chế thấp nhất tình trạng hộ cận nghèo rơi xuống nghèo.
- Tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo về giáo dục, y tế, nhà ở...(hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên người DTTS thuộc diện hộ nghèo và hộ cận nghèo giai đoạn 2016 - 2020 học tại các cơ sở giáo dục đại học; Thực hiện chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho học viên cao học, nghiên cứu sinh là người DTTS giai đoạn 2016 - 2020).
- Phối hợp với Ngân hàng Chính sách và Xã hội tạo điều kiện và hướng dẫn cho hộ dân tộc vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.
- Phối hợp Ban Dân tộc thành phố thực hiện đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số.
- Chỉ đạo các phòng ban, đơn vị và Ủy ban nhân dân 16 phường:
Phối hợp với Quận Đoàn tổ chức các chương trình tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho các đoàn viên, thanh niên, quan tâm đối tượng thanh niên dân tộc thiểu số. Giới thiệu, nhân rộng các mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi đến rộng rãi thanh niên dân tộc thiểu số nhằm khích lệ thanh niên tích cực tham gia phát triển kinh tế, lập thân, lập nghiệp, thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng cho bản thân và gia đình.
Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ Nữ quận vận động, hỗ trợ phụ nữ dân tộc thiểu số về vốn, kiến thức, kỹ thuật để giữ gìn và phát triển ngành nghề truyền thống, mô hình sản xuất nhằm tăng thu nhập, giải quyết việc làm tại chỗ cho phụ nữ dân tộc thiểu số trên địa bàn quận.
Phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận, Ban vận động quỹ Vì Người Nghèo hỗ trợ cho các hộ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn như: hỗ trợ chi phí mua thẻ Bảo hiểm y tế từ nguồn quỹ “Vì người nghèo” cho các hộ dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo nhóm 3b, hộ cận nghèo có nhu cầu mua thẻ bảo hiểm y tế nhưng không có điều kiện mua.
Phát huy công tác vận động các doanh nghiệp, doanh nhân và các nhà hảo tâm giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn thông qua các hoạt động như: trao học bổng, xây dựng sửa chữa nhà tình nghĩa - nhà tình thương, thăm tặng quà, hỗ trợ điều kiện sản xuất, nhận đỡ đầu hộ thoát nghèo bền vững, khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí, tham gia dạy nghề, giải quyết việc làm ổn định cho lao động là người nghèo dân tộc thiểu số. Tạo thành phong trào sâu rộng trong nhân dân, qua đó giúp người nghèo DTTS có điều kiện, niềm tin vượt qua khó khăn, vươn lên thoát nghèo.
1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội:
Là cơ quan Thường trực Ban giảm nghèo bền vững quận có nhiệm vụ tham mưu giúp Ủy ban nhân dân quận tổ chức chỉ đạo, quản lý, điều hành chương trình trên địa bàn quận.
- Tổng hợp và tham mưu xây dựng, thực hiện các chính sách, kế hoạch, chỉ tiêu giảm nghèo theo từng năm và giai đoạn. Tham mưu tổ chức đoàn kiểm tra đánh giá hiệu quả giảm nghèo người dân tộc thiểu số tại các phường vào cuối năm.
- Tổ chức khảo sát xác định và công nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo thành phố giai đoạn 2019-2020 (đầu kỳ, cuối kỳ và hàng năm) theo hướng dẫn của thành phố. Tiếp tục khảo sát, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo đang hưởng chính sách ưu đãi người có công cách mạng, bao gồm 12 đối tượng (theo Điều 1 trong Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQU13 ngày 16 tháng 7 năm 2012) và hộ nghèo dân tộc thiểu số.
2. Phòng Giáo dục - Đào tạo:
- Chủ trì hướng dẫn thực hiện các chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo (theo các nhóm hộ) và hộ cận nghèo người dân tộc thiểu số; thực hiện các giải pháp bảo đảm nâng cao dân trí cho hộ nghèo đang bị thiếu hụt.
- Phối hợp với Ban vận động Vì người nghèo, Hội Khuyến học quận, phường và các đoàn thể duy trì việc cấp phát học bổng cho học sinh diện hộ nghèo, hộ cận nghèo người dân tộc thiểu số; không để học sinh, sinh viên diện hộ nghèo, hộ cận nghèo phải nghỉ học vì kinh tế gia đình.
- Đảm bảo 100% tỷ lệ trẻ em người dân tộc thiểu số đến trường đúng độ tuổi theo từng cấp học, giảm tỷ lệ bỏ học, lưu ban.
3. Phòng Tư pháp:
Tổ chức thực hiện tốt việc hỗ trợ pháp lý miễn phí cho hộ nghèo, hộ cận nghèo người dân tộc thiểu số về pháp luật; đồng thời tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn quận.
4. Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận:
- Phối hợp các phòng ban, đơn vị tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về chính sách giảm nghèo nhằm nâng cao nhận thức và tầm quan trọng, ý nghĩa của chương trình giảm nghèo; tuyên truyền các mô hình, cách làm hay, sáng tạo có hiệu quả về chương trình giảm nghèo.
- Theo dõi, đôn đốc các phòng ban, đơn vị có liên quan thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2019 - 2020. Tham mưu Ủy ban nhân dân quận tổng hợp báo cáo đình kỳ hàng năm gửi Ban dân tộc Thành phố trước ngày 15 tháng 10 hàng năm.
5. Ủy ban nhân dân 16 phường:
- Trên cơ sở nội dung Kế hoạch của Quận, Ủy ban nhân dân phường xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2019 - 2020.
- Phối hợp với các ngành, đoàn thể tổ chức tuyên truyền và thực hiện các chính sách đặc thù cho người dân tộc thiểu số, có giải pháp hỗ trợ cho người nghèo, hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2019 - 2020; tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề định hướng nghề nghiệp, tư vấn cho thanh niên, phụ nữ người dân tộc thiểu số để nâng cao ý thức vươn lên thoát nghèo bền vững.
- Thường xuyên thăm hỏi, động viên các tổ chức, cá nhân tiêu biểu tham gia tích cực hỗ trợ hộ nghèo hộ cận nghèo là người dân tộc thiểu số và động viên khuyến khích các hộ nghèo, hộ cận nghèo là người dân tộc thiểu số đã vươn lên thoát nghèo bền vững. Thực hiện báo cáo kết quả thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc thiểu số, định kỳ hàng năm gửi về Ủy ban nhân dân quận (qua Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quận) trước ngày 08 tháng 10 hàng năm.
Trên đây là kế hoạch thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Quận 11 giai đoạn 2019 - 2020.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Nghị quyết 52/2023/NQ-HĐND sửa đổi Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La kèm theo Nghị quyết 31/2022/NQ-HĐND
- 2Quyết định 308/QĐ-UBND năm 2023 về điều chỉnh phương án phân bổ kế hoạch vốn sự nghiệp từ ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2022 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 3Quyết định 59/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, tỉnh Kon Tum thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025
- 1Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng sửa đổi 2012 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 2Quyết định 3582/QĐ-UBND năm 2016 về phê duyệt Chương trình Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Nghị quyết 52/2023/NQ-HĐND sửa đổi Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Sơn La kèm theo Nghị quyết 31/2022/NQ-HĐND
- 4Quyết định 308/QĐ-UBND năm 2023 về điều chỉnh phương án phân bổ kế hoạch vốn sự nghiệp từ ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2022 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 5Quyết định 59/QĐ-UBND năm 2023 phê duyệt Đề án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, tỉnh Kon Tum thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch 169/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2019-2020 do Ủy ban nhân dân Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 169/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 06/09/2019
- Nơi ban hành: Quận 11
- Người ký: Trương Quốc Cương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/09/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra