Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1281/KH-UBND | Kon Tum, ngày 17 tháng 5 năm 2017 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI QUYẾT ĐỊNH SỐ 10/2017/QĐ-TTG NGÀY 03/04/2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM.
Thực hiện Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg ngày 03/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ; UBND tỉnh Kon Tum ban hành Kế hoạch triển khai trên địa bàn tỉnh, với những nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích:
- Phổ biến rộng rãi nội dung chính sách hỗ trợ theo Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg, ngày 03/04/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ đến các đối tượng được thụ hưởng chính sách biết, tham gia thực hiện.
- Tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ thuộc các ngành, lĩnh vực trong Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển ban hành kèm theo Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ
- Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nâng cao năng lực trong hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
2. Yêu cầu:
- Bám sát những nhiệm vụ chủ yếu của Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg ngày 03/04/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- Thống nhất trong nhận thức và công tác chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và các ngành chức năng về tầm quan trọng của công nghiệp hỗ trợ.
- Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị phát huy vai trò chủ động, tích cực để triển khai có hiệu quả phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
- Phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh gắn kết với chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ của cả nước, phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, đất đai, nguồn nguyên liệu.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Kết nối, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước, xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
- Khảo sát, đánh giá nhu cầu, xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm soát chất lượng cho sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
- Tổ chức đánh giá, xác nhận năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
- Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
- Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
- Đánh giá và công nhận các doanh nghiệp có trình độ và quy mô đáp ứng yêu cầu.
- Tổ chức hội thảo xúc tiến thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ,
- Hỗ trợ các doanh nghiệp quảng bá, đăng ký thương hiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tìm kiếm, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.
- Tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động công nghiệp hỗ trợ.
2. Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý đáp ứng yêu cầu của các chuỗi sản xuất toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất.
- Đánh giá khả năng và nhu cầu áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý trong sản xuất tại doanh nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức đào tạo cho các doanh nghiệp.
- Đánh giá hệ thống quản trị doanh nghiệp và quản trị sản xuất.
3. Hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các ngành sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
- Đánh giá nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
- Tham gia chương trình đào tạo nâng cao trình độ cán bộ quản lý nhà nước; cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
- Tổ chức các khóa đào tạo cán bộ quản lý nhà nước; cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ về chính sách, quản lý, công nghệ, thương mại...
- Thuê tư vấn và hợp tác, liên kết với các chuyên gia để hỗ trợ công tác đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ nhân lực quản lý, quản trị sản xuất, đội ngũ kỹ thuật, công nghệ...
4. Hỗ trợ nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ trong sản xuất thử nghiệm linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và vật liệu.
- Giới thiệu, phổ biến một số quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
- Kết nối chuyên gia trong và ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
- Hỗ trợ về nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
- Hỗ trợ các dự án nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển. Hỗ trợ một phần kinh phí nghiên cứu cho các tổ chức, cá nhân đã tự đầu tư nghiên cứu, phát triển và triển khai ứng dụng vào sản xuất có kết quả ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế.
- Hỗ trợ mua trang thiết bị sản xuất và thử nghiệm chính cho các phòng thử nghiệm và sản xuất để nâng cao năng lực các Trung tâm phát triển công nghệ hỗ trợ theo đề án do Bộ Công Thương phê duyệt.
- Hỗ trợ nghiệp vụ, hoàn thiện tiêu chí để đánh giá doanh nghiệp về công nghệ và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
- Hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ.
5. Xây dựng và công bố thông tin về công nghiệp hỗ trợ hàng năm.
- Khảo sát, xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh.
- Mua cơ sở dữ liệu dùng chung cho ngành công nghiệp hỗ trợ (đối với các dữ liệu trong nước không có, hoặc không tin cậy).
- Cung cấp thông tin cung cầu về thị trường sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và chính sách về công nghiệp hỗ trợ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành liên quan rà soát các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg, ngày 03/04/2017 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh; định kỳ tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh, Bộ Công Thương.
- Thực hiện việc xây dựng, tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt theo quy định và tổ chức thực hiện Chương trình tại địa phương theo kế hoạch hàng năm và trong từng giai đoạn.
- Xây dựng, gửi Bộ Công Thương tổng hợp các đề án thuộc Chương trình có sử dụng kinh phí Trung ương.
- Hợp tác với các tổ chức, cá nhân để thu hút vốn và các nguồn lực phục vụ hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- Tham mưu bổ sung, sửa đổi nội dung Chương trình phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Tuyên truyền, phổ biến nội dung của Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Tham mưu bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển theo quy định đề thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- Tham mưu hình thức và mức hỗ trợ từ kinh phí thực hiện Chương trình tại địa phương.
- Phối hợp với Sở Công Thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài chính
- Bảo đảm nguồn vốn từ ngân sách địa phương để tổ chức thực hiện Chương trình tại địa phương theo các quy định tại Quyết định số 10/2017/QĐ- TTg, ngày 03/04/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
- Phối hợp với Sở Công Thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ theo quy định của Trung ương.
4. Các Sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố
Căn cứ vào chức nàng, nhiệm vụ của mình phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch này, đề xuất các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư phát triển các dự án công nghiệp hỗ trợ và hướng dẫn, tạo mọi điều kiện phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg ngày 03/04/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 62/2018/QĐ-UBND quy định về hình thức và mức hỗ trợ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025
- 2Quyết định 20/2018/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 3Quyết định 29/2018/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2019-2025
- 1Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ
- 2Quyết định 10/2017/QĐ-TTg Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 62/2018/QĐ-UBND quy định về hình thức và mức hỗ trợ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến năm 2025
- 4Quyết định 20/2018/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 5Quyết định 29/2018/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh An Giang
- 6Kế hoạch 37/KH-UBND năm 2019 thực hiện Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2019-2025
Kế hoạch 1281/KH-UBND năm 2017 triển khai Quyết định 10/2017/QĐ-TTg về Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- Số hiệu: 1281/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 17/05/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Nguyễn Đức Tuy
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra