Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 162/KH-UBND | Cần Thơ, ngày 28 tháng 7 năm 2022 |
TỔ CHỨC CÁC ĐIỂM GIỮ TRẺ EM MÙA LŨ NĂM 2022
Căn cứ Quyết định số 608/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về ban hành Chương trình hành động vì trẻ em thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2030 và Kế hoạch số 186/KH-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân thành phố về thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn thành phố Cần Thơ;
Nhằm thực hiện tốt công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, nhất là tai nạn đuối nước, đảm bảo an toàn tính mạng trẻ em trong mùa mưa lũ, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch tổ chức các điểm giữ trẻ em mùa lũ năm 2022, với những nội dung cụ thể như sau:
1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em, đặc biệt là phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, nhất là tử vong do đuối nước.
2. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo ra sự quan tâm sâu sắc của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Đoàn thể, các tổ chức xã hội các sở, ban ngành, đoàn thể, gia đình, nhà trường và cộng đồng trong việc phòng ngừa các nguy cơ có thể gây tai nạn, thương tích; đặc biệt là giảm đến mức thấp nhất các loại hình tai nạn, thương tích ở trẻ em tại gia đình, trường học, nơi công cộng và tử vong do đuối nước, đảm bảo cho trẻ em được sống trong môi trường an toàn.
3. Thực hiện xã hội hóa vận động nguồn lực và sự tham gia của xã hội cho công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em.
4. Tổ chức các điểm giữ trẻ em mùa lũ năm 2022 phải tuân thủ các biện pháp đảm bảo thích ứng, an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 đối với trẻ em và người tham gia giữ trẻ.
1. Đẩy mạnh công tác truyền thông
a) Các cơ quan thông tin truyền thông, báo, đài Trung ương và địa phương tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của thành phố, quận, huyện về thông tin liên quan đến các điểm giữ trẻ em mùa lũ, công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước;
b) Ủy ban nhân dân quận, huyện chỉ đạo các ngành phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể cùng cấp tổ chức tuyên truyền về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước trong mùa mưa lũ trên các phương tiện thông tin, truyền thông đại chúng, nhất là hệ thống thông tin, truyền thanh của quận, huyện, xã, phường, thị trấn.
2. Tổ chức điểm giữ trẻ em mùa lũ
a) Ủy ban nhân dân quận, huyện chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các ngành tổ chức khảo sát các xã, phường, thị trấn có nhiều hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi triều cường, mưa lũ, xây dựng kế hoạch tham mưu Ủy ban nhân dân quận, huyện tổ chức điểm giữ trẻ em phù hợp và an toàn trong mùa mưa lũ năm 2022;
b) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng, ban ngành, đoàn thể vận động các hộ gia đình có trẻ em dưới 06 tuổi bị ảnh hưởng nặng bởi triều cường, mưa lũ gửi trẻ tại các điểm tập trung để đảm bảo an toàn cho trẻ.
3. Thời gian, địa điểm, số lượng, đối tượng
a) Thời gian: dự kiến trong khoảng 45 ngày, tùy theo tình hình thực tế (mực nước tại các quận, huyện) để tổ chức các điểm giữ trẻ cho phù hợp;
b) Địa điểm: tại các xã, phường, thị trấn thuộc các quận, huyện trên địa bàn bị ảnh hưởng triều cường, ngập lụt trong mùa mưa lũ;
c) Số lượng: theo thực tế phát sinh ở mỗi quận, huyện (mỗi điểm không quá 25 trẻ em);
d) Đối tượng: trẻ em dưới 06 tuổi sống trong các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách gặp khó khăn, bảo trợ xã hội, trẻ em sống trong gia đình có nguy cơ bị tai nạn, thương tích cao.
Trên cơ sở rà soát, dự kiến số điểm giữ trẻ em, các quận, huyện phối hợp các phòng, ban ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tổ chức khảo sát những nơi có nhu cầu tổ chức điểm giữ trẻ báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp.
4. Kinh phí thực hiện
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sử dụng kinh phí trong dự toán được Ủy ban nhân dân thành phố giao từ đầu năm 2022. Ủy ban nhân dân quận, huyện sử dụng nguồn kinh phí dự phòng ngân sách năm 2022 của địa phương. Cụ thể:
a) Thuê giáo viên dạy trẻ: 90.000 đồng/ngày/người x 45 ngày = 4.050.000 đồng/người.
b) Thuê bảo mẫu quản lý: 80.000 đồng/ngày/người x 45 ngày = 3.600.000 đồng/người.
c) Hỗ trợ mua dụng cụ, đồ dùng cho trẻ: 2.000.000 đồng/điểm giữ trẻ.
d) Hỗ trợ tiền ăn cho trẻ: 30.000 đồng/ngày/trẻ x 45 ngày = 1.350.000 đồng /trẻ.
đ) Kinh phí kiểm tra tại các quận, huyện: 5.000.000 đồng/quận, huyện.
e) Kinh phí kiểm tra, giám sát của thành phố: 20.000.000 đồng.
Trường hợp các quận, huyện không tổ chức các điểm giữ trẻ em mùa lũ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố sẽ điều chỉnh thành kinh phí truyền thông phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em năm 2022.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố và Hội Nông dân thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đến các quận, huyện; đồng thời, xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra các quận, huyện có tổ chức điểm giữ trẻ em mùa lũ năm 2022 hoặc xây dựng phương án truyền thông phù hợp trong trường hợp các quận, huyện không có nhu cầu tổ chức các điểm giữ trẻ em mùa lũ năm 2022.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện phân công giáo viên mầm non tham gia giữ trẻ mỗi điểm 01 giáo viên; vận động đồ chơi cho trẻ em và kiểm tra việc chăm sóc trẻ tại các điểm giữ trẻ.
3. Sở Y tế chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố và Trung tâm Y tế quận, huyện tổ chức kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, tình hình dịch bệnh, hỗ trợ hóa chất khử khuẩn phòng bệnh lây truyền trong mùa mưa lũ.
4. Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với cơ quan chức năng chỉ đạo, cung cấp thông tin cho các cơ quan báo, đài Trung ương, địa phương và hệ thống đài truyền thanh cơ sở tăng cường công tác thông tin tuyên truyền liên quan đến các điểm giữ trẻ em trong mùa lũ; công tác phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn, đuối nước.
5. Sở Tài chính phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội bố trí kinh phí tổ chức các điểm giữ trẻ em mùa lũ năm 2022 cho các quận, huyện.
6. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố và Hội Nông dân thành phố phối hợp với các ngành có liên quan chỉ đạo chi, tổ Hội vận động hội viên tham gia tại các điểm giữ trẻ và quản lý trẻ (mỗi điểm 01 người).
7. Đài Phát thanh và Truyền hình thành phố Cần Thơ, Báo Cần Thơ và các cơ quan thông tin, truyền thông trên địa bàn thành phố tăng cường thời lượng, dung lượng phát sóng, đăng tải các tin, bài, phóng sự, các chuyên trang, chuyên mục về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; đặc biệt là tai nạn đuối nước trẻ em.
8. Ủy ban nhân dân quận, huyện chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp các ngành hữu quan khảo sát thực trạng trẻ em bị ảnh hưởng trong mùa mưa lũ năm 2022 và đăng ký thành lập các điểm giữ trẻ tập trung nhằm bảo vệ an toàn tính mạng của trẻ em trước, trong và sau mùa mưa lũ. Đồng thời, chỉ đạo phòng Kế hoạch - Tài chính tham mưu cấp kinh phí tổ chức các điểm giữ trẻ em mùa lũ năm 2022.
Đối với quận, huyện không tổ chức các điểm giữ trẻ em trong mùa lũ, Ủy ban nhân dân quận, huyện chỉ đạo các phòng chuyên môn, ban ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp tăng cường công tác tuyên truyền trên hệ thống thông tin, truyền thanh các cấp; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ gia đình có trẻ em cần quan tâm, quản lý con em chặt chẽ hơn trong triều cường, mưa lũ, không để xảy ra tình trạng trẻ em bị đuối nước.
Trên đây là Kế hoạch tổ chức các điểm giữ trẻ em mùa lũ năm 2022 của Ủy ban nhân dân thành phố. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh, vướng mắc các đơn vị gửi báo cáo về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, điều chỉnh./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 224/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phòng, chống tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022-2030
- 2Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em do thành phố Hải Phòng ban hành
- 3Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 4Kế hoạch 214/KH-UBND về tổ chức điểm giữ trẻ em mùa lũ năm 2023 do Thành phố Cần Thơ ban hành
- 1Quyết định 608/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình hành động vì trẻ em thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2030
- 2Kế hoạch 186/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 3Quyết định 224/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án phòng, chống tai nạn thương tích, xâm hại trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2022-2030
- 4Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em do thành phố Hải Phòng ban hành
- 5Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 6Kế hoạch 214/KH-UBND về tổ chức điểm giữ trẻ em mùa lũ năm 2023 do Thành phố Cần Thơ ban hành
Kế hoạch 162/KH-UBND về tổ chức các điểm giữ trẻ em mùa lũ năm 2022 do thành phố Cần Thơ ban hành
- Số hiệu: 162/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 28/07/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Nguyễn Thực Hiện
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/07/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra