Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 164/TANDTC-PC

Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

SƠ KẾT 08 THÁNG THÍ ĐIỂM VỀ ĐỔI MỚI, TĂNG CƯỜNG HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TRONG GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP DÂN SỰ, KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH TẠI 16 TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

Để đánh giá tình hình thực hiện các hoạt động thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án theo Kế hoạch số 301/KH-TANDTC ngày 01-10-2018 và Quyết định số 184/QĐ-TANDTC ngày 04-10-2018 của Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Kế hoạch hướng dẫn các Tòa án xây dựng báo cáo sơ kết 08 tháng hoạt động thí điểm và chuẩn bị tổ chức Hội nghị sơ kết 08 tháng hoạt động thí điểm, với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Đánh giá kết quả triển khai thực hiện thí điểm trong 08 tháng vừa qua, trong đó làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế (nếu có) và nguyên nhân, giải pháp khắc phục trong thời gian tới.

- Nâng cao nhận thức của các Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án về mục đích, ý nghĩa của việc thí điểm đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính.

2. Yêu cầu

- Bảo đảm đánh giá đúng, thực chất kết quả triển khai thực hiện thí điểm trong 08 tháng vừa qua để phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế của việc thí điểm trong thời gian tới.

- Việc tổ chức sơ kết phải bảo đảm thiết thực, hiệu quả.

II. HƯỚNG DẪN CÁC TÒA ÁN XÂY DỰNG BÁO CÁO SƠ KẾT

1. Việc xây dựng báo cáo sơ kết 08 tháng thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tòa án nhân dân tối cao cần tập trung vào những nội dung cơ bản sau đây:

- Đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chỉ đạo thực hiện thí điểm đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể của địa phương đối với công tác thí điểm hòa giải, đối thoại;

- Đánh giá kết quả thực hiện thí điểm hòa giải, đối thoại tại địa phương, trong đó làm rõ những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, đánh giá nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục trong thời gian tiếp theo;

- Xem xét, đánh giá tác động của hoạt động thí điểm đến công tác giải quyết các vụ việc dân sự và hành chính tại Tòa án nhân dân thực hiện thí điểm;

- Đánh giá sơ bộ về mô hình hòa giải trong mối quan hệ với mục tiêu tạo ra cơ chế mới để giải quyết tranh chấp, góp phần vào việc phát triển bền vững các mối quan hệ xã hội;

- Đánh giá về công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, đối thoại cho đội ngũ Hòa giải viên, Đối thoại viên và thực trạng cơ sở vật chất, kỹ thuật, nghiệp vụ hỗ trợ cho việc áp dụng mô hình hòa giải, đối thoại tại Tòa án;

- Việc lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ của Tòa án với Trung tâm Hòa giải, đối thoại tại Tòa án;

- Đánh giá về công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động thí điểm;

- Đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới.

(Báo cáo sơ kết thí điểm đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại được xây dựng theo đề cương ban hành kèm theo Kế hoạch này)

2. Báo cáo sơ kết phải có đầy đủ thông tin, số liệu các vụ việc hòa giải, đối thoại từ khi thí điểm đến hết ngày 15-7-2019 và được gửi về Tòa án nhân dân tối cao (Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) trước ngày 20-7-2019 để tổng hợp.

III. VỀ HỘI NGHỊ SƠ KẾT

1. Hình thức, địa điểm tổ chức Hội nghị

Hội nghị được tổ chức theo hình thức tập trung. Địa điểm tổ chức Hội nghị tại Hà Nội (địa đim cụ thể sẽ có thông báo sau)

2. Thời gian tổ chức Hội nghị

Hội nghị được tổ chức trong nửa ngày (dự kiến đầu tháng 8 năm 2019; thời gian cụ thsẽ có thông báo sau).

3. Thành phần tham dự Hội nghị

a) Đại biểu khách mời:

- Đồng chí Uông Chu Lưu - Phó Chủ tịch Quốc hội, đại diện lãnh đạo Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, Ban Dân Nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

- Đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương;

- Đại diện lãnh đạo Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Tài nguyên Môi trường, Liên đoàn Luật Sư Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam và một số bộ, ban, ngành ở Trung ương có liên quan;

- Thành viên Ban chỉ đạo Đề án thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân ở Trung ương;

- Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy; Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

b) Đại biểu Tòa án nhân dân:

- Các đồng chí lãnh đạo và Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;

- Lãnh đạo Vụ Giám đốc kiểm tra II, III, Cục Kế hoạch-Tài chính, Văn phòng Tòa án nhân dân tối cao, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, Vụ Tổng hợp, Vụ Tổ chức-Cán bộ, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Thi đua-Khen thưởng, Học viện Tòa án;

- Chánh án Tòa án nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm; Giám đốc Trung tâm Hòa giải, đối thoại tại Tòa án của 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm và một số Hòa giải viên, Đối thoại viên điển hình trong công tác hòa giải, đối thoại;

- Thành viên Tổ giúp việc Ban chỉ đạo Đề án thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án ở Trung ương.

4. Chương trình và nội dung Hội nghị

- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;

- Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phát biểu khai mạc Hội nghị;

- Trình chiếu Video Clip thí điểm về tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Đại diện lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao trình bày Báo cáo tóm tắt sơ kết 08 tháng thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Trình bày tham luận (dự kiến 05 tham luận), cụ thể như sau:

+ 01 tham luận của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện thí điểm đổi mới, tăng cường công tác hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính;

+ 01 tham luận của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi thực hiện thí điểm đổi mới, tăng cường công tác hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính;

+ 01 Tham luận của Hòa giải viên, Đối thoại viên về kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả khi hòa giải các tranh chấp dân sự;

+ 01 Tham luận của Hòa giải viên, Đối thoại viên về kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả khi hòa giải các tranh chấp kinh doanh, thương mại;

+ 01 Tham luận của Hòa giải viên, Đối thoại viên về kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả khi đối thoại các khiếu kiện hành chính;

- Các đại biểu khách mời, Thành viên Ban chỉ đạo Đề án phát biểu ý kiến;

- Các đại biểu tham dự Hội nghị thảo luận;

- Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phát biểu kết luận và bế mạc Hội nghị.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

a) Tiến hành sơ kết; xây dựng và gửi Báo cáo sơ kết 08 tháng hoạt động thí điểm về Tòa án nhân dân tối cao (Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để tổng hợp, xây dựng Báo cáo chung;

b) Xây dựng và trình bày báo cáo tham luận tại Hội nghị khi có yêu cầu; cử cán bộ, Hòa giải viên, Đối thoại viên tham dự hội nghị sơ kết theo đúng thành phần triệu tập của Tòa án nhân dân tối cao;

c) Đề xuất Hòa giải viên, Đối thoại viên có kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả khi hòa giải, đối thoại các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính trình bày tham luận tại Hội nghị;

d) Chủ động xây dựng Kế hoạch tuyên truyền về kết quả thực hiện thí điểm và Hội nghị tại Tòa án mình; xây dựng, tập hợp tư liệu, hình ảnh, video clip về kết quả thí điểm gửi Báo Công lý.

2. Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học Tòa án nhân dân tối cao là đơn vị chủ trì tổ chức sơ kết hoạt động thí điểm, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

a) Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này;

b) Tổng hợp kết quả sơ kết của các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân;

c) Xây dựng tài liệu Hội nghị, thực hiện các công việc khác để chuẩn bị và tổ chức Hội nghị theo Kế hoạch này;

d) Xây dựng dự thảo Báo cáo sơ kết trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ký, ban hành.

3. Báo Công lý phối hợp với Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học, các Tòa án nhân dân thực hiện thí điểm xây dựng Video Clip phục vụ Hội nghị sơ kết, trong đó, các Tòa án nhân dân thực hiện thí điểm cung cấp tư liệu, hình ảnh trong quá trình thí điểm để Báo Công lý tổng hợp, xây dựng Video Clip.

4. Văn phòng, Cục Kế hoạch-Tài chính, Vụ Tổng hợp, Vụ Giám đốc kiểm tra II, Vụ Giám đốc kiểm tra III Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học thực hiện các nội dung có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình trong công tác sơ kết và chuẩn bị, tổ chức Hội nghị.

5. Báo Công lý, Tạp chí Tòa án nhân dân và Cổng thông tin điện tử Tòa án nhân dân đăng tải kịp thời các thông tin về Kế hoạch, nội dung tổ chức Hội nghị; tập trung tuyên truyền về kết quả thực hiện thí điểm; liên hệ, cung cấp các tài liệu, thông tin liên quan tới các hoạt động của Tòa án cho các cơ quan thông tấn, báo chí để đưa tin về Hội nghị.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Kinh phí triển khai sơ kết tại Tòa án nhân dân tối cao và tổ chức Hội nghị sơ kết tại Tòa án nhân dân tối cao được lấy từ kinh phí được cấp cho Đề án đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân.

2. Kinh phí sơ kết tại các Tòa án thực hiện thí điểm được lấy từ nguồn kinh phí được cấp cho Tòa án thực hiện thí điểm tại địa phương.

Yêu cầu các Tòa án nhân dân thực hiện thí điểm, các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao nghiêm túc thực hiện Kế hoạch này. Trong trường hợp có vướng mắc đề nghị kịp thời báo cáo lãnh đạo Tòa án nhân tối cao (qua Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học) để xem xét, quyết định./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương (để b/c);
- Các Phó Chánh án TANDTC (để chỉ đạo thực hiện);
- Các thành viên BCĐ Đề án thí điểm (để thực hiện);
- Văn phòng TANDTC;
- Cục Kế hoạch - Tài chính;
- Vụ Tổng hợp;
- Vụ GĐKT II, III;
- Báo Công lý;
- Tạp chí TAND;
- TAND 16 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thí điểm;
- Cổng thông tin điện tử TAND;
- Lưu: VT VP, Vụ PC&QLKH.

CHÁNH ÁN




Nguyễn Hòa Bình

 

ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO

SƠ KẾT 8 THÁNG THÍ ĐIỂM VỀ ĐỔI MỚI, TĂNG CƯỜNG HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TRONG GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP DÂN SỰ, KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN

(Kèm theo Kế hoạch số 164/KH-TANDTC ngày 16-7-2019 của Tòa án nhân dân tối cao sơ kết 8 tháng thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương)

I. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM

Đánh giá kết quả đạt được trong quá trình triển khai thí điểm từ ngày thực hiện thí điểm đến hết ngày 15-7-2019.

1. Công tác tổ chức, chỉ đạo của Ban chỉ đạo, Tổ giúp việc cho Ban chỉ đạo tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thực hiện thí điểm

- Đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chỉ đạo địa phương; công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành, đoàn thể của địa phương đối với công tác thí điểm về đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại;

- Việc lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ của Tòa án với Trung tâm Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

2. Về công tác hòa giải, đối thoại

2.1. Về thực hiện trình tự, thủ tục hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

2.2. Về kết quả công tác hòa giải, đối thoại:

- Tổng số đơn khởi kiện Tòa án nhận được;

- Tổng số vụ việc Trung tâm tiếp nhận giải quyết;

- Tổng số vụ việc người khởi kiện, người yêu cầu, đương sự từ chối hòa giải, đối thoại tại Trung Tâm;

- Tổng số vụ việc Trung tâm đã giải quyết;

- Tỷ lệ % các vụ việc đã giải quyết trên tổng số vụ việc đủ điều kiện giải quyết tại Trung tâm;

- Tỷ lệ % hòa giải thành, đối thoại thành trên tổng số vụ việc Trung tâm đã giải quyết;

- Tỷ lệ % hòa giải thành, đối thoại thành trên tổng số vụ việc Trung tâm phải giải quyết;

- Tỉ lệ % hòa giải thành, đối thoại thành trên tổng số đơn khởi kiện Tòa án nhận được;

- Tỷ lệ % hòa giải thành của từng loại vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và tỉ lệ đối thoại thành các vụ việc hành chính (loại vụ việc hành chính cụ thể). Loại vụ việc nào đạt tỷ lệ hòa giải thành, đối thoại thành cao; loại vụ việc nào tỷ lệ hòa giải, đối thoại thành thấp; nguyên nhân và giải pháp;

- Tỷ lệ % các vụ việc hòa giải thành, đối thoại thành có yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành, công nhận thuận tình ly hôn;

- Bình quân số lượng vụ việc một Hòa giải viên, Đối thoại viên phải giải quyết; tỷ lệ vụ việc hòa giải thành, đối thoại thành của từng Hòa giải viên, Đối thoại viên trên tổng số vụ việc được phân công giải quyết.

(Các số liệu nêu trên thể hiện trong Báo cáo và phải kèm theo số liệu thống kê của từng Trung tâm, số liệu tổng hợp chung của tất cả các Trung tâm trong tỉnh theo Biểu mẫu thống kê thụ lý, giải quyết các vụ việc tại Trung tâm Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, ban hành kèm theo Đề cương Báo cáo sơ kết này).

3. Thành lập và hoạt động của Trung tâm Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; lựa chọn Hòa giải viên, Đối thoại viên, cách thức, kỹ năng hòa giải, đối thoại

3.1. Về thành lập và hoạt động Trung tâm Hòa giải, đối thoại tại Tòa án:

+ Tình hình chung của các Trung tâm;

+ Các Trung tâm có số lượng vụ việc tiếp nhận cao; so sánh, đánh giá tỷ lệ hòa giải thành, đối thoại thành trên tổng số vụ việc đã giải quyết giữa các Trung tâm; các Trung tâm có tỷ lệ hòa giải thành, đối thoại thành thấp; nguyên nhân, giải pháp;

+ Các Trung tâm có cách thức làm việc linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả.

3.2. Về Hòa giải viên, Đối thoại viên:

+ Đánh giá năng lực, kỹ năng hòa giải của Hòa giải viên, Đối thoại viên;

+ Việc tăng, giảm Hòa giải viên, Đối thoại viên trong quá trình thí điểm;

+ Gương các Hòa giải viên, Đối thoại viên điển hình tiên tiến có những cách thức, kỹ năng hòa giải, đối thoại hay, sáng tạo, đạt kết quả cao;

- Các vụ việc điển hình đã hòa giải thành, đối thoại thành.

4. Về bồi dưỡng, tập huấn và thông tin tuyên truyền

- Bồi dưỡng kiến thức, tập huấn kỹ năng hòa giải, đối thoại cho Hòa giải viên, Đối thoại viên tại địa phương (cách thức, thời gian, tần suất bồi dưỡng, tập huấn...).

- Công tác thông tin tuyên truyền:

+ Hình thức tuyên truyền (qua báo, đài, truyền hình, website, cổng thông tin điện tử, tờ rơi....);

+ Nội dung tuyên truyền;

+ Thời gian, tần suất tuyên truyền.

5. Về một số công tác khác (như: bố trí cơ sở vật chất hỗ trợ cho hoạt động của Trung tâm;...).

II. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ, KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ HOẠT ĐỘNG THÍ ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TRONG THỜI GIAN TỚI

1. Những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân và biện pháp khắc phục

- Tồn tại, hạn chế;

- Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân chủ quan;

+ Nguyên nhân khách quan.

- Biện pháp khắc phục trong thời gian tới.

2. Những khó khăn, vướng mắc

- Khó khăn, vướng mắc về nghiệp vụ;

- Công tác tổ chức, phối hợp khi tiến hành hòa giải, đối thoại;

- Nhân sự;

- Kinh phí;

- Cơ sở vật chất;

- Khó khăn, vướng mắc khác.

3. Một số bài học kinh nghiệm từ hoạt động thí điểm

4. Phương hướng hoạt động trong thời gian tới

III. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân, cần đưa ra các đề xuất, kiến nghị.

 


TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
TÒA ÁN NHÂN DÂN ……..
--------

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM HÒA GIẢI, ĐỐI THOẠI TẠI TÒA ÁN TỪ NGÀY .../.../2018 ĐẾN .../.../2019

 

STT

Loại án

Tổng số đơn khi kiện Tòa án nhận đưc

Đương sự không đồng ý hòa giải, đối thoại tại Trung tâm

Số đơn do Tòa án chuyển qua Trung tâm

Số đơn do đương sự nộp trực tiếp tại Trung tâm

Tổng số đơn thụ lý của Trung tâm (cột 5+6)

Quá trình hòa giải, đối thoại

Kết quả

Tỷ lệ % kết quả hòa giải, đi thoại thành, rút đơn so với tổng số đơn thụ lý của Trung tâm

Tỷ lệ % kết quả hòa giải, đối thoại thành, rút đơn so với tổng số vụ được hòa giải, đối thoại

Tỷ l% kết quả hòa giải, đối thoại thành, rút đơn so vi tổng số đơn khi kiện Tòa án nhận được

Số vụ không hòa giải, đi thoại được (do đương sự không đến Trung tâm)

Số vụ được hòa giải, đối thoại

Hòa giải thành, đi thoại thành

Hòa giải không thành, đi thoại không thành

Hòa giải thành, đối thoại thành

Đương sự rút đơn

Tổng số (cột 10+11)

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

1

Dân sự

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Hôn nhân  gia đình

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

KDTM

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Lao động

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Hành chính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TỔNG CỘNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: Số Hòa giải viên của các Trung tâm:

Tỷ lệ giải quyết của mỗi Hòa giải viên/tổng số thụ lý hòa giải: