Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/KH-UBND | Cà Mau, ngày 27 tháng 02 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
KIỂM SOÁT TẢI TRỌNG XE TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
Căn cứ Kế hoạch số 12885/KH-BGTVT ngày 01/11/2016 của Bộ Giao thông vận tải về tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện;
Căn cứ Quy chế số 69/QCPH-BGTVT-UBND ngày 24/01/2014 của Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau về công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động tại Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động;
Để tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác kiểm tra tải trọng xe nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành kế hoạch kiểm tra tải trọng xe trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nhằm ngăn chặn hiệu quả tình trạng xe quá tải trọng lưu thông, hạn chế xảy ra tai nạn giao thông và bảo vệ, duy trì tuổi thọ công trình giao thông đường bộ.
- Thiết lập một môi trường kinh doanh vận tải bình đẳng, lành mạnh, đảm bảo trật tự, kỷ cương về trật tự an toàn giao thông.
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện và các tổ chức, cá nhân liên quan đến vận tải và kiểm soát trọng tải xe.
2. Yêu cầu
- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về kiểm soát tải trọng xe, tạo sự chuyển biến trong nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các lái xe, chủ hàng, chủ doanh nghiệp.
- Công tác kiểm soát tải trọng xe phải được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ, chính xác, công khai, minh bạch, đúng quy định.
- Mọi trường hợp vi phạm trọng tải hoặc tiêu cực, sách nhiễu, gây phiền hà, khó khăn cho các cá nhân, tổ chức trong kinh doanh vận tải phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Công tác tuyên truyền, giáo dục
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về kiểm soát tải trọng xe bằng nhiều hình thức như tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, qua trực quan trên đường, phát tờ rơi,... để nâng cao nhận thức đối với các lái xe, chủ hàng, chủ doanh nghiệp.
- Tổ chức kiểm tra, rà soát, tổ chức cho các doanh nghiệp ký cam kết không chở hàng quá tải trọng, không xếp hàng hóa lên xe quá tải trọng cho phép. Doanh nghiệp nào chưa ký cam kết thì tiếp tục tuyên truyền, vận động ký cam kết để thực hiện theo đúng quy định.
2. Công tác kiểm soát tải trọng xe
- Tiếp tục thực hiện công tác kiểm soát tải trọng xe bằng Trạm kiểm tra tải trọng lưu động trên các tuyến cửa ngõ của tỉnh như quốc lộ 1, quốc lộ 63, quản lộ Phụng Hiệp, đường Hành lang ven biển phía Nam,... nhằm ngăn chặn kịp thời các trường hợp chở quá tải trọng xe ra, vào địa bàn tỉnh. Đối với các tuyến đường tỉnh, đường huyện thì thực hiện kiểm soát tải trọng xe bằng cân xách tay.
- Công tác kiểm soát tải trọng xe phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ giữa hai lực lượng Công an và Thanh tra giao thông vận tải, khi cần thiết mời thêm lực lượng Kiểm soát quân sự tham gia.
- Quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm về tải trọng xe phải được tiến hành công khai, minh bạch, chính xác, khách quan, đúng pháp luật.
- Tăng cường quản lý hoạt động vận tải, xếp hàng hóa lên phương tiện theo quy định của Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải.
3. Công tác phối hợp kiểm soát tải trọng xe
- Công tác kiểm soát tải trọng xe là nhiệm vụ của các ngành, các cấp và là trách nhiệm của toàn xã hội, trước hết là của cơ quan quản lý nhà nước có chức năng và người đứng đầu chính quyền địa phương. Vì vậy, phải có sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, liên tục, kịp thời giữa các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương.
- Kiện toàn, tổ chức lại hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe, trong đó Thanh tra Giao thông vận tải là lực lượng chủ lực, Cảnh sát giao thông là lực lượng phối hợp thường xuyên, liên tục.
- Việc kiểm soát tải trọng xe các tuyến đường còn lại trên địa bàn tỉnh được thực hiện bằng cân xách tay, theo chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị. Đối với các huyện chưa có cân xách tay, Công an tỉnh và Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ kiểm tra, kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn huyện.
1. Sở Giao thông vận tải
- Là cơ quan Thường trực trong công tác tham mưu, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn tỉnh.
- Rà soát các văn bản quy định về hoạt động kiểm tra tải trọng xe để tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện, đồng thời thường xuyên chỉ đạo về kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn tỉnh.
- Ban hành quy chế hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe trên cơ sở các quy định hiện hành. Xây dựng quy chế phối hợp với Công an tỉnh về cử lực lượng tham gia công tác kiểm soát tải trọng xe và công tác đảm bảo an ninh trật tự tại Trạm kiểm tra tải trọng xe.
- Kiểm tra, rà soát, lắp đặt đầy đủ, đúng quy định các biển báo tải trọng cầu, đường để người điều khiển phương tiện vận tải tham gia giao thông biết, thực hiện và làm căn cứ để xử lý.
- Chỉ đạo lực lượng Thanh tra Giao thông vận tải phối hợp với lực lượng Công an liên quan thực hiện công tác kiểm soát tải trọng xe theo Quy chế phối hợp số 5425/QC-LN ngày 24/9/2015 giữa Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Tổng cục Cảnh sát.
- Tổ chức rà soát việc ký cam kết không chở quá tải và xếp hàng hóa lên xe vượt quá tải trọng cho phép, tuyên truyền, vận động, yêu cầu doanh nghiệp chưa ký cam kết thực hiện việc ký cam kết theo quy định.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về kiểm soát tải trọng xe; phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh thường xuyên tuyên truyền về tác hại của việc chở quá trọng tải xe, quá tải trọng cầu đường, mức xử lý đối với hành vi này, đồng thời kêu gọi người dân tham gia tố giác hành vi chở quá tải trọng cho phép qua đường dây nóng về an toàn giao thông.
- Chỉ đạo Thanh tra giao thông vận tải tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra về tải trọng xe trên địa bàn, tập trung vào các cảng, bến, điểm tập kết vật tư, hàng hóa lên ô tô,...
2. Công an tỉnh
- Cử lực lượng tham gia phối hợp với Thanh tra Giao thông vận tải để kiểm soát tải trọng xe tại Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động. Chỉ đạo Cảnh sát trật tự, Công an các địa phương hỗ trợ, đảm bảo an ninh trật tự tại Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động.
- Xây dựng kế hoạch kiểm soát tải trọng xe bằng cân xách tay thông qua công tác tuần tra, kiểm soát trên đường, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về tải trọng xe, tập trung các địa bàn trọng điểm, địa bàn có dư luận bức xúc về tải trọng xe.
- Xây dựng kế hoạch hỗ trợ đối với những địa phương thiếu cân xách tay để kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn.
- Giám sát, phòng chống, đề xuất xử lý các hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực của các lực lượng làm nhiệm vụ kiểm soát tải trọng xe (kể cả tại Trạm kiểm tra tải trọng xe).
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Chỉ đạo các lực lượng chức năng của địa phương tăng cường thường xuyên công tác kiểm soát tải trọng xe. Kiên quyết không để xe quá tải trọng hoạt động trên địa bàn.
- Đối với những địa phương chưa có cân xách tay thì xây dựng kế hoạch phối hợp với Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải để tổ chức việc kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn.
- Đối với Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động sử dụng kinh phí Quỹ bảo trì đường bộ để hoạt động.
- Đối với công tác kiểm soát tải trọng xe bằng cân xách tay, sử dụng kinh phí đảm bảo an toàn giao thông của đơn vị, địa phương mình.
Giao Giám đốc Sở Tài chính tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh việc cấp kinh phí hoạt động kiểm soát tải trọng xe.
5. Công tác báo cáo
- Theo định kỳ, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tổng hợp, báo cáo công tác kiểm soát tải trọng xe tại Trạm kiểm tra tải trọng xe.
- Đối với các đơn vị, địa phương tổng hợp báo cáo công tác kiểm soát tải trọng xe theo định kỳ vào báo cáo hoạt động đảm bảo an toàn giao thông của đơn vị, địa phương mình.
Trên đây là Kế hoạch kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn tỉnh Cà Mau, yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Cà Mau tổ chức triển khai thực hiện./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 2315/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế tổ chức hoạt động của Trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động tỉnh Hưng Yên
- 2Quyết định 4367/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế tạm thời về hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động tỉnh Thanh Hóa
- 3Quyết định 2922/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế tạm thời quản lý, hoạt động tại Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động tỉnh Ninh Thuận
- 4Quyết định 746/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế hoạt động của Trạm kiểm soát tải trọng xe lưu động do tỉnh Hà Nam ban hành
- 5Quyết định 1289/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch kiểm soát tải trọng xe năm 2018 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 6Kế hoạch 678/KH-UBND về kiểm soát tải trọng xe năm 2021 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 1Quyết định 2315/QĐ-UBND năm 2015 về Quy chế tổ chức hoạt động của Trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động tỉnh Hưng Yên
- 2Quyết định 4367/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế tạm thời về hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động tỉnh Thanh Hóa
- 3Quyết định 2922/QĐ-UBND năm 2016 Quy chế tạm thời quản lý, hoạt động tại Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động tỉnh Ninh Thuận
- 4Kế hoạch 12885/KH-BGTVT năm 2016 về tiếp tục tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Quyết định 746/QĐ-UBND năm 2017 Quy chế hoạt động của Trạm kiểm soát tải trọng xe lưu động do tỉnh Hà Nam ban hành
- 6Quyết định 1289/QĐ-UBND năm 2017 về Kế hoạch kiểm soát tải trọng xe năm 2018 trên địa bàn tỉnh Điện Biên
- 7Kế hoạch 678/KH-UBND về kiểm soát tải trọng xe năm 2021 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Kế hoạch 13/KH-UBND năm 2017 kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- Số hiệu: 13/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 27/02/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Người ký: Lâm Văn Bi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra