Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 127/KH-UBND | Hậu Giang, ngày 30 tháng 6 năm 2021 |
Thực hiện Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030; Kế hoạch số 02-KH/BCSĐ ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Ban Cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030”; Công văn số 2173/BNN-TY ngày 14 tháng 4 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức triển khai Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030.
Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030, như sau:
1. Mục đích
- Tổ chức triển khai thực hiện Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030 theo Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 22 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030.
- Kiện toàn, nâng cao năng lực, bảo đảm tổ chức thực hiện các hoạt động thú y trên địa bàn tỉnh có hiệu lực, hiệu quả; kiểm soát tốt dịch bệnh động vật, bảo vệ sức khỏe cộng đồng; thúc đẩy phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững.
2. Yêu cầu
- Kiện toàn, nâng cao năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y của tỉnh Hậu Giang theo đúng chủ trương của Đảng, quy định của Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thực tế tại địa phương, nhất là công tác phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định tại Điều 6 Luật Thú y, Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 và Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ.
- Xác định rõ nội dung công việc, tiến độ thực hiện và trách nhiệm tổ chức thực hiện của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo kịp thời, thống nhất, đồng bộ và hiệu quả.
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương; kịp thời đôn đốc, hướng dẫn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.
Trên cơ sở các văn bản của Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan, nghiên cứu, tham mưu đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ về phòng, chống dịch bệnh động vật trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Kiện toàn, nâng cao năng lực hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y của tỉnh
- Thực hiện kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp trong tỉnh theo quy định tại Điều 6 Luật Thú y, Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y và Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về việc triển khai một số giải pháp cấp bách trong phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20 tháng 5 năm 2019, cụ thể:
+ Cấp tỉnh là Chi cục Chăn nuôi Thú y - Thủy sản (sau đây gọi là Chi cục) trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Cấp huyện là Trạm Chăn nuôi, Thú y - Thủy sản đóng trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Chi cục (là cánh tay nối dài của Chi cục), thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chuyên ngành thú y, thủy sản theo quy định của pháp luật và phân công, ủy quyền của Chi cục trưởng.
+ Cấp xã có lực lượng nhân viên thú y được hưởng phụ cấp theo quy định của pháp luật, bảo đảm tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 29/2016/TT-BNNPTNT ngày 05 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về tiêu chuẩn đối với nhân viên thú y xã, phường, thị trấn.
3. Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh động vật
- Hàng năm, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, bố trí đủ kinh phí, vật tư, vắc xin, hóa chất, phương tiện, dụng cụ, nhân lực để tổ chức thực hiện có hiệu quả nội dung của các chương trình, kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh động vật (bao gồm: Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh cúm gia cầm giai đoạn 2019 - 2025; Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi giai đoạn 2020 - 2025; Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh lở mồm long móng giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017 - 2021; Kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi, giai đoạn 2021 - 2030); tổng kết, đánh giá và có văn bản báo cáo, đề xuất nội dung cụ thể cho các chương trình, kế hoạch cho giai đoạn 2026 - 2030 và các năm tiếp theo.
- Hàng năm, tổ chức chủ động giám sát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, thủy sản, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện, ở diện hẹp; xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không báo cáo, bán chạy gia súc, gia cầm bệnh chết, vứt xác động vật chết ra môi trường làm lây lan dịch bệnh.
- Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng các vùng, cơ sở, chuỗi chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh.
- Hàng năm, tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn về giám sát, điều tra, ứng phó dịch bệnh, xây dựng bản đồ và một số kỹ năng khác phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh bệnh động vật cho cán bộ thú y thủy sản của địa phương.
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nhất là qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở về tính chất nguy hiểm của dịch bệnh, các quy định của pháp luật, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật.
- Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật trong tỉnh theo hướng tập trung, công nghiệp gắn với vùng chăn nuôi hàng hóa, bảo đảm yêu cầu về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
- Tham mưu và trình cấp có thẩm quyền tại địa phương ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển hoạt động giết mổ tập trung, công nghiệp phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh.
- Tăng cường các biện pháp quản lý giết mổ, xử phạt nghiêm những cơ sở giết mổ không bảo đảm vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm, cơ sở giết mổ không phép.
- Tăng cường nguồn nhân lực: Kiện toàn, củng cố hệ thống kiểm soát giết mổ theo đúng quy định và phù hợp điều kiện thực tế tỉnh Hậu Giang.
- Tham dự các khóa tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành, có liên quan đến công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, an toàn thực phẩm đối với thực phẩm có nguồn gốc động vật theo chuỗi; tham gia tập huấn nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ chăn nuôi, thú y các cấp, nhất là cấp cơ sở về an toàn thực phẩm; về sử dụng, vận hành phần mềm dữ liệu quản lý giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm có nguồn gốc động vật thuộc địa bàn quản lý.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai thực hiện giám sát an toàn thực phẩm đối với một số sản phẩm có nguồn gốc động vật chủ lực tại địa phương.
5. Nâng cao năng lực quản lý thuốc thú y
- Phối hợp với Cục Thú y xây dựng kế hoạch về quản lý sử dụng kháng sinh, giám sát chất lượng thuốc thú y; phòng, chống kháng kháng sinh và giám sát kháng kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 - 2030.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về buôn bán, sử dụng thuốc thú y tại địa phương.
- Hướng dẫn các cơ sở buôn bán thuốc thú y thực hiện thực hành tốt nhà thuốc (GPP).
- Hàng năm, tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về bảo quản, buôn bán, sử dụng thuốc thú y cho các cơ sở buôn bán thuốc, các cơ sở chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
6. Nâng cao năng lực quản lý các dịch vụ thú y
Thành lập và xây dựng kế hoạch hoạt động của Hội đồng thú y cấp tỉnh theo quy định của Luật Thú y; ban hành các quy định về quản lý hành nghề thú y gắn với trách nhiệm của tổ chức, cá nhân hành nghề thú y trong các hoạt động phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
- Nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành.
- Nguồn phí được để lại chi theo quy định pháp luật về phí, lệ phí.
- Các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật (nếu có).
- Nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, kế hoạch, dự án khác.
- Ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.
- Phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan xây dựng Đề án kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y từ tỉnh đến cấp xã theo quy định tại Điều 6 Luật Thú y, Nghị định số 35/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thú y và Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về việc triển khai một số giải pháp cấp bách trong phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 20 tháng 5 năm 2019.
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch hoạt động và tổng hợp dự toán nhu cầu kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác thú y gửi Sở Tài chính thẩm định xem xét, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.
- Phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành quy định rõ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng, quy định của Luật Thú y, các văn bản chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thực tế, nhất là công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.
- Tổ chức hướng dẫn, giám sát, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết đánh giá kết quả thực hiện; kịp thời đề xuất, tham mưu trình UBND tỉnh những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền.
- Tham mưu cấp có thẩm quyền quyết định việc thành lập Hội đồng thú y cấp tỉnh theo quy định tại Điều 114 Luật Thú y.
- Tổ chức sơ kết đánh giá kết quả thực hiện hàng năm, 5 năm và tổng kết 10 năm thực hiện Đề án.
2. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định phương án kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp trong tỉnh, bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả phù hợp với thực tế của địa phương.
3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định.
4. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định nội dung, hình thức, trình tự ban hành văn bản theo quy định.
5. Sở Y tế phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác nâng cao năng lực thu thập thông tin, quản lý, phân tích dữ liệu dịch bệnh kịp thời, đầy đủ.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định điều kiện hệ thống giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Hậu Giang, Đài Phát thanh truyền hình Hậu Giang phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện công tác thông tin tuyên truyền nội dung Kế hoạch này đến các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh.
8. Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
- Căn cứ nội dung Kế hoạch này và điều kiện thực tế của địa phương chỉ đạo tổ chức xây dựng Kế hoạch triển khai Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030 bảo đảm kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ quản lý chuyên ngành thú y tại địa phương.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng và thực hiện kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp tại địa phương.
- Hàng năm, bố trí ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp để tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch tại địa phương.
9. Các cơ quan, đơn vị khác có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch.
10. Chế độ thông tin báo cáo
Định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, UBND huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đơn vị có liên quan gửi báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch này về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
(Đính kèm phụ lục)
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021 - 2030. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị liên quan phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thông qua Chi cục Chăn nuôi, Thú y - Thủy sản tỉnh) để tổng hợp, báo cáo kịp thời Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 78/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 2Kế hoạch 1211/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 3Kế hoạch 224/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2030
- 1Luật thú y 2015
- 2Nghị định 35/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật thú y
- 3Thông tư 29/2016/TT-BNNPTNT Quy định tiêu chuẩn đối với nhân viên thú y xã, phường, thị trấn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Chỉ thị 34-CT/TW năm 2019 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng, chổng, khống chế bệnh dịch tả lợn Châu Phi do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5Nghị quyết 42/NQ-CP năm 2019 triển khai giải pháp cấp bách trong phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi theo tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng tại Chỉ thị 34-CT/TW do Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 414/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 2173/BNN-TY năm 2021 về tổ chức triển khai Quyết định 414/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Kế hoạch 78/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án “Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 9Kế hoạch 1211/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 10Kế hoạch 224/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án Tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021-2030
Kế hoạch 127/KH-UBND năm 2021 thực hiện Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp, giai đoạn 2021-2030 do tỉnh Hậu Giang ban hành
- Số hiệu: 127/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 30/06/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Hậu Giang
- Người ký: Trương Cảnh Tuyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra