Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 129/KH-UBND | Lạng Sơn, ngày 14 tháng 7 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 589/QĐ-TTG NGÀY 06/4/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ ĐIỀU CHỈNH ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THOÁT NƯỚC ĐÔ THỊ VÀ KHU CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
Thực hiện Quyết định số 589/QĐ-TTg ngày 06/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Phát triển hệ thống thoát nước ổn định và đồng bộ bao gồm xây dựng mạng lưới thu gom, chuyển tải và nhà máy xử lý nước thải theo từng giai đoạn, phù hợp với quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt, phát huy tối đa công suất thiết kế các nhà máy xử lý nước thải bảo đảm hiệu quả quản lý và đầu tư xây dựng.
Tăng tỷ lệ đấu nối nước thải từ hộ gia đình đến hệ thống thu gom và xử lý nước thải; hệ thống thoát nước được vận hành, duy tu bảo dưỡng thường xuyên và theo định kỳ.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
a) Đối với nước thải:
- Mở rộng phạm vi phục vụ của hệ thống thoát nước đô thị đạt trung bình trên 70% diện tích bao phủ dịch vụ.
- 15% đến 20% tổng lượng nước thải tại các đô thị được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường.
- 100% nước thải bệnh viện và nước thải các khu công nghiệp được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả vào hệ thống thoát nước đô thị hoặc xả ra môi trường.
b) Đối với thoát nước mưa và chống ngập úng đô thị:
- Mở rộng phạm vi phục vụ của các hệ thống thoát nước mưa tại các đô thị đạt trung bình trên 70% phù hợp với cao độ nền và thoát nước mặt.
- 100% các tuyến đường chính trong đô thị, các tuyến đường nằm trong các khu đô thị, khu dân cư đều có hệ thống thoát nước mưa.
- Giảm 50% tình trạng ngập úng trong mùa mưa đối với thành phố Lạng Sơn.
- Tổ chức thực hiện Quy định quản lý thoát nước trên địa bàn tỉnh và giá dịch vụ thoát nước.
3. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025
a) Đối với nước thải:
- 50% tổng lượng nước thải tại thành phố Lạng Sơn và 20% đối với các thị xã, thị trấn (đô thị từ loại V trở lên) được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường.
- Mở rộng phạm vi phục vụ của hệ thống thoát nước đô thị đạt trung bình trên 80% diện tích bao phủ dịch vụ.
- 20 - 30% nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được tái sử dụng tưới cây, rửa đường đô thị và các nhu cầu khác.
b) Đối với thoát nước mưa và chống ngập úng đô thị:
- Mở rộng phạm vi phục vụ các hệ thống thoát nước mưa tại các đô thị đạt trung bình trên 80%.
- 10 - 20% các đô thị có giải pháp thu gom, xử lý và tái sử dụng nước mưa đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ cho sinh hoạt, tưới cây, rửa đường và các mục đích khác.
- 100% các đô thị không còn tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa.
4. Tầm nhìn đến 2050
Các đô thị được xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ thống thoát nước; xóa bỏ tình trạng ngập úng tại các đô thị và toàn bộ nước thải được xử lý phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
5. Giải pháp
a) Xác định cụ thể các nội dung công việc và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức thực hiện.
b) Trong quá trình thực hiện phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan, kịp thời đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện để đảm bảo tiến độ và hiệu quả của việc triển khai thực hiện Quyết định.
c) Rà soát điều chỉnh kế hoạch đầu tư, phát triển hệ thống thoát nước theo quy hoạch đã được phê duyệt, xác định nhu cầu đầu tư, các dự án ưu tiên đầu tư theo từng giai đoạn của quy hoạch.
d) Tiếp tục xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo nâng cao năng lực cho các cán bộ làm công tác quản lý thuộc lĩnh vực thoát nước để đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống thoát nước.
đ) Tăng cường vai trò giám sát hoạt động quản lý đầu tư xây dựng và quản lý vận hành hệ thống thoát nước các cấp; nâng cao vai trò giám sát của nhân dân.
6. Nội dung thực hiện
a) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện điều chỉnh định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp.
b) Rà soát, điều chỉnh việc lập quy hoạch thoát nước của tỉnh, huyện, khu kinh tế, công nghiệp trong các đồ án quy hoạch đô thị.
c) Xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt.
d) Phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành khác có liên quan thực hiện kế hoạch đề ra nhằm phát triển hệ thống thoát nước bền vững trên địa bàn tỉnh.
e) Tổ chức thực hiện Quy định quản lý thoát nước trên địa bàn tỉnh, đồng thời chỉ đạo, đôn đốc các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai, thực hiện.
f) Xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện giá dịch vụ thoát nước.
g) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động thoát nước trên địa bàn tỉnh.
h) Xây dựng các cơ chế, chính sách và môi trường thu hút các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh.
i) Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng tham gia trong việc xây dựng, giám sát và bảo vệ hệ thống thoát nước đô thị.
7. Phân công trách nhiệm
a) Sở Xây dựng:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố Lạng Sơn thực hiện điều chỉnh Đề án định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Thời gian hoàn thành quý III năm 2018.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thoát nước và xử lý nước thải; quản lý thoát nước an toàn, sử dụng công nghệ vật tư, thiết bị sản xuất trong nước hiệu quả, tiết kiệm năng lượng.
- Chủ trì, phối hợp các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức nghiên cứu áp dụng giải pháp xử lý nước thải phi tập trung và mô hình xử lý nước thải phi tập trung, tái sử dụng nước mưa, nước thải, bùn thải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quy định.
- Hướng dẫn rà soát các nội dung quy hoạch thoát nước trong quy hoạch đô thị bảo đảm thích ứng với biến đổi khí hậu của các đô thị.
- Tổng kết, đánh giá việc thực hiện các chính sách pháp luật về thoát nước trên địa bàn tỉnh. Rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về thoát nước đã ban hành nhằm đề xuất điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện.
- Tham mưu UBND tỉnh phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, Ngành khác có liên quan thực hiện kế hoạch đề ra nhằm phát triển hệ thống thoát nước bền vững trên địa bàn tỉnh.
b) Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thành Phố Lạng Sơn xây dựng các quy định về cơ chế tài chính để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và quản lý vận hành hệ thống thoát nước.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, các Sở, Ban, Ngành, UBND các huyện, thành phố Lạng Sơn xây dựng các cơ chế, chính sách và môi trường thu hút đầu tư các nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển hệ thống thoát nước của địa phương.
d) Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì phối hợp cùng với các cơ quan chức năng xây dựng chính sách ưu đãi về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;
- Chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng, Công an tỉnh tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm về tiêu chuẩn, quy định về hoạt động xả nước thải vào nguồn tiếp nhận theo lưu vực theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước và bảo vệ môi trường.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giám sát, kiểm tra nước thải từ hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư nông thôn tập trung xả vào nguồn tiếp nhận. Tổ chức quản lý các điểm xả, chất lượng nước thải xả vào nguồn tiếp nhận theo lưu vực theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và các văn bản pháp luật khác có liên quan;
e. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Chỉ đạo các đơn vị được giao quản lý hệ thống các công trình thủy lợi liên quan đến thoát nước và xử lý nước thải đô thị, khu công nghiệp phối hợp với đơn vị thoát nước trong việc bảo đảm yêu cầu về cao độ, vị trí xả thải nhằm thoát nước, chống úng ngập và bảo vệ công trình thủy lợi;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan giám sát chất lượng nước thải của các tổ chức, cá nhân xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện giấy phép của tổ chức, cá nhân được cấp phép xả nước vào hệ thống công trình thủy lợi và xử lý vi phạm theo quy định;
- Hướng dẫn áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về hoạt động xả nước thải từ hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư tập trung vào hệ thống công trình thủy lợi.
g) Sở Khoa học và Công nghệ: Tổ chức thẩm định công nghệ xử lý thoát nước đô thị của các dự án đầu tư xử lý thoát nước đô thị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn theo quy định Nhà nước hiện hành.
h) Sở Giao thông vận tải: Chủ trì và phối hợp với các cơ đơn vị liên quan trong việc quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải trên địa bàn tỉnh có liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông thuộc phạm vi quản lý theo quy định hiện hành.
i) Sở Y tế. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải của các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh theo quy định hiện hành.
k) Công an tỉnh: Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thoát nước và xử lý nước thải theo quy địn hiện hành.
l) Ban quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, UBND các huyện, thành phố Lạng Sơn:
- Rà soát, tổ chức điều chỉnh quy hoạch thoát nước, lập quy hoạch thoát nước của địa bàn được UBND tỉnh giao quản lý;
- Tổ chức xây dựng và trình Sở Xây dựng thẩm định Chương trình về đầu tư xử lý nước thải cho các đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn được UBND tỉnh giao quản lý theo lộ trình hợp lý và tổ chức thực hiện Chương trình.
- Xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện quy hoạch thoát nước đã được phê duyệt.
- Phối hợp với Sở Xây dựng và các Sở, Ban, Ngành khác có liên quan thực hiện kế hoạch đề ra nhằm phát triển hệ thống thoát nước bền vững.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động thoát nước tại địa bàn được UBND tỉnh giao quản lý; thời gian thực hiện: định kỳ hàng năm.
- Xây dựng cơ chế, chính sách tại địa bàn được UBND tỉnh giao quản lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng tham gia trong việc xây dựng giám sát và bảo vệ hệ thống thoát nước đô thị.
- UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn:
+ Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ, giữ gìn vệ sinh môi trường các công trình thoát nước, các quy định quản lý thoát nước trên địa bàn huyện, thành phố; thông tin đến các tổ chức, đơn vị, các nhân thực hiện tốt giá dịch vụ thoát nước đô thị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
+ Xây dựng kế hoạch đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, bảo trì, nạo vét hệ thống thoát nước được giao, phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Thực hiện chức năng kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về thoát nước và xử lý nước thải theo quy định.
+ Báo cáo công tác quản lý hoạt động thoát nước trên địa bàn theo định kỳ 6 tháng, cả năm với UBND cấp huyện để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.
m) Trách nhiệm của đơn vị thoát nước
- Quản lý hệ thống thoát nước bao gồm quản lý các công trình từ cửa thu nước mưa, các tuyến cống dẫn nước mưa, các kênh mương thoát nước chính, các trạm bơm chống úng ngập, cửa điều tiết đến các điểm xả ra môi trường; quản lý nhà máy xử lý nước thải, trạm bơm, tuyến cống áp lực, công trình đầu mối, điểm đấu nối, tuyến cống thu gom, chuyển tải đến nhà máy xử lý nước thải.
- Các tuyến cống, mương, hố ga hàng tháng phải được nạo vét, duy tu, bảo trì định kỳ, bảo đảm dòng chảy theo thiết kế. Định kỳ hàng tháng kiểm tra, bảo trì nắp hố ga, cửa thu, cửa xả nước mưa. Định kỳ hàng tháng kiểm tra, đánh giá chất lượng các tuyến cống, các công trình thuộc mạng lưới để đề xuất phương án thay thế, sửa chữa.
- Ký hợp đồng dịch vụ thoát nước với các hộ thoát nước và thực hiện mọi hoạt động theo hợp đồng dịch vụ thoát nước đã ký kết. Thu tiền dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải với các hộ thoát nước đã ký hợp đồng dịch vụ thoát nước; thực hiện quản lý, thu nộp ngân sách nhà nước theo quy định.
- Báo cáo với chủ sở hữu, các cơ quan hữu quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm của tổ chức, cá nhân gây ảnh hưởng thiệt hại tới hoạt động thoát nước và xử lý nước thải.
- Thiết lập quy trình quản lý, vận hành hệ thống thoát nước bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật quản lý, vận hành theo quy định. Đề xuất các phương án phát triển mạng lưới thoát nước theo lưu vực. Định kỳ thực hiện quan trắc chất lượng nước thải trong hệ thống thoát nước phù hợp với pháp luật về bảo vệ môi trường.
8. Tổ chức thực hiện
Căn cứ Kế hoạch này, các Sở, Ban, Ngành, UBNBD các huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện, định kỳ báo cáo tình hình, kết quả thực hiện về Sở Xây dựng trước ngày 05/12 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu có vướng mắc, gửi văn bản qua Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo UBNBD tỉnh xem xét, quyết định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 1231/QĐ-UBND năm 2015 về Đề cương Dự án Định hướng phát triển thoát nước đô thị, khu công nghiệp trên địa bàn đến năm 2025 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 2Quyết định 275/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025
- 3Kế hoạch 64/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 589/QĐ-TTg điều chỉnh định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 4Quyết định 19/2017/QĐ-UBND về Quy định quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 5Quyết định 2491/QĐ-UBND năm 2017 về điều chỉnh định hướng phát triển thoát nước đô thị, khu công nghiệp và bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030
- 1Quyết định 1231/QĐ-UBND năm 2015 về Đề cương Dự án Định hướng phát triển thoát nước đô thị, khu công nghiệp trên địa bàn đến năm 2025 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành
- 2Quyết định 275/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025
- 3Quyết định 589/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Điều chỉnh Định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Kế hoạch 64/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 589/QĐ-TTg điều chỉnh định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 5Quyết định 19/2017/QĐ-UBND về Quy định quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 6Quyết định 2491/QĐ-UBND năm 2017 về điều chỉnh định hướng phát triển thoát nước đô thị, khu công nghiệp và bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Sơn La đến năm 2025 tầm nhìn đến năm 2030
Kế hoạch 129/KH-UBND năm 2017 thực hiện Quyết định 589/QĐ-TTg điều chỉnh định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- Số hiệu: 129/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 14/07/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
- Người ký: Lý Vinh Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra