Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 140/KH-UBND | Hà Giang, ngày 08 tháng 06 năm 2016 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 13/CT-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM
Thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP);
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nhiệm vụ như sau:
1. Mục đích
Đề cao trách nhiệm, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tạo bước chuyển biến tích cực của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm đối với sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2. Yêu cầu
Các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp nghiên cứu quán triệt các nội dung của Chỉ thị số 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu đến cán bộ, đảng viên trong toàn tỉnh; đưa các tiêu chí về ATTP vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Gắn việc quán triệt Chỉ thị số 13/CT-TTg , các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình hành động về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm tại địa phương, đơn vị; đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục pháp luật về an toàn thực phẩm; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm.
II. CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Nhóm giải pháp về chỉ đạo điều hành
a) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác đảm bảo ATTP, đề cao trách nhiệm, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tạo bước chuyển biến tích cực trong công tác quản lý, bảo đảm ATTP.
b) Chủ tịch UBND các cấp trực tiếp làm nhiệm vụ trưởng ban chỉ đạo. Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm của cơ quan nhà nước cấp dưới; kiên quyết xử lý cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý. Lãnh đạo các cấp phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trên địa bàn.
c) Nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, hội nhập Quốc tế, bảo đảm thương hiệu, uy tín đối với các sản phẩm do mình sản xuất ra tiêu thụ trên thị trường.
2. Nhóm giải pháp về chuyên môn kỹ thuật
a) Triển khai quyết liệt và đồng bộ các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi về an toàn thực phẩm; xây dựng và phát triển các kỹ năng truyền thông; nâng cao số lượng, chất lượng các tài liệu và thông điệp truyền thông về an toàn thực phẩm. Kịp thời biểu dương, khuyến khích những tập thể, cá nhân doanh nghiệp làm tốt an toàn thực phẩm, đồng thời phê phán những hành vi sai trái trong việc thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm. Phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội, công luận và người dân tham gia giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm, nhất là tại cơ sở.
b) Tăng cường năng lực của hệ thống quản lý nhà nước về ATTP:
- Nâng cao năng lực các cơ quan quản lý nhà nước về ATTP như: Chi cục quản lý thị trường thuộc Sở Công thương, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế, Chi cục Quản lý chất lượng Nông, Lâm sản và Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có đủ nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu quản lý an toàn thực phẩm.
- Tăng cường năng lực thanh tra, kiểm tra liên ngành và chuyên ngành ATTP từ tỉnh đến huyện, xã. Kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh hóa chất bảo vệ thực vật và các vật tư nông nghiệp, bảo đảm sử dụng đúng chất lượng, chủng loại, liều lượng, thời gian cách ly của các loại vật tư nông nghiệp trong trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm. Thường xuyên giám sát, kiểm tra tồn dư hóa chất độc hại trong nông sản, thủy sản thực phẩm; kiểm soát chặt chẽ giết mổ và vệ sinh thú y, vệ sinh thủy sản; kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi sản xuất.
- Ngăn chặn việc kinh doanh hàng thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, vi phạm quy định ghi nhãn hàng hóa, có nguồn gốc nhập lậu và gian lận thương mại, hàng thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
- Tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, giám sát các mối nguy an toàn thực phẩm.
- Xây dựng yêu cầu kỹ thuật để kiểm soát chặt chẽ an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm nông, lâm, thủy sản trước khi đưa ra tiêu thụ thị trường.
- Tiếp tục triển khai và nhân rộng trong toàn tỉnh các mô hình quản lý an toàn thực phẩm tiên tiến:
+ Áp dụng các quy trình thực hành sản xuất tốt (VietGAP, VietGAHP, các quy định của Việt Nam về thực hành chăn nuôi tốt) và các sổ tay hướng dẫn GAP, GAHP trong rau, quả, chè và chăn nuôi gia súc, gia cầm.
+ Xúc tiến các hoạt động chứng nhận, xây dựng các quy định về kiểm tra chứng nhận VietGAP, VietGAHP; đánh giá, chỉ định, giám sát các hoạt động của các tổ chức chứng nhận, hỗ trợ chứng nhận VietGAP, GAHP.
+ Thử nghiệm và nhân rộng các mô hình áp dụng thực hành sản xuất tốt trong sản xuất rau, quả, chè và chăn nuôi gia súc; gia cầm, thủy sản gắn với chứng nhận và công bố tiêu chuẩn chất lượng.
+ Phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp chế biến thực phẩm, tư vấn và áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng an toàn thực phẩm tiên tiến (GMP, GHP, HACCP, ISO 22000).
- Nâng cao năng lực phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm:
+ Tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống giám sát, ghi nhận và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.
+ Kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, đặc biệt các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm của các cơ sở bếp ăn tập thể, cơ sở cung cấp xuất ăn sẵn, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch, lễ hội, thức ăn đường phố, trường học, khu công nghiệp và chế xuất; quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị có cơ sở dịch vụ ăn uống, kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cung ứng dịch vụ ăn uống; xử lý nghiêm các vi phạm.
+ Tăng cường công tác chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Xây dựng hệ thống cảnh báo và phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm làm cơ sở cho công tác quản lý an toàn thực phẩm dựa vào bằng chứng:
+ Hình thành hệ thống cảnh báo nhanh và phân tích nguy cơ làm cơ sở khoa học cho công tác quản lý an toàn thực phẩm.
+ Xử lý chủ động, nhanh chóng các sự cố khẩn cấp về an toàn thực phẩm, đề xuất các biện pháp khắc phục.
+ Hợp tác chặt chẽ và có hiệu quả với các nước trong khu vực và trên thế giới trong chia sẻ thông tin và xử lý các vấn đề về an toàn thực phẩm.
- Nâng cao tỷ lệ số phòng kiểm nghiệm đạt chuẩn ISO 17025 và GLP (Thực hành Phòng Kiểm nghiệm tốt); tập trung đầu tư về hạ tầng, trang thiết bị cho labo kiểm nghiệm của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, Trung tâm kiểm nghiệm đủ năng lực đóng vai trò kiểm chứng về an toàn thực phẩm.
c) Thực hiện quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi đối với từng ngành hàng được phân công, quản lý chặt chẽ từ vật tư liên quan đến an toàn thực phẩm được quy định trong Luật ATTP ban hành năm 2010; Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật ATTP; Hướng dẫn số 578/HD-UBND ngày 05/4/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân công và phối hợp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-YT-NNPTNT-CT của Bộ Y tế - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Bộ Công thương trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
3. Nhóm giải pháp về nguồn lực
- Bổ sung, cán bộ chuyên trách an toàn thực phẩm của các tuyến, đủ khả năng quản lý và điều hành các hoạt động bảo đảm ATTP trên phạm vi toàn tỉnh.
- Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ thanh tra, kiểm nghiệm ATTP tại các tuyến; từng bước tăng tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học, trên đại học.
- Đưa nội dung giáo dục an toàn thực phẩm vào các cấp học phổ thông.
- Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học xác định, đánh giá và các giải pháp can thiệp nhằm cải thiện tình trạng an toàn thực phẩm.
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
- Xã hội hóa công tác bảo đảm an toàn thực phẩm:
+ Phát triển, khuyến khích các cá nhân, tổ chức tham gia đầu tư, liên doanh, liên kết, chuyển giao công nghệ về kiểm nghiệm ATTP và các tổ chức chứng nhận.
+ Khuyến khích các cơ sở duy trì tốt điều kiện an toàn thực phẩm song song với áp dụng chế độ kiểm tra giám sát chặt chẽ đối với các cơ sở vi phạm.
- Ưu tiên bố trí đủ kinh phí cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Xã hội hóa, đa dạng các nguồn lực tài chính và từng bước tăng mức đầu tư cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN
I. Sở Y tế
- Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn. Là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện/ thành phố và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, truyền thông giáo dục về an toàn thực phẩm cho cộng đồng; thực hiện các chương trình hành động về ATTP như "Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm" hàng năm; tổ chức tập huấn, đào tạo về an toàn thực phẩm; khám sức khỏe định kỳ, quản lý và chữa trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh cho các đối tượng tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm theo quy định.
- Chủ trì xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch và văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
- Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng và các thực phẩm khác theo quy định. Quản lý an toàn, thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
- Chỉ đạo các địa phương tăng cường bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể. Tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên ngành hoặc đột xuất đối với các sản phẩm theo phân cấp của Bộ Y tế; các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành tổ chức thanh tra, kiểm tra liên ngành hoặc đột xuất quá trình sản xuất, kinh doanh các cơ sở thuộc phạm vi quản lý của Sở khác khi có chỉ đạo của UBND tỉnh, Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo tỉnh.
- Tổ chức tiếp nhận hồ sơ đăng ký bản công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm đối với sản phẩm sản xuất trong tỉnh, trong nước của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
- Xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm; cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo phân cấp của Bộ Y tế.
- Thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đội điều tra, xử lý các vụ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm; tổ chức hệ thống cấp cứu chữa trị cho người bị ngộ độc thực phẩm.
- Là đầu mối tổng hợp tình hình an toàn thực phẩm của tỉnh báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Y tế, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương.
2. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Chủ trì xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
- Quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất ban đầu nông, lâm, thủy sản, Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu gom, giết mổ, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với ngũ cốc, thịt và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, rau, củ, quả và sản phẩm rau, củ, quả, trứng và các sản phẩm từ trứng, sữa tươi nguyên liệu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong, thực phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ. Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
- Tổ chức cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại hình thực phẩm, nội dung xác nhận quảng cáo sản phẩm thực phẩm theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Phối hợp với Sở Y tế trong thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ thông tin liên quan đến nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, phối hợp điều tra nguyên nhân, giám sát điều tra căn nguyên, truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc.
- Chủ trì xây dựng quy hoạch phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; triển khai áp dụng GMP, GHP, HACCP cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm thuộc ngành quản lý.
- Tổ chức tập huấn, tuyên truyền các quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, VietGAHP) trong sản xuất trồng trọt và chăn nuôi; các quy trình, quy phạm bảo đảm an toàn thực phẩm cho các hộ nông dân sản xuất nông sản, thủy sản thực phẩm; thông tin, hướng dẫn người sản xuất về tiêu chuẩn của các thị trường trong nước và quốc tế.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong quản lý an toàn thực phẩm cho đội ngũ cán bộ của ngành.
- Chủ trì và phối hợp với các ngành và địa phương, kiểm tra, giám sát tồn dư hóa chất độc hại trong nông sản, thủy sản thực phẩm trước khi thu hoạch, sơ chế, bảo quản ở các vùng sản xuất nông sản thực phẩm. Kiểm tra chặt chẽ giết mổ và vệ sinh thú y, vệ sinh thủy sản. Đảm bảo sản phẩm nông sản, thủy sản trước khi xuất khẩu hoặc đưa ra thị trường tiêu thụ trong nước phải được chứng nhận bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng đúng chất lượng, chủng loại, liều lượng, thời gian cách ly của các loại vật tư nông nghiệp sử dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, bảo quản, chế biến. Xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm.
- Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thực phẩm trong sản xuất; bảo quản, chế biến sản phẩm nông nghiệp, thủy sản.
3. Sở Công thương
- Chủ trì xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
- Quản lý an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các loại rượu, bia, nước giải khát, sữa chế biến, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ. Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý, Ban hành chính sách, quy hoạch về chợ, siêu thị, quy định điều kiện kinh doanh, thực phẩm tại các chợ, siêu thị. Chủ trì việc phòng chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trong lưu thông, kinh doanh thực phẩm. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong quản lý an toàn thực phẩm cho đội ngũ cán bộ của ngành, Tổ chức cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại hình thực phẩm, nội dung xác nhận quảng cáo sản phẩm thực phẩm theo phân cấp của Bộ Công thương.
- Tổ chức cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh các loại hình thực phẩm, nội dung xác nhận quảng cáo sản phẩm thực phẩm theo phân cấp của Bộ Công thương.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan để nghiên cứu, đề xuất, áp dụng các chính sách khuyến khích, thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm.
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm.
- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan hướng dẫn hợp chuẩn hợp quy và các quy định liên quan đến chất lượng, tiêu chuẩn và nhãn sản phẩm thực phẩm.
- Chỉ đạo Công an các huyện, thành phố phối hợp với các đơn vị địa phương tuyến huyện tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và thực hiện công tác an toàn thực phẩm cho nhân dân.
- Tăng cường các biện pháp, công tác nghiệp vụ để nắm chắc tình hình bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm; Chủ động phát hiện các tổ chức, cá nhân, cơ sở thực phẩm vi phạm các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
- Bố trí lực lượng tham gia các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn, tham gia công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành định kỳ, đột xuất khi có yêu cầu của Trưởng ban, Phó Trưởng ban chỉ đạo, của Giám đốc các Sở chuyên ngành.
6. Sở Thông tin và truyền thông
- Phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về an toàn thực phẩm.
- Chỉ đạo các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và các huyện, thành phố, cổng thông tin điện tử, hệ thống truyền thanh ở xã, phường, thị trấn dành thời lượng thích đáng, phù hợp để phổ biến kiến thức, quy định pháp luật và các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm cho nhân dân.
7. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Văn hóa Thông tin các huyện, thành phố phối hợp tuyên truyền về công tác bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm ở địa phương, đặc biệt vào các dịp cao điểm như: Tết Nguyên Đán, Tết Trung thu, Lễ Hội, Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, các sự kiện chính trị của tỉnh.
- Chỉ đạo treo băng zôn, khẩu hiệu tuyên truyền trong Tháng hành động, Tết Nguyên Đán hàng năm trên các trục đường chính ở thành phố, trung tâm các huyện, cụm xã phường tập trung dân cư.
- Xây dựng kịch bản nghệ thuật tuyên truyền về ATTP, tổ chức biểu diễn lưu động tại xã, phường, thị trấn nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
- Tham gia kiểm tra, thanh tra về ATTP với các sở chuyên ngành tại các khách sạn và các khu du lịch, quán karaoke có dịch vụ ăn uống, giải khát.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Phối hợp chặt chẽ với sở, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, giáo dục, tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho giáo viên, học sinh và các đối tượng có liên quan trong hệ thống ngành Giáo dục và Đào tạo; kiểm soát chặt chẽ việc cung ứng các dịch vụ ăn uống trong các trường học.
- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố thực hiện tốt các quy định của pháp luật về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan kiểm tra các bếp ăn bán trú, bếp ăn các trường nội trú, quầy bán thức ăn, đồ uống trong và ngoài khu vực trường học.
- Huy động giáo viên và học sinh tham gia tích cực công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; đưa nội dung ATTP vào giáo trình giảng dạy ở các cấp học theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và cấp có thẩm quyền.
- Chủ trì, phối hợp với sở, ngành có liên quan xây dựng chính sách thúc đẩy, khuyến khích các cá nhân, tổ chức đầu tư vào lĩnh vực an toàn thực phẩm.
- Huy động các nguồn tài trợ trong và ngoài nước đầu tư cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
10. Sở Tài chính
- Căn cứ khả năng ngân sách của tỉnh và tình hình thực hiện các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch, quy hoạch hàng năm và từng giai đoạn để bố trí nguồn kinh phí cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí nguồn lực đầu tư trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm nghiệm, xử lý tiêu hủy thực phẩm không an toàn.
11. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh, Hải quan tỉnh
- Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và thực hiện về an toàn thực phẩm cho đồng bào dân tộc khu vực đóng quân, vùng sâu, vùng xa, biên giới.
- Chỉ đạo các lực lượng phối hợp với đơn vị liên quan và cơ quan của tuyến huyện, thành phố kiểm soát ngăn chặn việc nhập lậu thực phẩm qua biên giới theo đúng quy định của pháp luật. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan phát hiện, điều tra xử lý và hỗ trợ xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ATTP.
12. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện tốt Chương trình phối hợp giữa Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về việc phối hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 - 2020 và Kế hoạch số 85/KH-MTTQ-BTT ngày 26/4/2016 của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Giang về thực hiện Chương trình phối hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 - 2020.
13. Các tổ chức chính trị, các đoàn thể quần chúng và các hội
- Triển khai công tác vận động, giáo dục, đẩy mạnh phát động các phong trào bảo đảm ATTP gắn với cuộc vận động xây dựng thôn, bản, khu phố văn hóa, xã văn hóa. Chủ trì và phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn cho các hội viên về sản xuất thực phẩm an toàn, phương pháp chế biến, bảo quản khoa học, sử dụng đúng cách các hóa chất bảo vệ thực vật và an toàn thức ăn chăn nuôi, phân bón.
- Chủ trì phát động phong trào sáng kiến, việc làm tốt về bảo đảm ATTP, tích cực đấu tranh với các hành vi mất an toàn thực phẩm trong cộng đồng, làng xã.
14. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chịu trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức về ATTP, ý thức chấp hành luật pháp về ATTP bằng nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả; không sản xuất, tiêu thụ, buôn bán thực phẩm giả, kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, hàng quá hạn sử dụng, hàng không có tem nhãn rõ ràng; tích cực tham gia đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.
- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tập trung tuyên truyền, kiểm tra, giám sát chặt chẽ tại các thôn, bản, các hộ gia đình có phong tục tập quán ăn, uống lạc hậu, mất vệ sinh như việc sử dụng bột ngô bị mốc, nấm, rau rừng các loại, ... không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chỉ đạo, triển khai và thanh tra, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm, đặc biệt các quy định về điều kiện an toàn thực phẩm của các cơ sở bếp ăn tập thể, cơ sở cung cấp xuất ăn sẵn, các nhà hàng, khu du lịch, lễ hội, thức ăn đường phố, chợ, trường học; quy định rõ trách nhiệm của các đơn vị có cơ sở dịch vụ ăn uống, kiên quyết không để các cơ sở không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật sản xuất, kinh doanh thực phẩm, cung ứng dịch vụ ăn uống trên địa bàn. Thực hiện nghiêm túc các chế tài xử lý các tập thể, đơn vị, cá nhân không chấp hành các quy định vệ sinh ATTP.
- Đưa các tiêu chí về an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thành phố. Chủ động đầu tư ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất cho chương trình bảo đảm an toàn thực phẩm tại địa phương.
IV. TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO, TẠO CHUYỂN BIỂN RÕ NÉT TRONG NĂM 2016 MỘT SỐ VẤN ĐỀ SAU ĐÂY
1. Bảo đảm an toàn, vệ sinh đối với các loại thực phẩm tươi sống và các loại thực phẩm tiêu dùng trong sinh hoạt hàng ngày của nhân dân.
Công an tỉnh, Sở Công thương, Ban chỉ đạo 389 tỉnh và các lực lượng Hải quan, Biên phòng, quản lý thị trường cùng các huyện, thành phố tăng cường lực lượng và gia tăng kiểm tra, kiểm soát ngăn chặn, xử lý nghiêm việc nhập lậu, lưu thông, kinh doanh các loại thực phẩm tươi sống không an toàn không rõ nguồn gốc.
Sở Công thương tăng cường quản lý để ngăn chặn rượu, nước giải khát giả, kém chất lượng nhập lậu, gian lận thương mại trong lưu thông, kinh doanh; bảo đảm an toàn thực phẩm các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.
2. Việc nhập khẩu, sản xuất, sử dụng các chất, thuốc trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm.
Các Sở: Y tế, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công thương tăng cường kiểm tra giám sát các chất cấm trong sản xuất, chế biến thực phẩm trong ngành hàng mình quản lý; tập trung xử lý dứt điểm nếu phát hiện sử dụng salbutamol, vàng ô, kháng sinh trong chăn nuôi, sản xuất, chế biến thực phẩm.
3. Sở Y tế siết chặt quản lý việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng, chất bảo quản, phụ gia thực phẩm và chỉ đạo các huyện, thành phố tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm trong ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể, nhất là tại các khu công nghiệp, khu du lịch, lễ hội, sự kiện lớn.
4. Ủy ban nhân dân các cấp nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, tập trung xử lý các vấn đề nêu tại điểm 1, 2 và 3 mục IV trên đây; kiểm tra xử lý dứt điểm các điểm nóng về an toàn thực phẩm đang được dư luận và xã hội quan tâm trên địa bàn.
Các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố gửi báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Sở Y tế (cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo liên ngành an toàn thực phẩm tỉnh) vào ngày 25 hàng tháng, quý, 6 tháng và cả năm để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương theo đúng thời gian quy định.
Trên đây là nội dung triển khai kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 21/2016/QĐ-UBND phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý
- 2Kế hoạch 72/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 3Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2016 tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do tỉnh Thái Bình ban hành
- 4Kế hoạch 42/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 5Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2016 tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 6Kế hoạch 43/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do tỉnh Cà Mau ban hành
- 7Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2016 tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 8Kế hoạch 381/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 1Luật an toàn thực phẩm 2010
- 2Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 3Hướng dẫn 578/HD-UBND năm 2016 phân công và phối hợp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 4Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2016 về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 21/2016/QĐ-UBND phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý
- 6Kế hoạch 72/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 7Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2016 tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do tỉnh Thái Bình ban hành
- 8Kế hoạch 42/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 9Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2016 tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 10Kế hoạch 43/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do tỉnh Cà Mau ban hành
- 11Chỉ thị 19/CT-UBND năm 2016 tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 12Kế hoạch 381/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Kế hoạch 140/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do tỉnh Hà Giang ban hành
- Số hiệu: 140/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 08/06/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
- Người ký: Nguyễn Văn Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/06/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra