Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 126/KH-UBND | Hà Tĩnh, ngày 04 tháng 4 năm 2024 |
Thực hiện Quyết định số 348/QĐ-TTg ngày 06/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi là Chiến lược), UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh (sau đây gọi là Kế hoạch) như sau:
1. Mục đích
- Thực hiện có hiệu quả, chất lượng các mục tiêu, nhiệm vụ Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được ban hành tại Quyết định số 348/QĐ-TTg ngày 06/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ; phù hợp với Kế hoạch hành động triển khai Chiến lược Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 của Bộ Thông tin và Truyền thông; đảm bảo thống nhất về chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí của Trung ương.
- Tăng cường trách nhiệm, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số báo chí của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.
2. Yêu cầu
- Xác định rõ nhiệm vụ, thời gian hoàn thành, trách nhiệm thực thi của từng cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
- Các nhiệm vụ được xác định có trọng tâm, trọng điểm, lộ trình thực hiện và bảo đảm tính khả thi; triển khai từ năm 2024 và các năm tiếp theo.
- Các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan để triển khai thực hiện hiệu quả, chất lượng các mục tiêu, nhiệm vụ được giao.
1. Mục tiêu chung
- Góp phần thực hiện có hiệu quả, chất lượng các mục tiêu, nhiệm vụ Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được ban hành tại Quyết định số 348/QĐ-TTg ngày 06/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
- Chuyển đổi số báo chí nhằm mục tiêu tối ưu hóa quy trình và đổi mới hình thức tuyên truyền ở các cơ quan báo chí theo hướng khoa học, chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại; làm tốt sứ mệnh thông tin, tuyên truyền phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng, sự nghiệp đổi mới của đất nước; đảm bảo tính thiết thực, định hướng dư luận xã hội, giữ vững chủ quyền thông tin trên không gian mạng; đổi mới hiệu quả thu hút trải nghiệm của độc giả; tạo nguồn thu mới; thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nội dung số.
2. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu thực hiện đạt các mục tiêu cụ thể ban hành tại Quyết định số 348/QĐ-TTg ngày 06/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
1. Nâng cao việc quản lý nhà nước về lĩnh vực báo chí và tăng cường công tác tuyên truyền
- Đối với cơ quan quản lý nhà nước về báo chí: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý ngành Thông tin và Truyền thông; lãnh đạo, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí địa phương, các văn phòng đại diện, phóng viên thường trú các cơ quan báo chí trên địa bàn về vai trò quan trọng, sự cấp thiết phải đẩy mạnh chuyển đổi số báo chí đồng bộ với chương trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường tuyên truyền, biểu dương, tôn vinh các tổ chức, cá nhân có thành tích, sáng kiến, mô hình hiệu quả trong quá trình chuyển đổi số báo chí để lan tỏa, nhân rộng, chia sẻ kinh nghiệm.
- Kịp thời trang bị kiến thức, các thiết bị, phần mềm ứng dụng đủ tiêu chuẩn để đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí.
2. Rà soát, kiến nghị hoàn thiện thể chế và các quy định pháp luật: Tăng cường rà soát, đánh giá, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các văn bản pháp luật về báo chí và các văn bản pháp luật liên quan nhằm thúc đẩy, hỗ trợ quá trình chuyển đổi số ở các cơ quan báo chí.
3. Phát triển các sản phẩm báo chí số
- Các cơ quan báo chí tiếp tục phát triển sản phẩm báo chí đảm bảo về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, đổi mới hiệu quả trải nghiệm của độc giả; xây dựng các dịch vụ phù hợp nhu cầu, thị hiếu của các lứa tuổi, giới tính trên địa bàn. Tiếp tục khai thác các nền tảng ứng dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, internet vạn vật... để giúp tăng lưu lượng người dùng, truyền tải thông điệp đến từng bạn đọc với nhu cầu khác nhau, gợi ý các nội dung yêu thích của người đọc.
- Báo Hà Tĩnh phát triển báo điện tử theo hướng đa phương tiện, đa nền tảng với thông tin cập nhật, nội dung chất lượng, hình ảnh sinh động, có sức lan tỏa cao; báo in phát triển theo hướng báo chí dữ liệu, tập trung vào các chuyên đề, vấn đề chuyên sâu; mạng xã hội (fanpage, youtube, zalo, tiktok và các nền tảng mạng xã hội có ưu thế về tương tác, lan tỏa trên môi trường internet...) trở thành kênh quảng bá thông tin rộng khắp và là công cụ tương tác với công chúng, độc giả. Tiếp tục hoàn thiện mô hình Tòa soạn hội tụ, tiến tới xây dựng mô hình Tòa soạn hội tụ kiểu mẫu. Không ngừng ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào việc tự động hóa để thúc đẩy quá trình sản xuất nội dung.
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh sản xuất các chương trình tương thích phát trên nền tảng số. Thực hiện đa phương thức truyền dẫn, đa nền tảng phát sóng nhằm đảm bảo cho người xem có thể tiếp cận nội dung thông tin trên tất cả các thiết bị từ thông dụng đến hiện đại. Thiết kế, xây dựng các mô hình sản phẩm thông tin tích hợp phát trên các nền tảng khác nhau để tăng độ tương tác với độc giả, phân phối nội dung thông tin nhanh hơn, rộng hơn và chính xác theo nhu cầu của khán giả, thính giả. Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong việc tự động hóa để thúc đẩy quá trình sản xuất nội dung. Tận dụng hiệu quả mạng xã hội (như fanpage, youtube, zalo, tiktok...) để lan tỏa nội dung chương trình và tăng doanh thu.
- Tạp chí Hồng Lĩnh xây dựng phiên bản điện tử ứng dụng các công nghệ mới (AI, OTT…) và mở thêm phiên bản tiếng Anh để hướng đến độc giả các nước trong khu vực và trên thế giới, đặc biệt là người Việt Nam ở nước ngoài. Ứng dụng các công nghệ mới để công bố và lưu giữ các tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị tư tưởng, thẩm mỹ, lưu giữ các công trình nghiên cứu văn hóa, văn học.
- Tạp chí Khoa học đổi mới nội dung, hình thức phù hợp với xu thế phát triển của báo chí hiện đại. Phát huy vai trò là nơi công bố và lưu giữ các công trình khoa học của tỉnh. Phát triển phiên bản điện tử ứng dụng các công nghệ mới (AI, OTT…) và mở phiên bản tiếng Anh để làm tư liệu tham khảo cho đội ngũ các nhà nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.
- Thúc đẩy hình thành và phát triển nền tảng phát thanh số (trực tuyến) và nền tảng truyền hình số (trực tuyến) quốc gia; nền tảng báo chí điện tử.
- Thúc đẩy phát triển nền tảng số cho các cơ quan báo chí thực hiện phân phối nội dung báo chí, chia sẻ dữ liệu báo chí; khuyến khích cơ quan báo chí có đủ tiềm lực về công nghệ, tài chính xây dựng nền tảng riêng phù hợp với xu thế của truyền thông hiện đại, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số.
- Hỗ trợ các cơ quan báo chí đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành tác nghiệp thông qua ứng dụng nền tảng quản lý tòa soạn điện tử tại các cơ quan báo chí.
- Nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ trong chuyển đổi số lĩnh vực truyền thông nhà nước.
- Xây dựng các công cụ thu thập, xử lý dữ liệu, đánh giá, dự báo, theo dõi, giám sát chất lượng báo chí; xây dựng chỉ số đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí.
5. Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý thông tin, truyền thông, lãnh đạo các cơ quan báo chí về kỹ năng cơ bản, cần thiết cho chuyển đổi số báo chí.
- Tổ chức đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, an toàn, an ninh mạng, thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu phục vụ đổi mới sản xuất, bố trí nội dung và giám sát, đánh giá chất lượng thông tin.
- Hàng năm, các cơ quan báo chí tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao, cập nhật trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, đảm bảo nguồn nhân lực có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt để tham gia vào quá trình chuyển đổi số báo chí.
1. Ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định phân cấp ngân sách, tăng cường lồng ghép với các chương trình, đề án, kế hoạch liên quan đã được phê duyệt.
2. Các nguồn huy động hợp pháp khác theo quy định pháp luật.
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì tổ chức thực hiện Kế hoạch này. Định kỳ hàng năm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát; cho ý kiến về nội dung chuyên môn các đề án, dự án, nhiệm vụ triển khai Kế hoạch; tổng hợp thông tin, số liệu về tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch.
- Chủ trì tham mưu xây dựng các phần mềm quản lý, chuyển đổi số phục vụ việc quản lý nhà nước về báo chí, hỗ trợ các cơ quan báo chí ứng dụng các hệ thống, công cụ chuyển đổi số; phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan rà soát, kiến nghị, xây dựng, bổ sung các chính sách thúc đẩy chuyển đổi số báo chí trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì hoặc phối hợp triển khai tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng nhân lực của các cơ quan báo chí, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số báo chí.
- Bảo đảm triển khai đồng bộ hạ tầng truyền dẫn, phạm vi phủ sóng 3G, 4G và mạng Internet cáp quang trên địa bàn tỉnh; từng bước triển khai thử nghiệm và nhân rộng mạng viễn thông 5G đáp ứng yêu cầu về hạ tầng viễn thông cho chuyển đổi số báo chí.
- Phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức thực hiện các nội dung theo Chương trình chuyển đổi số báo chí do Bộ chủ trì.
- Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện Kế hoạch, đề xuất điều chỉnh các nội dung khi cần thiết.
- Xây dựng các công cụ thu thập, xử lý dữ liệu, đánh giá, dự báo, theo dõi, giám sát chất lượng báo chí; tối ưu hóa các thiết bị, phần mềm ứng dụng đủ tiêu chuẩn để đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí.
- Theo lộ trình giai đoạn hoặc hàng năm xây dựng kế hoạch dự trù kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến báo chí, tổng hợp kinh phí của các cơ quan báo chí trong thực hiện chuyển đổi số báo chí trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Sở Tài chính phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu phương án kinh phí chi thường xuyên theo phân cấp ngân sách hiện hành để triển khai thực hiện Kế hoạch, phù hợp khả năng cân đối ngân sách nhà nước.
3. Các cơ quan chủ quản báo chí
- Phê duyệt và chỉ đạo triển khai Kế hoạch chuyển đổi số của các cơ quan báo chí thuộc phạm vi quản lý.
- Tăng cường trách nhiệm của cơ quan chủ quản báo chí trong tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính cho cơ quan báo chí triển khai chuyển đổi số.
- Nâng cao nhận thức, kiến thức cho lãnh đạo cơ quan báo chí, biên tập viên, phóng viên về chuyển đổi số.
- Xây dựng và triển khai Kế hoạch chuyển đổi số báo chí (xác định rõ nội dung, nhiệm vụ, lộ trình, kinh phí thực hiện) sau khi xin ý kiến phê duyệt của cơ quan chủ quản.
- Tiếp tục thực hiện việc đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động, thực hiện tốt vai trò truyền thông nhà nước; đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao; đáp ứng nhu cầu thông tin của các tầng lớp Nhân dân.
- Thực hiện theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông trong chuyển đổi số báo chí, phù hợp với tiêu chí đánh giá mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí.
Yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai kịp thời các nội dung nêu trên và báo cáo kết quả thực hiện, phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện về Sở Thông tin và Truyền thông định kỳ trước ngày 01/12 hàng năm hoặc đột xuất (theo yêu cầu) để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Kế hoạch 126/KH-UBND năm 2024 thực hiện Quyết định 348/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- Số hiệu: 126/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 04/04/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Lê Ngọc Châu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra