Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 148/KH-UBND | Hậu Giang, ngày 05 tháng 8 năm 2021 |
Căn cứ Quyết định số 782/QĐ-TTg ngày 27 tháng 5 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Công văn số 2178/LĐTBXH-TE ngày 12 tháng 7 năm 2021 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030,
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn Tỉnh, cụ thể:
1. Mục đích
a) Triển khai thực hiện thống nhất, đồng bộ, hiệu quả các hoạt động phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trên địa bàn tỉnh; trẻ em có nguy cơ và trẻ em lao động trái với quy định pháp luật được phát hiện, can thiệp, hỗ trợ kịp thời để hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển.
b) Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức liên quan, người sử dụng lao động, cộng đồng, cha mẹ và trẻ em về lao động trẻ em.
2. Yêu cầu
Xác định cụ thể nội dung công việc, tiến độ và việc phối hợp thực hiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan trong triển khai thực hiện các hoạt động phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em nhằm đảm bảo tính liên tục, liên kết các nhiệm vụ, hoạt động của Kế hoạch.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN
1. Đối tượng: Trẻ em tham gia lao động, trẻ em có nguy cơ và trẻ em lao động trái với quy định pháp luật; cha mẹ trẻ em, người sử dụng lao động tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh và khu vực kinh tế phi chính thức.
2. Phạm vi thực hiện: Áp dụng trên phạm vi toàn Tỉnh.
III. MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
1. Mục tiêu đến năm 2025:
a) Mục tiêu 1: Phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp trẻ em lao động trái quy định của pháp luật (sau đây gọi là lao động trẻ em) và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em.
- Phấn đấu giảm tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5 đến 17 tuổi xuống 4,9%.
- 100% trẻ em có nguy cơ, lao động trẻ em và trẻ em bị mua bán vì mục đích bóc lột sức lao động khi có thông báo được hỗ trợ, can thiệp kịp thời, được quản lý, theo dõi.
- Trên 90% trẻ em có nguy cơ, lao động trẻ em được tiếp cận giáo dục phổ thông và đào tạo nghề phù hợp.
b) Mục tiêu 2: Truyền thông về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em.
- 90% cán bộ, giáo viên trong các cơ sở giáo dục, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, 70% cha mẹ, người chăm sóc trẻ em được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.
- 70% trẻ em được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.
- 90% doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình trong các làng nghề được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.
c) Mục tiêu 3: Đào tạo, tập huấn về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.
- 90% công chức, viên chức cấp tỉnh, huyện và 70% cán bộ, công chức cấp xã ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến vấn đề lao động trẻ em được tập huấn kiến thức, kỹ năng về quản lý, phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp giảm thiểu lao động trẻ em.
- 90% doanh nghiệp đặc biệt doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, 70% hợp tác xã, hộ gia đình, đặc biệt hợp tác xã, hộ gia đình trong các làng nghề được tập huấn các kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp giảm thiểu lao động trẻ em.
2. Định hướng đến năm 2030: Phấn đấu giảm tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5 đến 17 tuổi xuống 4,5%; giảm tối đa tỷ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong số lao động trẻ em và người chưa thành niên.
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với các ngành, các tổ chức, người sử dụng lao động, cộng đồng, cha mẹ về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan chức năng trong việc phòng ngừa, phát hiện, can thiệp, hỗ trợ lao động trẻ em.
2. Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.
- Tổ chức các chiến dịch truyền thông nhằm tạo sự quan tâm, tham gia và thay đổi nhận thức của xã hội đối với công tác phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng trẻ em tham gia lao động, trẻ em có nguy cơ và trẻ em lao động trái quy định của pháp luật.
- Triển khai các hoạt động truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, trường học theo các chủ đề phù hợp với từng nhóm đối tượng thông qua các phương tiện truyền thông sẵn có, các hội nghị, diễn đàn, tọa đàm, cuộc thi hoặc cung cấp các ấn phẩm truyền thông về phòng ngừa, can thiệp, hỗ trợ giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em, trẻ em có nguy cơ và trẻ em lao động trái quy định của pháp luật.
- Xây dựng, biên soạn tài liệu hướng dẫn về phòng ngừa, phát hiện, can thiệp, hỗ trợ trẻ em tham gia lao động, trẻ em có nguy cơ và trẻ em lao động trái quy định của pháp luật.
3. Nâng cao năng lực của chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt là người sử dụng lao động về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em.
Tổ chức đào tạo, tập huấn cho công chức, viên chức cấp tỉnh, huyện và cán bộ, công chức cấp xã ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến vấn đề lao động trẻ em về kiến thức, kỹ năng về quản lý, phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp giảm thiểu lao động trẻ em.
4. Tăng cường phòng ngừa, phát hiện và hỗ trợ, can thiệp lao động trẻ em và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em ở các cấp, các ngành đặc biệt là cấp cơ sở.
- Phát huy vai trò của toàn hệ thống chính trị nhất là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể ở cơ sở, cộng tác viên trẻ em ở các ấp, khu vực; vai trò của tổ chức phối hợp liên ngành bảo vệ trẻ em cấp xã trong phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp lao động trẻ em và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em.
- Hỗ trợ lao động trẻ em, trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em và gia đình tiếp cận chính sách, chương trình, dịch vụ giảm nghèo, an sinh xã hội, giáo dục phổ thông và đào tạo nghề phù hợp. Triển khai các mô hình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.
- Hỗ trợ người sử dụng lao động tại các làng nghề truyền thống, cơ sở sản xuất, kinh doanh và khu vực phi chính thức có trẻ em học nghề và tham gia lao động cải thiện điều kiện làm việc phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, đặc điểm thể chất, tâm lý trẻ em và theo quy định của pháp luật.
- Triển khai xây dựng các mô hình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.
- Phòng, chống tội phạm mua bán trẻ em vì mục đích bóc lột sức lao động và kịp thời xử lý các vụ việc liên quan đến lao động trẻ em.
5. Tăng cường vận động nguồn lực, huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và cá nhân trong phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.
6. Theo dõi, giám sát, thu thập thông tin, cơ sở dữ liệu về tình hình phòng ngừa, phát hiện, can thiệp, hỗ trợ trẻ em tham gia lao động.
- Tổ chức kiểm tra giám sát, đánh giá việc thực hiện pháp luật, chính sách về phòng ngừa lao động trẻ em. Xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp sử dụng lao động trẻ em.
- Xây dựng hệ thống báo cáo, sổ quản lý theo dõi và tổng hợp phân tích số liệu về tình hình phòng ngừa, phát hiện, can thiệp, hỗ trợ trẻ em tham gia lao động, trẻ em có nguy cơ và trẻ em lao động trái quy định của pháp luật trên địa bàn Tỉnh; cập nhật dữ liệu về tình hình trẻ em tham gia lao động thường xuyên và hình thành cơ chế báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo quy định.
1. Nguồn kinh phí thực hiện từ dự toán chi hoạt động thường xuyên được giao cho các cơ quan, đơn vị có liên quan và thực hiện theo phân cấp ngân sách.
2. Kinh phí thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2021 - 2030 và các chương trình, dự án, đề án có liên quan khác (nếu có).
3. Kinh phí từ nguồn tài trợ, viện trợ quốc tế và huy động từ xã hội, cộng đồng, các nguồn hợp pháp khác (nếu có).
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp và hướng dẫn sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện nội dung Kế hoạch này.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức, người sử dụng lao động, cộng đồng, cha mẹ, trẻ em và vận động sự tham gia của xã hội đối với công tác phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng trẻ em tham gia lao động, trẻ em có nguy cơ và trẻ em lao động trái quy định của pháp luật; xây dựng, nhân bản và cung cấp tài liệu liên quan đến công tác phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em cho địa phương và đơn vị liên quan để tuyên truyền, phổ biến; tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ địa phương về kiến thức và kỹ năng phòng ngừa, phát hiện, can thiệp, hỗ trợ trẻ em tham gia lao động, trẻ em có nguy cơ và trẻ em lao động trái quy định của pháp luật.
- Xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành, quy trình, mô hình hỗ trợ, can thiệp, phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.
- Phối hợp với sở, ban, ngành liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật, chính sách về phòng ngừa, giảm thiểu và xử lý vi phạm sử dụng lao động trẻ em theo thẩm quyền.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch, định kỳ báo cáo kết quả về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh. Xây dựng cơ sở dữ liệu về lao động trẻ em, chỉ tiêu thống kê theo dõi, đánh giá về lao động trẻ em.
- Lồng ghép công tác phòng ngừa, phát hiện, can thiệp, hỗ trợ trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em và lao động trẻ em vào hoạt động của ngành.
- Tổ chức tuyên truyền thúc đẩy nâng cao nhận thức về phòng ngừa, phát hiện, can thiệp, hỗ trợ trẻ em tham gia lao động, trẻ em có nguy cơ và trẻ em lao động trái quy định của pháp luật cho giáo viên, học sinh và phụ huynh. Quản lý, nắm tình hình, theo dõi học sinh trong nhà trường.
- Hỗ trợ trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em, lao động trẻ em được tiếp cận giáo dục phổ thông và triển khai mô hình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em theo chức năng, nhiệm vụ.
- Tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mua bán trẻ em vì mục đích bóc lột sức lao động; kiểm tra, phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các vụ việc dụ dỗ, môi giới, dẫn dắt, cưỡng bức trẻ em phải làm việc trái quy định của pháp luật, bắt trẻ em phải đi bán hàng rong, vé số dạo, ...
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị liên quan trong công tác bảo vệ, hỗ trợ hòa nhập cộng đồng cho lao động trẻ em.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trong lĩnh vực nông nghiệp. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về lao động trẻ em trong lĩnh vực được giao.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với các cơ quan báo, đài địa phương và chỉ đạo hệ thống thông tin cơ sở phổ biến, tuyên truyền chính sách, pháp luật; đưa tin, bài, phóng sự phản ánh về các nội dung liên quan đến lao động trẻ em.
Căn cứ chức năng nhiệm vụ, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện Kế hoạch theo quy định.
7. Sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức trong các tầng lớp Nhân dân về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, nhất là các quy định của pháp luật về phòng ngừa, lao động trẻ em trái với quy định của pháp luật.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao tham gia triển khai, thực hiện các hoạt động của Kế hoạch; tăng cường hướng dẫn các cấp hội vận động gia đình không để trẻ em bỏ học, lao động trái quy định pháp luật, đặc biệt đối với các hộ nghèo, cận nghèo, vùng kinh tế khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, địa bàn có lao động trẻ em và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em.
9. Đề nghị Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh
- Triển khai, hướng dẫn thực hiện chương trình đến các doanh nghiệp, người sử dụng lao động nhằm đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật về lao động trẻ em.
- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, tư vấn pháp luật, chính sách về lao động trẻ em cho cán bộ, đoàn viên, người chưa thành niên, trẻ em tham gia lao động.
10. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ kế hoạch của UBND tỉnh và tình hình thực tế tại địa phương chủ động xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện tại địa phương, chú trọng các nhiệm vụ sau:
Truyền thông, giáo dục, vận động xã hội nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em. Tuyên truyền rộng rãi bằng nhiều hình thức trên Đài Phát thanh cấp huyện, đội tuyên truyền lưu động, hệ thống truyền thanh cơ sở, băng rôn, bảng chữ điện tử; tuyên truyền trực tiếp thông qua các buổi họp của ấp, khu vực, tổ dân phố, hoạt động dưới cờ, …
Tăng cường phòng ngừa, phát hiện và hỗ trợ, can thiệp lao động trẻ em và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em.
Xây dựng mô hình phù hợp tình hình thực tế, đặc biệt ở địa bàn, ngành nghề có trẻ em tham gia lao động hoặc có nguy cơ phát sinh lao động trẻ em.
- Chủ động bố trí ngân sách, nguồn lực của địa phương để thực hiện Kế hoạch.
- Cập nhật cơ sở dữ liệu về lao động trẻ em, chỉ tiêu thống kê theo dõi, đánh giá về lao động trẻ em.
- Kiểm tra, thanh tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành pháp luật, chính sách về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; xử lý nghiêm, kịp thời các trường hợp sử dụng lao động trẻ em trái quy định pháp luật.
VII. CHẾ ĐỘ THÔNG TIN, BÁO CÁO
Các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã định kỳ 6 tháng (15/5), hàng năm (30/11) có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn Tỉnh./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 10552/KH-UBND năm 2021 về phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 2Kế hoạch 268/KH-UBND năm 2021 về phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 3Kế hoạch 209/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 1Quyết định 782/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 2178/LĐTBXH-TE năm 2021 thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Kế hoạch 10552/KH-UBND năm 2021 về phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 4Kế hoạch 268/KH-UBND năm 2021 về phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 5Kế hoạch 209/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn Tỉnh Hậu Giang
- Số hiệu: 148/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 05/08/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Hậu Giang
- Người ký: Hồ Thu Ánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/08/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra