Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 15/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 01 tháng 02 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH THÀNH NHÀ HỒ VÀ VÙNG PHỤ CẬN, GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH, GIAI ĐOẠN 2015 - 2020 VÀ ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 12/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch, giai đoạn 2015 - 2020 và đến năm 2030 (sau đây viết tắt là Quy hoạch), với các nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch, giai đoạn 2015 - 2020 và đến năm 2030 đảm bảo đúng mục tiêu, quy mô, nội dung và lộ trình đã đề ra.

2. Yêu cầu

Các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh được giao nhiệm vụ chủ trì, hoặc tham gia phối hợp thực hiện, phải tích cực, chủ động triển khai kế hoạch đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng theo Quy hoạch được phê duyệt; kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch theo thẩm quyền hoặc báo cáo, đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

II. NỘI DUNG, THỜI GIAN

Công tác triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch phải tuân thủ theo Quy hoạch đã được phê duyệt và được phân kỳ cụ thể như sau:

1. Giai đoạn 1: Từ năm 2015 đến năm 2020 (có khung chương trình kèm theo - Biểu 1).

1.1. Đền bù và giải phóng mặt bằng.

1.2. Cắm mốc giới bảo vệ di tích (bao gồm cả vùng đệm).

1.3. Khai quật khảo cổ bổ sung.

1.4. Tiếp tục nghiên cứu các giá trị của di tích Thành nhà Hồ và các khu vực có liên quan; nghiên cứu, sưu tầm hiện vật về di tích Thành nhà Hồ.

1.5. Bảo tồn, tôn tạo Thành nhà Hồ.

1.6. Tu bổ La Thành.

1.7. Tu bổ, tôn tạo Đàn tế Nam Giao.

1.8. Ngoài ra, các ngành, địa phương: UBND huyện Vĩnh Lộc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giao thông - Vận tải, Sở Xây dựng và các ngành, đơn vị liên quan chủ động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất:

- Lập quy hoạch hoặc điều chỉnh các quy hoạch về xây dựng trong vùng đã được phê duyệt cho phù hợp với Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di sản Thành nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch.

- Triển khai sâu rộng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng và giới thiệu, quảng bá hình ảnh về di sản thế giới Thành nhà Hồ và các di tích vùng phụ cận.

- Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và nguồn nhân lực trực tiếp vào huyện Vĩnh Lộc nói riêng, tỉnh Thanh Hóa nói chung cho việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích và phát triển du lịch.

- Lập hồ sơ một số di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh tiêu biểu để đề nghị cấp tỉnh và cấp quốc gia công nhận di tích cấp quốc gia, cấp tỉnh.

- Tập trung bảo trì các tuyến giao thông trọng yếu, chỉnh sửa và bổ sung biển báo, biển chỉ dẫn giao thông, gắn với quy hoạch xây dựng hệ thống bến bãi vận tải hàng hóa và hành khách trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc, đảm bảo an toàn, thuận tiện.

- Đào tạo nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ quản lý di sản.

- Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ khai thác và phát triển du lịch.

- Đầu tư phát triển mới và khôi phục các làng nghề truyền thống trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc như: Chè lam Phủ Quảng, dưa Don, cà Giáng, bánh tráng chợ Bồng, trồng và phát triển giống Sâm Báo...

Giai đoạn 2015 đến năm 2020 là giai đoạn triển khai các nhiệm vụ khởi đầu, do vậy, các đơn vị, địa phương liên quan có trách nhiệm chủ động, khẩn trương phối hợp, tham mưu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt các dự án, nhiệm vụ được giao để triển khai, thực hiện.

Việc phân chia thứ tự ưu tiên và nguồn vốn cho các dự án có thể thay đổi, bổ sung tùy theo nhu cầu bảo tồn và phát triển theo thực tế từng năm của Trung ương và địa phương.

2. Giai đoạn 2: Từ năm 2021 đến năm 2025 (có khung chương trình kèm theo - Biểu 2).

2.1. Bảo tồn làng truyền thống Xuân Giai, Tây Giai và Đông Môn.

2.2. Bảo tồn, tôn tạo các di tích, công trình tôn giáo, tín ngưỡng, cảnh quan và Di tích Ly Cung liên quan trực tiếp đến lịch sử Thành nhà Hồ.

2.3. Bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể trong khu vực di sản: Xây dựng kịch bản tái hiện các lễ (Lễ tế Đàn Nam Giao, lễ tế Đông, Tây Thái Miếu,...).

2.4. Trung tâm văn hóa lễ hội Thành nhà Hồ.

2.5. Trung tâm văn hóa - lễ hội, dịch vụ du lịch núi Đún.

2.6. Điểm dịch vụ du lịch phụ trợ.

2.7. Ngoài ra, các ngành, địa phương: UBND huyện Vĩnh Lộc, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giao thông - Vận tải chủ động nghiên cứu, đề xuất và tham mưu:

- Đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng giao thông theo nội dung Quy hoạch đã phê duyệt; xây dựng tuyến đường tránh qua trung tâm địa bàn huyện Vĩnh Lộc và Di sản thế giới Thành nhà Hồ; đầu tư xây dựng bến xe để phục vụ phát triển dịch vụ vận tải và phát triển du lịch.

- Tiếp tục triển khai công tác giới thiệu, quảng bá hình ảnh về di sản Thành nhà Hồ và các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, phục vụ phát triển du lịch.

3. Giai đoạn 3: Từ năm 2026 đến năm 2030 (có khung chương trình kèm theo - Biểu 3).

3.1. Nhóm dự án nâng cao năng lực bảo vệ và quản lý di tích.

3.2. Tiếp tục triển khai công tác giới thiệu, quảng bá hình ảnh về di sản Thành nhà Hồ và di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh với xây dựng thương hiệu các sản phẩm truyền thống trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc và các huyện lân cận để phát triển du lịch.

Trên cơ sở định hướng giai đoạn 2021 - 2030 theo Quyết định số 1316/QĐ- TTg ngày 12/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ, ngoài các nhiệm vụ được giao, các sở, ban, ngành của tỉnh và UBND các huyện: Vĩnh Lộc, Hà Trung, căn cứ chức năng, nhiệm vụ chủ động xây dựng dự án và kế hoạch, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai, thực hiện theo định hướng và lộ trình đề ra.

III. NGUỒN LỰC VÀ PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM

1. Nguồn lực thực hiện

1.1. Đối với các dự án thuộc nguồn vốn Trung ương: Các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện, có trách nhiệm liên hệ và phối hợp với các cơ quan thuộc các bộ, ngành Trung ương liên quan, xây dựng dự án và đề xuất, bố trí nguồn vốn để triển khai, thực hiện.

1.2. Đối với các dự án thuộc nguồn vốn địa phương: Các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì thực hiện các dự án, có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan, xây dựng dự án và đề xuất bố trí nguồn vốn để triển khai, thực hiện.

1.3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Hàng năm cân đối nguồn ngân sách tỉnh, tham mưu, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định phân bổ nguồn kinh phí cho các đơn vị chủ trì thực hiện các dự án theo đúng tiến độ, nội dung (khung chương trình cho từng giai đoạn) của Kế hoạch.

2. Phân công trách nhiệm cho các đơn vị liên quan

2.1. Các ngành, cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh được giao nhiệm vụ chủ trì các dự án: Liên quan đến nhiệm vụ của các bộ, ngành Trung ương theo Quy hoạch tổng thể được phê duyệt, chủ động liên hệ và phối hợp với các cơ quan thuộc các bộ, ngành Trung ương, xây dựng dự án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để triển khai, thực hiện.

2.2. Các ngành, cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh được giao nhiệm vụ chủ trì các dự án thuộc tỉnh: Chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng dự án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện, đảm bảo nội dung và tiến độ Kế hoạch.

2.3. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh chủ trì các dự án, chương trình mục tiêu: Hàng năm, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, lập dự án và xây dựng kế hoạch, tập trung triển khai đồng bộ trên vùng quy hoạch để hoàn thiện cơ sở hạ tầng về giao thông, môi trường, du lịch, văn hóa, y tế, giáo dục, phát thanh - truyền hình và dịch vụ viễn thông,...

2.4. Công an tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và các đơn vị liên quan, lập phương án đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn quy hoạch.

2.5. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo và phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động truyền thông để tuyên truyền quảng bá, giới thiệu về Di sản thế giới Thành nhà Hồ, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trong vùng Quy hoạch và trên địa bàn tỉnh.

2.6. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa và các cơ quan thông tin đại chúng địa phương, các cơ quan xuất bản phẩm: Tăng thời lượng phát sóng, số lượng tin, bài và nâng cao chất lượng tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về Di sản thế giới Thành nhà Hồ, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trong vùng Quy hoạch và trên địa bàn tỉnh.

2.7. UBND các huyện: Vĩnh Lộc, Hà Trung:

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, có trách nhiệm phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch, nội dung để triển khai nhiệm vụ theo mục tiêu và lộ trình kế hoạch đề ra.

- Hàng năm có trách nhiệm quản lý, duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa các tuyến đường bộ cấp huyện, cấp xã theo phân cấp, đảm bảo giao thông thuận tiện và thông suốt.

- Nghiên cứu đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch truyền thống của địa phương, hình thành thị trường du lịch, phục vụ cho phát triển du lịch trên địa bàn.

2.8. UBND các huyện, thị, thành phố liên quan: Thành phố Thanh Hóa, Cẩm Thủy, Hà Trung, Yên Định, Thạch Thành và các địa phương liên quan:

- Phối hợp với các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND huyện Vĩnh Lộc, xây dựng kế hoạch, nội dung để triển khai nhiệm vụ theo mục tiêu và lộ trình Kế hoạch đề ra.

- Xây dựng và lắp đặt hệ thống biển, bảng, pano tấm lớn tại cửa ngõ ra vào trung tâm và các điểm du lịch trên địa bàn quản lý (bằng tiếng Việt và tiếng Anh) để tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về Di sản thế giới Thành nhà Hồ, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trong vùng Quy hoạch và trên địa bàn tỉnh (thời gian thực hiện: 2015 - 2020).

- Nghiên cứu đầu tư xây dựng các sản phẩm du lịch truyền thống của địa phương, hình thành thị trường du lịch, phục vụ cho phát triển du lịch địa phương và tỉnh Thanh Hóa.

IV. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Giải pháp

1.1. Tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di sản thế giới Thành nhà Hồ, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trong vùng Quy hoạch và trên địa bàn tỉnh; nâng cao nhận thức cho các nhà quản lý, nhà đầu tư và cộng đồng về bảo tồn và phát triển các giá trị di sản theo hướng khai thác đi đối với bảo tồn.

1.2. Tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu về Di sản thế giới Thành nhà Hồ, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trong vùng Quy hoạch và trên địa bàn tỉnh, ở trong nước và quốc tế; tăng thời lượng phát sóng, số lượng tin, bài và nâng cao chất lượng tuyên truyền quảng bá, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh.

1.3. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đảm bảo đạt chuẩn những chức danh chủ chốt; quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn về quản lý di sản, văn hóa, du lịch và ngoại ngữ.

1.4. Đầu tư đào tạo nghề cho người lao động trong độ tuổi theo hướng đa ngành nghề phù hợp nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhằm tạo nguồn nhân lực có chất lượng, phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.

1.5. Tạo cơ chế thuận lợi về đất đai, vốn, chuyển giao, ứng dụng khoa học, công nghệ cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp và hộ gia đình; khôi phục và phát triển các làng nghề truyền thống và hình thành các nghề mới trên địa bàn.

1.6. Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù, thu hút đầu tư vào bảo tồn di tích, phát triển du lịch, dịch vụ để phát triển thị trường du lịch, trong đó ưu tiên các dự án phát triển hạ tầng du lịch.

1.7. Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất và chế biến các sản phẩm truyền thống trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc nói riêng, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh nói chung, đặc biệt là công nghệ khai thác phục vụ phát triển du lịch.

1.8. Thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án đang triển khai trên vùng Quy hoạch để hoàn thiện cơ sở hạ tầng về giao thông, môi trường, du lịch, văn hóa, y tế, giáo dục, phát thanh - truyền hình và dịch vụ viễn thông..., đáp ứng nhu cầu của nhân dân và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

1.9. Huy động tối đa nguồn lực xã hội hóa và gắn trách nhiệm của cộng đồng và nhân dân tham gia quản lý và phát huy các giá trị của Di sản thế giới Thành nhà Hồ, di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trong vùng Quy hoạch và trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

1.10. Tập trung đầu tư hiệu quả nguồn tài chính theo đúng nhu cầu và phân kỳ đầu tư, phối hợp tối đa nguồn vốn xã hội hóa và vốn vay quốc tế, gắn với tăng cường quản lý và sử dụng các nguồn vốn, đảm bảo hiệu quả, thực hiện thắng lợi các nội dung theo mục tiêu, lộ trình Kế hoạch đề ra.

2. Tổ chức thực hiện

2.1. Cơ chế triển khai:

Các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh được giao nhiệm vụ chủ trì, hoặc tham gia phối hợp, tích cực chủ động triển khai xây dựng dự án và kế hoạch chi tiết của đơn vị để triển khai thực hiện theo đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng theo Quy hoạch được phê duyệt và Kế hoạch đề ra; kịp thời đề xuất giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.

2.2. Chế độ thông tin báo cáo:

- Định kỳ hàng quý, năm (vào ngày 25 của tháng cuối quý và ngày 15 của tháng 12) các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh được giao nhiệm vụ theo kế hoạch, có trách nhiệm báo cáo kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, gửi về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

- Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan: Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch của các ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh; định kỳ tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện Kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh.

2.3. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Tỉnh đoàn Thanh niên, Hội Nông dân tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh: Căn cứ chức năng nhiệm vụ, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong quá trình triển khai, thực hiện Kế hoạch; chỉ đạo, định hướng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành nhà Hồ và vùng phụ cận, gắn với phát triển du lịch theo Kế hoạch được phê duyệt; tham gia chỉ đạo, theo dõi, giám sát việc thực hiện Kế hoạch.

2.4. Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu có những khó khăn, vướng mắc hoặc phát sinh cần bổ sung, điều chỉnh, các đơn vị có ý kiến bằng văn bản, gửi về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, đề xuất, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Căn cứ nội dung Kế hoạch triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị Di tích Thành nhà Hồ và vùng phụ cận, gắn với phát triển du lịch được duyệt và nhiệm vụ được phân công; các ngành, đơn vị, địa phương liên quan nghiêm túc triển khai, thực hiện theo quy định./.

 

 

Nơi nhận:
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo VP. UBND tỉnh;
- Lưu: VT, VX (2).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Đăng Quyền

 

BIỂU SỐ 01

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH THÀNH NHÀ HỒ VÀ VÙNG PHỤ CẬN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH, HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2015 - 2020.
 (Kèm theo Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh)

STT

Nội dung

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Tiến độ thực hiện

Nguồn vốn

Ghi chú

1

Nhóm dự án số 1: Nhóm dự án Đền bù và giải phóng mặt bằng, cắm mốc giới bảo vệ di tích (bao gồm cả vùng đệm);

 

 

 

 

 

 

1.1

Đền bù và giải phóng mặt bằng

UBND huyện Vĩnh Lộc

- Sở VHTTDL,

- Sở Tài nguyên và Môi trường,

- Sở Tài chính,

- Sở Xây dựng,

- Sở Kế hoạch và Đầu tư,

Năm 2015- 2020

- Hoàn thành hồ sơ thủ tục trong quý IV/2017;

- Hoàn thành dự án quý IV/2020

Ngân sách tỉnh

 

1.2

Tái định cư

UBND huyện Vĩnh Lộc

- Sở VHTTDL,

- Sở Tài nguyên và Môi trường,

- Sở Tài chính,

- Sở Xây dựng,

- Sở Kế hoạch và Đầu tư,

Năm 2015- 2020

- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quý III/2016;

- Hoàn thành quý IV/2020

Ngân sách tỉnh

 

1.3

Cắm mốc giới bảo vệ di tích (bao gồm cả vùng đệm)

Sở VHTT&DL

- Sở Xây dựng,

- Sở Kế hoạch và Đầu tư,

- Sở Tài chính,

- UBND huyện Vĩnh Lộc.

Năm 2015- 2020

- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quý II/2016;

- Hoàn thành quý IV/2016

Ngân sách tỉnh

 

2

Nhóm dự án số 2: Nhóm dự án khai quật khảo cổ bổ sung và tiếp tục nghiên cứu các giá trị của di tích Thành Nhà Hồ và các khu vực có liên quan

 

 

 

 

 

 

2.1

Khai quật khảo cổ bổ sung

Sở VHTT&DL - Trung tâm bảo tồn di sản thành nhà Hồ

- Sở Kế hoạch và Đầu tư,

- Sở Tài chính,

- UBND huyện Vĩnh Lộc.

Năm 2015- 2020

- Thực hiện theo Quyết định số 4220/QĐ-UBND ngày 29/11/2013;

- Lập dự án bổ sung (nếu có): Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quý III/2016; hoàn thành quý IV/2020

Ngân sách tỉnh

 

2.2

Sưu tầm hiện vật và tư liệu về di tích

Sở VHTT&DL - Trung tâm bảo tồn di sản thành nhà Hồ

- Sở Kế hoạch và Đầu tư,

- Sở Tài chính,

- UBND huyện Vĩnh Lộc.

Năm 2015- 2020

- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quý III/2016;

- Hoàn thành quý IV/2020

Ngân sách tỉnh

 

3

Nhóm dự án số 3: Nhóm dự án tu bổ, bảo tồn, tôn tạo di tích vùng lõi, trưng bày khảo cổ trong thành, phục hồi Đông Thái Miếu, Tây Thái Miếu

 

 

 

 

 

 

3.1

Bảo tồn, tôn tạo Thành nhà Hồ (Đối với Thành gia cố các đoạn thành bị hư hỏng bằng đất, đá; với cổng Thành tu bổ, bảo tồn nguyên trạng; với Hào thành phục hồi phần hào nước chạy xung quanh; với công trình kiến trúc trong thành tiến hành khai quật khảo cổ một cách toàn diện để xác định vị trí, quy mô và chức năng các công trình, phục dựng Đông Thái miếu, Tây Thái miếu và các công trình khác; với sân đường nội bộ tôn tạo hệ thống đường đi trên cơ sở khảo cổ)

Sở VHTT&DL

- Sở Xây dựng,

- Sở Kế hoạch và Đầu tư,

- Sở Tài chính,

- UBND huyện Vĩnh Lộc.

Năm 2015- 2020

- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quý IV/2016;

- Hoàn thành quý IV/2020

Ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh

 

3.2

Tu bổ La Thành

Sở VHTT&DL

- Sở Xây dựng,

- Sở Kế hoạch và Đầu tư,

- Sở Tài chính,

- UBND huyện Vĩnh Lộc.

Năm 2015- 2020

- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quý IV/2016;

- Hoàn thành quý IV/2020

Ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh

 

3.3

Tu bổ, tôn tạo Đàn tế Nam Giao

Sở VHTT&DL

- Sở Xây dựng,

- Sở Kế hoạch và Đầu tư,

- Sở Tài chính,

- UBND huyện Vĩnh Lộc.

Năm 2015- 2020

- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quý IV/2016;

- Hoàn thành quý IV/2020

Ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh

 

 

BIỂU SỐ 02

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH THÀNH NHÀ HỒ VÀ VÙNG PHỤ CẬN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH, HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2021 - 2025.
 (Kèm theo Kế hoạch số 15/KH-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2016 của Chủ tịch UBND tỉnh)

STT

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Tiến độ thực hiện

Nguồn vốn

Ghi chú

1

Nhóm dự án số 4: Nhóm dự án bảo tồn làng truyền thống Xuân Giai, Tây Giai và Đông Môn

 

 

 

 

 

 

1.1

Làng cổ Xuân Giai (cải tạo làng cổ)

Sở VHTT&DL

- Sở Xây dựng,

- Sở Kế hoạch và Đầu tư,

- Sở Tài chính,

- UBND huyện Vĩnh Lộc.

Năm 2021- 2025

- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quý III/2021;

- Hoàn thành quý IV/2025

Vốn xã hội hóa các nguồn vốn hợp pháp khác

 

1.2

Làng cổ Đông Môn

Sở VHTT&DL

- Sở Xây dựng,

- Sở Kế hoạch và Đầu tư,

- Sở Tài chính,

- UBND huyện Vĩnh Lộc.

Năm 2021- 2025

-Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quý III/2021;

- Hoàn thành quý IV/2025

Vốn xã hội hóa các nguồn vốn hợp pháp khác

 

1.3

Làng cổ Tây Giai

Sở VHTT&DL

- Sở Xây dựng,

- Sở Kế hoạch và Đầu tư,

- Sở Tài chính,

- UBND huyện Vĩnh Lộc.

Năm 2021- 2025

-Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quý III/2021;

- Hoàn thành quý IV/2025

Vốn xã hội hóa các nguồn vốn hợp pháp khác

 

2

Nhóm dự án số 6: Bảo tồn, tôn tạo các di tích, công trình tôn giáo, tín ngưỡng, cảnh quan và Di tích Ly Cung liên quan trực tiếp đến lịch sử Thành nhà Hồ

 

 

 

 

 

 

2.1

Di tích cấp quốc gia

Sở VHTT&DL

- Sở Xây dựng,

- Sở Kế hoạch và Đầu tư,

- Sở Tài chính,

- UBND huyện Vĩnh Lộc,

- UBND huyện Hà Trung.

Năm 2021- 2025

-Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quý IV/2021;

- Hoàn thành quý IV/2025

Vốn trung ương

 

2.2

Di tích cấp tỉnh

Sở VHTT&DL

- Sở Xây dựng,

- Sở Kế hoạch và Đầu tư,

- Sở Tài chính,

- UBND huyện Vĩnh Lộc.

Năm 2021- 2025

- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quý IV/2021;

- Hoàn thành quý IV/2025

Vốn ngân sách tỉnh

 

2.3

Di tích chưa được xếp hạng và công trình văn hóa

UBND huyện Vĩnh Lộc

- Sở VHTTDL,

- Sở Tài chính,

- Sở Xây dựng,

- Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Năm 2021- 2025

- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quý IV/2021;

- Hoàn thành quý IV/2025

Vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác

 

3

Nhóm dự án số 7: Nhóm dự án bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể; tôn tạo các công trình phát huy giá trị di tích phục vụ du lịch

 

 

 

 

 

 

3.1

Bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể trong khu vực di sản: Xây dựng kịch bản tái hiện các lễ (Lễ tế Đàn Nam Giao, lễ tế Đông, Tây Thái miếu,...)

Sở VHTT&DL

- Sở Kế hoạch và Đầu tư,

- Sở Tài chính,

- UBND huyện Vĩnh Lộc.

Năm 2021- 2025

- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quý III/2021;

- Hoàn thành quý IV/2025

Vốn trung ương

 

3.2

Trung tâm văn hóa lễ hội Thành nhà Hồ

Sở VHTT&DL

- Sở Xây dựng,

- Sở Kế hoạch và Đầu tư,

- Sở Tài chính,

- UBND huyện Vĩnh Lộc.

Năm 2021- 2025

- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quý III/2021;

- Hoàn thành quý IV/2025

Vốn ngân sách tỉnh

 

3.3

Trung tâm văn hóa - lễ hội, dịch vụ du lịch núi Đún

Sở VHTT&DL

- Sở Xây dựng,

- Sở Kế hoạch và Đầu tư,

- Sở Tài chính,

- UBND huyện Vĩnh Lộc.

Năm 2021- 2025

Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quý III/ 2021; hoàn thành quý IV/2025

Vốn ngân sách tỉnh

 

3.4

Điểm dịch vụ du lịch phụ trợ

UBND huyện Vĩnh Lộc

- Sở VHTTDL,

- Sở Tài chính,

- Sở Xây dựng,

- Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Năm 2021- 2025

Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong quý III/2021; hoàn thành quý IV/2025

Vốn xã hội hóa và các nguồn vốn hợp pháp khác

 

 

BIỂU SỐ 03

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH THÀNH NHÀ HỒ VÀ VÙNG PHỤ CẬN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH, HUYỆN VĨNH LỘC, TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2021 - 2025.
(Kèm theo Kế hoạch số: 15/KH-UBND ngày 01 tháng 02 năm 2016)

STT

Nội dung

Đơn vị thực hiện

Đơn vị phối hợp

Thời gian thực hiện

Tiến độ thực hiện

Nguồn vốn

Ghi chú

1

Nhóm dự án số 5; Nhóm dự án nâng cao năng lực bảo vệ và quản lý di tích

Sở VHTT&DL

- Sở Xây dựng,

- Sở Kế hoạch và Đầu tư,

- Sở Tài chính,

- Trung tâm Bảo tồn di sản Thành nhà Hồ.

- UBND huyện Vĩnh Lộc,

Năm 2026 - 2030

- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trong Quý II/2026;

- Hoàn thành Quý IV/2030

Vốn ngân sách tỉnh

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 15/KH-UBND năm 2016 thực hiện Quy hoạch tổng thể bảo tồn, phát huy giá trị di tích Thành nhà Hồ và vùng phụ cận gắn với phát triển du lịch, giai đoạn 2015 - 2020 và đến năm 2030 do tỉnh Thanh Hóa ban hành

  • Số hiệu: 15/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 01/02/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Phạm Đăng Quyền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản