Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1389/KH-UBND | Quảng Bình, ngày 21 tháng 8 năm 2018 |
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
Thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh có vai trò quan trọng trong việc điều trị chữa bệnh, tuy vậy, thuốc có những tác dụng phụ, nếu sử dụng không đúng cách hoặc tự ý sử dụng sẽ gây ra những hậu quả, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người như kéo dài thời gian điều trị, gia tăng tỷ lệ tử vong của bệnh nhân, tăng chi phí điều trị, đặc biệt là gia tăng tình trạng kháng kháng sinh.
Trong ngành y tế, đơn thuốc có ý nghĩa rất quan trọng cả về y khoa, kinh tế và pháp lý. Một đơn thuốc được ghi nội dung đúng theo quy định, các thuốc được kê hợp lý, ghi tên thuốc theo tên chung quốc tế, hàm lượng, liều dùng, cách dùng,... sẽ giúp giảm thiểu sự nhầm lẫn, sai sót trong cấp phát, sử dụng, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị cho bệnh nhân.
Tại Việt Nam, nhằm tăng cường giám sát hoạt động kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản quy định về vấn đề này. Tuy vậy, thực trạng kê đơn và sử dụng thuốc ở Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thế giới, đó là tình trạng lạm dụng kháng sinh, thuốc tiêm, vitamin, kê quá nhiều thuốc cho một đơn thuốc. Việc thực hiện quy chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú còn nhiều tồn tại, tình trạng kê đơn theo tên thương mại đối với trường hợp thuốc không có nhiều hoạt chất vẫn còn diễn ra; nội dung ghi hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân còn sai sót, chưa đầy đủ về hàm lượng, liều dùng, đường dùng, thời điểm dùng; thông tin bệnh nhân chưa đầy đủ. Những bất cập này cần có các biện pháp khắc phục cụ thể, kịp thời nhằm hướng tới sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và kinh tế.
Bên cạnh đó, nhận thức về kháng sinh và kháng kháng sinh của người bán thuốc và người dân còn thấp, đặc biệt ở vùng nông thôn. Phần lớn kháng sinh được bán không có đơn và một trong những nguyên nhân dẫn đến kháng kháng sinh là do việc sử dụng kháng sinh rộng rãi, kéo dài, lạm dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ sản và trồng trọt để điều trị, phòng chống dịch bệnh trên động vật cũng như cho mục đích sản xuất đã làm cho vi sinh vật thích nghi với thuốc, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trở thành kháng thuốc, làm cho thuốc kém hiệu quả hoặc không hiệu quả. Mức độ và tốc độ kháng thuốc ngày càng gia tăng, đáng báo động. Gánh nặng do kháng thuốc ngày càng tăng do chi phí điều trị tăng lên, ngày điều trị kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, cộng đồng và sự phát triển chung của xã hội.
Nguyên nhân của hiện tượng bán thuốc kê đơn mà không có đơn tràn lan là do chủ cơ sở bán lẻ thuốc muốn tối đa hóa doanh thu, áp lực từ phía khách hàng liên quan đến thói quen khám bệnh, dùng thuốc; sự phiền hà và tốn kém để có được đơn thuốc; nhận thức của người dân, chủ cơ sở bán lẻ thuốc còn hạn chế; số lượng cơ sở bán lẻ thuốc quá lớn; cơ cấu nhân lực của cơ quan quản lý còn hạn chế... Ngoài ra, chế tài xử phạt vi phạm hiện hành chưa đủ sức răn đe, đối với hành vi bán lẻ các loại thuốc phải kê đơn mà không có đơn thuốc bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng; đối với hành vi kê đơn thuốc không ghi đầy đủ, rõ ràng, không chính xác các thông tin về tên thuốc, số lượng, hàm lượng, liều dùng, đường dùng và thời gian dùng thuốctrong đơn bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Khi kiểm soát việc kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn được thực hiện nghiêm túc thì việc sử dụng thuốc sẽ đảm bảo an toàn, hợp lý và hiệu quả, vấn đề kháng thuốc kháng sinh sẽ được ngăn chặn và đẩy lùi, góp phần nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và đảm bảo an sinh xã hội. Từ thực tiễn nêu trên, Bộ Y tế đã ban hành đề án 4041/QĐ-BYT ngày 07/9/2017 về việc phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017 - 2020. Để triển khai thực hiện, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình như sau:
- Cụ thể hóa những nội dung cơ bản của Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017 - 2020 của Bộ Y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
- Xác định mục tiêu, các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp chủ yếu cho giai đoạn 2018 - 2020, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và nhu cầu thực tế, nhằm từng bước đạt mục tiêu đề ra.
- Xác định rõ trách nhiệm đầu mối, phối hợp của các cấp, các ngành trong từng hoạt động cụ thể để hiện thực các mục tiêu của Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017 - 2020 của Bộ Y tế trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
1. Mục tiêu chung
Nâng cao nhận thức của cộng đồng về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế, đặc biệt là người kê đơn thuốc và người bán lẻ thuốc trong việc thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn, trọng tâm là thuốc kháng sinh, góp phần giảm tình trạng kháng kháng sinh, lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc không hợp lý.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- Tăng tỷ lệ tuân thủ việc thực hiện đúng quy định của pháp luật về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú:
+ Đạt 100% kê đơn thuốc đủ nội dung theo quy định của Bộ Y tế về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú đối với cơ sở khám, chữa bệnh công lập, bệnh viện ngoài công lập và đạt 80% đối với các cơ sở khám, chữa bệnh ngoài công lập khác.
+ Đạt 90% kê đơn thuốc tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế về quản lý và sử dụng kháng sinh trong các bệnh lý nhiễm trùng đối với cơ sở khám, chữa bệnh công lập, bệnh viện ngoài công lập và đạt 70% đối với các cơ sở khám, chữa bệnh ngoài công lập khác.
- Tăng tỷ lệ thực hiện bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc:
+ Đạt 100% bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc tại quầy thuốc, nhà thuốc.
IV. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Nhiệm vụ:
1.1. Các hoạt động đảm bảo thực hiện đúng quy định kê đơn thuốc
- Triển khai tập huấn về quy định kê đơn thuốc; cập nhật nâng cao ý thức, trách nhiệm năng lực chuyên môn cho các bác sỹ, y sỹ trực tiếp kê đơn.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức của y sỹ, bác sỹ về việc kê đơn thuốc an toàn, hợp lý, trọng tâm là thuốc kháng sinh và kháng thuốc kháng sinh.
- Ứng dụng và triển khai việc thực hiện kê đơn ngoại trú điện tử để giảm được các sai sót trong việc kê đơn thuốc cho bệnh nhân ngoại trú.
- Kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực thi các quy định về kê đơn thuốc ngoại trú tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn toàn tỉnh.
1.2. Các hoạt động đảm bảo thực hiện bán thuốc theo đơn
- Triển khai tập huấn về quy định bán thuốc theo đơn; cập nhật và nâng cao năng lực chuyên môn cho các dược sỹ trực tiếp bán thuốc tại các cơ sở bán lẻ thuốc.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức của dược sỹ về việc bán thuốc theo đơn đúng quy định.
- Ứng dụng phần mềm quản lý mua bán, sử dụng thuốc tại các quầy thuốc, nhà thuốc để bảo đảm bán thuốc kê đơn đúng quy định, bảo đảm thuốc có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và có chất lượng; đồng thời công khai minh bạch về giá cả.
- Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành tại các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn các huyện, thành phố, thị xã nhằm phát hiện, ngăn ngừa, xử lý nghiêm các trường hợp hành nghề không có giấy phép; các trường hợp vi phạm quy định về bán thuốc theo đơn.
1.3. Các hoạt động để nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ của người dân
- Truyền thông cho người dân về việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tác hại của việc tự ý sử dụng thuốc kê đơn, việc sử dụng kháng sinh không hợp lý, hậu quả của kháng kháng sinh; và các lợi ích mang lại khi khám bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn.
- Hàng năm, tổ chức phát động hưởng ứng Tuần lễ nhận thức về việc sử dụng kháng sinh hiệu quả; mỗi người dân cần có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng kháng sinh, người sử dụng không tự ý uống kháng sinh, người chăn nuôi không sử dụng kháng sinh tràn lan.
- Triển khai mô hình bác sỹ gia đình hoạt động lồng ghép với hoạt động khám chữa bệnh của phòng khám và các trạm y tế để tạo thuận lợi cho người dân khám bệnh và được kê đơn trong các trường hợp mắc các bệnh nhẹ và bệnh mãn tính.
1.4. Các hoạt động để đánh giá thực trạng về hoạt động kê đơn và bán thuốc kê đơn trước khi can thiệp trên địa bàn tỉnh
- Khảo sát về hoạt động kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn.
+ Khảo sát nhận thức của 20 người kê đơn thuốc về các quy định của pháp luật liên quan đến kê đơn thuốc tại Bệnh viện Đa khoa TP Đồng Hới (05 người), Bệnh viện YHCT (5 người), Trung tâm phòng chống bệnh xã hội (05 người) và các phòng khám trên địa bàn thành phố Đồng Hới (05 người);
+ Khảo sát nhận thức của người bán lẻ thuốc về các quy định của pháp luật liên quan đến bán thuốc kê đơn tại các nhà thuốc (tối thiểu 01 người/01 cơ sở bán lẻ thuốc) trên địa bàn thành phố Đồng Hới (tổng số 85 nhà thuốc);
+ Khảo sát nhận thức của 20 người mua thuốc tại nhà thuốc/quầy thuốc ngoài khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn thành phố Đồng Hới về việc mua thuốc và sử dụng thuốc.
- Kiểm tra, đánh giá về hoạt động kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn.
+ Kiểm tra, đánh giá hoạt động kê đơn thuốc ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Đồng Hới, Bệnh viện Y học cổ truyền, Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội và toàn bộ phòng khám đa khoa trên địa bàn thành phố Đồng Hới.
+ Kiểm tra, đánh giá hoạt động bán thuốc kê đơn tại các nhà thuốc trên địa bàn thành phố Đồng Hới.
+ Đánh giá 200 đơn thuốc tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Đồng Hới (100 đơn), Bệnh viện Y học cổ truyền (50 đơn), Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội (35 đơn), và các phòng khám trên địa bàn thành phố Đồng Hới (15 đơn); 20 đơn thuốc tại các phòng khám chuyên khoa ngoài công lập trên địa bàn thành phố có kê kháng sinh về việc tuân thủ hướng dẫn của Bộ Y tế về sử dụng kháng sinh trong các bệnh lý truyền nhiễm.
1.5. Các hoạt động để đánh giá tình trạng kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn sau khi có giải pháp can thiệp trên địa bàn toàn tỉnh:
- Khảo sát về hoạt động kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn sau khi có giải pháp can thiệp.
+ Khảo sát nhận thức của người kê đơn thuốc về các quy định của pháp luật liên quan đến kê đơn thuốc.
+ Khảo sát nhận thức của người bán lẻ thuốc về các quy định của pháp luật liên quan đến bán thuốc kê đơn.
+ Khảo sát nhận thức của người mua thuốc về việc mua thuốc và sử dụng thuốc.
- Kiểm tra, đánh giá về hoạt động kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn.
+ Kiểm tra đánh giá hoạt động kê đơn thuốc ngoại trú tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
+ Kiểm tra, đánh giá hoạt động bán thuốc kê đơn tại các nhà thuốc/quầy thuốc.
1.6 Các hoạt động để hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.
- Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức của người nông dân về ngành nông nghiệp sạch.
- Tổ chức giới thiệu, tập huấn cho người dân về các chất thay thế cho kháng sinh và tăng cường tìm tòi tổng hợp và hướng dẫn người dân áp dụng nhiều giải pháp giúp đạt hiệu quả cao nhất trong chăn nuôi.
2. Giải pháp
2.1. Giải pháp về truyền thông
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ y tế về việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, trọng tâm là thuốc kháng sinh và kháng thuốc kháng sinh.
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền về tác hại của việc tự ý sử dụng thuốc kê đơn, việc sử dụng kháng sinh không hợp lý, hậu quả của kháng kháng sinh, lợi ích mang lại khi khám bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh cho người dân trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng xã hội và hệ thống truyền thanh cơ sở.
2.2. Giải pháp về tập huấn, đào tạo
- Tập huấn cho người kê đơn thuốc:
+ Đối tượng: Tất cả bác sỹ, y sỹ trực tiếp kê đơn trên địa bàn tỉnh.
+ Nội dung: Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định về kê đơn thuốc; về hướng dẫn sử dụng kháng sinh.
- Tập huấn cho người bán lẻ thuốc:
+ Đối tượng: Tất cả dược sỹ phụ trách chuyên môn, trực tiếp bán hàng tại các cơ sở bán lẻ thuốc chữa bệnh trên địa bàn tỉnh.
+ Nội dung: Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật và các quy định liên quan đến việc bán thuốc kê đơn; việc cần thiết thuyết phục bệnh nhân khi mua thuốc phải mua đủ đơn thuốc, dùng thuốc đủ liều và tuân thủ dùng đủ liều điều trị, đặc biệt là kháng sinh.
2.3. Giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin
- Áp dụng kê đơn điện tử để kiểm soát được các trường hợp đơn thuốc kê quá nhiều thuốc, kê thuốc chưa đúng liều, kê thực phẩm chức năng....; đơn thuốc điện tử được in chữ rõ ràng, người bệnh dễ đọc tên thuốc và việc mua, bán thuốc, hạn chế sai sót do nhầm lẫn chữ viết.
- Áp dụng phần mềm quản lý mua bán, sử dụng thuốc tại các quầy thuốc, nhà thuốc để bảo đảm bán thuốc kê đơn khi có đơn, bảo đảm nguồn thuốc chất lượng, đồng thời công khai, minh bạch về giá cả.
2.4. Giải pháp về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trên cơ sở phân cấp quản lý.
- Nguyên tắc chung xử lý sau kiểm tra:
+ Đối với các trường hợp vi phạm quy định về kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn của các cơ sở trước khi có giải pháp can thiệp, áp dụng hình thức nhắc nhở.
+ Đối với các trường hợp vi phạm quy định về kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn của các cơ sở sau khi có giải pháp can thiệp kiểm tra, áp dụng hình thức phạt tiền ở mức phạt tiền cao nhất theo quy định tại văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
Từ nguồn chi sự nghiệp y tế hàng năm (có Phụ lục kèm theo).
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch;
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường công tác quản lý nhà nước trong quản lý hành nghề y dược; chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc chữa bệnh về công tác kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trên địa bàn tỉnh...;
- Theo dõi, giám sát, kiểm tra việc thực hiện, sơ kết, tổng kết và đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch hàng năm và giai đoạn.
2. Sở Tài chính
- Trên cơ sở dự toán kinh phí thực hiện Đề án, xem xét quy định, tổng hợp vào dự toán chi sự nghiệp y tế hàng năm, báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng và thanh quyết toán kinh phí theo quy định hiện hành.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo, hướng dẫn Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Bình, các cơ quan báo chí trên địa bàn, Đài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, thành phố, thị xã, hệ thống truyền thanh cơ sở tuyên truyền cho người dân về tác hại của việc tự ý sử dụng thuốc kê đơn, việc sử dụng kháng sinh không hợp lý, hậu quả của kháng kháng sinh, lợi ích mang lại khi khám bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
4. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Y tếtăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát việc sử dụng kháng sinh cho động vật trong hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, giết mổ, sơ chế, chế biến gia súc, gia cầm và thuỷ sản. Tăng cường tập huấn, nâng cao nhận thức của người dân.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
- Có trách nhiệm triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trên địa bàn; căn cứ Kế hoạch của tỉnh, chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch tại địa phương.
- Chỉ đạo Đài Truyền thanh - Truyền hình và UBND các xã, phường, thị trấn tuyên truyền cho người dân về tác hại của việc tự ý sử dụng thuốc kê đơn, việc sử dụng kháng sinh không hợp lý, hậu quả của kháng kháng sinh, lợi ích mang lại khi khám bệnh tại các cơ sở khám, chữa bệnh.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở bán lẻ thuốc trên địa bàn thực hiện các quy định về bán thuốc kê đơn; xử lý vi phạm theo các quy định hiện hành; định kỳ hàng năm báo cáo Sở Y tế.
- Bố trí nguồn ngân sách để thực hiện kế hoạch tại địa phương.
Yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện Kế hoạch này; ðịnh kỳ hàng nãm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Y tế ðể tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Y tế để được hướng dẫn, giải quyết; trường hợp vượt thẩm quyền, Sở Y tế báo cáo, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT KÊ ĐƠN THUỐC VÀ BÁN THUỐC KÊ ĐƠN GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Kèm theo Kế hoạch số 1389 /KH-UBND ngày 21 /8 /2018 của UBND tỉnh Quảng Bình)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Số TT | Nội dung hoạt động | Dự kiến kinh phí thực hiện | Ghi chú |
| |||
Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | Tổng cộng |
| |||
I | Truyền thông | 70 | 110 | 70 | 250 |
|
|
1 | Sản xuất phóng sự, chuyên đề, chuyên mục phát sóng trên Đài phát thanh - Truyền hình Quảng Bình | 40 | 80 | 40 | 160 |
|
|
2 | Tuyên truyền trên Báo Quảng Bình | 30 | 30 | 30 | 90 |
|
|
II | Kinh phí đào tạo, tập huấn | 63 | 63 | 63 | 189 |
|
|
| |||||||
1 | Tập huấn cho người kê đơn thuốc (mỗi năm 03 lớp) | 21 | 21 | 21 | 63 |
|
|
2 | Tập huấn cho người bán lẻ thuốc ( mỗi năm 6 lớp) | 42 | 42 | 42 | 126 |
|
|
III | Kiểm tra, khảo sát hoạt động kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn | 50 | 30 | 30 | 110 |
|
|
1 | Khảo sát nhận thức của người kê đơn (20 người); khảo sát nhận thức của người bán lẻ thuốc (170 người); khảo sát nhận thức của người mua thuốc (20 người); đánh giá 200 đơn thuốc. | 50 |
|
| 50 |
|
|
2 | Tổ chức kiểm tra, khảo sát đánh giá hoạt động kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn sau khi có giải pháp can thiệp; đánh giá 200 đơn thuốc. |
| 30 | 30 | 60 |
|
|
IV | Chi phí hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá thực hiện kế hoạch |
| 15 | 15 | 30 |
|
|
| Tổng cộng | 183 | 218 | 178 | 579 |
|
|
- 1Kế hoạch 56/KH-UBND năm 2018 về triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định 4041/QĐ-BYT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 2Kế hoạch 155/KH-UBND năm 2018 thực hiện "Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn" trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020
- 3Quyết định 3055/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2018-2020 tại tỉnh Bình Định
- 4Kế hoạch 170/KH-UBND năm 2018 triển khai Đề án Tăng cường kiểm soát kê đơn và bán thuốc kê đơn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020
- 5Quyết định 2289/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2018-2020
- 6Quyết định 1540/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018-2020
- 7Kế hoạch 119/KH-UBND năm 2018 về triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 8Kế hoạch 144/KH-UBND năm 2018 triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2020
- 9Kế hoạch 3298/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án “Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020" của Bộ Y tế tại tỉnh Hải Dương
- 1Quyết định 4041/QĐ-BYT năm 2017 phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 2Kế hoạch 56/KH-UBND năm 2018 về triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định 4041/QĐ-BYT trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 3Kế hoạch 155/KH-UBND năm 2018 thực hiện "Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn" trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020
- 4Quyết định 3055/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2018-2020 tại tỉnh Bình Định
- 5Kế hoạch 170/KH-UBND năm 2018 triển khai Đề án Tăng cường kiểm soát kê đơn và bán thuốc kê đơn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đến năm 2020
- 6Quyết định 2289/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2018-2020
- 7Quyết định 1540/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2018-2020
- 8Kế hoạch 119/KH-UBND năm 2018 về triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 9Kế hoạch 144/KH-UBND năm 2018 triển khai Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2018-2020
- 10Kế hoạch 3298/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án “Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020" của Bộ Y tế tại tỉnh Hải Dương
Kế hoạch 1389/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Số hiệu: 1389/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 21/08/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Trần Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/08/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra