- 1Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2016 về tăng cường biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Lâm nghiệp 2017
- 3Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 4Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 3422/QĐ-BNN-TCLN năm 2020 về Kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng thực hiện Quyết định 630/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy chữa cháy do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1597/KH-UBND | Ninh Thuận, ngày 05 tháng 4 năm 2021 |
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN NĂM 2021
Thực hiện Luật Lâm nghiệp, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 30/3/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; Quyết định số 3422/QĐ-BNN-TCLN ngày 28/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 11/5/2020 của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Hiện nay, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh tiếp tục nắng nóng gay gắt và hanh khô diễn ra trên diện rộng, cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn tỉnh đang là cấp IV (cấp nguy hiểm) và theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia trong thời gian tới nắng nóng tiếp tục kéo dài, nguy cơ cháy rừng luôn tiềm ẩn ở mức độ cao.
Nhằm chủ động triển khai các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại đến tài nguyên rừng do cháy rừng gây ra, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn tỉnh năm 2021, với những nội dung sau:
1. Mục đích:
- Thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ rừng và PCCCR trên địa bàn tỉnh, giảm dần nguy cơ cháy rừng và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.
- Tăng cường sự phối hợp, nâng cao trách nhiệm về bảo vệ rừng và PCCCR của các cấp, các ngành và nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư; nâng cao năng lực chỉ huy về PCCCR của Ban Chỉ huy các cấp. Khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR, lập lại kỷ cương trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ tốt tài nguyên rừng hiện có.
- Chủ động phát hiện sớm cháy rừng, kịp thời ứng phó, huy động lực lượng triển khai phương án chữa cháy hiệu quả, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.
2. Yêu cầu:
- Cần xác định rõ công tác PCCCR là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, là trách nhiệm mọi tổ chức, cá nhân, trong đó trách nhiệm hàng đầu thuộc về cấp ủy, chính quyền các cấp và chủ rừng, là nhiệm vụ thường xuyên cần tập trung chỉ đạo thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: “chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ”; PCCCR phải lấy hoạt động phòng ngừa là chính; chủ động phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời cháy rừng.
- Đảm bảo thống nhất trong chỉ đạo, điều hành một cách khẩn trương, kịp thời trước các tình huống khi cháy rừng xảy ra trên địa bàn tỉnh. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị để kịp thời hỗ trợ, xử lý các tình huống cháy rừng xảy ra trên địa bàn.
- Lưc lượng Kiểm lâm với chức năng , nhiệm vụ và quyền hạn của mình , có trách nhiệm tham mưu cho chính quyền các cấp tổ chức thực hiện tốt công tác PCCCR trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật ; tăng cường kiểm tra , xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân vi phạm về PCCCR.
- Các chủ rừng, tổ chức... được nhà nước giao rừng , cho thuê rừng có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của chủ rừng về công tác bảo vệ rừng và PCCCR theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
1. Tổ chức, chỉ đạo công tác PCCCR:
a) Kiện toàn lực lượng và tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, Ban Chỉ huy Bảo vệ rừng và phòng cháy chữ cháy rừng (Ban Chỉ huy BVR&PCCCR) các cấp:
- Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, Ban Chỉ huy BVR&PCCCR các cấp; tổ chức phân công, phân nhiệm vụ thể rõ ràng, cụ thể cho từng thành viên để tăng cường kiểm tra, giám sát và đôn đốc công tác PCCCR tại cơ sở.
- Củng cố, thành lập thêm các đội PCCCR cơ sở; bảo đảm kinh phí, trang bị phương tiện và các điều kiện để duy trì hoạt động của các đội PCCCR cơ sở.
- Củng cố, kiện toàn nâng cao năng lực PCCCR của lực lượng kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng là lực lượng nòng cốt sẵn sàng, chủ động trong mọi tình huống cháy rừng xảy ra.
b) Kiểm tra công tác phòng cháy rừng:
- Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, Ban Chỉ huy BVR&PCCCR các cấp phải tăng cường kiểm tra thực tế và tổ chức kiểm tra (định kỳ hoặc đột xuất) hoạt động và các điều kiện cần thiết cho công tác PCCCR của các Ban Chỉ huy cấp dưới, các Hạt Kiểm lâm, các chủ rừng, Ủy ban nhân dân cấp xã nhằm đảm bảo mọi hoạt động PCCCR ở địa phương, đơn vị, cơ sở thực hiện đúng theo phương án đã xây dựng, phê duyệt và tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành.
- Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, cơ quan Kiểm lâm, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, chủ rừng trong phạm vi quản lý của mình có trách nhiệm tổ chức kiểm tra an toàn PCCCR theo chế độ định kỳ và đột xuất.
2. Công tác phòng cháy rừng (công tác phòng ngừa cháy rừng):
a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật: Tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR; nội dung tuyên truyền, giáo dục đúng quy định pháp luật nhưng phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và phù hợp cho từng lứa tuổi, từng đối tượng; chú trọng công tác phối hợp và đổi mới hình thức, chất lượng tuyên truyền, vận động nhằm khuyến khích thu hút nhiều tầng lớp Nhân dân tham gia bảo vệ rừng, PCCCR; xây dựng và bố trí các bảng nội quy bảo vệ rừng và PCCCR, biển cấm lửa tại cửa rừng, ven rừng có khả năng xảy ra cháy.
b) Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án, kế hoạch PCCCR:
- Ủy ban nhân dân huyện chủ động xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện công tác PCCCR trên địa bàn, nhằm thực hiện tốt công tác phòng cháy và chủ động ứng phó với các tình huống cháy rừng xảy ra.
- Các đơn vị chủ rừng, Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê) phải lập phương án PCCCR trên diện tích, địa bàn được giao quản lý theo quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP (hiện nay, phương án PCCCR và truy quét chống phá rừng của các đơn vị chủ rừng nhà nước,Ủy ban nhân dân các xã có rừng đã được cấp thẩm quyền phê duyệt) và tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo kịp thời, hiệu quả, đúng quy định.
- Phương án PCCCR phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy rừng và các điều kiện liên quan đến hoạt động cháy rừng; chủ rừng chịu trách nhiệm tổ chức thực tập phương án PCCCR theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
- Cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện phương án PCCCR trên địa bàn tỉnh.
c) Xác định bổ sung vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng và bổ sung lên bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng: Để chủ động trong việc huy động lực lượng, phương tiện, dụng cụ chữa cháy rừng và đề ra các biện pháp PCCCR thích hợp, hiệu quả; Ban Chỉ huy BVR&PCCCR các cấp, các chủ rừng phải tiếp tục rà soát, cập nhật, bổ sung, điều chỉnh phân vùng trọng điểm cháy rừng ngoài thực địa vào bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng đã được xác định như các khu rừng, kiểu trạng thái rừng có khả năng cháy cao (khả năng bén lửa của vật liệu cháy), các khu rừng trồng đang trong giai đoạn chăm sóc, các khu vực đang thực hiện khoanh nuôi tái sinh, các khu rừng gần nương rẫy, gần khu dân cư… để áp dụng các biện pháp PCCCR phù hợp.
d) Tổ chức theo dõi, phát hiện sớm điểm cháy, cảnh báo nguy cơ cháy rừng và trực PCCCR:
- Cơ quan thường trực PCCCR các cấp thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy rừng sớm tại Website: http://kiemlam.org.vn để kiểm tra, phát hiện sớm các điểm cháy rừng.
- Căn cứ tình hình thời tiết, khí tượng thủy văn, Chi cục Kiểm lâm xác định cấp dự báo cháy rừng của từng huyện, phối hợp Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thông tin cảnh báo cháy rừng để các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, chủ rừng, đơn vị liên quan và người dân biết, chủ động phòng ngừa, thực hiện tốt công tác PCCCR.
- Vào mùa khô khi cấp dự báo cháy rừng ở cấp III, IV, V, lực lượng kiểm lâm, các chủ rừng, Ủy ban nhân dân cấp xã và các lực lượng chức năng phải tổ chức lực lượng ứng trực 24/24h tại các vùng trọng điểm cháy và ở cơ quan; tổ chức lực lượng tuần tra, canh gác, phát hiện lửa rừng và tổ chức dập tắt kịp thời đám cháy khi mới phát sinh, không để xảy ra cháy lan, cháy lớn; bố trí lực lượng canh phòng, kiểm soát chặt chẽ người vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao. Trong những ngày nắng nóng, cấp dự báo cháy rừng ở cấp IV, V nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng lửa trong, gần rừng và đốt, xử lý thực bì trồng rừng, đốt nương làm rẫy.
đ) Xây dựng, sửa chữa, mua sắm các trang thiết bị, công trình phục vụ PCCCR:
- Tổ chức kiểm tra, rà soát tất cả các công trình phòng cháy trên địa bàn, tuyên truyền phòng cháy như: Pano, áp phích, biển cấp dự báo cháy rừng, biển cấm lửa… để sửa chữa kịp thời đảm bảo công tác tuyên truyền có hiện quả. Mua sắm trang thiết bị cần thiết đảm bảo sẵn sàng chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra như: Dao phát, can nhựa đựng nước, thiết bị âm thanh, đèn pin, máy định vị... và sửa chữa các phương tiện phục vụ PCCCR đã được duyệt.
- Phương tiện, dụng cụ PCCCR phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm cháy và địa hình ở từng vùng, từng đơn vị để trang bị các phương tiện, dụng cụ chữa cháy cho phù hợp; quan điểm nhất quán là: Do chữa cháy ở rừng thường có địa hình phức tạp, xa khu dân cư, xa đường giao thông, thiếu nước nên các phương tiện, dụng cụ phải gọn, nhẹ, dễ sử dụng và dễ vận động.
e) Tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ và diễn tập về PCCCR:
- Tổ chức tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng kiểm lâm, chủ rừng và các đội PCCCR cơ sở nhằm nâng cao năng lực cho các lực lượng tham gia công tác PCCCR.
- Tổ chức diễn tập theo phương án PCCCR (đã được phê duyệt) cho từng khu vực rừng có khả năng xảy ra cháy.
a) Nguyên tắc chữa cháy rừng:
- Thực hiện phương châm bốn tại chỗ: “chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ”.
- Dập tắt lửa phải khẩn trương, kịp thời và triệt để; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài nguyên rừng; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, phương tiện và tài sản của Nhân dân, nhà nước.
- Chỉ đạo, chỉ huy thống nhất; phối hợp chặt chẽ các lực lượng tham gia chữa cháy rừng.
b) Báo cháy và tổ chức lực lượng chữa cháy rừng:
- Người phát hiện cháy rừng phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho mọi người xung quanh được biết và cho một hoặc các đơn vị sau đây: Chủ rừng, đội PCCCR nơi gần nhất; cơ quan Kiểm lâm hoặc cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ nơi gần nhất; chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an, Quân đội nơi gần nhất.
- Cơ quan, đơn vị khi nhận được tin báo về cháy rừng xảy ra trong địa bàn được phân công quản lý phải nhanh chóng huy động lực lượng, phương tiện đến tổ chức chữa cháy, đồng thời báo cho các cơ quan, đơn vị cần thiết khác biết để chi viện chữa cháy; trường hợp cháy rừng xảy ra ngoài địa bàn được phân công quản lý thì sau khi nhận được tin báo cháy phải bằng mọi cách nhanh chóng báo cho các cơ quan, đơn vị quản lý địa bàn nơi xảy ra cháy biết để xử lý và tham gia chữa cháy rừng.
- Người có mặt tại nơi xảy ra cháy rừng phải tìm mọi biện pháp để ngăn chặn cháy lan và dập cháy; người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy. Trường hợp nguy cơ xảy ra cháy lớn, lan rộng, vượt khả năng cứu chữa của lực lượng tại chỗ thì người chỉ huy chữa cháy cao nhất báo cáo lên Ban Chỉ huy PCCCR cấp trên để được hỗ trợ lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy rừng.
- Chủ rừng và các lực lượng công an, kiểm lâm, quân đội, dân quân tự vệ, cơ quan hữu quan khác có nhiệm vụ chữa cháy và tham gia chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
- Việc huy động lực lượng, phương tiện và tài sản để chữa cháy rừng, chỉ huy chữa cháy rừng, tình thế cấp thiết được sử dụng quyền quyết định phá, dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản khi chữa cháy rừng thực hiện theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
c) Kỹ thuật chữa cháy rừng:
- Khi chữa cháy rừng, tùy đặc điểm của khu vực, tính chất và quy mô của đám cháy người chỉ huy cho áp dụng biện pháp phù hợp để tổ chức chữa cháy. Người tham gia chữa cháy cần xác định rõ phương pháp mà người chỉ huy đưa ra để thực hiện cho đúng nhằm mục đích đảm bảo an toàn và mang hiệu quả cao. Có thể gom nhóm thành 02 phương pháp:
Chữa cháy gián tiếp: Sử dụng công cụ, phương tiện dọn sạch vật liệu để tạo ra những băng trắng nhằm làm tắt hoặc suy yếu ngọn lửa khi lan đến hoặc đốt chặn có kiểm soát hoặc đào kênh, mương, rãnh để ngăn lửa cháy lan…. Biện pháp này thường áp dụng với đám cháy tán, cháy lớn, nơi có địa hình phức tạp, có dấu hiệu còn sót bom - mìn, có nguy cơ gây nguy hiểm cho người trực tiếp tiếp cận đám cháy.
Chữa cháy trực tiếp: Sử dụng tất cả các phương tiện, công cụ từ thủ công đến cơ giới hiện đại, như: Cành cây, bình tưới nước, máy bơm phun nước, máy thổi gió, rựa, dao phát, đòn dập... tác động trực tiếp vào đám cháy để dập tắt lửa. Áp dụng đối với đám cháy có diện tích nhỏ, cháy lướt trên mặt đất, tại những vị trí được xác định là tương đối an toàn cho người chữa cháy.
- Dù là chữa cháy trực tiếp hay gián tiếp thì sau khi ngọn lửa tắt đều phải tiến hành trực tiếp đi kiểm tra lại hiện trường và dập tắt hẳn các tàn lửa để tránh ngọn lửa bùng phát, cháy lại.
d) An toàn lao động khi chữa cháy rừng: Trong quá trình chữa cháy rừng đảm bảo an toàn theo thứ tự ưu tiên: người, tài sản, các công trình, phương tiện, thiết bị tham gia chữa cháy rừng; đồng thời chuẩn bị tốt các trang bị bảo hộ, nước uống, thuốc cứu thương... Những trường hợp bị thương phải được sơ cứu, cấp cứu kịp thời.
đ) Khắc phục hậu quả, xử lý sau cháy rừng:
- Chủ rừng xác định mức độ rừng bị thiệt hại sau khi cháy, thống kê và báo cáo cơ quan Kiểm lâm, chính quyền địa phương sở tại và các đơn vị liên quan; căn cứ mức độ thiệt hại, chủ rừng xác định và thực hiện các giải pháp phục hồi rừng sau khi cháy gồm: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung hoặc trồng rừng mới.
- Cơ quan Kiểm lâm sở tại phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền mức độ thiệt hại, giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ thiệt hại; đồng thời tổ chức xác định nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng, mức độ thiệt hại và xử lý theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức hỗ trợ vật chất, tinh thần, đề nghị xét công nhận chính sách cho những người bị tai nạn trong quá trình chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiện toàn và tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững để chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các địa phương, các cơ quan, đơn vị và các chủ rừng trong việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, phương án PCCCR trên toàn tỉnh.
- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm:
Tổ chức theo dõi, dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng của tỉnh (thông qua hệ thống cảnh báo cháy sớm của Cục Kiểm lâm); tổ chức theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết tại các khu rừng có khả năng xảy ra cháy, tiếp nhận tổng hợp tình hình, xử lý mọi thông tin về công tác PCCCR; sẵn sàng huy động lực lượng, phương tiện tham gia bảo vệ rừng và PCCCR trong mọi tình huống; đề xuất những phương án, xử lý cháy rừng hiệu quả.
Tăng cường phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCCR; xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả quy chế phối hợp giữa các lực lượng trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR.
Triển khai thực hiện các hạng mục, công trình PCCCR đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; trong suốt mùa khô phải bố trí lực lượng trực PCCCR 24/24h trong ngày và tổ chức lực lượng tuần tra, canh gác nhằm phát hiện sớm các điểm cháy rừng; chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ chữa cháy rừng để tham gia chữa cháy rừng khi có cháy rừng xảy ra.
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, đơn vị, chủ rừng thực hiện nghiêm, quyết liệt các biện pháp PCCCR; tổ chức điều tra, kiểm tra xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về PCCCR, đồng thời biểu dương, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR.
Chỉ đạo Hạt Kiểm lâm cấp huyện tăng cường công tác tham mưu cho cấp chính quyền cơ sở thực hiện công tác PCCCR; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ cập kiến thức về PCCCR cho Nhân dân ở trong rừng, ven rừng về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác BVR, PCCCR; hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện phương án PCCCR của chủ rừng và Ủy ban nhân dân cấp xã được giao quản lý rừng; tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát việc xử lý thực bì trong canh tác nương rẫy trên địa bàn quản lý; tổ chức lực lượng tuần tra, canh gác nhằm phát hiện sớm các điểm cháy rừng.
- Chỉ đạo lực lượng kiểm lâm và các đơn vị chủ rừng tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ rừng, PCCCR đảm bảo hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.
- Theo dõi, đôn đốc, tổng hợp kết quả triển khai các biện pháp bảo vệ rừng và PCCCR trên địa bàn tỉnh của các cấp, ngành, đơn vị liên quan, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Công an tỉnh: Thực hiện tốt quy chế phối hợp trong bảo vệ rừng, PCCCR; chỉ đạo lực lượng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, các phòng nghiệp vụ, Công an cấp huyện, xã tăng cường phối hợp với lực lượng Kiểm lâm, chính quyền địa phương để kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc địa phương, chủ rừng thực hiện nghiêm các biện pháp PCCCR; sẵn sàng lực lượng, phương tiện, chỉ huy chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra; phối hợp điều tra làm rõ nguyên nhân, đối tượng gây cháy rừng để xử lý theo đúng quy định của pháp luật; có kế hoạch tổ chức các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ thuật PCCCR cho lực lượng chuyên trách và dân phòng.
3. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh: Thực hiện tốt quy chế phối hợp trong bảo vệ rừng, PCCCR; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm lâm, cấp ủy và chính quyền các cấp tổ chức lực lượng, phương tiện, trang thiết bị PCCCR, đảm bảo kịp thời xử lý các tình huống cháy rừng xảy ra; đối với lực lượng dân quân tự vệ nơi có rừng phải xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên và là lực lượng nòng cốt giúp chính quyền cơ sở, hỗ trợ cho lực lượng kiểm lâm, chủ rừng trong các hoạt động tuần tra, bảo vệ rừng, truy quét chống phá rừng, PCCCR tại địa phương.
4. Ủy ban nhân dân cấp huyện:
- Tăng cường và chịu trách nhiệm đối với công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.
- Chủ động xây dựng kế hoạch triển khai, thực hiện công tác PCCCR trên địa bàn, nhằm thực hiện tốt công tác phòng cháy và chủ động ứng phó với các tình huống cháy rừng xảy ra; rà soát, kiện toàn và tăng cường hoạt động của Ban Chỉ huy BVR&PCCCR cấp huyện và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
- Chỉ đạo UBND các xã, các phòng chuyên môn và các đơn vị liên quan, tập trung thực hiện có hiệu quả công tác PCCCR; tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc, giám sát UBND các xã, chủ rừng thực hiện nghiêm túc công tác PCCCR, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, đơn vị trong mùa khô; kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về PCCCR theo thẩm quyền, đồng thời biểu dương, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR.
- Chỉ đạo các ban, ngành, hội, đoàn thể của huyện, UBND cấp xã và chủ rừng trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng, PCCCR sâu rộng trong mọi tầng lớp Nhân dân; xây dựng phong trào toàn dân tham gia hoạt động bảo vệ rừng, PCCCR; tiếp nhận thông tin và kịp thời thông báo cấp dự báo cháy rừng trên Đài Phát thanh và Truyền hình huyện, hệ thống loa phát thanh của xã, thôn, tuyên truyền lưu động và các hình thức khác nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác PCCCR của chủ rừng, Nhân dân; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, dụng cụ, hậu cần, kinh phí để chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ; sẵn sàng phương án thực hiện sơ tán dân khi cấp thiết, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, phương tiện và tài sản của Nhân dân, nhà nước.
5. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí đảm bảo cho các Sở, ngành, địa phương, cơ quan kiểm lâm và chủ rừng tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR theo quy định.
6. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Ninh Thuận, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan tăng cường biên tập các tin, bài tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ rừng và PCCCR; trong những ngày nắng nóng cao điểm của mùa khô cần tăng thời lượng phát các bản tin tuyên truyền, dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng để chính quyền các cấp, chủ rừng và người dân thực hiện công tác PCCCR đạt hiệu quả cao nhất; tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm quy định của Nhà nước về bảo vệ, phát triển rừng và hướng dẫn các biện pháp PCCCR, đặc biệt là việc xử lý thực bì trong canh tác nương rẫy.
7. Ủy ban nhân dân cấp xã (UBND các huyện sao y và chuyển Kế hoạch này đến UBND các xã có rừng):
- Rà soát, kiện toàn Ban Chỉ huy BVR&PCCCR cấp xã; phối hợp với chủ rừng củng cố các đội PCCCR cơ sở.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức về PCCCR, bảo vệ rừng cho Nhân dân trong xã; duy trì chế độ thường trực PCCCR tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, nhất là những ngày nắng nóng cao điểm dễ xảy ra cháy rừng để tiếp nhận thông tin, phát hiện sớm các điểm cháy rừng.
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc chủ rừng, các đội PCCCR cơ sở thực hiện phương án PCCCR theo quy định; tổ chức bảo vệ diện tích rừng, đất rừng đang quản lý. Nghiêm cấm việc đốt lửa, sử dụng lửa trong rừng, ven rừng vào những ngày nắng nóng cao điểm khi cấp dự báo cháy rừng ở cấp IV, V.
- Chủ động lực lượng, phương tiện, dụng cụ và trang thiết bị PCCCR theo phương châm 4 tại chỗ. Khi có cháy rừng xảy ra phải tổ chức huy động lực lượng chữa cháy kịp thời, không để đám cháy lan ra diện rộng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, Ban Chỉ huy BVR&PCCCR cấp huyện khi vụ cháy rừng vượt quá khả năng của xã; chỉ đạo lực lượng Công an xã và Kiểm lâm địa bàn tăng cường công tác phối hợp trong kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm công tác phòng cháy để xảy ra cháy rừng trên địa bàn quản lý.
8. Các Chủ rừng:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện nghiêm các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về PCCCR theo quy định tại Mục III, Điều 53, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện phương án PCCCR đối với khu vực rừng quản lý; chủ động rà soát các phương án PCCCR đã xây dựng, xác định cụ thể những vùng trọng điểm có nguy cơ cháy rừng cao để bố trí nguồn nhân lực, vật lực sẵn sàng ngăn chặn và xử lý kịp thời các nguy cơ cháy rừng, hạn chế thấp để xảy ra cháy rừng; khi cháy rừng xảy ra phải kịp thời xử lý, không để cháy rừng lan ra diện rộng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do cháy rừng gây ra.
- Tổ chức tốt lực lượng, phương tiện cho công tác PCCCR trên diện tích được nhà nước giao, cho thuê; tổ chức lực lượng ứng trực 24/24h trong suốt mùa hanh khô; bố trí lực lượng canh phòng, kiểm soát chặt chẽ người vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao. Trong những ngày nắng nóng, cấp dự báo cháy rừng ở cấp IV, V nghiêm cấm mọi hành vi sử dụng lửa trong, gần rừng và đốt, xử lý thực bì trồng rừng, đốt nương làm rẫy.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy và chữa cháy rừng; huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng; thành lập, quản lý và duy trì hoạt động của tổ, đội phòng cháy và chữa cháy rừng.
- Chấp hành nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo định kỳ và đột xuất trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR về các cơ quan chức năng theo quy định.
9. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội tỉnh: Đề nghị tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và Nhân dân tham gia các hoạt động PCCCR; giám sát việc thực hiện nhiệm vụ PCCCR tại các địa phương, đơn vị; kịp thời biểu dương “người tốt, việc tốt” trong công tác PCCCR.
Căn cứ nội dung kế hoạch, các Sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan khẩn trương tập trung chỉ đạo và nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả, đúng quy định. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Công văn 4835/UBND-NC năm 2020 về thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng do thành phố Hà Nội ban hành
- 2Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô hanh 2020-2021 do tỉnh Yên Bái ban hành
- 3Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2020-2021 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 4Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 5Quyết định 855/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Thừa Thiên Huế
- 1Chỉ thị 10/CT-TTg năm 2016 về tăng cường biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Lâm nghiệp 2017
- 3Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 4Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Công văn 4835/UBND-NC năm 2020 về thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng do thành phố Hà Nội ban hành
- 6Quyết định 3422/QĐ-BNN-TCLN năm 2020 về Kế hoạch phòng cháy chữa cháy rừng thực hiện Quyết định 630/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết về tiếp tục hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy chữa cháy do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô hanh 2020-2021 do tỉnh Yên Bái ban hành
- 8Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2020-2021 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 9Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 10Quyết định 855/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tỉnh Thừa Thiên Huế
Kế hoạch 1597/KH-UBND triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận năm 2021
- Số hiệu: 1597/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 05/04/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
- Người ký: Lê Huyền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/04/2021
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định