- 1Luật Thủy sản 2017
- 2Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản
- 3Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
- 4Quyết định 339/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 523/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật ngân sách nhà nước 2015
- 7Quyết định 76/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 160/KH-UBND | Yên Bái, ngày 22 tháng 7 năm 2024 |
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 42/2019/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 27 tháng 4 năm 2022 của Thủ tướng phê duyệt “Chương trình điều tra, đánh giá tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản trên phạm vi cả nước định kỳ 5 năm đến năm 2030”;
Căn cứ Kế hoạch số 240/KH-UBND ngày 23 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái về việc thực hiện Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Yên Bái;
Thực hiện Quyết định số 76/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030; Văn bản số 1443/BNN-KN ngày 01 tháng 3 năm 2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2030, như sau:
1. Mục tiêu chung
- Bảo tồn, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm phục hồi và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái thủy sinh; gắn hoạt động tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý nguồn lợi thủy sản với hoạt động khai thác thủy sản bền vững, chống khai thác tận diệt; nâng cao nhận thức của cộng đồng và xã hội về bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản góp phần phát triển thủy sản bền vững, giữ gìn tính đa dạng sinh học, giá trị tài nguyên sinh vật; chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu; thúc đẩy tăng trưởng xanh, nâng cao đời sống và sinh kế cho người dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia.
- Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và giá trị nguồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học bảo vệ môi trường sinh thái bền vững. Xác định vai trò và trách nhiệm của cộng đồng trong việc tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Quản lý có hiệu quả các hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh; từng bước đưa quản lý nghề cá phù hợp với Luật Thủy sản.
2. Mục tiêu cụ thể
- Tổ chức thả cá giống bổ sung, tái tạo nguồn lợi một số giống, loài thủy sản bản địa, có giá trị kinh tế cao hoặc các giống, loài thủy sản quý hiếm đang có nguy cơ bị suy giảm, tuyệt chủng, góp phần thiết thực tái tạo, phục hồi nguồn lợi và đa dạng hóa các giống, loài thủy sản vào vùng nước tự nhiên hàng năm; tạo sinh kế, ổn định đời sống dân sinh cho người dân sinh sống tại địa bàn các xã ven sông, hồ chứa, hồ Thác Bà (từ năm 2026 đến năm 2030).
- Thực hiện quan trắc môi trường nhằm phát hiện sớm, cảnh báo kịp thời ảnh hưởng về chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, từ đó khuyến cáo, hướng dẫn cho các hộ nuôi trồng thủy sản thực hiện các biện pháp xử lý, kiểm soát môi trường nước, phòng bệnh cho thủy sản nuôi đạt hiệu quả.
- Điều tra, đánh giá đa dạng sinh học, nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản trong hệ thống sông, ngòi, hồ chứa trên địa bàn tỉnh.
1. Công tác thông tin tuyên truyền
- Nội dung tuyên truyền: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến về Chương trình Quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030; nội dung kế hoạch, mục tiêu, ý nghĩa của kế hoạch thực hiện. Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng và xã hội về vai trò, giá trị của nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái thủy sinh; quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của cộng đồng và người dân khi tham gia chương trình; phổ biến các quy định của pháp luật có liên quan đến bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản; tuyên truyền, vận động các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp tham gia vào các hoạt động của chương trình.
- Hình thức tuyên truyền: Đa dạng hóa các phương thức truyền thông, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống truyền thanh cơ sở, các lớp tập huấn, đào tạo, hội nghị, hội thảo, tài liệu, tờ rơi, tờ gấp...
- Đối tượng được tuyên truyền: Mọi người dân, các tăng ni, phật tử trong địa bàn thực hiện chương trình tái tạo nguồn lợi thủy sản, trong đó tập trung vào các hộ dân sống xung quanh các đầm hồ thả tái tạo nguồn lợi thủy sản, các hộ dân tham gia hoạt động khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên, các hộ nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh, cán bộ xã, công an xã, trưởng các khu dân cư.
2. Bảo vệ, tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của các loài thủy sản
- Tổ chức quản lý các khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn và đường di cư tự nhiên của các loài thủy sản trên địa bàn tỉnh. Ban hành quy định về thời gian, địa điểm cấm khai thác trong năm, đặc biệt là các khu vực tập trung sinh sản, Bãi cá đẻ tự nhiên như: Bãi cá đẻ Đồng Lạng, xã Bảo Ái, huyện Yên Bình; Bãi cá đẻ Làng Ven, xã Minh Tiến, huyện Lục Yên. nhằm bảo vệ, phục hồi hệ sinh thái và môi trường sống của các loài thủy sản. Thời gian thực hiện: Từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm.
- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác, gây nuôi, vận chuyển, mua bán tiêu thụ các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm.
- Hàng năm tổ chức thả bổ sung các giống loài thủy sản vào thủy vực tự nhiên như sông, hồ, đầm để khôi phục khả năng tự tái tạo, lấy lại sự cân bằng sinh thái, ổn định quần xã thủy sinh vật ở các thủy vực có sự giám sát của các ngành chức năng và chính quyền địa phương. Cơ cấu giống, loài thủy sản bố trí hợp lý theo phân tầng sinh sống của các loài cá để đảm bảo khả năng sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên; Ưu tiên lựa chọn các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế cao, quý hiếm, có khả năng thích nghi tốt với môi trường và trong danh mục được phép nhân nuôi theo quy định. Thời gian thực hiện từ tháng 6 đến tháng 12 (giai đoạn 2026-2030).
- Thực hiện công tác xã hội hóa các nguồn lực xã hội, thông qua công tác vận động các tổ chức chính trị, xã hội, Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Yên Bái, tổ chức các hoạt động phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản vào các hệ thống sông, hồ tự nhiên trên địa bàn tỉnh. Thời gian thực hiện: Ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam (ngày 01/4), ngày môi trường thế giới (ngày 05/6), ngày Quốc tế đa dạng sinh học (ngày 22/5), Rằm tháng riêng, Lễ phật đản, Lễ hội Vu lan (ngày 15/7 âm lịch), ngày Ông Táo (ngày 23/12 âm lịch).
- Đánh giá hiệu quả hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản, phục hồi hệ sinh thái và môi trường sống của các loài thủy sản.
3. Quan trắc, giám sát môi trường nuôi trồng thủy sản
- Kế hoạch quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản được tổ chức triển khai thực hiện một cách thiết thực, hiệu quả, có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành và người dân.
- Quan trắc, thống kê có hệ thống thông tin môi trường vùng nuôi trồng thủy sản, cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định.
- Kịp thời cảnh báo, dự báo diễn biến môi trường nước vùng nuôi để làm cơ sở hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất và phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo phát triển sản xuất thủy sản hiệu quả, bền vững.
- Làm cơ sở xác định hoặc loại trừ nguyên nhân gây mất an toàn trong hoạt động nuôi trồng thủy sản.
- Quan trắc, giám sát định kỳ: Tập trung vào thời điểm giao mùa, thời điểm nắng nóng, thời điểm nưa bão, mùa vụ sản xuất để tổ chức lấy mẫu quan trắc nhằm đưa ra các biện pháp cảnh báo kịp thời, phù hợp và hiệu quả cho người nuôi. Thực hiện quan trắc 4-6 đợt/năm, vào các tháng 4, 5, 7, 9 và 10 hàng năm.
- Địa điểm thực hiện gồm: Các khu vực nuôi cá lồng, nuôi rô phi tập trung trên Hồ Thác Bà và các cơ sở nuôi cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái (bổ sung thêm quan trắc, giám sát định kỳ các cơ sở nuôi cá nước lạnh so với giai đoạn trước 2026).
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2026 đến năm 2030.
4. Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản
- Hàng năm thực hiện điều tra nghề cá thương phẩm làm cơ sở phục vụ công tác quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, định hướng phát triển khai thác thủy sản theo hướng bền vững trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các nhiệm vụ điều tra tổng thể nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản đến năm 2030 theo Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 27/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ trên vùng thủy vực gồm sông Hồng, sông Chảy và Hồ Thác Bà.
- Cập nhật cơ sở dữ liệu thành phần về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; cập nhật thông in, công bố kết quả điều tra nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản.
- Xây dựng, hoàn thiện cơ sở khoa học, phương pháp, bộ chỉ số đánh giá và các điểm tham chiếu đồng bộ, thống nhất để thực hiện điều tra, làm cơ sở khoa học để phục vụ quản lý, sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản. Cập nhật, hoàn thiện quy trình, định mức kinh tế kỹ thuật điều tra nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản đảm bảo phù hợp với thực tiễn.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2026 đến năm 2030.
5. Quản lý, kiểm tra, giám sát
- Hằng năm các cơ quan chức năng thực hiện tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khi bảo vệ nguồn lợi thủy sản, khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn, đặc biệt là hành vi sử dụng xung điện, chất độc, chất nổ, nghề, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt, khai thác loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn quy định, khai thác, vận chuyển, mua bán tiêu thụ các loài nguy cấp, quý hiếm.
- Thời gian thực hiện: Từ năm 2026 đến 2030.
Sử dụng từ nguồn ngân sách tỉnh và lồng ghép từ các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án, đề án liên quan theo quy định của pháp luật; huy động từ các nguồn xã hội, cộng đồng và các nguồn tài chính hợp pháp khác để thực hiện.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, Hội phật giáo Việt Nam tỉnh Yên Bái, các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung kế hoạch; tổng hợp báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chương trình với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
- Hằng năm xây dựng dự toán kinh phí triển khai thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch gửi Sở tài chính thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định giao dự toán kinh phí đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế phát triển nuôi trồng thủy sản tại địa phương.
- Chỉ đạo Chi cục Thủy sản chuẩn bị các điều kiện và tổ chức thực hiện các nội dung của kế hoạch thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2030.
2. Sở Tài chính
Hằng năm, căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng cân đối của ngân sách địa phương, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính căn cứ khả năng cân đối nguồn vốn, tham mưu báo cáo cấp có thẩm quyền bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện các dự án đầu tư thuộc phạm vi của kế hoạch; tổ chức thẩm định chủ trương đầu tư theo quy định hiện hành của pháp luật.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan thực hiện các nhiệm vụ thuộc phạm vi, trách nhiệm, quyền hạn của sở; lồng ghép các nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong các chương trình, đề án, dự án về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm tại các thủy vực tự nhiên; phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng và các cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, giám sát hoạt động nạo vét luồng lạch hệ thống giao thông đường thủy nội địa và xác định khu vực nhận chìm chất thải của tổ chức, cá nhân theo quy định, hạn chế tối đa tác động, ảnh hưởng xấu đến môi trường, hệ sinh thái và nguồn lợi thủy sản.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng các quy trình kỹ thuật, công nghệ sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi một số loài thủy sản có giá trị kinh tế, loài thủy sản bản địa, đặc hữu, loài nguy cấp, quý, hiếm trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Tăng cường chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở về mục đích, ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của Kế hoạch; xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, tăng cường thời lượng tuyên truyền về vai trò, giá trị của nguồn lợi và các hệ sinh thái thủy sinh; điển hình gương người tốt, việc tốt trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, vai trò và trách nhiệm bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tạo sự chuyển biến trong nhận thức của nhân dân.
7. Công an tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường nắm bắt tình hình, kịp thời phát hiện, tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; đặc biệt là hành vi sử dụng các ngư cụ cấm, chất nổ, chất độc, xung điện để khai thác nguồn lợi thủy sản trên các thủy vực tự nhiên.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí từ ngân sách địa phương đảm bảo cho việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
- Bố trí kinh phí, kêu gọi, huy động kinh phí và phát động phong trào, tổ chức các hoạt động thả giống tái tạo một số loài thủy sản nhằm phục hồi nguồn lợi thủy sản trên địa bàn.
- Xây dựng và thành lập các mô hình đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại địa phương.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản tại các vùng nội đồng, cửa sông; phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản.
- Định kỳ hàng năm, tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện kế hoạch báo cáo gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định; tổ chức khen thưởng kịp thời cho các cá nhân, tổ chức thực hiện hiệu quả, tiêu biểu điển hình, đồng thời công khai các cá nhân, đơn vị thực hiện kém hiệu quả trên địa bàn.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh
Tích cực tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng tham gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động tham gia, giám sát các hoạt động liên quan đến bảo vệ nguồn lợi thủy sản; hỗ trợ và huy động sự tham gia của cộng đồng trong thực hiện, kiểm tra, giám sát; phối hợp thực hiện các hoạt động tuyên truyền, từ đó nâng cao nhận thức, hành động của các tầng lớp nhân dân trong bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
10. Đề nghị Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Yên Bái
- Phối hợp tuyên truyền cho các Chư tăng, Phật tử và Nhân dân những quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là những quy định về việc không thả phóng sinh các loài thủy sản ngoại lại xâm hại, có nguy cơ xâm hại ra môi trường tự nhiên.
- Vận động các Chư tăng, Phật tử tham gia thả giống phóng sinh, tái tạo nguồn lợi thủy sản hàng năm.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2030, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện./.
| KT. CHỦ TỊCH |
DANH MỤC ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2030
(Kèm theo Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 22 tháng 7 năm 2024 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
TT | Tên đề án/dự án | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian thực hiện |
1 | Tái tạo nguồn lợi thủy sản ở hệ thống sông chính, hồ chứa lớn | Chi cục Thủy sản; Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố | Các sở, ban, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân huyện thị, thành phố | 2026 - 2030 |
2 | Quan trắc thường niên đa dạng sinh học và môi trường trong các khu nuôi trồng thủy sản | Chi cục Thủy sản; Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố | Các Viện nghiên cứu; các đơn vị có liên quan | 2026 - 2030 |
3 | Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản | Chi cục Thủy sản; Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phố | Các Viện nghiên cứu; các cơ quan, đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thành phố | 2026 - 2030 |
- 1Kế hoạch 4006/KH-UBND năm 2024 triển khai Quyết định 76/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình quốc gia Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 2Kế hoạch 417/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 và Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 3Kế hoạch 237/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đến năm 2030
- 4Kế hoạch 135/KH-UBND thúc đẩy phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản các tháng cuối năm 2024 do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 5Kế hoạch 51/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2030
- 6Quyết định 19/2024/QĐ-UBND sửa đổi Khoản 4 Điều 5 của Quy định về quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Kiên Giang kèm theo Quyết định 13/2022/QĐ-UBND
- 7Kế hoạch 328/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 8Quyết định 2309/QĐ-UBND năm 2024 Kế hoạch thực hiện Quyết định 76/QĐ-TTg về Chương trình Quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 9Kế hoạch 3378/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình quốc gia bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2024 thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Yên Bái đến năm 2030
- Số hiệu: 160/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 22/07/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
- Người ký: Nguyễn Thế Phước
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/07/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định