Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 157/KH-UBND | Hà Giang, ngày 28 tháng 5 năm 2019 |
Thực hiện Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng; Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 của Quốc hội. UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện đo đạc ranh giới đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh và đất của các Ban Quản lý rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang, cụ thể như sau:
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý đối với đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông, lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng. Thông qua việc rà soát hiện trạng sử dụng đất nắm chắc diện tích đất của các đơn vị đang quản lý sử dụng; kiểm tra, kiểm soát, thanh tra việc tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai để quản lý đất đai có hiệu quả và bền vững theo đúng quy định của pháp luật.
Hoàn thành việc rà soát, xác định nguồn gốc sử dụng đất, phân định ranh giới thực tế của các đối tượng đang sử dụng; xác định cụ thể phần diện tích các nông lâm nghiệp, Ban Quản lý rừng đang quản lý, sử dụng tại địa phương. Hoàn thiện thủ tục, hồ sơ giao đất, giao rừng, cho thuê đất đồng bộ, thống nhất với ranh giới đất trên thực địa; đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường theo kế hoạch được duyệt.
3.1. Rà soát, xác định ranh giới đất của các Ban Quản lý rừng
- Xác định ranh giới, lập bản mô tả đặc trưng vị trí các điểm cắm mốc và hướng tuyến của đường ranh giới sử dụng đất của các Ban Quản lý rừng và ranh giới sử dụng đất của các hộ dân để làm căn cứ đo đạc, cắm mốc theo đúng thiết kế được phê duyệt, nhất là các lô, khoảnh đất do các Ban Quản lý rừng quản lý nhưng thực trạng không liền lô, liền khoảnh, đan xen vào đất của các hộ dân đang quản lý sử dụng.
- Đối với diện tích nằm trong diện đưa vào quản lý theo thiết kế được phê duyệt là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng nhưng hiện nay do hộ dân lấn chiếm làm rừng của hộ gia đình, làm nương, làm nhà ở thì phải đo đạc lập bản đồ chi tiết để xây dựng cơ sở dữ liệu và lập phương án quản lý.
- Đối với diện tích đất nằm trong vùng lõi theo quy định thuộc đất rừng của Ban Quản lý, nhưng trước đây các huyện đã cấp Giấy chứng nhận QSD đất cho hộ gia đình cá nhân, theo thiết kế cắt trả địa phương thì lập bản đồ địa chính, biến động chuẩn hóa bản đồ, gắn tọa độ theo từng thửa đất có chủ hộ quản lý để làm căn cứ chỉnh lý biến động, cấp đổi Giấy chứng nhận QSD đất xây dựng dữ liệu địa chính theo quy định.
- Đối với diện tích không liền khu, liền khoảnh mà theo thiết kế cắt trả địa phương, nhưng hiện trạng là do các hộ dân lấn chiếm và đang quản lý sử dụng, chưa được huyện cấp Giấy chứng nhận QSD đất thì đo đạc lập bản đồ địa chính chi tiết, quy chủ quản lý để làm căn cứ xây dựng phương án quản lý, giao đất, cho thuê đất theo quy định...
3.2. Cấp Giấy chứng nhận, chỉnh lý hồ sơ địa chính
- Giám đốc, người đại diện theo pháp luật của các công ty nông lâm nghiệp, Ban Quản lý rừng nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận (hồ sơ kỹ thuật do đơn vị tư vấn đo đạc thực hiện giúp), nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai.
- Văn phòng đăng ký đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm thực hiện các thủ tục về đất đai và Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận.
3.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
Sau khi hoàn thành việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính để quản lý và giao nộp tài liệu cho các cấp và các đơn vị quản lý sử dụng theo quy định hiện hành.
Giai đoạn từ 2019-2021 tiến hành rà soát, lập hồ sơ ranh giới, mốc giới và đo đạc lập bản đồ địa chính đất của các Ban Quản lý rừng;
Giai đoạn từ năm 2022-2023 tiến hành lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận, chỉnh lý hồ sơ địa chính cho của các huyện có Ban Quản lý rừng;
Giai đoạn 2024-2025 tiến hành xây dựng dữ liệu địa chính bàn giao tài liệu và tổng kết đề án “Tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, các Ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang” được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 261/QĐ-UBND ngày 07/02/2018.
(Có lịch trình thực hiện chi tiết kèm theo)
5.1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND các huyện có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này. Hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện bảo đảm tiến độ của Thiết kế kỹ thuật được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 931/QĐ-UBND ngày 19/5/2019.
5.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, phối hợp chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường trong quá trình triển khai thực hiện; chỉ đạo các Ban Quản lý rừng đặc dụng phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện và các cơ quan cấp huyện trong quá trình thực hiện và chuẩn bị các tài liệu, bản đồ có liên quan đến việc giao đất, giao rừng của đơn vị mình cung cấp cho đơn vị thi công; thực hiện rà soát đất đai theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường.
5.3. Sở Tài chính bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo hoàn thành theo Nghị quyết của Quốc hội; hướng dẫn một số nội dung liên quan về thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với các công ty nông, lâm nghiệp; Ban Quản lý rừng sau khi rà soát.
5.4. Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo các ngành liên quan như Nông nghiệp, Tài nguyên và Môi trường, Kiểm lâm, Tài chính ...các đơn vị sử dụng đất trên địa bàn huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo tiến độ, nghiệp vụ chuyên môn của Sở Tài nguyên và Môi trường. Chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã và đơn vị thi công triển khai nhiệm vụ trên địa bàn từng xã; đồng thời phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong quá trình chỉ đạo thi công, giám sát tiến độ, chất lượng; kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm, thẩm định hồ sơ trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tổ chức tiếp nhận, lưu trữ, bảo quản hồ sơ theo quy định. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng phương án tăng cường quản lý đất đai đối với toàn bộ diện tích đất của các tổ chức nông lâm nghiệp và xây dựng phương án sử dụng quỹ đất do các tổ chức nông, lâm nghiệp trả về địa phương.
5.5. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức công tác tuyên truyền về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của kế hoạch này và Đề án Tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, các Ban Quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định 261/QĐ-UBND ngày 07/02/2018, đến toàn bộ nhân dân trên địa bàn xã mình.
- Tổ chức họp cán bộ chủ chốt cấp xã, họp dân đến từng thôn, bản để thông qua nội dung kế hoạch thi công chi tiết và quán triệt chương trình, mục đích và ý nghĩa của công tác rà soát, xác định ranh giới, đo đạc lập bản đồ địa chính để cán bộ và mọi người dân nắm được và tự giác tham gia trong việc xác định mốc giới, ranh giới thừa đất đang quản lý và sử dụng ngoài thực địa;
- Phân công cán bộ phối hợp, theo dõi thường xuyên trong suốt quá trình đơn vị tư vấn thi công triển khai thực hiện; chủ động phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan cấp huyện và đơn vị tư vấn giải quyết kịp thời những mâu thuẫn, tranh chấp, lấn chiếm đất đai và những vướng mắc khác phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện;
- Phối hợp chặt chẽ với đơn vị thi công trong suốt quá trình thực hiện nội dung công việc ở xã; phối hợp với các phòng chuyên môn của Sở và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện thẩm định hồ sơ do đơn vị thi công thực hiện; chỉ đạo cán bộ làm công tác địa chính tham gia giám sát quá trình thi công và nghiệm thu sản phẩm và tổ chức tiếp nhận, lưu trữ, bảo quản hồ sơ theo quy định.
5.6. Ban Quản lý rừng, các công ty nông, lâm nghiệp và đơn vị chủ quản.
- Chuẩn bị các tài liệu, bản đồ có liên quan đến việc giao đất, giao rừng, cho thuê đất, thu hồi đất của đơn vị mình cung cấp cho đơn vị thi công;
- Thực hiện rà soát đất đai theo hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường, xây dựng phương án sử dụng đất trình UBND tỉnh phê duyệt, để triển khai các công việc liên quan trong kế hoạch;
- Cử người tham gia phối hợp với đơn vị tư vấn thi công từ đầu đến khi hoàn thành công tác xác định ranh giới, đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp đổi Giấy chứng nhận và xác nhận hồ sơ ranh giới theo trách nhiệm, theo thẩm quyền;
- Phối hợp với chính quyền địa phương, đơn vị thi công xác định hiện trạng ranh giới đang quản lý, sử dụng đất của đơn vị mình và phần đất trả về địa phương; phối hợp giải quyết các vướng mắc về ranh giới trong quá trình thực hiện;
- Kê khai, đăng ký đất đai, đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
- Tiếp nhận các sản phẩm liên quan đến đơn vị mình để lưu giữ, quản lý, khai thác, sử dụng đúng quy định.
5.7. Các đơn vị tư vấn thi công, công trình
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã để tuyên truyền, phổ biến nội dung về rà soát, xác định ranh giới, đo đạc lập bản đồ địa chính cho các tổ chức nông, lâm nghiệp theo địa bàn từng xã đến từng thôn, bản, ... để người dân có đất liên quan đến ranh giới tổ chức nông, lâm nghiệp biết và thực hiện xác nhận ranh giới và phản ánh các tồn tại, vướng mắc liên quan (nếu có). Bố trí lực lượng và trang thiết bị máy móc chủ động liên hệ với chính quyền địa phương để thực hiện việc xác định mốc giới, ranh giới thửa đất ngoài thực địa, đo đạc.
- Phản ánh kịp thời những vướng mắc, khó khăn trong quá trình rà soát ranh giới, đo đạc, kê khai đăng ký cấp Giấy chứng nhận về Sở Tài nguyên và Môi trường để được hướng dẫn, chỉ đạo giải quyết.
5.8. Hàng năm trước ngày 15/12, Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đã được phê duyệt trước; những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện và đề xuất hướng giải quyết về UBND tỉnh xem xét quyết định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN ĐO ĐẠC RANH GIỚI ĐẤT ĐAI CÓ NGUỒN GỐC TỪ CÁC NÔNG, LÂM TRƯỜNG QUỐC DOANH
(Kèm theo Kế hoạch số: 157/KH-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2019 của UBND tỉnh Hà Giang)
STT | Nội dung thực hiện | Thời gian | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Kết quả công việc |
1 | Triển khai kế hoạch, tại UBND các huyện có đất của các công ty nông lâm nghiệp và BQL rừng | Quý II/2019 | Sở TNMT | Sở NN&PTNT, UBND các huyện, UBND các xã; các Công ty nông, lâm nghiệp và Ban Quản lý rừng, các đơn vị sử dụng đất có liên quan | Phổ biến Kế hoạch triển khai việc đo đạc ranh giới đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định số 118/2014/NĐ-CP, và đất của các Ban Quản lý rừng trên địa bàn tỉnh |
2 | Chuẩn bị tài liệu cung cấp các thông tin có liên quan đến ranh giới sử dụng đất | Quý II- III/2019 | Công ty nông, lâm nghiệp và BQL rừng | Sở TNMT, Sở NN&PTNT, UBND các huyện, các đơn vị tư vấn đo đạc bản đồ | Các tài liệu có liên quan như bản đồ giao đất, giao rừng... |
3 | Xác định đường ranh giới, vị trí cắm mốc và các điểm đặc trưng | Quý IV/2019 | Đơn vị đo đạc | Công ty nông, lâm nghiệp; Ban Quản lý rừng; UBND các xã | Bản đồ lên các vị trí |
4 | Lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất | Quý I/2020 | Đơn vị đo đạc | Công ty nông, lâm nghiệp; Ban Quản lý rừng; UBND các xã | Hồ sơ bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất |
5 | Cắm mốc ranh giới bao gồm (Đúc, chôn mốc, vẽ sơ đồ vị trí); đo tọa độ; tính toán (GPS) | Quý II, III/2020 | Đơn vị đo đạc | Công ty nông, lâm nghiệp; Ban Quản lý rừng; UBND các xã | Mốc cắm ngoại thực địa |
6 | Đo đạc lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo trực tiếp tại thực địa | Quý IV/2020 đến quý III/2021 | Đơn vị đo đạc | Công ty nông, lâm nghiệp; Ban Quản lý rừng; UBND các xã | Bản đồ địa chính |
7 | Kiểm tra sản phẩm thực hiện | Quý IV/2021 | Sở TNMT | UBND các huyện, UBND các xã; các Công ty nông, lâm nghiệp và Ban Quản lý rừng | Sản phẩm đưa vào sử dụng |
8 | Đăng ký kê khai, lập hồ sơ cấp GCNQSD đất | Quý I/2022 đến quý III/2023 | Đơn vị đo đạc | Văn phòng đăng ký đất đai; Công ty nông, lâm nghiệp; Ban Quản lý rừng; UBND các xã | Hồ sơ cấp GCN |
9 | Thẩm định hồ sơ xin cấp GCN và trình ký GCN cho các tổ chức | Quý IV/2023 | VPĐK đất đai; | Đơn vị đo đạc Công ty nông, lâm nghiệp; Ban Quản lý rừng; UBND các xã | Văn bản thẩm định, In và trao Giấy CNQSD đất cho các đơn vị |
10 | Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính | Quý I-IV/2024 | Đơn vị đo đạc | Văn phòng đăng ký đất đai | Dữ liệu địa chính |
11 | Báo cáo kết quả thực hiện | Trước 15/12 hàng năm | Sở TNMT | Các đơn vị có liên quan | Báo cáo khối lượng công việc đã thực hiện và những khó khăn vướng mắc |
12 | Bàn giao tài liệu và tổng kết Đề án được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 261/QĐ-UBND ngày 07/02/2018. | 2025 | Sở TNMT | UBND huyện, UBND xã, các Công ty nông lâm nghiệp và các Ban Quản lý rừng | Sản phẩm hồ sơ địa chính |
- 1Quyết định 1559/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án tăng cường quản lý đối với đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 2Quyết định 3495/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh, hạng mục: cắm mốc ranh giới sử dụng đất; lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất cho Ban quản lý rừng, Khu bảo tồn, Vườn quốc gia, Công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 3Quyết định 728/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh do các công ty nông, lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP, Ban quản lý rừng và các tổ chức khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 4Quyết định 313/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt đề án Tăng cường quản lý đối với đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 5Kế hoạch 111/KH-UBND năm 2020 thực hiện Nghị quyết 22/NQ-CP về ổn định dân di cư tự do và quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường do tỉnh Sơn La ban hành
- 6Quyết định 4163/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án tăng cường quản lý đối với đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 1Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp
- 2Nghị quyết 112/2015/QH13 về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng do Quốc hội ban hành
- 3Chỉ thị 11/CT-TTg năm 2016 thực hiện Nghị quyết 112/2015/NQ-QH13 về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác sử dụng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1559/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án tăng cường quản lý đối với đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 5Quyết định 3495/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh, hạng mục: cắm mốc ranh giới sử dụng đất; lập hồ sơ ranh giới sử dụng đất cho Ban quản lý rừng, Khu bảo tồn, Vườn quốc gia, Công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 6Quyết định 728/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Đề án tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông, lâm trường quốc doanh do các công ty nông, lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP, Ban quản lý rừng và các tổ chức khác, hộ gia đình, cá nhân sử dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 7Quyết định 313/QĐ-UBND năm 2020 về phê duyệt đề án Tăng cường quản lý đối với đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 8Kế hoạch 111/KH-UBND năm 2020 thực hiện Nghị quyết 22/NQ-CP về ổn định dân di cư tự do và quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường do tỉnh Sơn La ban hành
- 9Quyết định 4163/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án tăng cường quản lý đối với đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh hiện do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP, ban quản lý rừng và các tổ chức sự nghiệp khác trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Kế hoạch 157/KH-UBND năm 2019 triển khai đo đạc ranh giới đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường quốc doanh không thuộc diện sắp xếp lại theo Nghị định 118/2014/NĐ-CP và đất của các Ban Quản lý rừng trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- Số hiệu: 157/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 28/05/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
- Người ký: Nguyễn Minh Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra