UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1344/KH-UBND | Quảng Bình, ngày 14 tháng 8 năm 2018 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH CẬP NHẬT PHÂN VÙNG RỦI RO THIÊN TAI, LẬP BẢN ĐỒ CẢNH BÁO THIÊN TAI, ĐẶC BIỆT LÀ CÁC THIÊN TAI LIÊN QUAN ĐẾN BÃO, NƯỚC DÂNG DO BÃO, LŨ, LŨ QUÉT, SẠT LỞ ĐẤT, HẠN HÁN, XÂM NHẬP MẶN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
Thực hiện Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn; Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh như sau:
I. MỤC TIÊU, PHẠM VI THỰC HIỆN
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu tổng quát:
Phân vùng rủi ro thiên tai và cảnh báo thiên tai, đặc biệt là bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn phục vụ công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu nhằm triển khai có hiệu quả các quy định pháp luật về phòng, chống thiên tai, khí tượng thủy văn, đê điều và tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá mức độ rủi ro đối với các loại hình thiên tai trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, đặc biệt là các thiên tai có tần suất xuất hiện cao hàng năm như bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn.
- Xây dựng bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai và bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn làm cơ sở đề xuất giải pháp phòng, chống thiên tai và ứng phó với rủi ro thiên tai cho các khu vực.
- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về thiên tai và rủi ro thiên tai.
2. Phạm vi thực hiện
Tại các khu vực thường xuyên xảy ra loại hình thiên tai trên đất liền, vùng biển, đảo của tỉnh Quảng Bình.
II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH
1. Phân vùng rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới và lập bản đồ cảnh báo thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão và nước dâng do bão tại các vùng ven biển tỉnh Quảng Bình, gồm các nội dung chính:
+ Thu thập số liệu, tài liệu về áp thấp nhiệt đới, bão, thủy triều, nước dâng do bão và các đặc trưng liên quan.
+ Mô phỏng lại các tình huống áp thấp nhiệt đới, bão khi đổ bộ bằng mô hình số để chi tiết cường độ gió, mưa đối với các điểm, vùng không có số liệu đo thực tế.
+ Tính toán và phân tích đặc trưng tần suất, cường độ của áp thấp nhiệt đới, bão, mưa cực đại trong 24 giờ, mưa tích lũy của đợt bão, gió mạnh trong bão.
+ Điều tra, thu thập số liệu, tài liệu về điều kiện kinh tế, dân cư, cơ sở hạ tầng để xác định mức độ, khả năng thích ứng với áp thấp nhiệt đới, bão và nước dâng do bão.
+ Đánh giá tính dễ bị tổn thương của khu dân cư, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội,...khi xảy ra áp thấp nhiệt đới, bão và nước dâng do bão gây ra, nhất là tại khu vực ven biển.
+ Đánh giá rủi ro thiên tai áp thấp nhiệt đới, bão và nước dâng do bão.
+ Lập bản đồ cảnh báo thiên tai và bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão và nước dâng do bão (tỷ lệ 1:50.000) cho địa bàn tỉnh.
2. Phân vùng rủi ro thiên tai và lập bản đồ cảnh báo lũ, ngập lụt trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, gồm các nội dung chính:
+ Thu thập số liệu cơ bản về lũ, ngập lụt, số liệu địa hình.
+ Phân tích, lựa chọn phương pháp tính toán rủi ro do lũ, ngập lụt tại các địa phương và lưu vực sông.
+ Xác định nguyên nhân hình thành, diễn biến lũ, ngập lụt tại các lưu vực sông.
+ Điều tra, đánh giá phục vụ xác định tính dễ bị tổn thương đối với dân cư, cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông.
+ Phân tích, đánh giá rủi ro do lũ, ngập lụt tại các lưu vực sông.
+ Lập bản đồ cảnh báo thiên tai và bản đồ phân vùng rủi ro do lũ, ngập lụt cho địa bàn tỉnh.
3. Phân vùng rủi ro thiên tai và lập bản đồ cảnh báo lũ quét, sạt lở đất và sụt lún đất do mưa tại khu vực trung du và miền núi tỉnh Quảng Bình, gồm các nội dung chính:
+ Thu thập số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, địa hình, trầm tích, lớp phủ…, hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dân cư, cơ sở hạ tầng, công trình phòng, chống lũ quét, sạt lở đất và sụt lún đất do mưa.
+ Điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ hiện trạng lũ quét, sạt lở đất đá, trượt dòng bùn đá và sụt lún đất.
+ Phân tích, đánh giá khả năng xảy ra lũ quét, sạt lở đất đá, trượt dòng bùn đá và sụt lún đất.
+ Phân tích, đánh giá tính dễ bị tổn thương, xác định các chỉ số rủi ro do lũ quét, sạt lở đất đá và sụt lún đất do mưa cho khu vực trung du và miền núi.
+ Lập bản đồ cảnh báo thiên tai và bản đồ phân vùng rủi ro do lũ quét, sạt lở đất đá, trượt dòng bùn đá và sụt lún đất cho khu vực trung du và miền núi trên địa bàn tỉnh.
4. Phân vùng rủi ro thiên tai và lập bản đồ cảnh báo nắng nóng, hạn hán và xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, gồm các nội dung chính:
+ Điều tra, khảo sát thu thập tài liệu, số liệu phục vụ đánh giá rủi ro do nắng nóng, hạn hán và xâm nhập mặn.
+ Đánh giá diễn biến, xu thế và tác động do nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn ở các vùng sinh thái.
+ Mô phỏng, đánh giá tình trạng xâm nhập mặn tại khu vực các cửa sông, ven biển.
+ Xây dựng mô hình tính toán, dự báo nắng nóng, hạn hán và xâm nhập mặn cho các vùng sinh thái.
+ Đánh giá rủi ro do nắng nóng, hạn hán và xâm nhập mặn cho các vùng sinh thái trong điều kiện hiện trạng và do biến đổi khí hậu.
+ Xây dựng hệ thống bản đồ hiện trạng, bản đồ rủi ro thiên tai và bản đồ cảnh báo nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn tỷ lệ 1:50.000.
5. Phân vùng rủi ro thiên tai và lập bản đồ cảnh báo thiên tai mưa lớn, lốc, sét, mưa đá, rét hại, sương muối trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, gồm các nội dung chính:
+ Thu thập số liệu, tài liệu về mưa lớn, lốc, sét, mưa đá, rét hại, sương muối; phân tích, đánh giá tần suất, cường độ của các loại hình thiên tai trên tại địa phương.
+ Điều tra về điều kiện kinh tế, dân cư, cơ sở hạ tầng để đánh giá năng lực ứng phó với mưa lớn, lốc, sét, mưa đá, rét hại, sương muối.
+ Đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương của dân cư, cơ sở hạ tầng, các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội,...khi xảy ra các thiên tai trên.
+ Xác định tiêu chí, đánh giá mức độ rủi ro.
+ Lập bản đồ cảnh báo thiên tai và bản đồ phân vùng rủi ro do mưa lớn, rét hại, sương muối, lốc, sét, mưa đá.
6. Tổng hợp, đánh giá và phân vùng rủi ro đa thiên tai và xây dựng cơ sở dữ liệu về rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, gồm các nội dung chính:
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống phần mềm quản lý, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu về thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai.
+ Vận hành, triển khai hệ thống.
+ Đánh giá rủi ro đa thiên tai và phân vùng rủi ro đa thiên tai trong điều kiện hiện trạng và biến đổi khí hậu.
+ Tổ chức tập huấn, chuyển giao công nghệ, sản phẩm của Chương trình.
7. Sản phẩm chủ yếu
a) Các báo cáo phân tích, đánh giá; số liệu, cơ sở dữ liệu về thiên tai và rủi ro thiên tai.
b) Bộ bản đồ phân vùng cảnh báo thiên tai, bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai đối với các loại hình thiên tai được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh.
8. Thời gian thực hiện
Kế hoạch được triển khai thực hiện từ năm 2018, thời gian thực hiện cụ thể tùy theo khả năng cân đối, bố trí kinh phí thực hiện; trong đó giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 tập trung đánh giá, lập bản đồ cảnh báo thiên tai và bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai đối với một số loại hình thiên tai thường xảy ra, bao gồm áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất đá do mưa.
9. Kinh phí thực hiện
a) Căn cứ nội dung, nhiệm vụ, khối lượng công việc cần thiết và tiến độ triển khai thực hiện Chương trình, định mức đơn giá và chế độ tài chính hiện hành, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ động lập dự toán chi tiết đối với mỗi nhiệm vụ cụ thể và phân kỳ hàng năm làm cơ sở tổng hợp chung trong dự toán ngân sách nhà nước của Sở Tài nguyên và Môi trường gửi Sở Tài chính trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
b) Nguồn kinh phí: Bố trí trong dự toán chi sự nghiệp tài nguyên và môi trường hàng năm của tỉnh và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch đảm bảo tiến độ, mục tiêu đề ra.
- Chủ động tham mưu, nghiên cứu, đề xuất với UBND tỉnh; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về kết quả triển khai các nhiệm vụ được phân công.
- Tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan, căn cứ nhiệm vụ, khối lượng công việc cụ thể cần thực hiện, đơn giá và chế độ tài chính hiện hành lập dự toán chi tiết kinh phí thực hiện mỗi nội dung nhiệm vụ đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; phân kỳ hàng năm, thực hiện thủ tục thẩm định, phê duyệt theo quy định. Trong quá trình thực hiện cần lưu ý kế thừa các tài liệu, dữ liệu, số liệu điều tra, kết quả nghiên cứu của các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án có liên quan đã được triển khai thực hiện để tránh trùng lặp, lãng phí thời gian, kinh phí.
- Chủ động cân đối kinh phí trong dự toán ngân sách được giao hàng năm để hoàn thành các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch theo đúng quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để kiểm tra tiến độ, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch theo từng năm, báo cáo cơ quan chức năng theo quy định.
- Tổ chức đánh giá, nghiệm thu và chuyển giao kết quả sau khi hoàn thành từng nội dung, nhiệm vụ, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm quyết định triển khai các nội dung, nhiệm vụ tiếp theo bảo đảm khả thi và hiệu quả.
2. CácSở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Xây dựng, Giao thông Vận tải
Phối hợp chặt chẽ, cung cấp các tài liệu, kết quả nghiên cứu của các kế hoạch, chương trình, đề án, dự án có liên quan cho cơ quan được giao chủ trì triển khai Kế hoạch để đảm bảo kế thừa, tiết kiệm, hiệu quả.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND tỉnh phân bổ, bố trí nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ, ngân sách địa phương hàng năm cho Sở Tài nguyên và Môi trường để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch.
4. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch; tiếp nhận chuyển giao công nghệ, sản phẩm của Kế hoạch để phục vụ cho công tác phòng chống, ứng phó với rủi ro thiên tai tại địa phương.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ nội dung, nhiệm vụ tại Kế hoạch này, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định và tình hình thực tế, chủ động triển khai thực hiện Kế hoạch.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 796/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch tổng thể thực hiện Dự án Giảm nhẹ rủi ro và tăng cường khả năng chống chịu thiên tai lấy trẻ em làm trung tâm tỉnh Ninh Thuận
- 2Quyết định 1131/QĐ-UBND phê duyệt Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai năm 2018 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 3Quyết định 985/QĐ-UBND phê duyệt Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2018
- 4Quyết định 1600/QĐ-UBND năm 2019 về Khung Kế hoạch truyền thông vì sự phát triển nhằm giảm nhẹ rủi ro thiên tai lấy trẻ em làm trung tâm tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2019-2021
- 5Kế hoạch 59/KH-UBND năm 2020 về ứng phó với sạt lở bờ sông, bờ biển do tỉnh Phú Yên ban hành
- 6Kế hoạch 3177/KH-UBND năm 2023 về triển khai lập đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 7Kế hoạch 4016/KH-UBND năm 2023 thực hiện Quyết định 1262/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 8Kế hoạch 2151/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 1Quyết định 705/QĐ-TTg năm 2018 phê duyệt Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 796/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt Kế hoạch tổng thể thực hiện Dự án Giảm nhẹ rủi ro và tăng cường khả năng chống chịu thiên tai lấy trẻ em làm trung tâm tỉnh Ninh Thuận
- 3Quyết định 1131/QĐ-UBND phê duyệt Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai năm 2018 trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 4Quyết định 985/QĐ-UBND phê duyệt Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2018
- 5Quyết định 1600/QĐ-UBND năm 2019 về Khung Kế hoạch truyền thông vì sự phát triển nhằm giảm nhẹ rủi ro thiên tai lấy trẻ em làm trung tâm tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2019-2021
- 6Kế hoạch 59/KH-UBND năm 2020 về ứng phó với sạt lở bờ sông, bờ biển do tỉnh Phú Yên ban hành
- 7Kế hoạch 3177/KH-UBND năm 2023 về triển khai lập đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Đà Lạt và vùng phụ cận đến năm 2045 do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 8Kế hoạch 4016/KH-UBND năm 2023 thực hiện Quyết định 1262/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 9Kế hoạch 2151/KH-UBND năm 2024 thực hiện Đề án Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Kế hoạch 1344/KH-UBND năm 2018 triển khai Chương trình cập nhật phân vùng rủi ro thiên tai, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, đặc biệt là các thiên tai liên quan đến bão, nước dâng do bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Số hiệu: 1344/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 14/08/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Lê Minh Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/08/2018
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định