Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1624/KH-UBND | Hà Nam, ngày 18 tháng 11 năm 2011 |
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 08-NQ/TU CỦA TỈNH ỦY VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TỈNH HÀ NAM ĐẾN NĂM 2020
Thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 26 tháng 10 năm 2011 của Tỉnh ủy Hà Nam về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam đến năm 2020; căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, trên cơ sở Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh thời kỳ đến năm 2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2015, UBND tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục đích:
Nhằm cụ thể hoá Nghị quyết của Tỉnh uỷ về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam đến 2020, trên cơ sở đó tập trung chỉ đạo, phát huy vai trò trách nhiệm và tăng cường sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp để triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu Nghị quyết đề ra.
2. Yêu cầu:
Các ngành, các cấp căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung chỉ đạo điều hành, phối hợp chặt chẽ huy động được các nguồn lực đầu tư cho chương trình phát triển nhân lực của tỉnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
1. Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến 2020.
1.1. Về giáo dục:
Giữ vững và nâng cao kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở; phấn đấu đạt phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2, phổ cập giáo dục bậc trung học. Đến năm 2015, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: 60% trường mầm non, 100% trường tiểu học (trong đó 30% đạt chuẩn mức 2), 60% trường trung học cơ sở, 70% trường trung học phổ thông. Đến năm 2020, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: 80% trường mầm non, 100% trường tiểu học (trong đó 60% đạt chuẩn mức 2), 80% trường trung học cơ sở, 80% trường trung học phổ thông. Chuyển đổi 112 Trường Mầm non bán công sang loại hình Trường Mầm non công lập từ năm 2012 để đến năm 2015 hoàn thành việc chuyển đổi.
Nâng cao chất lượng dạy ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh cho đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập. Trong giai đoạn 2011 - 2015, 50% số cán bộ công chức tuyển mới phải thông thạo 1 ngoại ngữ. Sau năm 2015, đối với cán bộ công chức tiếp nhận về đều phải thông thạo 1 ngoại ngữ. Thực hiện đưa môn học tiếng Anh vào dạy đại trà cho học sinh từ lớp 3 bắt đầu từ năm học 2011 - 2012.
1.2. Về đào tạo nghề và giải quyết việc làm:
Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm.
- Thời kỳ 2011 - 2020: Giải quyết việc làm mới cho từ 150.000 lao động trở lên; giải quyết việc làm thêm cho từ 190.000 lao động trở lên.
- Đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 55%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 45% trở lên.
- Đến năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 70%, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là 55%, tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị khoảng dưới 3%.
1.3. Về đội ngũ cán bộ, công chức, lãnh đạo doanh nghiệp:
Đến năm 2015, tỷ lệ cán bộ, công chức có trình độ đại học và trên đại học là trên 85%, năm 2020 là trên 90%; viên chức có trình độ đại học và trên đại học là trên 50%, năm 2020 là trên 70%; chưa qua đào tạo giảm còn tối đa là 5%. 100% cán bộ công chức được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và lý luận chính trị theo quy định. Cán bộ, công chức cấp xã đến 2015 có trình độ đại học 30%, trình độ lý luận chính trị cử nhân, cao cấp 20% trở lên; năm 2020 tỷ lệ trình độ tương ứng là 40% và 30%. Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ đại học năm 2015 khoảng 80%, năm 2020 khoảng 90%.
1.4. Về công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân:
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác y tế dự phòng, thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh, nhất là các dịch bệnh nguy hiểm, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn khoảng 15%, tuổi thọ trung bình người dân đạt trên 74 tuổi (trên mức bình quân chung cả nước), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,76%. Đến năm 2020, tuổi thọ trung bình của người dân Hà Nam trên 75 tuổi (trên mức bình quân chung cả nước), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 0,76%, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn khoảng 11%.
2. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích và thúc đẩy phát triển nhân lực.
2.1. Hoàn thành Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đến năm 2020, tổ chức công bố rộng rãi trong quý 3/2011; Tổ chức thực hiện có hiệu quả Quy hoạch cụ thể trong kế hoạch 5 năm, hàng năm.
- Ban hành các cơ chế, chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư các lĩnh vực xã hội hoá theo Nghị định 69/2008/NĐ-CP của Chính phủ; Kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ; Cơ chế khuyến khích, thu hút đầu tư vào Khu đô thị đại học của tỉnh.
2.2. Xây dựng quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, trong đó chú trọng quy hoạch hệ thống các trường chất lượng cao, thực hiện tốt Đề án xây dựng Trường THPT chuyên Hà Nam. Xây dựng kế hoạch theo thời kỳ cụ thể, thực hiện các chương trình, đề án nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và triển khai dạy đại trà tiếng Anh cho học sinh lớp 3 từ năm học 2011 - 2012.
- Xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, trong đó khoảng 78% vào học THPT, 10% vào học các trường TCCN và 10% vào học các trường đào tạo nghề; Thời gian hoàn thành trong quý 4/2011.
2.3. Xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống các cơ sở dạy nghề phù hợp với Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, xây dựng cơ chế phối hợp trong đào tạo nghề giữa cơ sở đào tạo và cơ sở sử dụng lao động.
- Kiểm tra, rà soát, đánh giá hoạt động của các trung tâm dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm.
2.4. Xây dựng quy hoạch đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của tỉnh và cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng lao động; ưu đãi, phát triển và khuyến khích nhân tài, thu hút chuyên gia đầu ngành, sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy, có chuyên ngành phù hợp về công tác lâu dài tại tỉnh, sử dụng và có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với những người được đào tạo, có học vấn và có tài năng, đóng góp nhiều công sức cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Ban hành quy định ràng buộc trách nhiệm của người được cử đi học với cơ quan, đơn vị cử đi học và cơ chế phân cấp cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác tuyển chọn cán bộ công chức, viên chức.
2.5. Xây dựng kế hoạch nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị; tăng cường đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở, đảm bảo đạt chỉ tiêu đến năm 2015: 85% trạm y tế xã, phường có bác sỹ; 95% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm còn khoảng 15%; tuổi thọ trung bình người dân đạt trên 74 tuổi (trên mức bình quân chung cả nước); tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,76%.
2.6. Các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố tiến hành rà soát, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực của ngành, địa phương mình trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ trong Nghị quyết của Tỉnh uỷ và phù hợp với Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh; thời gian hoàn thành trong quý 4/2011.
3. Huy động các nguồn lực tập trung đầu tư phát triển nhân lực.
Tổng nhu cầu vốn phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 2.235,9 tỷ đồng, bao gồm: Vốn đào tạo nguồn nhân lực khoảng 938,9 tỷ đồng, vốn đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo khoảng 1.297 tỷ đồng.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan xây dựng phương án, cơ chế huy động và tổng hợp, cân đối chung, lồng ghép các nguồn vốn trong kế hoạch hàng năm đảm bảo tổng nhu cầu đầu tư cả giai đoạn 2011 - 2015.
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì tham mưu xây dựng kế hoạch đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xoá đói nghèo và các điều kiện đảm bảo thực hiện kế hoạch.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tham mưu xây dựng kế hoạch xây dựng nông thôn mới gắn với mục tiêu của phát triển nhân lực; giải quyết, tạo việc làm bền vững trong nông nghiệp, nông thôn.
- UBND các huyện, thành phố cụ thể hoá và triển khai thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch của tỉnh về phát triển nhân lực, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn địa phương mình.
4. Tập trung chỉ đạo triển khai, hoàn thành một số công việc trọng tâm.
4.1. Trong năm 2011, hoàn thành các quy hoạch thời kỳ 2011- 2020: phát triển nguồn nhân lực; phát triển phát triển giáo dục và đào tạo; phát triển hệ thống các cơ sở dạy nghề; đội ngũ cán bộ công chức, viên chức của tỉnh; Quy hoạch chung xây dựng Khu đô thị đại học của tỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng cả nước. Tổ chức hội nghị thu hút các trường đại học, cao đẳng về đầu tư tại Khu đô thị đại học của tỉnh.
Tập trung nguồn lực của tỉnh để giải phóng mặt bằng và cơ bản hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trước mắt trong năm 2012 hoàn thành một số hạng mục hạ tầng thiết yếu Khu Khu đô thị đại học của tỉnh.
4.2. Trong năm 2012, hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung, ban hành hệ thống các cơ chế, chính sách khuyến khích và thúc đẩy phát triển nhân lực đã phân công cho các Sở, ngành.
Trong quý I/2012 hoàn thành việc kiểm tra, rà soát, đánh giá hoạt động của các trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh.
4.3. Năm 2011, hoàn thành dự án đầu tư xây dựng các nghề trọng điểm của Trường Cao đẳng Nghề. Năm 2012, hoàn thành các đề án: Nâng cấp 1 trung tâm dạy nghề cấp huyện đủ điều kiện lên thành trường trung cấp nghề; Tăng cường công tác dân số và nâng cao thể lực; hoàn thành cải tạo, nâng cấp các trung tâm dạy nghề cấp huyện (theo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Chính phủ).
4.4. Xây dựng Đề án, trình Chính phủ và các Bộ, ngành nâng cấp trường Cao đẳng sư phạm thành trường Đại học đa ngành, xây dựng đề án nâng cao năng lực đào tạo trường Cao đẳng Y tế.
Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan thông tin đại chúng: Đài Phát thanh
- Truyền hình, Báo Hà Nam… kết hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội tổ chức tuyên truyền rộng rãi đến mọi người dân về định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nâng cao nhận thức của các cấp các ngành và mọi người dân về công tác phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh; xây dựng các chuyên mục, chuyên đề tuyên truyền, thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Đề án của UBND tỉnh về phát triển nguồn nhân lực.
1. Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập Ban chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực thành phần gồm: Lãnh đạo UBND tỉnh là Trưởng ban, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư là Phó ban, lãnh đạo các Sở, ngành: Lao động - Thương binh và Xã hội, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Nội vụ, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Cục Thống kê, Văn phòng UBND tỉnh… là thành viên để chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Đề án của UBND tỉnh về phát triển nguồn nhân lực.
2. Căn cứ Kế hoạch này, các Sở, ban, ngành, tổ chức, địa phương trong tỉnh chủ động triển khai thực hiện, định kỳ báo cáo kết quả về Sở Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng UBND tỉnh để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo.
3. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh theo dõi, đôn đốc, triển khai thực hiện Kế hoạch và tổng hợp báo cáo định kỳ với Ban Chỉ đạo; đến năm 2015 tổng kết thực hiện phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011 - 2015, trên cơ sở đó xây dựng Kế hoạch chi tiết cho giai đoạn 2016 - 2020./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Nghị quyết 119/2018/NQ-HĐND về sửa đổi Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và những năm tiếp theo kèm theo Nghị quyết 104/2017/NQ-HĐND
- 2Nghị quyết 72/2017/NQ-HĐND về quy định chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Hà Tĩnh
- 3Quyết định 777/QĐ-UBND về Kế hoạch Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực năm 2018 thực hiện Chương trình hành động 09-CTr/TU do tỉnh An Giang ban hành
- 1Nghị định 69/2008/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường
- 2Nghị quyết 119/2018/NQ-HĐND về sửa đổi Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và những năm tiếp theo kèm theo Nghị quyết 104/2017/NQ-HĐND
- 3Nghị quyết 72/2017/NQ-HĐND về quy định chính sách khuyến khích phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tỉnh Hà Tĩnh
- 4Quyết định 777/QĐ-UBND về Kế hoạch Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực năm 2018 thực hiện Chương trình hành động 09-CTr/TU do tỉnh An Giang ban hành
Kế hoạch 1624/KH-UBND năm 2011 về thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Hà Nam đến năm 2020
- Số hiệu: 1624/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 18/11/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
- Người ký: Mai Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/11/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra