Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 160/KH-UBND | Quảng Ninh, ngày 18 tháng 7 năm 2019 |
Thực hiện Quyết định 418/QĐ-TTg ngày 16/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới”; Nghị Quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông; Kế hoạch số 43/KH-UBND năm ATGT 2019 ngày 21/02/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh;
Xét đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 2947/TTr-SGTVT ngày 26/6/2019; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới với các nội dung như sau:
1. Giai đoạn 2019-2025:
- Tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền và triển khai thực hiện các giải pháp đảm bảo hành lang an toàn đường thủy, kiểm soát được tình trạng khai thác cát, sỏi trên hệ thống đường thủy nội địa. Ngăn ngừa tai nạn giao thông đường thủy, đảm bảo an toàn cho người, phương tiện và các công trình kết cấu hạ tầng trên sông và vùng nước đường thủy nội địa.
- Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy đối với phương tiện vận tải hành khách, hàng hóa; tuyến vận tải, các cảng, bến thủy nội địa.
- Đến năm 2025, 100% các phương tiện thủy nội địa trên địa bàn tỉnh được lắp thiết bị nhận dạng tự động AIS, thiết bị VHF và được đăng ký đăng kiểm theo quy định.
- 100% người lái phương tiện, thuyền viên được đào tạo, huấn luyện; các phương tiện nhỏ chở hành khách được trang bị đầy đủ trang thiết bị cứu sinh.
2. Giai đoạn đến hết năm 2030
- Thực hiện đồng bộ, phù hợp quy hoạch chiến lược phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa, đặc biệt là trong kỳ ứng dụng mạnh mẽ các thành tựu khoa học của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- 100% các điểm đen tai nạn giao thông về đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh đều được phát hiện, cải tạo và khắc phục.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Hoàn thiện chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
- Rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tham gia đề xuất điều chỉnh Luật giao thông đường thủy nội địa cho phù hợp với Nghị quyết 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ.
- Đề xuất hệ thống cơ chế, chính sách về tài chính để khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa theo Quyết định số 47/2015/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phù hợp với các điều kiện vùng, miền và địa phương theo định hướng của Bộ Giao thông vận tải.
2. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
- Các luồng tuyến, công trình đường thủy nội địa được đầu tư, quản lý đảm bảo theo Quy hoạch chiến lược phát triển giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 định hướng 2030.
- Các điểm đen trên các tuyến luồng đường thủy, vùng nội thủy, thường xuyên được rà soát và xử lý kịp thời.
- Hệ thống cảng bến thủy nội địa được xem xét đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt là các khu hậu cần, dịch vụ cảng biển, logistic
- Hành lang an toàn đường thủy được các cấp, các ngành theo dõi quản lý chặt chẽ, quy hoạch khu vực nuôi trồng thủy, hải sản đảm bảo khai thác tuyến luồng đảm bảo an toàn thuận tiện.
- Tăng cường huy động nguồn vốn xã hội hóa đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trên cơ sở các quy định của pháp luật.
3. Tăng cường quản lý hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
- Tăng cường quản lý nhà nước tại các cảng, bến thủy nội địa theo quy định; chú trọng kiểm tra, thanh tra hoạt động cảng, bến vận chuyển khách; kiên quyết giải tỏa các cảng, bến hoạt động trái phép; kêu gọi đầu tư hoàn chỉnh các bến cảng phục vụ tuyến từ bờ ra đảo; kiểm soát các hoạt động vận tải khách thăm quan du lịch Vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long và các điểm du lịch khác trên địa bàn tỉnh;
- Triển khai các dự án hạ tầng kết nối, hậu cần khu vực cảng biển, cảng hàng không, các cụm cảng bến thủy nội địa có sản lượng vận tải lớn nhằm thúc đẩy phát triển loại hình vận tải đường thủy và dịch vụ logicstic.
4. Nâng cao chất lượng các phương tiện thủy nội địa
Nghiên cứu, phát triển bổ sung các mẫu phương tiện đường thủy nội địa đặc biệt là phương tiện vận tải hành khách có tính năng an toàn cao, phù hợp với điều kiện khai thác theo khu vực biển Quảng Ninh.
5. Tăng cường công tác tuyên truyền:
Tập trung tuyên truyền, phổ biến về quy tắc giao thông đường thủy nội địa, các quy định về đăng ký, đăng kiểm phương tiện, các điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa, đặc biệt chú trọng tuyên truyền về điều khiển phương tiện phải có chứng chỉ chuyên môn, không sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện và không chở quá tải trọng theo quy định; tăng thời lượng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
6. Tăng cường kiểm tra và xử lý vi phạm
- Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa; tăng cường thanh tra, kiểm tra điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với các phương tiện thủy nội địa và hoạt động của các cảng, bến thủy nội địa.
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa. Tiếp tục thực hiện Cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”, “Cảng, bến sông an toàn”, mô hình “Cụm, khu dân cư an toàn giao thông đường thủy nội địa”.
7. Nâng cao hiệu quả công tác đảm bảo ATGT đường thủy nội địa
- Chủ động tiếp cận, ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ trong công tác tổ chức, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả khai thác và bảo đảm an toàn giao thông đường thủy nội địa;
- Tăng cường công tác quản lý cảng, bến thủy nội địa; hoàn thiện cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý, điều hành quốc gia về lĩnh vực giao thông vận tải đường thủy nội địa, có kết nối và chia sẻ dữ liệu với lực lượng Công an và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức tôn giáo ở địa phương có liên quan đến công tác trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa.
1. Sở Giao thông vận tải
- Tham mưu điều chỉnh quy hoạch mạng lưới giao thông đường thủy nội địa, quy hoạch cảng, bến thủy nội địa cho phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Rà soát, tham mưu cơ chế chính sách của tỉnh về tài chính để khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa theo Quyết định số 47/2015/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phù hợp với các điều kiện vùng, miền và địa phương theo định hướng của Bộ Giao thông vận tải.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục các tuyến đường thủy nội địa địa phương theo quy định.
- Phối hợp với Công an tỉnh và các ngành liên quan kiểm tra các dự án khai thác cát, sỏi hoặc nạo vét kết hợp tận thu sản phẩm liên quan đến tuyến, luồng đường thủy nội địa trong phạm vi quản lý của tỉnh; Đình chỉ, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác không có giấy phép, không đảm bảo an toàn giao thông đường thủy và đánh giá tác động môi trường.
- Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp với Cảnh sát giao thông tăng cường công tác quản lý, kiểm tra hoạt động của các bến khách ngang sông; đình chỉ ngay hoạt động nếu vi phạm các quy định về an toàn. Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát xử lý nghiêm các phương tiện không đăng kiểm hoặc hết hạn đăng kiểm; các phương tiện chở quá tải, quá số người quy định, không trang bị đủ các thiết bị an toàn (áo phao, dụng cụ nổi, hệ thống cứu hỏa...)
- Hướng dẫn, tổ chức đăng ký, đăng kiểm phương tiện giao thông đường thủy theo quy định.
- Nghiên cứu, phát triển bổ sung các mẫu phương tiện đường thủy nội địa đặc biệt là phương tiện vận tải hành khách có tính năng an toàn cao, phù hợp với điều kiện khai thác theo khu vực biển Quảng Ninh. Tham mưu đề án phát triển logistic, dịch vụ vận tải hàng hóa...
- Chủ trì rà soát, các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên đường thủy nội địa của tỉnh, phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định các khu vực nguy hiểm, mất ATGT trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia và luồng hàng hải, vùng nước cảng biển, đề xuất cơ quan có thẩm quyền triển khai khắc phục, xử lý tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
- Tăng cường công tác quản lý đào tạo sát hạch cấp chứng chỉ cho người điều khiển phương tiện thủy nội địa trên địa bàn tỉnh.
- Đôn đốc các địa phương rà soát, thống kê xóa bỏ bến bãi trái phép trên địa bàn, đặc biệt là bến bãi có hoạt động vận chuyển than, xít, bã sàng... các phụ phẩm ngành than.
- Tiếp tục thực hiện Cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước”, “Cảng, bến sông an toàn”, mô hình “Cụm, khu dân cư an toàn giao thông đường thủy nội địa”.
2. Công an tỉnh
- Chỉ đạo thực hiện tuyên truyền, phổ biến về quy tắc giao thông đường thủy nội địa, đặc biệt chú trọng tuyên truyền về điều khiển phương tiện phải có chứng chỉ chuyên môn, không sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện và không chở quá tải trọng theo quy định.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng thành lập các đoàn liên ngành thực hiện kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa là nguyên nhân trực tiếp gây mất an toàn giao thông, như phương tiện chở quá tải, chở quá số người quy định, không đăng ký, đăng kiểm; điều khiển phương tiện không có bằng chứng chỉ chuyên môn theo quy định; Cảng, bến cảng không có giấy phép, không đảm bảo điều kiện an toàn. Tăng cường công tác rà soát yêu cầu địa phương rà soát xóa bỏ bến bãi trái phép; Chủ trì kiểm tra điều kiện an toàn của bến khách ngang sông, bến đò. Kiểm soát tình trạng khai thác cát, sỏi, tình trạng nuôi trồng thủy, hải sản lấn chiếm hành lang trên hệ thống đường thủy nội địa.
- Phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa; tiếp tục thực hiện Cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước” giai đoạn 2016 -2020; “Cảng, bến sông an toàn”, mô hình “Cụm, khu dân cư an toàn giao thông đường thủy nội địa”.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị, địa phương nghiên cứu, đề xuất việc bố trí các khu vực, vị trí tạm giữ phương tiện thủy trên địa bàn toàn tỉnh theo quy định.
3. Sở Tài chính: Nghiên cứu đề xuất cơ chế bố trí ngân sách thường xuyên, thuộc nhiệm vụ chi của Tỉnh theo nội dung Kế hoạch, trong đó tập trung xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên đường thủy nội địa thuộc trách nhiệm của Tỉnh theo đề xuất của Sở Giao thông vận tải đảm bảo các quy định hiện hành.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, các Sở, ngành liên quan bố trí vốn đầu tư cho các dự án, nhiệm vụ theo khả năng cân đối ngân sách; ưu tiên bố trí vốn ngân sách nhà nước đầu tư xóa bỏ các điểm đen tai nạn giao thông và điểm tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa.
5. Sở Tư pháp: Phối hợp với Sở Giao thông vận tải rà soát, tham mưu hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh liên quan đến đường thủy nội địa
6. Sở Xây dựng: Phối hợp với Sở Giao thông vận tải trong việc rà soát các quy hoạch của tỉnh, của địa phương liên quan đến giao thông đường thủy nội địa; Thẩm định định mức, đơn giá áp dụng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, bảo trì đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh chưa được công bố hoặc đã được công bố nhưng chưa phù hợp với điều kiện thực tế của công trình do các Chủ đầu tư lập, trình thẩm định.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong quản lý, khai thác, vận tải, bốc xếp hàng hóa, hành khách tại các cảng bến thủy nội địa;
- Kiểm tra các dự án khai thác cát, sỏi hoặc nạo vét tuyến, luồng đường thủy nội địa kết hợp tận thu sản phẩm trong phạm vi quản lý của tỉnh; đình chỉ, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác không có giấy phép, không đảm bảo an toàn giao thông đường thủy và đánh giá tác động môi trường.
8. Sở Thông tin và Truyền thông:
- Hướng dẫn, đôn đốc Trung tâm Truyền thông tỉnh, hệ thống thông tin cơ sở và các cơ quan báo chí thường trú trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa và Cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước” giai đoạn 2016 -2020 trên địa bàn tỉnh; chương trình “Cảng, bến sông an toàn”, mô hình “Cụm, khu dân cư an toàn giao thông đường thủy nội địa”.
- Phối hợp với các sở, ngành, địa phương, Ban An toàn giao thông tỉnh trong việc cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về an toàn giao thông đường thủy trên địa bàn tỉnh.
9. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Chỉ đạo các địa phương thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu các em học sinh mặc áo phao, cặp phao, mang dụng cụ nổi khi đi đò; đưa việc chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông là một trong các tiêu chí đánh giá đạo đức học sinh; tuyên truyền việc phòng chống đuối nước trong các khối trường tiểu học và phổ thông cơ sở; quan tâm giảng dạy về Luật giao thông đường thủy, an toàn giao thông, kỹ năng sống...
10. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn:
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải xây dựng quy hoạch nuôi trồng thủy sản; thực hiện việc lắp đặt hệ thống biển báo hiệu đường thủy nội địa đối với công trình thủy lợi; đồng thời kịp thời thanh thải các công trình thủy lợi không còn sử dụng nhưng ảnh hưởng đến luồng và hành lang bảo vệ luồng.
- Kiểm tra thường xuyên việc nuôi trồng thủy, hải sản khu vực, địa bàn có ảnh hưởng đến hoạt động giao thông đường thủy nội địa.
11. Ban An toàn giao thông tỉnh:
- Tiếp tục chủ trì triển khai Cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước” giai đoạn 2016 -2020 trên địa bàn tỉnh; chương trình “Cảng, bến sông an toàn”, mô hình “Cụm, khu dân cư an toàn giao thông đường thủy nội địa”. Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức duy trì và nhân rộng mô hình “Bến đò ngang an toàn giao thông” làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn nhân dân khi đi qua đò ngang, không để xảy ra mất an toàn.
- Phối hợp với Sở Giao thông vận tải trong việc rà soát xử lý các điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông và các bất cập trên đường thủy nội địa để thực hiện xử lý kịp thời.
12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông tăng cường công tác quản lý, kiểm tra hoạt động của các bến khách ngang sông; cảng, bến khách; cảng, bến hàng hóa trên địa bàn quản lý.
- Chỉ đạo Ban An toàn giao thông địa phương đẩy công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa và Cuộc vận động xây dựng phong trào “Văn hóa giao thông với bình yên sông nước” giai đoạn 2016 -2020.
- Chủ động rà soát hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa thuộc địa phương quản lý; kịp thời phát hiện các bất cập và đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục. Xử lý dứt điểm các bến, bãi trái phép trên địa bàn; kiên quyết không để phát sinh thêm các bến bãi tự phát.
- Phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải trong việc rà soát phương tiện thủy không đăng ký, đăng kiểm; thuyền viên, người lái không có chứng chỉ để hướng dẫn yêu cầu thực hiện nghiêm các quy định về người quản lý, điều khiển phương tiện đúng pháp luật
13. Công tác thông tin, báo cáo:
- Các sở, ngành, địa phương căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, chủ động triển khai thực hiện, báo cáo kết quả thực hiện (định kỳ 6 tháng, hàng năm hoặc đột xuất) về Sở Giao thông vận tải và Ban An toàn giao thông tỉnh để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch của các sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan; tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện, đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, xử lý các vướng mắc, phát sinh liên quan trong quá trình triển khai Kế hoạch./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 79/KH-UBND năm 2019 thực hiện Quyết định 418/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Các giải pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới” do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 2Quyết định 776/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Đề án kiểm soát chất lượng dịch vụ vận tải và bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch, Đề án “Các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 3Kế hoạch 248/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án Các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 4Kế hoạch 577/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Quyết định 418/QĐ-TTg phê duyệt đề án Các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 5Nghị quyết 336/2021/NQ-HĐND quy định về nội dung chi thường xuyên hoạt động kinh tế giao thông đường thủy nội địa do địa phương quản lý do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 6Công văn 780/UBND-ĐT năm 2022 về tăng cường bảo đảm an toàn đối với hoạt động vận tải hành khách trên đường thủy nội địa do thành phố Hà Nội ban hành
- 7Kế hoạch 2419/KH-UBND về phối hợp liên ngành đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2022
- 1Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 2Quyết định 47/2015/QĐ-TTg về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 12/NQ-CP năm 2019 về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 do Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 418/QĐ-TTg năm 2019 về phê duyệt Đề án "Các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Kế hoạch 79/KH-UBND năm 2019 thực hiện Quyết định 418/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Các giải pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới” do tỉnh Thái Nguyên ban hành
- 6Quyết định 776/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch thực hiện Đề án kiểm soát chất lượng dịch vụ vận tải và bảo đảm an toàn giao thông cho khách du lịch, Đề án “Các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 7Kế hoạch 248/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án Các giải pháp đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 8Kế hoạch 43/KH-UBND về năm An toàn giao thông 2019 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 9Kế hoạch 577/KH-UBND năm 2020 về thực hiện Quyết định 418/QĐ-TTg phê duyệt đề án Các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 10Nghị quyết 336/2021/NQ-HĐND quy định về nội dung chi thường xuyên hoạt động kinh tế giao thông đường thủy nội địa do địa phương quản lý do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 11Công văn 780/UBND-ĐT năm 2022 về tăng cường bảo đảm an toàn đối với hoạt động vận tải hành khách trên đường thủy nội địa do thành phố Hà Nội ban hành
- 12Kế hoạch 2419/KH-UBND về phối hợp liên ngành đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2022
Kế hoạch 160/KH-UBND năm 2019 triển khai giải pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- Số hiệu: 160/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 18/07/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
- Người ký: Bùi Văn Khắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/07/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra