Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 143/KH-UBND | Tây Ninh, ngày 18 tháng 01 năm 2021 |
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2021
Thực hiện Công văn số 4476/BKHĐT-HTX ngày 14/7/2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2021, UBND tỉnh Tây Ninh xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2021 như sau:
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2020
I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ, HỢP TÁC XÃ
1. Đánh giá dựa trên các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã (HTX), liên hiệp hợp tác xã
a) Số lượng, doanh thu và thu nhập của hợp tác xã, tổ hợp tác.
- Hợp tác xã (HTX)
Tổng số HTX năm 2020 trên địa bàn tỉnh ước có 140 HTX, tăng 10
HTX so với cùng kỳ (SCK) 2019, đạt 88,6% so với Kế hoạch 2020 (KH 2020: 158 HTX). Trong đó, thành lập mới 12 HTX, đạt 31,5% KH 2020 (KH 2020: 38 HTX), giải thể 02 HTX, đạt 20% KH 2020 (KH 2020: 10 HTX). Tổng số HTX hoạt động theo Luật Hợp tác xã 2012 là 126 HTX.
Ước doanh thu bình quân của 01 HTX đạt 16 tỷ đồng (KH 2020: 15,5 tỷ đồng). Ước lãi bình quân của HTX là 505 triệu đồng/ năm (KH 2020: 500 triệu).
- Tổ hợp tác
Tổng số THT là 112 THT, đạt 93% kế hoạch 2020 (KH 2020: 120
THT). Trong đó, thành lập mới 10 THT, đạt 100% KH 2020.
Ước doanh thu bình quân của 01 THT: 380 triệu đồng/01 THT/năm
(KH 2020: 350 triệu đồng/năm). Ước lãi bình quân của THT: 47 triệu đồng/01 THT/năm (KH 2020: 55 triệu đồng/năm).
b) Thành viên, lao động của HTX, THT
- Hợp tác xã
Hiện có 39.125 thành viên HTX, tăng 7.125 thành viên SCK 2019, đạt 108,7% so với KH 2020 (KH 2020: 36.000 thành viên). Lý do tăng: theo quy định của ngành vận tải.
Tổng số lao động làm việc thường xuyên trong HTX: 7.650 người, đạt 147% so với KH 2020 (KH: 5.200 người). Trong đó, lao động là thành viên HTX 4.200 người, đạt 127 % so với KH 2020 (KH 2020: 3.300 người).
Thu nhập bình quân của 01 lao động làm việc thường xuyên trong HTX: 75 triệu đồng/ năm (KH 2020: 65 triệu đồng).
- Tổ hợp tác
Tổng số thành viên của THT là 2.250 thành viên, đạt 102% so với Kế hoạch 2020 (KH 2020: 2.200 thành viên). Trong đó, thành viên mới 100 người, đạt 50% so với mục tiêu kế hoạch 2020 (KH 2020: 200 thành viên).
Số lao động làm việc thường xuyên trong THT chủ yếu là thành viên tổ.
Thu nhập trung bình của thành viên THT là 380 triệu đồng/năm.
c) Về trình độ cán bộ quản lý HTX
Tổng số cán bộ quản lý HTX: 626 người. Trong đó:
Tổng số cán bộ quản lý HTX đạt trình độ sơ cấp, trung cấp: 315 người, chiếm 50% trên tổng số cán bộ quản lý, đạt 98,4% Kế hoạch 2020 (KH 2020: 320 người).
Tổng số cán bộ quản lý HTX đạt trình độ cao đẳng, đại học: 200 người, chiếm 32 % trên tổng số cán bộ quản lý, đạt 100% Kế hoạch 2020 (KH 2020: 200 người).
a) Lĩnh vực nông - lâm- ngư nghiệp (gọi chung HTX nông nghiệp)
Ước đến 31/12/2020, toàn tỉnh có 90 HTX nông nghiệp, tăng 7 HTX so với đầu năm; trong đó HTX dịch vụ thủy lợi là 8 HTX, thủy sản là 3 HTX, sản xuất rau an toàn là 6 HTX, dịch vụ nông nghiệp là 73 HTX. Số lượng thành viên là 2.540 thành viên, tăng 500 thành viên so với đầu năm.
Tổng nguồn vốn hiện nay khoảng 365,2 tỷ đồng. Tổng doanh số hàng hóa, dịch vụ năm 2020 ước đạt 100 tỷ đồng (trung bình là 1 tỷ/HTX/ năm). Lợi nhuận ước đạt 350 triệu/HTX/năm. Giải quyết việc làm thường xuyên cho 1.360 lao động với thu nhập lao động trung bình 6 - 6,5 triệu đồng/ tháng/ người.
Các HTX ngày càng chú trọng mở rộng dịch vụ và nâng cao chất lượng phục vụ. Từ chỗ chỉ thực hiện các dịch vụ chăm sóc và thu hoạch, một số HTX đã tăng cường thêm các dịch vụ như cung ứng giống vật nuôi, cây trồng; cung ứng vật tư, phân bón, thức ăn và thuốc bảo vệ thực vật; dịch vụ tiêu thụ sản phẩm... Nhờ đó, số lượng thành viên tham gia HTX ngày càng nhiều, tỷ lệ thành viên sử dụng dịch vụ ngày càng cao, dẫn đến hiệu quả hoạt động của HTX ngày tốt hơn, đời sống thành viên ngày một cải thiện từng bước góp phần xây dựng nông thôn mới.
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hợp tác xã nông nghiệp đang ở trong tình trạng bị động về mô hình, lĩnh vực hoạt động, quy mô dịch vụ ở mức độ thấp, chưa đáp ứng hết nhu cầu của thành viên và nông dân trong vùng, vì vậy lợi ích tạo ra từ các HTX chưa đáng kể như HTX DV thủy lợi.
b) Lĩnh vực công thương
Tính đến 31/12/2020, toàn tỉnh ước có 17 HTX công thương, tăng 3 HTX so với đầu năm. Số lượng thành viên: 270 thành viên, tăng 50 thành viên so với đầu năm.
Hoạt động chính của các HTX công thương là kinh doanh sản xuất các sản phẩm làm từ tre, tầm vông; gia công sản phẩm may mặc, sản xuất gỗ lạng ván ép; quản lý và kinh doanh khai thác chợ. Tuy nhiên, mô hình HTX chợ trên địa bàn tỉnh mới bắt đầu hình thành năm 2018 và đang từng bước đi vào hoạt động, phát triển và lan rộng các địa phương. Do đó, các hoạt động cũng chỉ dừng lại ở việc cho thuê kiot, cung ứng dịch vụ cho tiểu thương mua bán, kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản và mặt hàng thiết yếu khác. Đến nay, các HTX này vẫn hoạt động ở mức độ trung bình. Quy mô sản xuất kinh doanh của các HTX công thương có sự khác nhau tùy theo lĩnh vực kinh doanh cụ thể nhưng chủ yếu thuộc mức nhỏ và vừa.
c) Lĩnh vực tín dụng
Toàn tỉnh hiện có 18 Quỹ TDND (không có phát triển mới so với năm 2011), có 26.200 thành viên. Tổng nguồn vốn hoạt động hiện nay của các Quỹ TDND là 2.638,52 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 103,52 tỷ đồng, vốn huy động 2.348,85 tỷ đồng. Tổng dư nợ cho vay hiện nay đạt 2.339,43 tỷ đồng. Nợ xấu là 5,27 tỷ đồng chiếm 0,23% tổng dư nợ cho vay.
Các Quỹ TDND có tổ chức bộ máy, công tác điều hành, quản lý chặt chẽ, cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Phương thức hoạt động của Quỹ linh hoạt, kịp thời, hoạt động cho vay đúng mục đích nên phát huy được hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu dưới mức quy định. Các chỉ tiêu cơ bản như: nguồn vốn huy động, dư nợ, kết quả kinh doanh đảm bảo, lãi không ngừng được tăng lên.
d) Lĩnh vực vận tải
Tính đến 31/12/2020, toàn tỉnh ước có 13 HTX vận tải, tăng 03 HTX so với đầu năm với 10.070 thành viên, tăng 4.000 thành viên so với đầu năm.
Các HTX vận tải đã đóng góp một phần đáng kể vào việc đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách của địa phương, đóng góp không nhỏ trong công tác quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải của các thành viên. Hoạt động của các HTX đã tạo ra được thu nhập và việc làm ổn định và gia tăng tích lũy cho các thành viên. Tuy nhiên, các HTX vận tải trên địa bàn tỉnh hiện nay đang hoạt động chủ yếu theo mô hình dịch vụ hỗ trợ, chưa quản lý sản xuất kinh doanh vận tải theo hướng tập trung.
đ) Lĩnh vực khác (lĩnh vực vệ sinh môi trường)
Tính đến 31/12/2020 toàn tỉnh ước có 2 HTX môi trường, tăng 1 HTX so với đầu năm. Tổng số thành viên là 45 thành viên. Các HTX vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh chỉ hoạt động nhỏ và ở mức trung bình, hoạt động chủ yếu là quét dọn, thu gom rác thải, rút hầm cầu và khai thông cống rãnh.
a) Lĩnh vực nông - lâm- ngư nghiệp: Ước đến 31/12/2020, toàn tỉnh có 100 THT nông- lâm- ngư nghiệp (tăng 02 THT so với đầu năm), có 1.800 thành viên. Lao động trong THT chủ yếu là thành viên. Hoạt động chính của các tổ gồm: chăn nuôi gia súc, gia cầm; sản xuất rau, củ, quả; thủy nông và các hoạt động dịch vụ nông nghiệp kèm theo. Doanh thu THT chủ yếu là doanh thu của thành viên, trung bình 380 triệu đồng/ năm, lãi bình quân của THT: 44 triệu đồng/năm. Thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên trong THT: 54 triệu đồng/người/năm.
b) Lĩnh vực phi nông nghiệp: Ước đến 31/12/2020, toàn tỉnh có 12 THT hoạt động trên lĩnh vực phi nông nghiệp, tăng 01 tổ so với đầu năm, có 450 thành viên. Hoạt động chính của các THT là mây tre đan lát, làm chổi, may gia công, sản xuất bánh tráng... Thu nhập trung bình của hộ thành viên THT là 47 triệu đồng/năm, ước lợi nhuận bình quân của 01 THT là 50 triệu đồng/01 THT/năm.
Xuất phát từ nhu cầu của kinh tế hộ và điều kiện phát triển kinh tế ở địa phương, nhiều THT được thành lập từ các Chương trình, dự án của các ngành chuyên môn, của địa phương và các đoàn thể. Các THT được thành lập và hoạt động với nhiều hình thức, nội dung phong phú trên các ngành, lĩnh vực với nhiều tên gọi khác nhau để các thành viên hợp tác cùng nhau sản xuất, tiết kiệm chi phí, công cụ lao động, tiếp nhận kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất, tăng sức cạnh tranh, hạn chế sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Qua đó, các thành viên hợp tác, cùng nhau góp vốn, thực hiện vay vốn, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, tận dụng các nguồn lực đất đai, nguyên liệu, vốn, lao động tại địa phương, tạo tiền đề cho cách làm ăn mới, hướng tới sản xuất theo nhu cầu của thị trường, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho các hộ nông dân.
3. Tác động của HTX, THT tới thành viên, kinh tế hộ thành viên
Từ những kết quả trên có thể nói rằng nhiệm kỳ qua, khu vực KTTT của tỉnh có những chuyển biến tích cực, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của tỉnh, cụ thể:
- Hiệu quả về kinh tế: KTTT đã thực sự thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, thông qua việc mở rộng sản xuất, các HTX đã trở thành một kênh huy động nguồn lực, góp phần phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Một số HTX hoạt động có hiệu quả đã làm tốt công tác giải quyết các mối quan hệ sản xuất ở vùng nông thôn, giữa KTTT với kinh tế hộ gia đình và là một thành phần kinh tế quan trọng đối với phát triển Nông nghiệp - Nông thôn.
- Hiệu quả về xã hội: HTX được thành lập không chỉ vì mục tiêu lợi nhuận mà còn vì mục tiêu xã hội, phát triển cộng đồng như: (1) Mô hình HTX là tổ chức cộng đồng có tính tự chủ cao, có khả năng gắn kết, huy động và phát huy sức mạnh của người dân trong các phong trào bảo vệ an ninh trật tự địa phương và công tác xã hội khác; (2) Thu hút một lực lượng lớn lao động ở nông thôn, tạo việc làm, nâng cao đời sống, cải thiện thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng và phát triển nông thôn mới; Đồng thời, xuất phát từ bản chất và nguyên tắc hoạt động, các HTX đã phát huy tính dân chủ, bình đẳng và công bằng xã hội, cụ thể lợi nhuận sau khi trích lập các quỹ theo quy định, phần còn lại sẽ được chia cho thành viên theo mức độ sử dụng dịch vụ. Với nguyên tắc "mỗi người một phiếu" không phụ thuộc vào vốn góp, các thành viên hoàn toàn bình đẳng trong toàn bộ hoạt động của HTX, từ tổ chức bộ máy quản lý đến việc giải quyết các vấn đề quan trọng của HTX đều phải thông qua Đại hội thành viên HTX; (3) Giá trị cốt lõi của HTX không chỉ được đánh giá thông qua lợi nhuận và tăng trưởng về kinh tế mà còn ở việc HTX tham gia hỗ trợ thành viên và cộng đồng xã hội. Nhiều HTX đã tạo việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Đồng thời, HTX đề cao tinh thần tương thân tương ái, vì cộng đồng, bảo đảm an sinh xã hội, là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần xây dựng thành công nông thôn mới ở địa phương.
- Hợp tác xã tích cực tham gia bảo vệ môi trường thể hiện qua nhiều mặt: (1) Thông qua chính sách hỗ trợ khoa học công nghệ của tỉnh, nhiều THT, HTX áp dụng quy trình sản xuất theo theo chuẩn VietGap cho rau an toàn và sản phẩm lúa. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất vừa hạn chế sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp và giảm được chi phí sản xuất, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm mà còn góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ và cải thiện môi trường sống; (2) HTX sử dụng nguồn tài nguyên đất đai một cách hiệu quả hơn thông qua việc tái cơ cấu vật nuôi, cây trồng trong lĩnh vực nông nghiệp, điển hình như HTX DVNN Tân Tiến - Suối Ngô, huyện Tân Châu và HTX DVNN Phước Ninh huyện Dương Minh Châu, HTX Giống cây trồng và DVNN Bàu Đồn, HTX SX&DVNN Ninh Điền, HTX Xoài tứ quý Thạnh Bắc; (3) Vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được các HTX quan tâm, cụ thể là ngày càng có nhiều HTX ra đời chuyên kinh doanh dịch vụ công ích và thu gom rác thải sinh hoạt góp phần làm xanh sạch đẹp môi trường tạo vẽ mỹ quan đô thị; là tổ chức tập thể làm kinh tế có tính tự chủ cao nhất, huy động và phát huy được tối đa sức mạnh tập thể trong bảo vệ môi trường, gắn kết được số đông người dân từ ấp, khu phố, xã, phường, thị trấn thực hiện tốt việc giữ gìn xanh sạch đẹp, giảm đáng kể ô nhiễm môi trường.
III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ
1. Triển khai Luật Hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn
Tiếp tục tổ chức triển khai, phổ biến các chính sách pháp luật về hợp tác xã tới toàn thể cán bộ, Đảng viên và Nhân dân, ban hành và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể. Công tác phổ biến pháp luật được thực hiện thông qua nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng và lồng ghép tại các cuộc Hội nghị, Hội thảo, họp sơ kết, tổng kết về tình hình kinh tế tập thể. Trong năm, tỉnh đã phát hành 6 kỳ bản tin KTTT với số lượng 6.000 bản tin kinh tế tập thể tỉnh Tây Ninh; tổ chức 7 lớp tập huấn kiến thức kinh tế tập thể cho cán bộ quản lý nhà nước cấp huyện, cấp xã; 6 kỳ phụ trang KTTT trên Báo Tây Ninh; 36 chương trình và 54 chuyên mục tuyên truyền phát triển kinh tế tập thể gắn với xây dựng nông thôn mới trên đài Đài phát thanh Truyền hình tỉnh và Trung tâm Truyền thanh 9 huyện, thị xã, thành phố nhằm tuyên truyền sâu rộng về những nguyên tắc, giá trị, bản chất của HTX, vai trò của kinh tế tập thể góp phần xây dựng nông thôn mới; những mô hình tiên tiến, cách làm hay trong công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể.
2. Công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể
Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối tham mưu thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với khu vực kinh tế tập thể; chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện và Liên minh Hợp tác xã tỉnh xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế tập thể hàng năm. Các Sở, ngành trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tham mưu UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các đơn vị kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh.
Hàng năm, cơ quan hỗ trợ trực tiếp khu vực KTTT là Liên minh HTX tỉnh tổ chức ký kết Kế hoạch phối hợp với các Sở, ngành và UBND cấp huyện về công tác phối hợp nâng cao hiệu quả hoạt động các tổ chức kinh tế tập thể và phối hợp giải quyết những khó khăn vướng mắc phát sinh kịp thời và báo cáo, tham mưu UBND tỉnh.
3. Kết quả triển khai chính sách hỗ trợ, ưu đãi HTX
Theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 và Quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ thì một phần nguồn vốn để thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã theo Quyết định 2261/QĐ-TTg về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 được lồng ghép trong Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới nhằm thực hiện tiêu chí về tổ chức sản xuất trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, tỉnh đã triển khai chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn với kết quả như sau:
- Về chính sách bồi dưỡng, đào tạo cán bộ HTX và thành lập mới HTX
Năm 2020, phân bổ và bố trí kinh phí 775 triệu đồng từ ngân sách tỉnh và trung ương hỗ trợ cho công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực và thành lập mới HTX. Tỉnh đã hỗ trợ thành lập mới 12 HTX và tổ chức 14 lớp tập huấn kiến thức kinh tế tập thể và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho gần 1.200 lượt cán bộ THT, HTX trên địa bàn. Đồng thời, thí điểm hỗ trợ 11 cán bộ tốt nghiệp cao đẳng, đại học về công tác có thời hạn tại 8 HTX trên địa bàn tỉnh với kinh phí hơn 900 triệu đồng.
Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã theo Quyết định 2261/QĐ- TTg: bố trí 837 triệu đồng để thực hiện tuyên truyền, kiểm tra hướng dẫn thực hiện tiêu chí Tổ chức sản xuất, trong đó có 600 triệu đồng hỗ trợ xây dựng 03 mô hình HTX kiểu mới ở các huyện, thị xã: Trảng Bàng, Châu Thành, Bến Cầu.
- Chính sách về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
Bố trí kinh phí 110 triệu đồng từ ngân sách tỉnh giao Sở Công Thương và Liên minh Hợp tác xã tỉnh thực hiện Chương trình xúc tiến thương mại cho khu vực kinh tế tập thể. Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch Covid nên chỉ thực hiện 01 hoạt động đi tìm kiếm mở rộng thị trường tại tỉnh Bình Phước và Đắk Lắk.
- Chính sách về ứng dụng khoa học và công nghệ mới
Thường xuyên chỉ đạo các đơn vị có liên quan quan tâm củng cố, tạo điều kiện cho các HTX được giao sử dụng và khai thác nhãn hiệu hàng hóa và chỉ dẫn địa lý do tỉnh hỗ trợ xây dựng: mãng cầu Bà Đen, bánh tráng phơi sương Trảng Bàng và muối ớt Tây Ninh và các sản phẩm rau an toàn sản xuất theo tiêu chuẩn sạch, VietGap.
- Chính sách tiếp cận vốn và Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã: Trong năm có 10 dự án của các THT, HTX được vay vốn với số tiền là 5 tỷ đồng để phát triển sản xuất kinh doanh và 06 dự án đang được vay vốn với số tiền 960.000.000 đồng từ nguồn Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm thuộc Liên minh HTX Việt Nam.
- Chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng cho các HTX nông nghiệp: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho 02 HTX theo Quyết định số 2261/QĐ-TTg ngày 15/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 gồm: HTX mãng cầu Thạnh Tân với kinh phí hỗ trợ là 10.550 hiệu đồng (Quyết định số 2468/QĐ-UBND ngày 18/11/2019 của UBND tỉnh) và HTX dịch vụ nông nghiệp Phước Ninh với kinh phí hỗ trợ là 2.150 triệu đồng (Quyết định số 2552/QĐ-UBND ngày 28/11/2019 của UBND tỉnh).
- Chính sách hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh: chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tham mưu UBND tỉnh triển khai thực hiện về chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh trong đó có THT, HTX.
* Đánh giá vai trò, vị trí của KTTT, HTX trong phát triển KT-XH nói chung và trong xây dựng nông thôn mới nói riêng
THT, HTX tạo việc làm cho lao động nông thôn góp phần ổn định trật tự địa phương: Các HTX nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng trong quá trình hoạt động đã tạo ra nhiều việc làm cho lực lượng lao động giản đơn ở nông thôn, góp phần ổn định trật tự địa phương xây dựng nông thôn mới.
THT, HTX góp phần phát triển kinh tế nông thôn: Số HTX hoạt động khá, tốt ở địa phương đã phát huy được vai trò của mình trong xây dựng nông thôn mới. Với hình thức sản xuất gắn liền với tiêu thụ sản phẩm, các HTX nông nghiệp đã vận động thành viên dồn điền, đổi thửa, tạo thành vùng sản xuất tập trung liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp cung ứng vật tư, giống, tư vấn chuyên môn và tìm đầu ra sản phẩm thông qua các dịch vụ của HTX: làm giống, dịch vụ làm đất, trồng, chăm sóc và thu hoạch, đảm bảo đầu ra ổn định, đời sống thành viên ngày càng cải thiện; hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân đã đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, phát triển kinh tế hộ, kinh tế trang trại, HTX khu vực nông thôn, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và ổn định đời sống nhân dân khu vực nông thôn.
Các THT, HTX có những đóng góp quan trọng vào việc cải tạo xây dựng công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở địa phương như: duy tu bảo dưỡng và bảo vệ mạng lưới giao thông nội địa, kênh nội đồng ở địa phương.
III. CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN
1. Khó khăn, tồn tại
KTTT, HTX phát triển còn chậm so với tiềm năng và lợi thế và nhu cầu của nền kinh tế, tốc độ tăng trưởng thấp so với các khu vực kinh tế khác; tỷ lệ đóng góp GRDP thấp. Phần lớn HTX có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, năng lực tài chính và quản trị yếu (nhất là các HTX nông nghiệp thành lập trước năm 2012, khi chuyển sang hoạt động Luật HTX năm 2012), phát triển không đồng đều giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp; khả năng huy động nguồn lực và áp dụng khoa học công nghệ còn hạn chế, HTX chưa làm tốt vai trò đầu kéo hỗ trợ thành viên, THT hoạt động chưa ổn định. Sự liên kết hình thành chuỗi giá trị giữa HTX, THT với các thành phần kinh tế khác còn hạn chế.
Số HTX tổ chức, hoạt động quy mô lớn chưa nhiều; sự liên kết, hợp tác giữa các HTX với nhau theo mô hình liên hiệp HTX chưa có trên địa bàn tỉnh. Hoạt động liên kết với doanh nghiệp chỉ mới hình thành.
Chưa xây dựng được nhiều mô hình HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị nổi bật tạo sức lan toả giúp cho người dân tin tưởng vào các lợi ích về kinh tế - xã hội do HTX mang lại.
2.2 Nguyên nhân khó khăn
Một số cấp ủy, chính quyền và nhiều cán bộ, Đảng viên chưa nhận thức sâu sắc đầy đủ về đường lối, quan điểm phát triển KTTT của Đảng; chưa nhận thức đúng, đầy đủ và thống nhất về bản chất HTX, về vai trò của KTTT trong phát triển kinh tế xã hội đất nước; còn mang nặng tư tưởng HTX kiểu cũ, hoài nghi về sự phát triển của HTX kiểu mới.
Luật HTX năm 2012 và Nghị định số 193/2013/NĐ-CP quy định 11 chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho HTX nhưng thực tế các chính sách này đi vào cuộc sống không nhiều, số lượng HTX tiếp cận chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước còn hạn chế: chính sách hỗ trợ về kết cấu hạ tầng, chính sách ưu đãi tín dụng, hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ chế biến sản phẩm...
Công tác quản lý nhà nước về KTTT có lúc có nơi bị buông lỏng; trong khi bộ máy quản lý nhà nước về KTTT, HTX vừa thiếu, vừa lúng túng trong tổ chức và cơ chế hoạt động; đa phần là cán bộ kiêm nhiệm, chưa có tổ chức bộ máy chuyên trách thống nhất để tập trung trí tuệ, sức lực nghiên cứu xây dựng, triển khai thực hiện nghị quyết, pháp luật và chính sách KTTT. Công tác kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Luật của các HTX còn hạn chế, chưa kịp thời xử lý vi phạm pháp luật của HTX, các cá nhân, tổ chức liên quan.
Khó khăn nội tại của các HTX nông nghiệp chậm được khắc phục do xuất phát điểm của HTX nông nghiệp thấp, quy mô hoạt động nhỏ bé, sức cạnh tranh yếu, phần lớn các HTX nông nghiệp chưa có khả năng tích luỹ để đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Một số có tâm lý ỷ lại, trong chờ sự hỗ trợ của Nhà nước. Trình độ quản lý của các HTX nông nghiệp còn yếu, phần lớn cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ HTX tuổi cao, chưa qua đào tạo cơ bản chưa đáp ứng vai trò quản lý HTX trong cơ chế thị trường, xuất, trình độ chuyên môn, năng lực điều hành, trình độ quản lý; hoạt động HTX chỉ mang tính thời vụ.
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2021
I. MỘT SỐ YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTTT NĂM 2021
- Kế hoạch phát triển KTTT năm 2021 phải đặt trong kế hoạch phát triển KTTT 5 năm 2021-2025, Kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, của địa phương.
- Phát triển KTTT phải xuất phát từ nhu cầu chung thực tế của thành viên trên mọi lĩnh vực đời sống KT - XH; phải đúng các giá trị và nguyên tắc cơ bản của HTX.
- Gắn chỉ tiêu phát triển số lượng với chất lượng hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn tỉnh; khuyến khích hợp tác xã ứng dụng khoa học, công nghệ vào phát triển sản phẩm có giá trị cao và sản phẩm từ nghề truyền thống qua mô hình hợp tác xã kiểu mới. Đồng thời, tạo môi trường thuận lợi cho KTTT phát triển kinh tế hộ thành viên; tăng cường tính tự chủ, khai thác tối đa tiềm lực, lợi thế sẵn có của các thành phần kinh tế tập thể, nâng cao vai trò của kinh tế tập thể trong sự phát triển chung của tỉnh.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KTTT NĂM 2021
1. Dự báo những thuận lợi, khó khăn
Năm 2021, nền kinh tế của tỉnh sẽ được duy trì ổn định và những điều kiện thuận lợi của nền kinh tế trong nước là cơ hội phát triển cho kinh tế địa phương. Sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở; Các cấp, các ngành và tập thể thành viên người lao động trong các THT, HTX trên địa bàn tỉnh luôn chung tay, góp sức vào triển khai kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh, tạo mối quan hệ mật thiết, phối hợp hỗ trợ lẫn nhau.
Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 có thể còn kéo dài, kinh tế thế giới còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất định, khó lường ảnh hưởng ít nhiều đến kinh tế trong nước, trong đó có KTTT; Và sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường là thách thức đối với khu vực kinh tế tập thể trong khi những hạn chế của khu vực kinh tế tập thể chậm khắc phục, tỷ lệ hợp tác xã yếu kém khá nhiều; trình độ cán bộ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ của HTX chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong quá trình hội nhập; nhiều tổ chức kinh tế hợp tác còn lúng túng trong hoạt động chưa hấp dẫn thu hút thành viên tham gia.
Nội lực của HTX, THT còn nhiều hạn chế, chưa đủ sức hỗ trợ các thành viên phát triển sản xuất, việc phát triển các THT còn mang tính tự phát, tổ chức thiếu chặt chẽ nên gặp nhiều khó khăn trong giao dịch kinh tế, thụ hưởng các chính sách hỗ trợ của Nhà nước...
2. Định hướng chung về phát triển KTTT, HTX
Nâng cao chất lượng hoạt động của các loại hình hợp tác xã trên địa bàn tỉnh; Quan tâm mô hình HTX gắn với chuỗi giá trị, phát triển mô hình HTX đa dịch vụ, đa ngành nghề; hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao; tập trung thực hiện tốt các chính sách khuyến khích phát triển HTX, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Đồng thời xây dựng mô hình HTX trong các ngành, lĩnh vực mới như HTX y tế, HTX trường học, HTX nhà ở...
Phát triển kinh tế nông nghiệp, trọng tâm là phát triển sản xuất sản phẩm hàng hóa chủ lực địa phương theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, tăng mạnh các hình thức hợp tác liên doanh, liên kết; đa dạng hóa trong phát triển sản xuất theo hướng hiện đại, bền vững, tăng mạnh sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.
Phát triển kinh tế tập thể nòng cốt là hợp tác xã gắn với xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng phát triển cộng đồng, đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là đối với nông nghiệp và nông thôn. Phấn đấu đến năm 2021 khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã có vị trí và vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh; thực hiện tốt 7 nguyên tắc của HTX.
Phát triển số lượng, đồng thời củng cố và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HTX, THT; tăng thu nhập và cải thiện đời sống thành viên và chia sẻ lợi ích cộng đồng. Khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác ở các lĩnh vực ngành nghề mới, các lĩnh vực kinh tế tiềm năng của tỉnh HTX đa ngành nghề, HTX hoạt động trong lĩnh vực chế biến, tiêu thụ nông sản và thu gom, vận chuyển rác thải nông thôn...
4. Mục tiêu cụ thể tới năm 2021
- Phát triển kinh tế tập thể với tốc độ tăng trưởng hợp lý; Phấn đấu thành lập mới 15 HTX và 10 THT, đồng thời giải thể 5 yếu kém. Lũy kế số lượng HTX, THT năm 2021 là 150 HTX và 115 tổ hợp tác.
- Số lượng thành viên kết nạp mới là 1.000 người và THT là 200 người.
- Doanh thu bình quân của HTX: 17.000 triệu đồng/HTX, lãi bình quân là 520 triệu đồng/HTX.
- Thu nhập bình quân của thành viên, người lao động THT, HTX 80 triệu đồng/người/năm.
5. Các giải pháp phát triển kinh tế tập thể năm 2021
5.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thay đổi nhận thức về mô hình HTX
- Tiếp tục tuyên truyền và hướng dẫn thực hiện Luật HTX năm 2012 và các văn bản có liên quan nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức đối với mô hình HTX, nhất là về các nguyên tắc, giá trị và bản chất của HTX bằng nhiều hình thức, đa dạng thể loại trên các phương tiện truyền thông: hội thảo, hội nghị, toạ đàm trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu các mô hình hợp tác hiệu quả để nhân rộng.
- Dự kiến tổ chức 7 lớp tập huấn kiến thức kinh tế tập thể, 7 lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp cho cán bộ quản lý THT, HTX; tập trung đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, quản trị cho bộ máy quản lý điêu hành HTX. Tổ chức thí điểm đưa cán bộ về công tác có thời hạn tại các HTX tạo nguồn lực phát triển HTX. Thường xuyên cập nhật các nội dung, chuyên đề bồi dưỡng, các khóa đào tạo của Trung ương về nâng cao trình độ cho cán bộ, thành viên THT, HTX và gửi thông báo đến các HTX có nhu cầu đào tạo.
5.2 Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để tăng số lượng HTX, thành lập mới, tạo điều kiện cho HTX tiếp cận chính sách, huy động nguồn lực phát triển và hoạt động đúng pháp luật
Rà soát các chính sách hỗ trợ phát triển KTTT, HTX của tỉnh ban hành trên cơ sở Chương trình hỗ trợ phát triển KTTT, HTX giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 1804/QĐ-TTg ngày 13/11/2020 như chính sách thành lập mới, củng cố tổ chức KTTT, HTX; chính sách nâng cao năng lực, nhận thức cho khu vực KTTT; chính sách xây dựng hệ thống thông tin điện tử, tuyên truyền hỗ trợ KTTT; chính sách xúc tiến thương mại; chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng và chế biến sản phẩm;... Đồng thời, tạo điều kiện các HTX, THT tham gia chủ thể sản xuất sản phẩm địa phương theo Đề án thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm của tỉnh giai đoạn 2020-2025 được UBND tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 1391/QĐ-UBND ngày 6/7/2020 và các chính sách hỗ trợ khác của tỉnh.
Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng trong khu vực KTTT với chủ đề "Tây Ninh chung sức xây dựng nông thôn mới" và "Đoàn kết, sáng tạo thi đua nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX góp phần xây dựng nông thôn mới", chú ý khen thưởng động viên đối tượng là thành viên, người lao động có thành tích trong sản xuất, lao động sáng tạo tạo động lực cho thành viên, người lao động tích cực tham gia sản xuất phát triển HTX góp phần đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX trên địa bàn tỉnh.
5.3 Về nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với HTX, gắn liền với công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp trong phát triển HTX
Thực hiện tốt Quyết định số 55/2015/QĐ-UBND ngày 04/11/2015 của UBND tỉnh ban hành quy chế phối hợp trong hoạt động phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế tập thể; kịp thời kiện toàn, củng cố Ban chỉ đạo đổi mới phát triển KTTT cấp tỉnh, cấp huyện; bố trí cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về kinh tế tập thể ở các đơn vị có liên quan ở cấp tỉnh và cấp huyện để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về hợp tác xã; theo dõi giám sát thi hành Luật hợp tác xã và hướng dẫn thực hiện các chính sách đối với khu vực kinh tế này.
5.4 Tăng cường hỗ trợ, tư vấn, giải quyết khó khăn, vướng mắc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX trên địa bàn tỉnh
Phân loại HTX hoạt động có hiệu quả và yếu kém để có biện pháp hỗ trợ, tư vấn cho HTX huy động nguồn lực thực hiện phương án tái cơ cấu sản xuất, kinh doanh với chuỗi giá trị. Song song đó, quan tâm, đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ hợp tác, hợp tác xã có hướng phát triển, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động phát triển mới hợp tác xã gắn với chuỗi giá trị hàng hóa chủ lực quy mô có sức lan tỏa; tổng kết và nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới, điển hình tiên tiến; và xem phát triển KTTT, HTX là một trong những nhiệm vụ và chỉ tiêu phát triển KT- XH địa phương.
Nâng cao năng lực quản trị, tăng quy mô, năng suất, chất lượng hiệu quả hoạt động của HTX. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển HTX; chủ động nắm bắt nhu cầu, khó khăn vướng mắc của HTX kịp thời tháo gỡ, tạo điều kiện cho các HTX có khả năng huy động được nguồn lực từ thị trường để mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Thúc đẩy các THT, HTX đầu tư sản xuất, kinh doanh liên kết chuỗi giá trị: Đánh giá tiềm năng và lợi thế của HTX để hỗ trợ nguồn lực và tư vấn sản xuất gắn với chuỗi giá trị; giảm chi phí, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.
Khuyến khích các HTX cùng ngành nghề sáp nhập, liên kết các HTX thành Liên hiệp HTX để tăng quy mô về vốn, gia tăng thị phần, tạo điều kiện phát triển kinh doanh và dịch vụ, mở rộng ngành nghề mới. Ưu tiên hỗ trợ THT, HTX gắn với chuỗi giá trị, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững và có tác động đến thành viên và cộng đồng.
Kịp thời phát hiện, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các mô hình hợp tác xã hoạt động có hiệu quả, từng bước khẳng định kinh tế tập thể, hợp tác xã là nhân tố quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
5.5 Huy động tổng hợp, xã hội hóa nguồn lực, ưu tiên ngân sách để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
Khuyến khích các tổ chức đoàn thể trong tỉnh: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... có kế hoạch tham gia phát triển kinh tế tập thể cũng như huy động các nguồn lực hợp pháp khác hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể.
Trên đây là Kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2021 trên địa bàn tỉnh Tây Ninh./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2021
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 143/KH-UBND ngày 18/01/2021)
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Thực hiện 2019 | Năm 2020 | Kế hoạch năm 2021 | |
Kế hoạch | Ước TH cả năm | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
| Hợp tác xã |
|
|
|
|
|
1 | Tổng số hợp tác xã | HTX | 130 | 158 | 140 | 150 |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
| HTX đang hoạt động | HTX | 117 | 142 | 126 | 140 |
| HTX thành lập mới | HTX | 18 | 38 | 12 | 15 |
| HTX giải thể | HTX | 2 | 10 | 2 | 5 |
| HTX hoạt động hiệu quả | HTX | 91 | 111 | 98 | 98 |
2 | Tổng số thành viên HTX | Người | 31.507 | 36.000 | 39.125 | 39.500 |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
| Thành viên mới | Thành viên | 2.500 | 4.000 | 8.660 | 1.000 |
| Thành viên ra khỏi HTX | Thành viên | 758 | 700 | 750 | 750 |
3 | Tổng số lao động thường xuyên trong HTX | Người | 7.644 | 5.200 | 7.650 | 7.800 |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
| Số lao động thường xuyên mới | Người | 410 | 500 | 550 | 1.500 |
| Số lao động là thành viên HTX | Người | 4.306 | 3.300 | 4.200 | 7.800 |
4 | Tổng số cán bộ quản lý HTX | Người | 585 | 620 | 615 | 660 |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
| Số có trình độ sơ, trung cấp | Người | 280 | 320 | 315 | 330 |
| Số có trình đô cao đẳng, đại học trở lên | Người | 155 | 200 | 200 | 330 |
5 | Doanh thu bình quân 01 HTX | Tr đồng/năm | 15.470 | 15.500 | 16.000 | 17.000 |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
| Doanh thu của HTX với thành viên | Tr đồng |
|
|
|
|
6 | Lãi bình quân cùa 01 HTX | Tr đồng/ năm | 480 | 500 | 505 | 520 |
7 | Thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX | Tr đồng/ năm | 60 | 65 | 75 | 80 |
II | Liên hiệp HTX (không có) |
|
|
|
|
|
III | Tổ hợp tác (THT) |
|
|
|
|
|
1 | Tổng số THT | THT | 108 | 120 | 112 | 115 |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
| THT thành lập mới | THT | 5 | 10 | 10 | 10 |
| THT có đăng ký hoạt động với địa phương | THT | 108 | 120 | 112 | 115 |
2 | Tổng số thành viên THT | Thành viên | 2.000 | 2.200 | 2.250 | 2.260 |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
| Số thành viên mới thu hút | Thành viên | 100 | 200 | 100 | 200 |
3 | Doanh thu bình quân 1 THT | Tr đồng/ năm | 300 | 350 | 380 | 500 |
4 | Lãi bình quân của THT | Tr đồng/năm | 47 | 55 | 47 | 100 |
SỐ LƯỢNG HỢP TÁC XÃ, TỔ HỢP TÁC PHÂN LOẠI THEO NGÀNH NGHỀ NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH 2021
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 143/KH-UBND ngày 18/01/2021)
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị tính | Thực hiện 2019 | Năm 2020 | Kế hoạch 2021 | |
Kế hoạch | Ước TH 2020 | |||||
1 | Hợp tác xã (HTX) |
|
|
|
|
|
| Tổng số HTX | HTX | 130 | 158 | 140 | 150 |
| Chia ra: |
|
|
|
|
|
| HTX nông - lâm - ngư nghiệp | HTX | 83 | 102 | 90 | 95 |
| HTX công thương | HTX | 14 | 18 | 17 | 21 |
| HTX tín dụng | HTX | 18 | 18 | 18 | 18 |
| HTX vận tải | HTX | 13 | 15 | 13 | 13 |
| HTX khác (VSMT) | HTX | 2 | 5 | 2 | 3 |
2 | Tổ hợp tác (THT) |
|
|
|
|
|
| Tổng số THT | THT | 108 | 120 | 112 | 115 |
| Chia ra: |
|
|
|
|
|
| THT nông - lâm - ngư nghiệp | THT | 90 | 100 | 100 | 95 |
| THT công nghiệp - TTCN | THT | 18 | 20 | 12 | 20 |
TÌNH HÌNH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẬP THỂ NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2021
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số: 143/KH-UBND ngày 18/01/2021)
STT | Chỉ tiêu | Đvị tính | Thực hiện năm 2019 | Ước thực hiện năm 2020 | Kế hoạch năm 2021 | ||||||
Tổng số | Trong đó | Tổng số | Trong đó | Tổng số | Trong đó | ||||||
CTMTQG xd NTM | Nguồn khác | CTMTQG xd NTM | Nguồn khác | CTMTQG xd NTM | Nguồn khác | ||||||
1 | 2 | 3 | 4=5 6 | 5 | 6 | 7=8 9 | 8 | 9 | 10=11 12 | 11 | 12 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
1 | Hỗ trợ đào tạo - bồi dưỡng nguồn nhân lực, thí điểm đưa cán bộ trẻ tốt nghiệp đại học, cao đẳng về làm việc có thời hạn ở HTX |
| 740 |
|
| 775 |
|
| 980 |
|
|
| - Số người được cử đi đào tạo | Người | 46 |
|
| 20 |
|
| 15 |
|
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng | 303 |
|
| 180 |
|
| 200 |
|
|
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách địa phương | Tr đồng | 303 |
| 303 | 180 |
| 180 | 200 |
| 200 |
| - Số người được tham gia bồi dưỡng | Người | 2.654 |
|
| 2.660 |
|
| 1.890 |
|
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng | 437 |
|
| 595 |
|
| 600 |
|
|
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương | Trđồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách địa phương | Tr đồng | 437 |
| 437 | 595 |
| 595 | 600 |
| 600 |
| - Số cán bộ dưa về HTX công tác có thời hạn | Người | 8 |
|
| 3 |
|
| 5 |
|
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng | 657 |
|
| 246 |
|
| 200 |
|
|
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách địa phương | Tr đồng | 657 | 657 |
| 246 | 246 |
| 200 | 200 |
|
2 | Hỗ trợ về XTTM, mở rộng thị trường |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số HTX được hỗ trợ | HTX | 15 |
|
| 15 |
|
| 15 |
|
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng | 100 |
|
| 110 |
|
| 100 |
| 100 |
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương | Tr đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách địa phương | Tr đồng | 100 |
| 100 | 110 |
| 110 | 100 |
| 100 |
3 | Hỗ trợ về ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số HTX được hỗ trợ | HTX | 2 |
|
| 1 |
|
| 2 |
|
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Tr đồng | 150 |
|
| 400 |
|
| 200 |
|
|
| Trong đó: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương | Tr đồng | 150 |
| 150 | 400 |
| 400 | 100 |
| 100 |
| Ngân sách địa phương | Tr đồng |
|
|
|
|
|
| 100 |
| 100 |
4 | Hỗ trợ về tiếp cận vốn và nguồn Quỹ hỗ trợ phát triển HTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số HTX, THT được hỗ trợ | HTX | 9 |
|
| 10 |
|
| 10 |
|
|
| Tổng số vốn được vay | Triệu đồng | 5.310 |
|
| 5.000 |
|
| 18.000 |
| 18.000 |
5 | Tạo điều kiện tham gia các Chương trình mục tiêu, chương trình phát triển KT-XH |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số HTX được hỗ trợ |
|
|
|
|
|
|
| 15 |
|
|
6 | Hỗ trợ thành lập mới HTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số hợp tác xã được hỗ trợ thành lập mới | HTX | 18 |
|
| 15 |
|
| 15 |
|
|
| Kinh phí hỗ trợ | Tr đồng | 117 |
|
| 150 |
|
| 180 |
|
|
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương | Triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách địa phương |
| 117 |
|
| 120 |
| 120 | 180 |
| 180 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
1 | Hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số HTX được hỗ trợ | HTX | 2 |
|
| 2 |
|
| 2 |
|
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Triệu đồng | 660 |
|
| 15.000 |
|
| 3.000 |
|
|
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương | Triệu đồng | 660 |
| 660 | 15.000 | 15.000 |
| 3.000 | 3.000 |
|
| Ngân sách địa phương | Triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Khác (vốn cùa HTX) | Triệu đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Hỗ trợ giao, cho thuê đất |
| - |
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Số HTX được hỗ trợ giao đất | HTX |
|
|
|
|
|
| 1 |
|
|
| Tổng số diện tích đất giao | m2 |
|
|
|
|
|
| 10.000 |
|
|
| - Số HTX được hỗ trợ cho thuê đất | HTX |
|
|
|
|
|
| 3 |
|
|
| Tổng số diện tích HTX được thuê | m2 |
|
|
|
|
|
| 20.000 |
|
|
3 | Ưu đãi về tín dụng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số HTX được hỗ trợ | HTX | 2 |
|
| 2 |
|
| 3 |
|
|
| Tổng số vốn được vay | Triệu đồng | 500 |
|
| 400 |
|
| 500 |
| 500 |
4 | Hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số HTX được hỗ trợ | HTX | - |
|
|
|
|
| 3 |
|
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Triệu đồng |
|
|
|
|
|
| 300 |
|
|
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách địa phương | HTX |
|
|
|
|
|
| 300 |
| 300 |
5 | Hỗ trợ chế biến sản phẩm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số HTX được hỗ trợ | HTX | - |
|
|
|
|
| 1 |
|
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | Triệu đồng |
|
|
|
|
|
| 500 |
| 500 |
| Trong đó |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Ngân sách Trung ương |
|
|
|
|
|
|
| 500 |
|
|
| Ngân sách địa phương | HTX |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6 | Hỗ trợ xây dựng mô hình |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Số HTX được hỗ trợ |
| 3 |
|
| 3 |
|
| 3 |
|
|
| Tổng kinh phí hỗ trợ | HTX | 450 | 450 |
| 600 | 600 |
| 600 | 600 |
|
- 1Quyết định 330/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025
- 2Kế hoạch 204/KH-UBND năm 2020 về phát triển kinh tế tập thể tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025
- 3Kế hoạch 144/KH-UBND năm 2021 về phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 1Luật hợp tác xã 2012
- 2Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật hợp tác xã
- 3Quyết định 2261/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã giai đoạn 2015-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 55/2015/QĐ-UBND Ban hành Quy chế phối hợp trong hoạt động phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 5Quyết định 1600/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 12/2017/QĐ-TTg Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 4476/BKHĐT-HTX năm 2020 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2021-2025 và kế hoạch năm 2021 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 8Quyết định 1804/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 330/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025
- 10Kế hoạch 204/KH-UBND năm 2020 về phát triển kinh tế tập thể tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025
- 11Kế hoạch 144/KH-UBND năm 2021 về phát triển kinh tế tập thể giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Tây Ninh ban hành
Kế hoạch 143/KH-UBND về phát triển kinh tế tập thể năm 2021 do tỉnh Tây Ninh ban hành
- Số hiệu: 143/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 18/01/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh
- Người ký: Trần Văn Chiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/01/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra