Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 156/KH-UBND | Lạng Sơn, ngày 12 tháng 9 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “XÃ HỘI HÓA CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VÀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ GIAI ĐOẠN 2017 – 2021” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
Thực hiện Kế hoạch số 215/KH-HLGVN ngày 10/8/2017 của Hội Luật gia Việt Nam về triển khai thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác giáo dục, phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2012-2016” đến năm 2021; Kế hoạch số 113/KH-UBND ngày 20/6/2017 của UBND tỉnh về việc triển khai Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Triển khai thực hiện nghiêm túc Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017-2021”, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 ban hành kèm theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
b) Phát huy vai trò của các cấp Hội Luật gia, các tổ chức và cá nhân tham gia xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý trên địa bàn của tỉnh.
c) Tăng cường phối hợp giữa các cấp Hội Luật gia với các cơ quan nhà nước, Đoàn Luật sư, các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp thúc đẩy công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý.
2. Yêu cầu
a) Bám sát mục tiêu và các nhiệm vụ của Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021, các quan điểm, nội dung và yêu cầu của “Đề án Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2012-2016”; kế thừa những kết quả đã đạt được trong giai đoạn 2013-2016, xác định rõ nội dung công việc, tiến độ thực hiện, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý.
b) Huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp Hội và hội viên Hội Luật gia; tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan trong quá trình tổ chức thực hiện Đề án.
c) Kết hợp lồng ghép các hoạt động của Đề án với các chương trình, đề án, kế hoạch khác đang được triển khai tại Hội Luật gia, các cơ quan, tổ chức, địa phương về phổ biến, giáo dục pháp luật.
II. NỘI DUNG
1. Xây dựng mô hình tổ chức hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý của Hội Luật gia tại cơ sở, gắn với chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của từng chủ thể để tổng kết, rút kinh nghiệm nhân rộng trong toàn hệ thống
a) Tiến hành khảo sát, đánh giá các mô hình, thiết chế thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý tại cơ sở; thực hiện lồng ghép, hỗ trợ hoạt động, huy động sự tham gia của hội viên Hội Luật gia các cấp, hội viên các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý miễn phí, phát huy trách nhiệm xã hội của lực lượng này.
- Cơ quan chủ trì: Hội Luật gia tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2017 và những năm tiếp theo
b) Nghiên cứu xây dựng mô hình phù hợp tại các đơn vị trực thuộc để thực hiện các hoạt động truyền thông pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý miễn phí cho nhân dân.
- Cơ quan chủ trì: Hội Luật gia tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2017 và những năm tiếp theo
2. Đánh giá tình hình thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm tư vấn pháp luật thuộc Hội Luật gia tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, chính trị xã hội - nghề nghiệp, xã hội - nghề nghiệp (nếu có) để đánh giá tính hiệu quả, thiết thực của hoạt động.
- Cơ quan chủ trì: Hội Luật gia tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2017 và những năm tiếp theo.
3. Nâng cao năng lực cho các cấp hội, các tổ chức xã hội trong các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý
a) Biên soạn, xuất bản và cung cấp các tài liệu bổ trợ về phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho các tổ chức xã hội, với nội dung gắn với đặc thù chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của từng tổ chức.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Hội Luật gia tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2017 và những năm tiếp theo.
b) Tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho các luật gia, cán bộ tư vấn của các tổ chức chính trị - xã hội, chính trị - xã hội - nghề nghiệp, xã hội - nghề nghiệp và cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các tổ chức này.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp
- Cơ quan phối hợp: Hội Luật gia tỉnh; các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2017 và những năm tiếp theo.
4. Tăng cường hoạt động phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác để thúc đẩy các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý
a) Xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và các tổ chức xã hội khác để triển khai hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý.
- Cơ quan thực hiện: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2017 và những năm tiếp theo
b) Xây dựng, ban hành và phổ biến các bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp cho thành viên của các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, trong đó xác định các tiêu chí về nghĩa vụ thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, nhằm phát huy trách nhiệm xã hội của lực lượng tư vấn viên pháp luật, luật sư, luật gia và các đối tượng có liên quan tham gia hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý.
- Cơ quan thực hiện: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2017 - 2018.
c) Tổ chức các hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân ở cơ sở. Biên soạn tờ gấp pháp luật với nội dung ngắn gọn để phát miễn phí cho nhân dân.
- Cơ quan thực hiện: Hội Luật gia tỉnh Lạng Sơn.
- Thời gian thực hiện: Năm 2017 và những năm tiếp theo.
d) Các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, chính trị - xã hội - nghề nghiệp, xã hội - nghề nghiệp thường xuyên tổ chức triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý cho hội viên của các tổ chức nói riêng và cho nhân dân nói chung với hình thức phù hợp từng đối tượng, địa bàn, đa dạng hóa các hình thức, đảm bảo thiết thực, hiệu quả.
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí triển khai Đề án và các nhiệm vụ của Kế hoạch này thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Hằng năm, Hội luật gia tỉnh xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Đề án trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Hội Luật gia tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan để triển khai thực hiện Đề án, có trách nhiệm:
- Tổ chức triển khai thực hiện Đề án, xây dựng Kế hoạch thực hiện hằng năm và cả giai đoạn;
- Lập kế hoạch kinh phí thực hiện Đề án hằng năm theo định mức được phê duyệt.
- Định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả triển khai thực hiện Đề án báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Tư pháp để tổng hợp chung) và Hội Luật gia Việt Nam trước ngày 25/11 theo quy định.
2. Sở Tư pháp
- Phối hợp với Hội Luật gia tỉnh hướng dẫn việc triển khai thực hiện Đề án; chủ trì nghiên cứu biên soạn và cung cấp các tài liệu bổ trợ về phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý cho các tổ chức xã hội; tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho cán bộ tư vấn của các trung tâm tư vấn pháp luật trực thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các tổ chức này.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức thực hiện các nội dung liên quan trong Đề án.
3. Sở Tài chính
Đảm bảo ngân sách nhà nước cấp hằng năm để thực hiện Đề án theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
4. Các sở, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với Hội Luật gia tỉnh thực hiện Đề án và Kế hoạch này.
5. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Hội Luật gia tỉnh và cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 38/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 – 2016 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 2Kế hoạch 81/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013-2016” đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 3Kế hoạch 243/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2012-2016 đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 4Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án "Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa"
- 5Kế hoạch 1605/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2012-2016” đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 6Quyết định 3097/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện Luật trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Kế hoạch 38/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 – 2016 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 3Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2017 Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Kế hoạch 81/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2013-2016” đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 5Kế hoạch 243/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2012-2016 đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 6Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án "Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa"
- 7Kế hoạch 1605/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án “Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2012-2016” đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 8Quyết định 3097/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch thực hiện Luật trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Kế hoạch 156/KH-UBND năm 2017 về thực hiện Đề án Xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý giai đoạn 2017-2021 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- Số hiệu: 156/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 12/09/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
- Người ký: Hồ Tiến Thiệu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra