Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1331/KH-UBND

Ninh Thuận, ngày 07 tháng 4 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỪ NGUỒN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP PHÂN BỔ CHO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ các Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh: Số 4174/KH-UBND ngày 23/9/2022 về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; số 694/KH-UBND ngày 28/02/2023 về triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Căn cứ các Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh: Số 70/2022/QĐ-UBND ngày 06/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định mức hỗ từ ngân sách nhà nước để thực hiện một số nội dung xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận; số 68/QĐ-UBND ngày 28/02/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phân bổ kinh phí sự nghiệp thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023 và giao bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2023 cho các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố kinh phí sự nghiệp (ngân sách trung ương bổ sung và ngân sách cấp tỉnh đối ứng) thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp từ nguồn kinh phí sự nghiệp phân bổ cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao công tác quản lý, điều hành và thực hiện hiệu quả các nội dung thành phần của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

- Xác định cụ thể các nội dung và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện một số nội dung xây dựng nông thôn mới năm 2023 đảm bảo tính đồng bộ, kịp thời, thống nhất, chất lượng và hiệu quả.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các Sở, ngành liên quan và địa phương trong việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước để thực hiện một số nội dung xây dựng nông thôn mới năm 2023 trên phạm vi toàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Xác định nhiệm vụ, nội dung, mức hỗ trợ theo đúng quy định tại Luật Ngân sách nhà nước, Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Quyết định số 70/2022/QĐ-UBND ngày 06/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh và các quy định của pháp luật có liên quan bảo đảm việc thực hiện các nội dung thành phần của Chương trình có hiệu quả và đúng mục đích; đảm bảo người dân, cộng đồng dân cư, hợp tác xã, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế-xã hội trên địa bàn nông thôn tỉnh Ninh Thuận được thụ hưởng các nội dung hỗ trợ của Chương trình đúng theo quy định pháp luật.

- Nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực trong việc triển khai thực hiện chính sách hỗ từ ngân sách nhà nước để thực hiện một số nội dung xây dựng nông thôn mới năm 2023 của các Sở, ban, ngành và địa phương.

- Bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả giữa các Sở, ban, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện chính sách hỗ từ ngân sách nhà nước để thực hiện một số nội dung xây dựng nông thôn mới năm 2023.

II. NỘI DUNG HỖ TRỢ VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Nội dung hỗ trợ

a) Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn - đô thị và kết nối các vùng miền (Nội dung thành phần số 02): Hỗ trợ tưới tiết kiệm nước

b) Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; triển khai mạnh mẽ Chương trình OCOP nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển mạnh ngành nghề nông thôn; phát triển du lịch nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn... góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững (Nội dung thành phần số 03):

(1) Nội dung 1 - Tập trung triển khai khai cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ theo hướng kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái; phát huy lợi thế về địa hình, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và hạ tầng kinh tế xã hội: Hỗ trợ chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao.

(2) Nội dung 2: Xây dựng và phát triển hiệu quả các vùng nguyên liệu tập trung, cơ giới hóa đồng bộ, nâng cao năng lực chế biến và bảo quản nông sản theo các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu chuẩn chất lượng và mã vùng nguyên liệu; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, góp phần chuyển đổi số trong nông nghiệp.

- Hỗ trợ thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ cao, dự án liên kết hỗ trợ sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản

- Hỗ trợ đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng cho tổ, nhóm, HTX, hộ nông dân tham gia vùng nguyên liệu; cấp mã vùng trồng; hỗ trợ chứng nhận VietGap,…

(3) Nội dung 4 - Triển khai Chương trình OCOP gắn với lợi thế vùng miền; phát triển TTCN, ngành nghề và dịch vụ nông thôn, bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống ở nông thôn; đẩy mạnh sản xuất, chế biến muối theo chuỗi giá trị: Hỗ trợ các chủ thể tham gia thực hiện Chương trình OCOP (phát triển sản phẩm, bao bì, nhãn mác; điểm giới thiệu sản phẩm OCOP; tổ chức thi đánh giá phân hạng sản phẩm, chi giải thưởng).

(4) Nội dung 5 - Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất, trong đó ưu tiên hỗ trợ các HTX nông nghiệp ứng dụng CNC liên kết theo chuỗi giá trị; thu hút khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy thực hiện bảo hiểm trong nông nghiệp: Hỗ trợ lao động trẻ về làm việc tại các Hợp tác xã.

(5) Nội dung 8 - Thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025: Hỗ trợ thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.

(6) Nội dung 9 - Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với nhu cầu thị trường; hỗ trợ thúc đẩy và phát triển các mô hình khởi nghiệp, sáng tạo ở nông thôn: Hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

2. Kinh phí thực hiện: 21.099 triệu đồng, cụ thể:

TT

Nội dung chi

Tổng số

Trong đó

NSTW

NSĐP đối ứng

Trong đó

NS tỉnh

NS huyện

 

Tổng kinh phí phân bổ

21.099

8.459

12.640

7.536

5.104

1

Huyện Bác Ái

3.494

1.538

1.956

978

978

2

Huyện Ninh Sơn

6.620

2.636

3.984

1.992

1.992

3

Huyện Ninh Phước

2.080

795

1.285

643

642

4

Huyện Ninh Hải

2.525

981

1.544

772

772

5

Huyện Thuận Bắc

1.079

416

663

332

331

6

Huyện Thuận Nam

950

352

598

299

299

7

TP. Phan Rang- Tháp chàm

300

120

180

90

90

8

Sở Nông nghiệp và PTNT

4.051

1.621

2.430

2.430

 

(Chi tiết theo Phụ lục đính kèm)

3. Cơ chế tài chính thực hiện

Mức chi, nội dung chi thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp tại Kế hoạch này thực hiện theo quy định tại Thông tư số 53/2022/TT-BTC ngày 12/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 70/2022/QĐ-UBND 1272 15/03/2023 ngày 06/12/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định mức hỗ từ ngân sách nhà nước để thực hiện một số nội dung xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận và quy định hiện hành có liên quan.

Nguồn kinh phí: Nguồn ngân sách Trung ương và ngân sách cấp tỉnh bổ sung có mục tiêu cho các huyện, thành phố tại Quyết định số 68/QĐ-UBND ngày 20/2/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh, nguồn ngân sách các huyện, thành phố đối ứng thực hiện Chương trình và các nguồn hợp pháp khác.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tổ chức tập huấn cho nông dân tham gia liên kết và cán bộ hợp tác xã theo đề nghị của các huyện, thành phố; lựa chọn xây dựng các mô hình khuyến nông tại các dự án liên kết.

- Là cơ quan đầu mối theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các ngành, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ báo cáo đánh giá 6 tháng (trước ngày 30/6), năm (trước ngày 10/10) kết quả thực hiện Kế hoạch và tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện các công việc liên quan.

2. Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện các chính sách theo quy định tài chính của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đảm bảo đúng quy định, kịp thời giải quyết các vướng mắc của các đơn vị, địa phương theo thẩm quyền. Đồng thời, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra kết quả triển khai thực hiện của Ủy ban nhân dân các huyện/thành phố.

3. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các đơn vị, địa phương xây dựng và phát triển thương hiệu; truy xuất nguồn gốc; hệ thống định danh sản phẩm, áp dụng các công cụ cải tiến để quản lý chất lượng sản phẩm… đối với các sản phẩm đạt chuẩn OCOP.

4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn địa phương, tổ chức, cá nhân thực hiện hiệu quả Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, tổ chức, cá nhân thực hiện các chính sách về đất đai, chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn, cây ăn quả và bảo vệ môi trường.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, địa phương xây dựng bản đồ đối với diện tích chuyển đổi từ lúa nước kém hiệu quả sang cây ăn quả, cây trồng cạn.

6. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận và các cơ quan truyền thông

Tổ chức tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng về các nội dung hỗ trợ này để các các ngành, các cấp, doanh nghiệp và nhân dân biết, tham gia triển khai thực hiện Kế hoạch đạt hiệu quả.

7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

- Chịu trách nhiệm thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ, kiểm tra, nghiệm thu, phê duyệt đối với các nội dung hỗ trợ cho đối tượng là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân theo quy định.

- Quản lý, cấp phát và thanh quyết toán nguồn kinh phí thực hiện các nội dung hỗ trợ theo đúng quy định.

- Tổng hợp, báo cáo đánh giá tình hình, kết quả thực hiện, hiệu quả của từng nội dung hỗ trợ theo Kế hoạch này trên địa bàn theo định kỳ.

- Hướng dẫn thành lập các tổ chức đại diện của nông dân tham gia thực hiện các dự án theo các chính sách hỗ trợ.

- Ngoài nguồn vốn hỗ trợ trực tiếp từ Chương trình, chủ động huy động, bố trí, lồng ghép có hiệu quả các nguồn vốn từ các Chương trình, dự án khác trên địa bàn để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới; trong đó ưu tiên phân bổ nguồn lực cho các xã, thôn nằm trong kế hoạch, mục tiêu đạt chuẩn theo các mức độ (đạt chuẩn, nâng cao, kiểu mẫu) nông thôn mới giai đoạn đến năm 2025.

- Tổ chức triển khai, giám sát, đánh giá và báo cáo đánh giá kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn định kỳ, đột xuất gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - cơ quan Thường trực Chương trình, cơ quan chủ trì nội dung thành phần và các cơ quan liên quan theo quy định.

8. Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Hội nông dân tỉnh

Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương thực hiện các hoạt động thông tin tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, nông dân về các thủ tục để được hỗ trợ theo chính sách này, các hoạt động liên kết với doanh nghiệp và các đối tác kinh tế khác.

Trên đây là Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp từ nguồn kinh phí sự nghiệp phân bổ cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận. Yêu cầu các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ tình hình thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương chỉ đạo xây dựng Kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện các nội dung nêu trên đảm bảo kịp thời, thiết thực, hiệu quả, đúng quy định và phù hợp với tình hình thực tế. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo kịp thời./.

 


Nơi nhận:
- TT: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (b/cáo);
- Chủ tịch, PCT UBND tỉnh Lê Huyền;
- Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG tỉnh;
- Các cơ quan, đơn vị tại mục III;
- Văn phòng Điều phối NTM tỉnh;
- VPUB: LĐ, VXNV, KTTH;
- Lưu: VT. HC

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Huyền

 

PHỤ LỤC

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(Kèm theo Kế hoạch số 1331/KH-UBND ngày 07/4/2023 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Nội dung hỗ trợ

Đơn vị tính

Số lượng

Tổng số

Trong đó

Ghi chú

NSTW

NSĐP đối ứng

Trong đó

NS tỉnh

NS cấp huyện

 

Chi tiết theo nội dung thành phần của Chương trình

 

 

21.099

8.459

12.640

7.536

5.104

 

I

Nội dung thành phần số 02: Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ bản đồng bộ, hiện đại, đảm bảo kết nối nông thôn- đô thị và kết nối các vùng miền

 

 

6.600

2.640

3.960

1.980

1.980

 

 

Tưới tiết kiệm

ha

165,0

6.600

2.640

3.960

1.980

1.980

Tối đa không quá 40 triệu đồng/ha

-

Huyện Bác Ái

ha

25,5

1.020

408

612

306

306

-

Huyện Ninh Sơn

ha

85,0

3.400

1.360

2.040

1.020

1.020

-

Huyện Ninh Phước

ha

4,0

160

64

96

48

48

-

Huyện Ninh Hải

ha

36,0

1.440

576

864

432

432

-

Huyện Thuận Bắc

ha

2,5

100

40

60

30

30

-

Huyện Thuận Nam

ha

12,0

480

192

288

144

144

II

Nội dung thành phần số 03: Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn; triển khai mạnh mẽ Chương trình OCOP nhằm nâng cao giá trị gia tăng, phù hợp với quá trình chuyển đổi số, thích ứng với BĐKH; phát triển mạnh ngành nghề nông thôn; phát triển du lịch nông thôn; nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX; hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn; nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn ...góp phần nâng cao thu nhập người dân theo hướng bền vững

 

 

14.499

5.819

8.680

5.556

3.124

 

1

Nội dung 1: Tập trung triển khai khai cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ theo hướng kinh tế tuần hoàn, nông nghiệp sinh thái. phát huy lợi thế về địa hình, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên và hạ tầng kinh tế xã hội

ha

97,3

304

-

304

153

151

Hỗ trợ chuyển đổi sang cây trồng cạn (hỗ trợ một lần kinh phí mua giống cho vụ sản xuất đầu tiên): 03 triệu đồng/ha.

-

UBND huyện Ninh Sơn

ha

10,0

30

 

30

15

15

-

UBND huyện Ninh Phước

ha

26,7

92

-

92

46

46

-

UBND huyện Ninh Hải

ha

24,3

73

 

73

37

36

-

UBND huyện Thuận Bắc

ha

13,0

39

 

39

20

19

-

UBND huyện Thuận Nam

ha

23,3

70

 

70

35

35

2

Nội dung 02: Xây dựng và phát triển hiệu quả các vùng nguyên liệu tập trung, cơ giới hóa đồng bộ, nâng cao năng lực chế biến và bảo quản nông sản theo các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu chuẩn chất lượng và mã vùng nguyên liệu; Ứng dụng CNC trong sản xuất nông nghiệp hiện đại, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, góp phần chuyển đổi số trong nông nghiệp

 

 

4.708

2.024

2.684

1.580

1.104

 

-

UBND huyện Bác Ái

Dự án

02

2.474

1.130

1.344

672

672

Dự án Công nghệ cao

 

Trong đó: phân bổ cho cấp xã thực hiện

Dự án

01

1.074

430

644

322

322

Dự án liên kết hỗ trợ sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản xã Phước Chính

-

UBND huyện Ninh Sơn

Dự án

03

700

280

420

210

210

Dự án liên kết hỗ trợ sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản xã Quảng Sơn, Hòa Sơn, Ma Nới

-

UBND huyện Ninh Phước

Dự án

02

360

144

216

108

108

Dự án liên kết hỗ trợ sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản xã An Hải, Phước Vinh

-

UBND huyện Thuận Bắc

Dự án

02

380

152

228

114

114

Dự án liên kết hỗ trợ sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản xã Bắc Sơn, Lợi Hải

-

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

 

794

318

476

476

 

Ứng dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (VietGap); Hỗ trợ đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực, kiến thức, kỹ năng cho tổ, nhóm, HTX, hộ nông dân tham gia vùng nguyên liệu; cấp mã vùng trồng; Hỗ trợ Dự án liên kết (gồm có: Tư vấn xây dựng liên kết, hỗ trợ bao bì, nhãn sản phẩm, tập huấn,…)

3

Nội dung 04: Triển khai Chương trình OCOP gắn với lợi thế vùng miền; phát triển TTCN, ngành nghề và dịch vụ nông thôn, bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống ở nông thôn; đẩy mạnh sản xuất, chế biến muối theo chuỗi giá trị

 

 

3.150

1.260

1.890

1.299

591

 

-

UBND huyện Ninh Sơn

 

 

340

136

204

102

102

Hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP, hỗ trợ điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP. Đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP, chi giải thưởng các sản phẩm đạt OCOP…

-

UBND huyện Ninh Phước

 

 

500

200

300

150

150

-

UBND huyện Ninh Hải

 

 

300

120

180

90

90

-

UBND huyện Thuận Bắc

 

 

230

92

138

69

69

-

UBND huyện Thuận Nam

 

 

300

120

180

90

90

-

UBND TP. Phan Rang- Tháp chàm

 

 

300

120

180

90

90

-

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

 

1.180

472

708

708

 

4

Nội dung 05: Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất, trong đó ưu tiên hỗ trợ các HTX nông nghiệp ứng dụng CNC liên kết theo chuỗi giá trị; thu hút khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy thực hiện bảo hiểm trong nông nghiệp

 

 

2.077

831

1.246

1.246

-

 

-

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

HTX

37

2.077

831

1.246

1.246

 

Hỗ trợ đưa lao động trẻ về làm việc tại các HTXNN

5

Nội dung 08: Thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng NTM giai đoạn 2021- 2025

 

 

800

320

480

240

240

 

-

UBND huyện Ninh Sơn

Mô hình

02

800

320

480

240

240

Du lịch cộng đồng

6

Nội dung 09: Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, gắn với nhu cầu thị trường; hỗ trợ thúc đẩy và phát triển các mô hình khởi nghiệp, sáng tạo ở nông thôn

 

 

3.460

1.384

2.076

1.038

1.038

 

-

UBND huyện Ninh Sơn

 

 

1.350

540

810

405

405

 

-

UBND huyện Ninh Phước

 

 

968

387

581

291

290

 

-

UBND huyện Ninh Hải

 

 

712

285

427

213

214

 

-

UBND huyện Thuận Bắc

 

 

330

132

198

99

99

 

-

UBND huyện Thuận Nam

 

 

100

40

60

30

30

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 1331/KH-UBND thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp từ nguồn kinh phí sự nghiệp phân bổ cho Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2023 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

  • Số hiệu: 1331/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 07/04/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
  • Người ký: Lê Huyền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 07/04/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản