THANH TRA CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1542/KH-TTCP | Hà Nội, ngày 07 tháng 9 năm 2022 |
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI TRONG NĂM 2022
Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/03/2020 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ và thực hiện Quyết định số 34/QĐ-TTCP ngày 21/01/2022 của Thanh tra Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật năm 2022, Thanh tra Chính phủ tổ chức kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về khiếu nại như sau:
I. Mục đích, yêu cầu
1. Kiểm tra tình hình thi hành Luật Khiếu nại năm 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật của các bộ, ngành, địa phương; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong thi hành pháp luật và bất cập trong quy định pháp luật về khiếu nại; qua đó đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện pháp luật về khiếu nại.
2. Hoạt động kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về khiếu nại phải thực hiện đúng trách nhiệm, nội dung, phương thức được quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và Nghị định số 32/2020/NĐ-CP; đảm bảo, hiệu quả, chính xác, khách quan.
II. Nội dung, phương thức kiểm tra tình hình thi hành pháp luật
1. Nội dung kiểm tra
Trọng tâm của việc kiểm tra, theo dõi tình hình thi hành pháp luật là việc thi hành Luật Khiếu nại năm 2011 và Nghị định số 124/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại, tập trung vào nhóm các nội dung sau:
- Việc thực hiện quy định về trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại (thời hiệu, thời hạn khiếu nại; thời hạn giải quyết khiếu nại; việc tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại; về hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại);
- Việc thực hiện quy định về quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại và của luật sư, trợ giúp viên pháp lý;
- Việc thực hiện quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại; thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; xem lại quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; công khai quyết định giải quyết khiếu nại;
- Việc thực hiện trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong quản lý công tác giải quyết khiếu nại;
- Việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về khiếu nại;...
2. Đối tượng, thời gian, địa điểm kiểm tra; thời kỳ báo cáo
2.1. Đối tượng kiểm tra
- Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư; Lao động, Thương binh và Xã hội; Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
- UBND các tỉnh: Tuyên Quang, Hà Giang, Quảng Trị, Quảng Bình, Trà Vinh, Hậu Giang:
- Một số cơ quan thuộc Chính phủ và doanh nghiệp nhà nước: Đài Tiếng nói Việt Nam; Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam; Tổng công ty Cà phê Việt Nam; Tổng công ty Lương thực miền Nam.
2.2. Thời gian, địa điểm kiểm tra; thời kỳ báo cáo
- Thời gian kiểm tra: Thời gian kiểm tra tại mỗi cơ quan, đơn vị không quá 02 ngày làm việc và thực hiện trong tháng 10, tháng 11 năm 2022.
- Địa điểm kiểm tra: tại Trụ sở cơ quan, đơn vị được kiểm tra.
- Thời kỳ báo cáo: Thời gian chốt số liệu Báo cáo theo Đề cương, Phụ lục tính từ ngày 01/12/2021 đến 30/11/2022.
III. Tổ chức thực hiện
1. Thanh tra Chính phủ thành lập Tổ công tác để tiến hành kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về khiếu nại, do Lãnh đạo Vụ Pháp chế làm Tổ trưởng; Tổ công tác gồm 05 - 07 thành viên, gồm công chức của Vụ Pháp chế và đại diện các cục phụ trách địa bàn.
Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với các cục, vụ, đơn vị tiến hành kiểm tra tình hình thi hành pháp luật của các cơ quan, đơn vị quy định tại mục 2.1 của Kế hoạch này; tổng hợp số liệu, đánh giá và xây dựng Báo cáo kết quả kiểm tra theo dõi thi hành pháp luật năm 2022 trình Tổng Thanh tra Chính phủ.
Các Cục I, II, III có trách nhiệm cử công chức phối hợp, tham gia Tổ công tác; Văn phòng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết khác cho hoạt động kiểm tra theo dõi thi hành pháp luật theo Kế hoạch này.
2. Các cơ quan, đơn vị được nêu tại điểm 2.1 mục 2 phần II của Kế hoạch có trách nhiệm chuẩn bị báo cáo theo Đề cương, Phụ lục (kèm theo Kế hoạch này) gửi về Thanh tra Chính phủ (qua Vụ Pháp chế) trước ngày 26/9/2022; chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu có liên quan vả bố trí thành phần làm việc phù hợp theo yêu cầu của Tổ công tác.
3. Các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác tự kiểm tra và báo cáo theo Đề cương, Phụ lục gửi về Thanh tra Chính phủ (qua Vụ Pháp chế) trước ngày 05/12/2022 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ./.
| KT. TỔNG THANH TRA |
ĐỀ CƯƠNG
BÁO CÁO TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI
(Kèm theo Kế hoạch số 1542/KH-TTCP ngày 07/9/2022 của Thanh tra Chính phủ)
I. KẾT QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI
1. Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết theo thẩm quyền
- Việc ban hành các văn bản thực hiện Luật Khiếu nại theo thẩm quyền.
- Đánh giá tính kịp thời, đầy đủ của việc ban hành văn bản và tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của văn bản đã ban hành;
- Nêu rõ các khó khăn, vướng mắc (nếu có).
2. Tình hình bảo đảm các điều kiện thi hành pháp luật về khiếu nại
- Các hoạt động đã thực hiện (tập huấn, phổ biến, kiện toàn tổ chức bộ máy, nguồn nhân lực thi hành pháp luật, kinh phí, cơ sở vật chất cho thi hành pháp luật về khiếu nại...);
- Đánh giá về tính kịp thời, đầy đủ của công tác tập huấn, phổ biến pháp luật về khiếu nại; tính phù hợp về tổ chức bộ máy, mức độ đáp ứng nguồn nhân lực, cơ sở vật chất, kinh phí cho việc thi hành pháp về khiếu nại;
- Việc thực hiện chế độ báo cáo về tình hình khiếu nại và công tác giải quyết khiếu nại;
- Các khó khăn, vướng mắc trong việc bảo đảm các điều kiện thi hành pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có).
3. Tình hình tuân thủ pháp luật về khiếu nại
3.1. Khái quát tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại[1]
- Khái quát tình hình khiếu nại (số lượng đơn thư khiếu nại, lĩnh vực phát sinh khiếu nại, khiếu nại đông người, phức tạp...);
- Tình hình giải quyết khiếu nại;
- Kết quả thi hành quyết định giải quyết khiếu nại.
3.2. Việc thực hiện các quy định pháp luật về khiếu nại[2]
a) Việc thực hiện và các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các quy định về khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính:
- Hình thức khiếu nại;
- Việc ủy quyền khiếu nại;
- Thời hiệu khiếu nại; trường hợp thời hiệu khiếu nại đã hết nhưng vẫn thụ lý;
- Việc rút khiếu nại;
- Các khiếu nại không được thụ lý giải quyết;
- Việc khiếu nại lần hai;
- Việc khởi kiện tại Tòa án;
- Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ khác của người khiếu nại.
b) Việc thực hiện và các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các quy định về giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính:
- Việc thụ lý giải quyết khiếu nại;
- Việc xác minh nội dung khiếu nại;
- Việc thực hiện thời hạn giải quyết khiếu nại;
- Việc thực hiện thẩm quyền giải quyết khiếu nại;
- Việc tổ chức đối thoại trong giải quyết khiếu nại;
- Việc gửi, công bố quyết định giải quyết khiếu nại;
- Việc đình chỉ giải quyết khiếu nại;
- Việc ban hành quyết định giải quyết khiếu nại;
- Việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật;
- Việc lập hồ sơ vụ việc khiếu nại.
c) Việc thực hiện và các khó khăn, vướng mắc trong khiếu nại, giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức (nếu có; báo cáo tương tự như điểm a, b mục này).
3.3. Nhận định, đánh giá về tình hình thi hành pháp luật về khiếu nại
II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về khiếu nại
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo;
- Việc tổ chức triển khai thực hiện các quy định;...
2. Các giải pháp hoàn thiện thể chế, pháp luật
- Kiến nghị hoàn thiện các quy định của Luật Khiếu nại 2011 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật khác có liên quan./.
PHỤ LỤC
KẾT QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI
(số liệu thống kê báo cáo tính từ ngày 01/12/2021 đến 30/11/2022)
STT | NỘI DUNG | ĐVT | SỐ LƯỢNG |
I | Việc đảm bảo các điều kiện thi hành pháp luật về khiếu nại |
|
|
1. | Tập huấn, phổ biến pháp luật về khiếu nại | Cuộc |
|
2. | Số lượt người tham gia | Người |
|
II | Việc thực hiện pháp luật về khiếu nại |
|
|
1. | Hình thức khiếu nại |
|
|
a) | Khiếu nại bằng đơn |
|
|
| - Người khiếu nại là cá nhân | Số đơn |
|
| - Người khiếu nại là cơ quan, tổ chức | Số đơn |
|
| - Nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung | Số đơn |
|
b) | Khiếu nại trực tiếp | vụ việc |
|
2. | Ủy quyền khiếu nại |
|
|
a) | Số vụ việc ủy quyền khiếu nại | vụ việc |
|
b) | Người được ủy quyền khiếu nại (tổng số) |
|
|
| - Luật sư | vụ việc |
|
| - Trợ giúp viên pháp lý | vụ việc |
|
| - Người đại diện hợp pháp khác | vụ việc |
|
3. | Số các vụ việc được chuyển đơn | Vụ việc |
|
4. | Thời hiệu khiếu nại |
|
|
| - Vụ việc khiếu nại đúng thời hiệu | vụ việc |
|
| - Vụ việc khiếu nại không đúng thời hiệu do những trở ngại khách quan | vụ việc |
|
5. | Số vụ việc rút đơn khiếu nại và đình chỉ khiếu nại | vụ việc |
|
6. | Tổng số vụ việc đã thụ lý giải quyết theo thẩm quyền | vụ việc |
|
| - Số vụ việc giải quyết khiếu nại lần đầu | vụ việc |
|
| - Số vụ việc giải quyết khiếu nại lần hai | vụ việc |
|
7. | Số vụ việc khởi kiện tại Tòa án | vụ việc |
|
8. | Thời hạn giải quyết khiếu nại |
|
|
| - Số các vụ việc được giải quyết đúng thời hạn | vụ việc |
|
| - Số các vụ việc giải quyết vượt quá thời hạn | vụ việc |
|
9. | Số vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại | vụ việc |
|
10. | Số vụ việc sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật nhưng tiếp tục bị khiếu nại vượt cấp | vụ việc |
|
11. | Số lượng đơn chuyển từ khiếu nại sang tố cáo | vụ việc |
|
12. | Số hồ sơ vụ việc khiếu nại đã được lập theo quy định | Hồ sơ |
|
[1] Nêu tình hình khiếu nại, giải quyết khiếu nại, có kèm theo số liệu và so sánh với số liệu cùng kỳ của năm 2021.
[2] Báo cáo theo các nội dung tại điểm 3.2 Đề cương này và cung cấp 05 bộ hồ sơ vụ việc khiếu nại đã được giải quyết trong năm 2022 (đối với các lĩnh vực: đất đai, quy hoạch, xây dựng, nông nghiệp; chế độ chính sách).
- 1Công văn 1151/BHXH-TTKT năm 2022 về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 2Công văn 2179/TCT-KTNB năm 2022 về chấn chỉnh công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo do Tổng cục Thuế ban hành
- 3Quyết định 1428/QĐ-BTP năm 2022 về Quy chế xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo và đơn phản ánh, kiến nghị có nội dung khiếu nại, tố cáo tại Bộ Tư pháp
- 4Nghị định 43/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra
- 5Quyết định 254/QĐ-BTP về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp năm 2023
- 6Kế hoạch 2348/KH-TTCP triển khai thi hành Luật Thanh tra 2022 do Thanh tra Chính phủ ban hành
- 1Luật khiếu nại 2011
- 2Nghị định 59/2012/NĐ-CP theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 3Nghị định 32/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 59/2012/NĐ-CP về theo dõi tình hình thi hành pháp luật
- 4Nghị định 124/2020/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại
- 5Công văn 1151/BHXH-TTKT năm 2022 về nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 6Công văn 2179/TCT-KTNB năm 2022 về chấn chỉnh công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo do Tổng cục Thuế ban hành
- 7Quyết định 1428/QĐ-BTP năm 2022 về Quy chế xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo và đơn phản ánh, kiến nghị có nội dung khiếu nại, tố cáo tại Bộ Tư pháp
- 8Nghị định 43/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra
- 9Quyết định 254/QĐ-BTP về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Bộ Tư pháp năm 2023
- 10Kế hoạch 2348/KH-TTCP triển khai thi hành Luật Thanh tra 2022 do Thanh tra Chính phủ ban hành
Kế hoạch 1542/KH-TTCP kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về khiếu nại trong năm 2022 do Thanh tra Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 1542/KH-TTCP
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 07/09/2022
- Nơi ban hành: Thanh tra Chính phủ
- Người ký: Trần Ngọc Liêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/09/2022
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định