- 1Luật Đất đai 2003
- 2Quyết định 19/2009/QĐ-UBND về Quy định thực hiện cơ chế một cửa liên thông của tỉnh trong hoạt động đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành
- 3Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2012 về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15/KH-UBND | Thái Bình, ngày 21 tháng 03 năm 2013 |
Thực hiện Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 21/01/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XI) “về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch thực hiện như sau:
1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2. Xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại; kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả; phấn đấu hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai toàn tỉnh vào năm 2015, đến năm 2020 thực hiện việc tra cứu thông tin đất đai bằng hệ thống điện tử và mạng Internet.
3. Thể chế đồng bộ hệ thống văn bản quy định, hướng dẫn về đất đai của địa phương theo thẩm quyền phù hợp với pháp luật đất đai, bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, khai thác và phát huy có hiệu quả nguồn lực đất đai, phục vụ mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
4. Quản lý chặt chẽ tài nguyên đất theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật; bảo đảm sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả. Khắc phục tình trạng buông lỏng và lập lại trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý nhà nước về đất đai; xử lý dứt điểm các vi phạm và ngăn chặn không để phát sinh vụ việc vi phạm mới trong quản lý, sử dụng đất. Từng bước đưa công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh đi vào nề nếp theo quy định của pháp luật.
1. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về đất đai
- Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức cho cán bộ, công chức viên chức học tập, quán triệt sâu rộng Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; Chương trình hành động số 24-CTr/TU ngày 21/01/2013 của Ban thường vụ Tỉnh ủy.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thồng, Sở Tư pháp, Báo Thái Bình, Đài phát thanh - Truyền hình Thái Bình và các cơ quan đơn vị có liên quan đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật đất đai bằng nhiều hình thức: hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, phát hành tài liệu hỏi đáp, tờ rơi tuyên truyền về quản lý, sử dụng đất đai; tổ chức hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, thi tìm hiểu về pháp luật đất đai, hỏi đáp thông qua cổng thông tin điện tử; xây dựng, nâng cao chất lượng các chuyên mục tài nguyên và môi trường trên báo viết, báo hình, báo điện tử; phát huy vai trò của hệ thống đài truyền thanh và tủ sách pháp luật ở cơ sở.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp cùng với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tăng cường đổi mới sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác quản lý đất đai; đề cao trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong công tác quản lý nhà nước về đất đai; khẩn trương rà soát đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn, xác định rõ những tồn tại hạn chế, yếu kém, nguyên nhân và các giải pháp khắc phục. Kiên quyết lập lại trật tự, kỷ cương trong công tác quản lý đất đai, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về đất đai; khai thác có hiệu quả và quản lý chặt chẽ đất đai trên địa bàn.
3. Tổ chức triển khai, thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách pháp luật về đất đai
3.1. Quy hoạch sử dụng đất
- Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh ngay sau khi được Chính phủ xét duyệt, phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho các huyện thành phố làm cơ sở thẩm định và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp xã theo quy định.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp mình để trình cấp có thẩm quyền xét duyệt bảo đảm cơ bản hoàn thành trong năm 2013.
- Sau khi quy hoạch sử dụng đất các cấp được cấp thẩm quyền xét duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện, thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức công bố công khai quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của cấp mình theo quy định.
- Các sở, ngành, đơn vị liên quan căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt, xây dựng phương án triển khai thực hiện phù hợp với chỉ tiêu, tiến độ sử dụng đất đã được phân bổ trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở từng cấp.
3.2. Giao đất, cho thuê đất
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan thống nhất hướng dẫn các thủ tục về thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sau khi Luật Đất đai (sửa đổi) được ban hành.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan xây dựng quy định điều kiện để nhà đầu tư được giao đất, thuê đất; cơ chế để bảo đảm thực hiện dự án đầu tư đúng tiến độ trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành trong năm 2013 làm cơ sở để xem xét thẩm định chấp thuận chủ trương, thẩm định dự án đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư có đủ kinh nghiệm, năng lực; chống đầu cơ đất, sử dụng đất lãng phí, không đúng mục đích hoặc chậm đưa đất vào sử dụng.
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan định kỳ 6 tháng (từ khi có Quyết định giao đất, cho thuê đất) kiểm tra, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh việc thực hiện quy định về đất đai của các dự án đầu tư.
3.3. Thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
- Sở Tài chính xây dựng cơ chế tạo vốn cho quỹ phát triển đất trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt thực hiện để đáp ứng nguồn lực tài chính cho việc thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, tạo quỹ đất sạch để thu hút các dự án đầu tư;
- Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Lao động thương binh và Xã hội căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao thực hiện rà soát cơ chế, chính sách về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, đặc biệt quan tâm về vấn đề tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất trình Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời sửa đổi, bổ sung để bảo đảm an sinh xã hội, ổn định đời sống cho người dân sau khi bị thu hồi đất; khuyến khích hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất thực hiện chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với nhà đầu tư để thực hiện dự án phù hợp với quy hoạch để bảo đảm ổn định đời sống lâu dài cho người sử dụng đất; huy động các nguồn vốn để xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ tại các khu dân cư, khu tái định cư trước khi thực hiện thu hồi đất.
3.4. Đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký ban hành trong Quý I năm 2013; triển khai thực hiện kế hoạch cấp Giấy chứng nhận trên địa bàn toàn tỉnh bảo đảm hoàn thành cơ bản công tác cấp Giấy chứng nhận lần đầu trong năm 2013 và hoàn thành trước năm 2015 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; xây dựng quy định về trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trình Ủy ban nhân dân tỉnh ký ban hành vào Quý II năm 2013; chỉ đạo thực hiện hoàn thành dự án VLAP tại huyện Kiến Xương, huyện Quỳnh Phụ, thành phố Thái Bình trong năm 2013.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố quyết định thành lập Ban chỉ đạo, tổ công tác của huyện, chỉ đạo xây dựng kế hoạch rà soát, phân loại lập phương án xử lý cấp Giấy chứng nhận và triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân theo mục tiêu đề ra, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng đất.
- Ban chỉ đạo cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai của tỉnh thường xuyên thực hiện việc đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện cấp Giấy chứng nhận tại cấp huyện, chỉ đạo tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận trình Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Sở Xây dựng phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan kiểm tra rà soát việc đầu tư xây dựng đối với các dự án phát triển nhà ở đang triển khai thực hiện, yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành và bàn giao toàn bộ các hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật cho địa phương quản lý theo quy định; kiên quyết xử lý các trường hợp nhà đầu tư chậm tiến độ; thực hiện ngay việc cấp Giấy chứng nhận cho các hộ gia đình cá nhân có đủ điều kiện trong năm 2013.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn vốn bảo đảm đủ tỷ lệ để đối ứng dự án VLAP và dự án tổng thể; hướng dẫn các cấp ngân sách dành 10% tổng số tiền thu được từ thu tiền sử dụng đất để đầu tư cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai theo quy định.
3.5. Việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Các sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quan tâm đầu tư các phương tiện kỹ thuật, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức để nâng cao năng lực cho các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, các tổ chức hành nghề công chứng, chứng thực, bộ phận xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai của cơ quan thuế để tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất thực hiện đầy đủ các quyền theo quy định; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất bảo đảm việc sử dụng đất đúng mục đích, hiệu quả, thực hiện nghiêm chỉnh các thủ tục hành chính, kê khai đăng ký đất đai và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật
3.6. Phát triển thị trường bất động sản
- Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức thực hiện nghiêm túc chương trình phát triển nhà ở tỉnh Thái Bình đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; trong các dự án phát triển nhà ở mới cần quy định diện tích tối thiểu dành cho phát triển nhà ở xã hội; quy hoạch xây dựng các khu dân cư phải gắn với đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ.
- Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch phát triển đô thị và nhà ở, bảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng thành phố Thái Bình trở thành đô thị loại II và quy hoạch phát triển thị xã, thị trấn. Sau khi quy hoạch phát triển đô thị, nhà ở được cấp có thẩm quyền phê duyệt Sở Xây dựng, Ủy ban nhân dân các cấp phải thực hiện công bố công khai theo quy định, làm cơ sở để các nhà đầu tư lựa chọn địa điểm đầu tư.
- Sở Xây dựng chủ trì cùng với các sở, ngành liên quan tham mưu xây dựng đề án thành lập sàn giao dịch bất động sản trong năm 2013; xây dựng quy định các điều kiện lựa chọn nhà đầu tư bảo đảm đủ năng lực thực hiện dự án phát triển nhà ở.
3.7.Chính sách tài chính về đất đai, giá đất
- Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các sở ngành có liên quan xây dựng quy chế xác định giá đất để giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, bồi thường và tái định cư, công bố công khai minh bạch tạo điều kiện thu hút đầu tư, thời gian trong năm 2013.
- Cục Thuế tỉnh chủ trì phối hợp với các sở ngành có liên quan xây dựng hoàn thiện hướng dẫn liên ngành về trình tự thủ tục kê khai luân chuyển hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất kê khai thực hiện nghĩa vụ tài chính.
- Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên theo dõi, cập nhật biến động giá đất trên thị trường, xây dựng cơ sở dữ liệu về giá đất phục vụ cho công tác định giá đất và xây dựng bảng giá đất hàng năm; phối hợp chặt chẽ với các tỉnh lân cận để xây dựng giá đất cho các khu vực giáp ranh bảo đảm phù hợp với tình hình chung của khu vực.
3.8. Đẩy mạnh cải cách hành chính
- Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu chuyển bộ phận một cửa liên thông của tỉnh từ Sở Kế hoạch và Đầu tư về Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; xây dựng hoàn thiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông cấp huyện theo hướng hiện đại và cơ chế kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ. Trong năm 2013 xây dựng mô hình một cửa liên thông tại cấp xã và thực hiện thí điểm mỗi huyện từ 1 đến 2 xã để rút kinh nghiệm và nhân rộng ở các năm sau; phấn đấu đến năm 2015 có 50% số xã thực hiện một cửa liên thông tại cấp xã.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 19/2009/QĐ-UBND ngày 11/12/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định về thực hiện cơ chế một cửa liên thông của tỉnh trong năm 2013.
- Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các sở, ngành, đơn vị liên quan thường xuyên thực hiện việc rà soát, cập nhật, đơn giản hóa, công bố, công khai thủ tục hành chính về đất đai, tạo thuận lợi cho cơ quan nhà nước, người dân và doanh nghiệp trong thực hiện các thủ tục hành chính;
3.9. Tăng cường thanh tra, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
- Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và đơn vị có liên quan thống nhất ban hành hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật đất đai trong năm 2013;
- Thanh tra tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các huyện thành phố, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất đai, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý vi phạm.
- Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chỉ đạo:
+ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các đơn vị liên quan thực hiện tổng hợp các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai như vi phạm về quản lý, sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, cố ý làm trái các quy định trong quản lý, sử dụng đất, buông lỏng công tác quản lý về đất đai, xây dựng nhà ở trái phép trong khu vực đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, lấn chiếm đất đai, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất; đánh giá, phân loại, xác định thời điểm, mức độ, tính chất, hậu quả vi phạm, trách nhiệm tập thể, cá nhân; xây dựng kế hoạch giải quyết cụ thể, khả thi, kiên quyết, nghiêm minh theo quy định pháp luật;
+ Thực hiện việc kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan, đề ra các biện pháp khắc phục kịp thời, triệt để những khuyết điểm hạn chế trong việc lãnh đạo, chỉ đạo quy hoạch, quản lý quỹ đất để tạo vốn xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
- Ủy ban nhân dân các cấp tập trung giải quyết dứt điểm các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai mới phát sinh theo đúng quy định, công bố công khai kết quả giải quyết, đặc biệt đối với vụ việc khiếu tố đông người có nội dung phức tạp; không để tồn đọng kéo dài; không để xảy ra điểm nóng; đưa ra xử lý hình sự những vi phạm có tính chất nghiêm trọng.
- Thanh tra tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất của các tổ chức, cá nhân trình cấp có thẩm quyền quyết định.
3.10. Nâng cao năng lực quản lý đất đai
Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu, hạ tầng thông tin về đất đai và tài sản gắn liền với đất theo hướng hiện đại, công khai, phục vụ đa mục tiêu; tích hợp, xây dựng cơ sở dữ liệu thành hệ thống thống nhất, bảo đảm thực hiện các giao dịch về đất đai bằng hệ thống điện tử, tra cứu các thông tin đất đai qua mạng Internet theo mục tiêu đã đề ra.
Ủy ban nhân dân các cấp từng bước củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về đất đai ở từng cấp, nâng cao chất lượng tuyển dụng cán bộ, lựa chọn cán bộ có đủ năng lực, trình độ đồng thời tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; thực hiện luân chuyển vị trí công tác theo quy định, kịp thời thay thế các cán bộ công chức không đạt yêu cầu.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp cùng với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện thành phố xây dựng đề án thành lập Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất một cấp trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Trung ương. Trước mắt, tập trung rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng hoạt động của Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện.
Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động tư vấn, dịch vụ về đất đai, góp phần thực hiện tốt công tác quản lý đất đai theo quy định của pháp luật.
Sở Nội vụ chủ trì xây dựng quy định việc lấy ý kiến cơ quan chuyên môn cấp trên trong việc bổ nhiệm cán bộ quản lý đất đai cấp dưới; quy định xử lý vi phạm của cán bộ làm công tác quản lý đất đai theo quy định.
1. Các sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố căn cứ theo chức năng nhiệm vụ xây dựng đề án, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch này đến lãnh đạo và cán bộ công chức làm công tác quản lý đất đai.
2. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành làm tốt công tác giám sát việc thực hiện Chương trình hành động, tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch này.
3. Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh và thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh phụ trách các địa phương, các sở, các ngành liên quan thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Kế hoạch này.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện Kế hoạch này và tổng hợp báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 1241/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện chính sách pháp luật về đất đai theo Chương trình hành động 15-CTr/TU do tỉnh Sơn La ban hành
- 2Kế hoạch 1534/KH-UBND năm 2014 thực hiện Nghị quyết 07/NQ-CP ban hành chương trình hành đồng thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 3Quyết định 1283/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 07/NQ-CP tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 4Quyết định 1538/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 1Luật Đất đai 2003
- 2Quyết định 19/2009/QĐ-UBND về Quy định thực hiện cơ chế một cửa liên thông của tỉnh trong hoạt động đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành
- 3Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2012 về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Quyết định 1241/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện chính sách pháp luật về đất đai theo Chương trình hành động 15-CTr/TU do tỉnh Sơn La ban hành
- 5Kế hoạch 1534/KH-UBND năm 2014 thực hiện Nghị quyết 07/NQ-CP ban hành chương trình hành đồng thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 6Quyết định 1283/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 07/NQ-CP tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 7Quyết định 1538/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
Kế hoạch 15/KH-UBND năm 2013 thực hiện Chương trình hành động 24-CTr/TU về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại do tỉnh Thái Bình ban hành
- Số hiệu: 15/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 21/03/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
- Người ký: Phạm Văn Ca
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/03/2013
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định