Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 134/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 14 tháng 6 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN “CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA GIÁM SÁT BỆNH CÚM GIA CẦM”

Thực hiện Quyết định số 1206/QĐ-BNN-TY ngày 07/04/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Chương trình quốc gia giám sát bệnh Cúm gia cầm, trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 795/TTr-SNNPTNT, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện "Chương trình Quốc gia giám sát bệnh Cúm gia cầm” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG

Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra công tác giám sát Cúm gia cầm thường xuyên và hiệu quả trong toàn tỉnh, trong đó tập trung các cơ sở chăn nuôi gia cầm số lượng lớn, đảm bảo an toàn dịch bệnh đối với Cúm gia cầm và vệ sinh an toàn thực phẩm, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

II. THỜI GIAN THỰC HIỆN: 12 tháng/năm.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Giám sát phát hiện sớm ổ dịch và sự lưu hành của vi rút cúm để cảnh báo sớm nguy cơ phát sinh dịch bệnh, nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, nguy cơ vi rút cúm xâm nhập vào tỉnh; từ đó hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh cúm gia cầm, góp phần giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm vi rút cúm cho người, thúc đẩy chăn nuôi gia cầm phát triển bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Giám sát phát hiện sớm các ổ dịch cúm gia cầm:

100% các ổ dịch trên đàn gia cầm nuôi có dấu hiệu mắc bệnh Cúm gia cầm được phát hiện và báo cáo cho cơ quan Thú y kịp thời.

b) Giám sát lưu hành vi rút Cúm gia cầm:

- 100% đàn gia cầm có dấu hiệu mắc bệnh Cúm gia cầm được lấy mẫu, xét nghiệm vi rút Cúm và tác nhân gây bệnh khác.

- Các chợ buôn bán gia cầm sống, các cơ sở giết mổ định kỳ được lấy mẫu xét nghiệm vi rút cúm gia cầm.

- 100% các cơ sở an toàn dịch bệnh Cúm gia cầm (Thông tư 14/2016/TT-BNNPTNT), trại gia cầm giống, trang trại lớn (Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT) được lấy mẫu giám sát định kỳ.

c) Giám sát huyết thanh học: Thực hiện giám sát huyết thanh học (Để đánh giá hiệu quả sau tiêm phòng hoặc đánh giá lưu hành huyết thanh) như biện pháp thay thế giám sát lưu hành vi rút.

IV. NỘI DUNG

1. Tăng cường năng lực giám sát:

- Tổ chức tập huấn kiến thức chuyên môn về chẩn đoán, lấy mẫu, giám sát bệnh Cúm gia cầm cho hệ thống thú y địa phương.

- Xây dựng bộ tài liệu tập huấn chuẩn ở mức cơ bản cho thú y huyện, xã.

- Tổ chức tập huấn cho cán bộ thú y cấp tỉnh về bệnh và chẩn đoán xét nghiệm bệnh, các văn bản pháp lý về phòng chống dịch bệnh, giám sát, xử lý dịch bệnh, phân tích số liệu.

- Hằng năm tập huấn thú y cấp huyện, xã các kỹ năng cơ bản về bệnh, chẩn đoán lâm sàng và các biện pháp phòng chống, các văn bản pháp lý về phòng chống dịch bệnh, giám sát, xử lý dịch bệnh.

- Đầu tư, nâng cấp Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị bệnh động vật: Trang thiết bị, hóa chất để phục vụ công tác xét nghiệm Niu cát sơn, Gumboro, Tụ huyết trùng, Samonella.

2. Giám sát cúm gia cầm:

a) Giám sát phát hiện sớm các ổ dịch cúm gia cầm trên gia cầm nuôi, chim hoang dã nuôi và chim hoang dã: Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với chính quyền địa phương, cơ sở chăn nuôi xây dựng kế hoạch giám sát, phát hiện, báo cáo lấy mẫu trên đàn gia cầm nuôi và chim hoang dã nghi bị Cúm gia cầm.

- Định kỳ giám sát lưu hành vi rút cúm tại các cơ sở sản xuất, buôn bán, chăn nuôi, giết mổ trên địa bàn tỉnh.

- Định kỳ lấy mẫu giám sát huyết thanh đàn gia cầm nuôi nhỏ lẻ, các cơ sở chăn nuôi đánh giá tỷ lệ bảo hộ, lưu hành huyết thanh.

- Các cơ sở chăn nuôi phải mở sổ theo dõi, ghi chép các thông tin các hoạt động kiểm soát, sản xuất, nuôi thương phẩm gia cầm (Sử dụng thuốc, con giống, thuốc sát trùng, thức ăn....)

- Khi có dấu hiệu dịch bệnh, cơ sở phải báo cáo cho thú y cơ sở, UBND xã hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y để thực hiện các biện pháp phòng chống theo quy định.

b) Giám sát lưu hành vi rút tại các chợ buôn bán gia cầm sống: Cục Thú y phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y để xây dựng, triển khai các hoạt động giám sát vi rút Cúm.

c) Giám sát lưu hành vi rút Cúm tại các cơ sở sản xuất giống: Chủ cơ sở sản xuất gia cầm giống phải xây dựng kế hoạch và triển khai các hoạt động giám sát định kỳ lưu hành vi rút Cúm theo quy định của Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT.

3. Tổ chức tuyên truyền về nội dung của chương trình, đặc biệt là mục tiêu và các lợi ích mà chương trình giám sát Cúm mang lại.

- Tăng cường thông tin tuyên truyền công tác phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh trên đàn gia cầm cho mọi đối tượng là người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, sản xuất, kinh doanh, ấp nở con giống, giết mổ...

- Người nuôi gia cầm nhỏ lẻ thực hiện biện pháp nuôi an toàn sinh học, các trang trại xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Nguồn ngân sách địa phương thực hiện các nội dung sau:

- Giám sát phát hiện sớm các ổ dịch cúm gia cầm trên đàn gia cầm (bao gồm giám sát lâm sàng và chủ động lấy mẫu giám sát).

- Giám sát lưu hành vi rút trên đàn gia cầm tại các cơ sở chăn nuôi.

- Giám sát huyết thanh học đàn gia cầm nuôi...

- Xây dựng bản đồ dịch tễ bệnh Cúm và các bệnh nguy hiểm khác.

- Đào tạo, tập huấn cho cán bộ thú y.

- Đầu tư nâng cấp Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và Điều trị bệnh động vật

- Tổ chức hướng dẫn hội thảo, sơ kết, tổng kết.

- Thông tin, tuyên truyền.

(Kinh phí thực hiện theo Quyết định số 1037/QĐ-UBND ngày 07/5/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Chương trình phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm, thủy sản nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016-2020 và Quyết định số 1976/QĐ-UBND ngày 25/8/2016 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Đề án Tăng cường năng lực quản lý nhà nước ngành Thú y tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2016-2020).

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chỉ đạo, phân công cho cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh và các đơn vị liên quan triển khai kế hoạch giám sát được duyệt.

- Phối hợp với UBND các cấp hướng dẫn các biện pháp phòng, chống giám sát bệnh Cúm gia cầm: Thống kê, quản lý tổng đàn, khu quy hoạch chăn nuôi...

- Chỉ đạo các đơn vị xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin kết quả giám sát để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh.

2. Cơ quan quản lý chuyên ngành Thú y cấp tỉnh:

- Tổ chức, phối hợp các đơn vị thực hiện kế hoạch sau khi được UBND tỉnh phê duyệt.

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về phòng chống, giám sát bệnh Cúm gia cầm và một số dịch bệnh nguy hiểm trên gia cầm.

- Định kỳ báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y; tổ chức sơ kết, tổng kết kết quả triển khai chương trình giám sát các dịch bệnh nguy hiểm trên gia cầm...

3. Các cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh:

Tùy theo chức năng nhiệm vụ phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế triển khai thực hiện kế hoạch này.

- UBND các huyện, thị xã: củng cố Ban chỉ đạo chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh động vật các cấp. Hàng năm xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai, bố trí kinh phí cho công tác phòng chống dịch bệnh gia súc- gia cầm.

- Chỉ đạo UBND cấp xã triển khai thực hiện quản lý đàn gia cầm nuôi; tổ chức thông tin tuyên truyền; triển khai tiêm phòng vắc xin Cúm và áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc theo hướng dẫn của ngành Thú y; xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm trong công tác phòng chống; tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người chăn nuôi.

- Các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi chịu trách nhiệm cho việc thực hiện, hoàn thiện cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thú y tại cơ sở; chủ động giám sát một số dịch bệnh nguy hiểm (chi trả kinh phí), chủ động phòng chống dịch bệnh an toàn, hiệu quả.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Cục Thú y;
- TVTU, TT HĐND;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các PCT UBND tỉnh;
- Các Sở: NNPTNT, TC;
- UBND các huyện, thị xã và TP. Huế;
- Chi cục Chăn nuôi và Thú y;
- VP: Lãnh đạo, CV TH;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phương

 

PHỤ LỤC:

KINH PHÍ GIÁM SÁT BỆNH CÚM GIA CẦM
(Kèm theo Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2017 của UBND tỉnh)

Đơn vị: triệu đồng

TT

NỘI DUNG

Thành tiền

Nguồn ngân sách tỉnh

1

Giám sát phát hiện sớm ổ dịch cúm gia cầm

20 triệu/năm

Nguồn kinh phí phòng chống dịch cúm gia cầm 2016-2020 (Quyết định số 1037/QĐ-UBND ngày 17/5/2016 của UBND tỉnh)

2

Giám sát huyết thanh học (Đánh giá bảo hộ sau tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm)

30 triệu/năm

3

Tập huấn cán bộ thú y về giám sát, xây dựng dữ liệu và vẽ bản đồ dịch tễ

20 triệu/năm

4

Tuyên truyền

20 triệu/năm

5

Sơ kết, tổng kết báo cáo kết quả

3 triệu/năm

6

Nâng cấp Phòng xét nghiệm

2.569 triệu (4 năm: 2017-2020)

Nguồn kinh phí tăng cường năng lực quản lý nhà nước ngành Thú y, giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 1976/QĐ-UBND ngày 25/8/2016 của UBND tỉnh)

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 134/KH-UBND năm 2017 thực hiện "Chương trình Quốc gia giám sát bệnh Cúm gia cầm do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

  • Số hiệu: 134/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 14/06/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Nguyễn Văn Phương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/06/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản