Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12560/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 23 tháng 12 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 THEO CHUẨN NGHÈO TIẾP CẬN ĐA CHIỀU

Căn cứ Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020.

Căn cứ Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

Căn cứ Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020.

Căn cứ Nghị quyết số 126/2014/NQ-HĐND ngày 26/9/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về chuẩn hộ nghèo, chuẩn hộ cận nghèo và chính sách hỗ trợ hộ mới thoát nghèo tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015 - 2020;

UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, như sau:

I. CHUẨN HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO VÀ THỰC TRẠNG

1. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận đa chiều

Thực hiện Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. UBND tỉnh đã chỉ đạo tổ chức điều tra xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận đa chiều năm 2016, giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai theo tiêu chí của cả nước và tiêu chí của tỉnh (về tiêu chí đa chiều thực hiện theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ; về tiêu chí thu nhập thực hiện theo Nghị quyết số 126/2014/NQ-HĐND ngày 26/9/2014 của HĐND tỉnh). Kết quả điều tra toàn tỉnh có 13.621 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,76% số hộ dân, có 6.952 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 0,85% so hộ dân.

2. Thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận đa chiều

a) Đối với hộ nghèo tiếp cận đa chiều:

Trong 13.621 hộ nghèo tiếp cận đa chiều theo tiêu chí của tỉnh:

- Có 8.857 hộ nghèo tiếp cận đa chiều theo tiêu chí cả nước (chiếm 65%), 4.606 hộ cận nghèo tiếp cận đa chiều theo tiêu chí cả nước (chiếm 33,8%), 158 hộ nghèo tiếp cận đa chiều theo tiêu chí của tỉnh (chiếm 1,2%).

- Có 2.369 hộ thành thị (chiếm 17,39%), 11.252 hộ nông thôn (chiếm 82,61%).

- Có 9.229 hộ nghèo A (chiếm 67,76%) là hộ có ít nhất 01 thành viên trong hộ còn sức lao động, có khả năng thoát nghèo; có 4.392 hộ nghèo B (chiếm 32,24%) là hộ không có thành viên nào trong hộ còn sức lao động, không có khả năng thoát nghèo.

- Có 14 hộ nghèo có thành viên là đối tượng chính sách có công.

- Có 1.924 hộ dân tộc thiểu số (chiếm 14,13%).

- Có 3.679 hộ có thành viên là đối tượng chính sách bảo trợ xã hội (chiếm 27,01%).

b) Đối với hộ cận nghèo tiếp cận đa chiều:

Trong 6.592 hộ cận nghèo tiếp cận đa chiều theo tiêu chí của tỉnh:

- Có 688 hộ thành thị (chiếm 10,44%), 5.904 hộ nông thôn (chiếm 89,56%).

- Có 02 hộ nghèo có thành viên là đối tượng chính sách có công.

- Có 880 hộ dân tộc thiểu số (chiếm 13,35%).

- Có 734 hộ có thành viên là đối tượng chính sách bảo trợ xã hội (chiếm 11,13%).

- Có 126 hộ thuộc đối tượng chính sách xã hội (chiếm 1,19%).

c) Phân tích hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt các tiêu chí tiếp cận đa chiều:

- Đối với hộ nghèo tiếp cận đa chiều:

Trong 13.621 hộ nghèo tiếp cận đa chiều theo tiêu chí của tỉnh:

+ Có 1.680 hộ có thành viên từ 16-30 tuổi không tốt nghiệp THCS, hiện không đi học, chiếm 12,3% trong tổng số hộ.

+ Có 530 hộ có thành viên từ 05 tuổi đến dưới 16 tuổi hiện không đi học, chiếm 3,8% trong tổng số hộ.

+ Có 1.686 hộ có người ốm đau nặng không đi khám chữa bệnh 12 tháng qua, chiếm 12,3% trong tổng số hộ.

+ Có 11.493 hộ có thành viên từ 06 tuổi trở lên không có BHYT, chiếm 84,3% trong tổng số hộ (nhưng thực tế các thành viên thuộc các hộ này đã được cấp thẻ BHYT miễn phí, kết quả điều tra như trên do thực hiện theo hướng dẫn chung của cả nước).

+ Có 4.156 hộ đang ở nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ, chiếm 30,5% trong tổng số hộ.

+ Có 3.386 hộ diện tích nhà ở bình quân dưới 8m2/người, chiếm 24,8% trong tổng số hộ.

+ Có 554 hộ không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh, chiếm 4,0% trong tổng số hộ.

+ Có 2.836 hộ không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh, chiếm 20,8% trong tổng số hộ.

+ Có 4.710 hộ không có thành viên sử dụng thuê bao điện thoại, internet, chiếm 34,5% trong tổng số hộ.

+ Có 1.686 hộ không có tivi, radio, máy tính, không nghe được hệ thống loa đài truyền thanh xã/ấp, chiếm 12,3% trong tổng số hộ.

- Đối với hộ cận nghèo tiếp cận đa chiều:

Trong 6.592 hộ cận nghèo tiếp cận đa chiều theo tiêu chí của tỉnh:

+ Có 805 hộ có thành viên từ 16 - 30 tuổi không tốt nghiệp THCS, hiện không đi học, chiếm 12,2% trong tổng số hộ.

+ Có 98 hộ có thành viên từ 05 tuổi đến dưới 16 tuổi hiện không đi học, chiếm 1,49% trong tổng số hộ.

+ Có 254 hộ có người ốm đau nặng không đi khám chữa bệnh 12 tháng qua, chiếm 3,85% trong tổng số hộ.

+ Có 6.280 hộ có thành viên từ 06 tuổi trở lên không có BHYT, chiếm 95,27% trong tổng số hộ.

+ Có 1.114 hộ đang ở nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ, chiếm 16,9% trong tổng số hộ.

+ Có 800 hộ diện tích nhà ở bình quân dưới 8m2/người, chiếm 12,1% trong tổng số hộ.

+ Có 108 hộ không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh, chiếm 1,64% trong tổng số hộ.

+ Có 452 hộ không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh, chiếm 6,86% trong tổng số hộ.

+ Có 742 hộ không có thành viên sử dụng thuê bao điện thoại, internet, chiếm 11,3% trong tổng số hộ.

+ Có 87 hộ không có tivi, radio, máy tính, không nghe được hệ thống loa đài truyền thanh xã/ấp, chiếm 1,32% trong tổng số hộ.

II. MỤC TIÊU THỰC HIỆN

1. Mục tiêu chung

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết Đảng bộ tỉnh đề ra.

2. Mục tiêu cụ thể

Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 0,3 - 0,4%/năm (theo hướng những năm đầu tỷ lệ giảm chậm và tăng dần về những năm cuối; riêng các huyện vùng sâu, vùng xa có tỷ lệ hộ nghèo cao (Tân Phú, Định Quán) giảm từ 1 - 1,2%/năm, các xã vùng sâu, vùng xa có tỷ lệ hộ nghèo cao giảm từ 1,2 - 1,5%/năm). Đến năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 0,6% so tổng hộ dân của tỉnh.

3. Các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2020

a) Thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng guy định, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung theo Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ; các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ và chính sách hỗ trợ hộ mới thoát nghèo của tỉnh Đồng Nai theo Nghị quyết số 126/2014/NQ-HĐND ngày 26/9/2014 của HĐND tỉnh.

b) Cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, bảo đảm thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo đến cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với đầu năm 2016 (riêng các huyện vùng sâu, vùng xa có tỷ lệ hộ nghèo cao tăng lên 02 lần).

c) Thu nhập của hộ gia đình tham gia dự án khuyến nông hỗ trợ phát triển sản xuất và dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo tăng 20 - 25%/năm; bình quân mỗi năm có ít nhất 30% hộ gia đình tham gia dự án thoát nghèo, cận nghèo.

d) 100% cán bộ tham gia làm công tác giảm nghèo từ tỉnh xuống ấp, khu phố được tập huấn về: Kiến thức, kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án về giảm nghèo.

đ) 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

III. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN

1. Đối tượng áp dụng: Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo theo chuẩn của tỉnh, ưu tiên người nghèo, cận nghèo thuộc đối tượng chính sách có công, người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật, phụ nữ và trẻ em.

2. Phạm vi thực hiện: Chương trình được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh; ưu tiên nguồn lực Chương trình đầu tư trên địa bàn trọng điểm (huyện, xã vùng sâu, vùng xa có tỷ lệ hộ nghèo cao; xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi; ấp đặc biệt khó khăn).

IV. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Thực hiện các chế độ hỗ trợ giảm nghèo chung

a) Chế độ tín dụng ưu đãi hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo:

Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg ngày 21/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với hộ mới thoát nghèo; Nghị quyết số 126/2014/NQ-HĐND ngày 26/9/2014 của HĐND tỉnh.

- Dự kiến, cho 35.000 lượt hộ vay, với số tiền 1.250.000 triệu đồng, bình quân mỗi năm cho vay 7.000 lượt hộ, số tiền 250.000 triệu đồng, mức cho vay mới bình quân 35,7 triệu đồng/hộ.

- Để đảm bảo kế hoạch cho vay trên, ngoài tăng trưởng nguồn vốn Trung ương (phục vụ cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo theo chuẩn cả nước); tăng trưởng nguồn vốn địa phương (phục vụ cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo theo chuẩn của tỉnh) bổ sung mới hàng năm là 35.500 triệu đồng (trong đó ngân sách tỉnh bổ sung 30.000 triệu đồng, ngân sách cấp huyện bổ sung 5.500 triệu đồng).

b) Chế độ hỗ trợ y tế cho người nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo:

Thực hiện theo chính sách của Trung ương về hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo theo chuẩn cả nước; vận dụng chính sách của Trung ương hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo theo chuẩn của tỉnh, cụ thể:

- Hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo:

+ Đối với hộ nghèo theo chuẩn của tỉnh: Hỗ trợ 100% chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế.

+ Đối với hộ cận nghèo theo chuẩn của tỉnh: Hỗ trợ 70%, hộ cận nghèo đóng 30% chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế.

+ Đối với hộ có mức sống thu nhập trung bình làm nông, lâm, ngư nghiệp: Hỗ trợ 30%, hộ đóng 70% chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế.

+ Đối với hộ mới thoát nghèo theo chuẩn của tỉnh: Hỗ trợ 100% chi phí mua thẻ bảo hiểm y tế, thời gian hỗ trợ 02 năm sau khi thoát nghèo.

- Hỗ trợ một phần kinh phí cho người nghèo tham gia khám, chữa bệnh từ Quỹ Khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Đồng Nai theo quy chế hoạt động của Quỹ.

Dự toán hỗ trợ trong 05 năm (2016 - 2020) là 46.769 triệu đồng, bình quân khoảng trên 9.000 triệu đồng/năm từ nguồn ngân sách tỉnh, kết dư từ Quỹ Bảo hiểm y tế, các nguồn tài trợ hợp pháp thông qua Quỹ Khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Đồng Nai.

c) Chế độ hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo:

Thực hiện theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021; thực hiện hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo quy định theo Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BGDĐT-BTC-BNV ngày 11/3/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ; vận dụng quy định của Chính phủ để miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn của tỉnh; tiếp tục thực hiện chế độ hỗ trợ về giáo dục cho con em thuộc hộ mới thoát nghèo theo chuẩn của tỉnh, thời gian hỗ trợ 02 năm sau khi thoát nghèo.

d) Thực hiện chế độ hỗ trợ tiền điện:

Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo theo quy định của Chính phủ, vận dụng chính sách của Trung ương hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo theo tiêu chí của tỉnh.

đ) Tiếp tục thực hiện Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2025 theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ và chính sách xây dựng nhà tình thương, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo còn khó khăn về nhà ở từ nguồn vận động Quỹ “Ngày vì người nghèo”, dự kiến mức hỗ trợ bình quân 30 triệu đồng/căn.

2. Thực hiện các dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững

a) Dự án: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo gồm:

- Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế (khuyến nông hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề nông nghiệp):

+ Mục tiêu: Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp gắn với tạo việc làm theo hướng sản xuất hàng hóa bằng biện pháp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, dạy nghề, định hướng giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo cách thức làm ăn thông qua việc hỗ trợ sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần thoát nghèo bền vững.

+ Kinh phí: Tổng kinh phí thực hiện dự án là 52.310 triệu đồng, trong đó ngân sách tỉnh 25.310 triệu đồng (bình quân mỗi năm 5.000 triệu đồng), hộ nghèo tham gia vốn đối ứng 27.000 triệu đồng (mỗi năm 5.000 triệu đồng).

- Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo:

+ Mục tiêu: Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả, phù hợp nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho lao động nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh và đa dạng hóa về thu nhập cho người nghèo, hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo; tạo cho người nghèo, hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo tiếp cận các chính sách, nguồn lực thị trường (vốn, khoa học kỹ thuật - công nghệ và hàng hóa đầu vào, đầu ra...) hướng đến phát triển sản xuất và dịch vụ, tăng nhanh thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.

+ Kinh phí: Tổng nhu cầu vốn thực hiện là 60.000 triệu đồng, trong đó từ ngân sách tỉnh 40.000 triệu đồng (mỗi năm 8.000 triệu đồng), từ ngân sách cấp huyện 5.000 triệu đồng, hộ nghèo tham gia vốn đối ứng 15.000 triệu đồng.

b) Dự án: Truyền thông về giảm nghèo:

- Mục tiêu: Truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo nhằm khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; xây dựng, củng cố hệ thông thông tin cơ sở, tăng cường nội dung thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của Nhà nước và đáp ứng nhu cầu thông tin thiết yêu của xã hội, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân.

- Kinh phí: Tổng nhu cầu vốn thực hiện là 2.000 triệu đồng từ ngân sách tỉnh (mỗi năm 400 triệu đồng).

c) Dự án: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình:

- Mục tiêu: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp thông qua xây dựng tài liệu và đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh, tổ chức hội thảo, hội nghị về giảm nghèo; thiết lập hệ thống giám sát, đánh giá đồng bộ, toàn diện đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình như kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, hoạt động, dự án thuộc Chương trình định kỳ hoặc đột xuất (khi cần thiết).

- Kinh phí: Tổng nhu cầu vốn thực hiện là 3.600 triệu đồng từ ngân sách tỉnh (mỗi năm 900 triệu đồng).

d) Thực hiện điều tra, đánh giá giữa kỳ và rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm:

- Kinh phí: Tổng nhu cầu kinh phí thực hiện là 2.900 triệu đồng (điều tra đầu kỳ kinh phí 800 triệu đồng; điều tra giữa kỳ (thực hiện cuối năm 2017), kinh phí 1.500 triệu đồng; các năm còn lại rà soát hàng năm, kinh phí 200 triệu đồng /năm).

Đối với hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản, Chính phủ đang giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp các Bộ, ngành nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền phương thức hỗ trợ theo hướng bảo đảm người dân tiếp cận được dịch vụ xã hội cơ bản bị thiếu hụt. Khi nào Chính phủ có văn bản quy định phương thức hỗ trợ đối với hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản UBND tỉnh sẽ chỉ đạo cho các Sở có liên quan (Sở Giáo dục và Đào tạo hỗ trợ thiếu hụt đối với dịch vụ giáo dục; Sở Y tế hỗ trợ thiếu hụt đối với dịch vụ y tế; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ thiếu hụt đối với dịch vụ nước sạch và vệ sinh Sở Xây dựng hỗ trợ thiếu hụt đối với dịch vụ nhà ở; Sở Thông tin và Truyền thông hỗ trợ thiếu hụt đối với dịch vụ thông tin) triển khai thực hiện đối với các hộ nghèo tiếp cận đa chiều theo tiêu chí của tỉnh.

Ngoài ra trong quá trình thực hiện nếu Trung ương có các văn bản sửa đổi, bổ sung các chính sách nêu trên cũng như ban hành các chính sách hỗ trợ mới sẽ được vận dụng để hỗ trợ kịp thời cho người nghèo, người cận nghèo, người thoát nghèo theo chuẩn của tỉnh.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN

Huy động tối đa nguồn lực để thực hiện Chương trình với tổng nguồn vốn là 671.147 triệu đồng, trong đó: Trung ương hỗ trợ 340 triệu đồng; ngân sách tỉnh 595.707 triệu đồng (trong đó có 150.000 triệu đồng bổ sung vốn cho vay hộ nghèo); ngân sách cấp huyện 33.100 triệu đồng (trong đó có 27.500 triệu đồng bổ sung vốn cho vay hộ nghèo); hộ nghèo tham gia là 42.000 triệu đồng. Cụ thể, năm 2016 (153.570 triệu đồng); năm 2017 (155.330 triệu đồng); năm 2018 (131.692 triệu đồng); năm 2019 (120.406 triệu đồng); năm 2020 (110.149 triệu đồng) (đính kèm Phụ lục).

VI. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và đoàn thể các cấp đối với công tác giảm nghèo bền vững. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước, xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành để thực hiện có hiệu quả Chương trình. Đề xuất Trung ương giữ nguyên Ban Chỉ đạo Chương trình giảm nghèo bền vững các cấp (tỉnh, huyện, xã) trong tỉnh như hiện nay và kiện toàn, củng cố lại cho phù hợp với thực tế của địa phương để hoạt động ngày càng hiệu quả.

2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chương trình giảm nghèo bền vững của tỉnh đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung và sâu rộng đến các cấp, các ngành, các tầng lớp dân cư và người nghèo nhằm thay đổi, chuyển biến về nhận thức của người dân trong công tác giảm nghèo; vận động hộ nghèo cùng vươn lên làm giàu, giúp hộ nghèo tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng để thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

3. Tiếp tục bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, đảm bảo có đủ phẩm chất, năng lực thực tiễn, nhiệt tình và trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

4. Tăng cường phân cấp, trao quyền cho địa phương, cơ sở; tạo điều kiện để người dân tích cực tham gia vào các hoạt động của Chương trình; thực hiện tốt chính sách hỗ trợ cho các hộ nghèo vượt nghèo tiếp tục được thụ hưởng thêm 02 năm như hộ nghèo các chế độ: Bảo hiểm y tế; giáo dục; dạy nghề; khuyến nông - khuyến công. Riêng chế độ tín dụng chính sách xã hội được thụ hưởng thêm 03 năm theo Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg ngày 21/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ; thực hiện tốt quy chế phối hợp lồng ghép giữa Chương trình giảm nghèo với các chương trình, dự án khác của địa phương đảm bảo có hiệu quả hướng đến mục tiêu thoát nghèo bền vững.

5. Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện Chương trình; tăng cường huy động nguồn lực từ ngân sách tỉnh, ngân sách cấp huyện và các nguồn huy động đóng góp hợp pháp khác, nhất là phát động rộng rãi phong trào ủng hộ Quỹ “Ngày vì người nghèo” đến mọi tổ chức kinh tế - xã hội, các tầng lớp nhân dân, tham gia đóng góp của đối tượng thụ hưởng, nhằm huy động tốt nguồn lực cộng đồng để hỗ trợ hộ nghèo.

6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thực hiện tốt công tác báo cáo định kỳ; sơ, tổng kết kết quả thực hiện chương trình và công tác thi đua khen thưởng.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Kiện toàn, củng cố lại Ban Chỉ đạo Chương trình giảm nghèo bền vững ở tỉnh, cấp huyện và Ban giảm nghèo cấp xã; củng cố Văn phòng Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh và Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện; cấp xã bố trí công chức chuyên trách lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội làm Thường trực Chương trình.

2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020; chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan, UBND cấp huyện xây dựng kế hoạch, dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình hàng năm và giai đoạn 2016 - 2020 trình UBND tỉnh quyết định.

b) Xây dựng kế hoạch, tổ chức điều tra đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ, lập danh sách và quản lý đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo theo chuẩn cả nước, chuẩn của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020.

c) Xây dựng chương trình phần mềm vi tính quản lý đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo của tỉnh phục vụ cho việc điều hành, chỉ đạo, quản lý Chương trình.

d) Tổng hợp, đề xuất Ban Chỉ đạo và UBND tỉnh quản lý, điều hành Chương trình trên địa bàn toàn tỉnh; nghiên cứu kiến nghị Trung ương, HĐND tỉnh, UBND tỉnh những giải pháp, chính sách nhằm nâng cao hiệu quả của Chương trình.

đ) Chủ trì thực hiện các dự án: Nhân rộng mô hình giảm nghèo; truyền thông về giảm nghèo; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình.

e) Định kỳ 06 tháng, hàng năm, giữa kỳ, giai đoạn tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện Chương trình và đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện Chương trình trình UBND tỉnh.

3. Sở Tài chính

a) Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện Chương trình hàng năm và cả giai đoạn 2016 - 2020 trình UBND tỉnh.

b) Chủ trì, phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; thẩm định phương án phân bổ dự toán kinh phí sự nghiệp để thực hiện Chương trình hàng năm và giai đoạn 2016 -2020 trình UBND tỉnh.

c) Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện. Chương trình trên địa bàn tỉnh.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan tổng hợp kế hoạch thực hiện Chương trình hàng năm và giai đoạn 2016 - 2020 trình UBND tỉnh để phân bổ nguồn lực.

b) Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.

5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế (khuyến nông hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề nông nghiệp) và hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt dịch vụ nước sạch và vệ sinh theo quy định.

b) Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.

6. Sở Y tế

Nghiên cứu đề xuất và triển khai thực hiện các chế độ hỗ trợ, chăm lo về sức khỏe cho người nghèo, người cận nghèo, người mới thoát nghèo của tỉnh giai đoạn 2016 - 2020. Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn tỉnh thực hiện đầy đủ các chế độ chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, người cận nghèo theo quy định. Thực hiện hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt dịch vụ y tế theo quy định.

7. Sở Giáo dục và Đào tạo

a) Chủ trì, phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan thực hiện chế độ hỗ trợ về giáo dục cho con em hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020. Thực hiện hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt dịch vụ giáo dục theo quy định.

b) Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.

8. Sở Xây dựng

Chủ trì, phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2025 theo Quyết định số 33/2015/QĐ-TTg ngày 10/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt dịch vụ nhà ở theo quy định.

9. Sở Thông tin và Truyền thông

a) Chủ trì, phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện hỗ trợ đầu thu truyền hình số mặt đất hoặc chảo thu tín hiệu truyền hình vệ tinh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều quốc gia trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2. Thực hiện hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt dịch vụ thông tin theo quy định.

b) Phối hợp các cơ quan báo, đài thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền thường xuyên, sâu rộng về các chế độ và tình hình thực hiện các hoạt động của Chương trình.

10. Sở Nội vụ

Chủ trì, phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính tham mưu, đề xuất Trung ương giữ nguyên Ban Chỉ đạo Chương trình giảm nghèo bền vững các cấp (tỉnh, huyện, xã) trong tỉnh như hiện nay và duy trì số lượng cán bộ giúp việc Ban Chỉ đạo giảm nghèo các cấp như hiện tại, nhất là cấp xã và có chế độ hỗ trợ thỏa đáng cho đội ngũ cán bộ này; tham mưu củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh; duy trì, củng cố hoạt động của Văn phòng Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh.

11. Sở Tư pháp

Xây dựng chương trình trợ giúp pháp lý cho người nghèo giai đoạn 2016 - 2020 và triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.

12. Sở Tài nguyên và Môi trường

Nghiên cứu, đề xuất các chế độ hỗ trợ hộ nghèo trong thực hiện các thủ tục pháp lý về nhà đất, quyền sử dụng đất, thuế nhà, đất.

13. Ban Dân tộc tỉnh

Nghiên cứu, đề xuất các chế độ hỗ trợ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo của tỉnh là người dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020.

14. Đề nghị Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh

a) Thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay giải quyết việc làm, cho vay học sinh, sinh viên... của tỉnh theo quy định.

b) Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.

15. Đề nghị Bảo hiểm Xã hội tỉnh

a) Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế và các đơn vị liên quan cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo, người mới thoát nghèo; xây dựng phần mềm về quản lý cấp phát và thanh toán thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người cận nghèo, người mới thoát nghèo.

b) Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh.

16. Đề nghị Cục Thống kê tỉnh

Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các địa phương xử lý các thông tin liên quan đến hộ nghèo, hộ cận nghèo, báo cáo các dữ liệu thực trạng nghèo, cận nghèo của tỉnh.

17. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh

Vận động đoàn viên tích cực tham gia ủng hộ đóng góp Quỹ “Ngày vì người nghèo”, hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bỏ lại phía sau” giai đoạn 2016 - 2020.

18. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh

Tiếp tục chủ trì, phối hợp các đoàn thể thành viên phát huy vai trò nòng cốt trong việc vận động sự tham gia của xã hội và cộng đồng trong công tác giảm nghèo; tổ chức cuộc vận động Quỹ “Ngày vì người nghèo”, chủ trì Chương trình hỗ trợ nhà tình thương và sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; hướng dẫn các địa phương lồng ghép phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bỏ lại phía sau” giai đoạn 2016 - 2020 với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

19. Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Tỉnh Đoàn, Hội Cựu chiến binh tỉnh

Vận động các hội viên thuộc diện nghèo, cận nghèo tự vươn lên và có kế hoạch hỗ trợ giúp đỡ họ cải thiện cuộc sống, góp phần trực tiếp thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững của tỉnh.

20. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Long Khánh, thành phố Biên Hòa

a) Xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện Chương trình hàng năm và cả giai đoạn để tổ chức thực hiện, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp trình UBND tỉnh.

b) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của cấp huyện, UBND cấp xã triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn hiệu quả.

c) Kiện toàn Ban Chỉ đạo giảm nghèo, Tổ Chuyên viên giúp việc Ban Chỉ đạo giảm nghèo cấp huyện và chỉ đạo cấp xã kiện toàn Ban giảm nghèo, bố trí công chức chuyên trách lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội làm Thường trực Chương trình giảm nghèo bền vững.

d) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình trên địa bàn cấp huyện.

đ) Chỉ đạo Đài Truyền thanh cấp huyện thực hiện tốt công tác tuyên truyền về các chủ trương, chế độ, kết quả thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững của địa phương.

e) Định kỳ 06 tháng, hàng năm, giữa kỳ, giai đoạn xây dựng báo cáo tình hình thực hiện, đề xuất khen thưởng các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện Chương trình trên địa bàn cấp huyện, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp trình UBND tỉnh theo quy định.

21. Kế hoạch này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Kế hoạch số 6003/KH-UBND ngày 31/7/2015 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2015 - 2020.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2016 - 2020 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều. Đề nghị các đơn vị, địa phương liên quan triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc; các đơn vị, địa phương chủ động báo cáo đề xuất UBND tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ban Văn hóa Xã hội HĐNĐ tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT. UBND tỉnh;
- Các ngành, địa phương tại Mục VII;
- Chánh, PCVP. UBND tỉnh (VX);
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu: VT, VX, KT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hòa Hiệp

 

PHỤ LỤC I

BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 THEO CHUẨN NGHÈO TIẾP CẬN ĐA CHIỀU
(Kèm theo Kế hoạch số 12560/KH-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh)

Đơn vị tính: Triệu đồng

TT

Nội dung

Tổng số

Trong đó

Trung ương hỗ trợ

Ngân sách tỉnh

Ngân sách cấp huyện

Hộ nghèo tham gia

1

Chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung (theo Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ)

549.437

 

521.937

27.500

 

a

Bổ sung vốn tín dụng cho vay hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo

177.500

-

150.000

27.500

 

b

Hỗ trợ y tế cho người nghèo, cận nghèo, thoát nghèo

264.669

 

264.669

 

 

c

Hỗ trợ giáo dục cho học sinh nghèo, cận nghèo, thoát nghèo

84.808

 

84.808

 

 

d

Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

22.460

 

22.460

 

 

2

Các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (theo Quyết định số 1722/QĐ-TTg ngày 02/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ)

121.710

340

73.770

5.600

42.000

a

Dự án: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo gồm:

112.310

 

65.310

5.000

42.000

 

- Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế (khuyến nông hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề nông nghiệp)

52.310

 

25.310

 

27.000

 

- Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo

60.000

 

40.000

5.000

15.000

b

Dự án: Truyền thông về giảm nghèo

2.000

 

2.000

 

 

c

Dự án: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình

4.500

 

4.500

 

 

d

Điều tra đầu kỳ, giữa kỳ và rà soát hộ nghèo hàng năm

2.900

340

1.960

600

 

 

Tổng cộng

671.147

340

595.707

33.100

42.000

 

PHỤ LỤC II

BẢNG TỔNG HỢP KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 THEO CHUẨN NGHÈO TIẾP CẬN ĐA CHIỀU
(Kèm theo Kế hoạch số 12560/KH-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh)

TT

NỘI DUNG

ĐVT

KH năm 2016

KH năm 2017

KH năm 2018

KH năm 2019

KH năm 2020

Cộng 05 năm

I

DÂN SỐ

 

 

 

 

 

 

 

 

Số hộ

Hộ

775.139

779.139

782.890

790.718

798.625

 

II

HỘ NGHÈO THEO CHUẨN CỦA TỈNH

 

 

 

 

 

 

 

1

Số hộ nghèo đầu kỳ, trong đó:

Hộ

13.621

10.621

7.621

4.621

4.392

 

 

- Hộ nghèo theo chuẩn đa chiều cả nước

Hộ

8.857

5.857

2.621

-

 

 

 

- Hộ cận nghèo theo chuẩn đa chiều cả nước

Hộ

4.606

4.764

5.000

4.621

4.392

 

2

Số hộ mới thoát nghèo trong 02 năm

Hộ

7.613

10.613

6.000

6.000

6.000

 

3

Tỷ lệ hộ nghèo số hộ dân

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đầu năm

%

1,76

1,36

0,96

0,76

0,6

 

 

- Cuối năm

%

1,36

0,96

0,76

0,6

0,6

 

4

Số người nghèo đầu kỳ, trong đó:

Người

61.300

48.000

34.000

21.000

19.000

 

 

- Người nghèo theo chuẩn đa chiều cả nước

Người

40.000

26.000

12.000

 

 

 

 

- Người cận nghèo theo chuẩn đa chiều cả nước

Người

21.300

22.000

22.000

21.000

19.000

 

5

Số người mới thoát nghèo trong 02 năm

Người

34.000

48.000

27.000

27.000

27.000

 

III

HỘ CẬN NGHÈO THEO CHUẨN CỦA TỈNH

 

 

 

 

 

 

 

1

Hộ cận nghèo đầu kỳ theo chuẩn của tỉnh

Hộ

6.592

5.592

4.500

3.500

2.000

 

2

Tỷ lệ hộ cận nghèo đầu kỳ theo chuẩn của tỉnh so hộ dân

%

0,85

0,72

0,57

0,35

0,15

 

3

Số người cận nghèo đầu kỳ

Người

29.600

25.000

20.200

16.000

9.000

 

IV

MỤC TIÊU CHỦ YẾU

 

 

 

 

 

 

 

1

Kế hoạch giảm hộ nghèo trong kỳ

Hộ

3.000

3.000

3.000

229

 

 

2

Tỷ lệ giảm

%

0,4

0,4

0,2

0,16

0,03

 

3

Kế hoạch giảm hộ cận nghèo trong kỳ

Hộ

1.000

1.000

1.000

1.000

1.500

 

4

Tỷ lệ giảm

%

0,13

0,15

0,15

0,15

0,25

 

V

THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH DỰ ÁN CHỦ YẾU

 

 

 

 

 

 

 

1

Các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung, trong đó:

Tr.đ

129.000

130.110

107.782

96.576

85.969

549.437

 

- Ngân sách tỉnh

Tr.đ

123.500

124.610

102.282

91.076

80.469

521.937

 

- Ngân sách cấp huyện

Tr.đ

5.500

5.500

5.500

5.500

5.500

27.500

a

Tín dụng ưu đãi hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo

 

 

 

 

 

 

 

 

- Huy động bổ sung nguồn vốn, trong đó:

Tr.đ

35.500

35.500

35.500

35.500

35.500

177.500

 

+ Ngân sách tỉnh bổ sung

Tr.đ

30.000

30.000

30.000

30.000

30.000

150.000

 

+ Ngân sách cấp huyện bổ sung

Tr.đ

5.500

5.500

5.500

5.500

5.500

27.500

 

- Cho vay trong kỳ (chủ yếu cho vay lại)

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Số hộ

Hộ

7.000

7.000

7.000

7.000

7.000

 

 

+ Số tiền

Tr.đ

250.000

250.000

250.000

250.000

250.000

 

 

- Doanh số thu nợ

Tr.đ

110.000

120.000

130.000

140.000

150.000

 

 

- Dư nợ

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Số hộ

Hộ

41.200

44.400

40.000

38.000

36.000

 

 

+ Số tiền

Tr.đ

741.600

753.783

813.783

873.783

933.783

 

b

Hỗ trợ y tế

Tr.đ

67.000

70.300

50.932

42.788

33.649

264.669

 

- Kinh phí mua thẻ BHYT (653.400đ/thẻ/năm) từ ngân sách tỉnh cấp miễn phí

Tr.đ

62.000

60.700

41.300

32.100

21.800

217.900

 

Lượt người được mua thẻ BHYT, trong đó:

L/Ngườì

95.000

93.000

63.300

49.200

33.500

 

 

+ Người nghèo

L/Người

47.000

37.000

26.600

16.000

15.000

 

 

+ Người cận nghèo

L/Người

23.000

19.000

15.700

12.200

7.000

 

 

+ Người mới thoát nghèo trong 02 năm đầu

L/Người

25.000

37.000

21.000

21.000

11.500

 

 

- Hỗ trợ người nghèo tham gia khám chữa bệnh từ Quỹ Khám chữa bệnh cho người nghèo tỉnh

Tr.đ

5.000

9.600

9.632

10.688

11.849

46.769

c

Hỗ trợ giáo dục (từ ngân sách tỉnh)

Tr.đ

19.000

18.450

17.150

15.788

14.420

84.808

 

Hỗ trợ học phí, chi phí học tập, tiền ăn trưa, tiền ở, gạo theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP, Nghị định số 116/2016/NĐ-CP

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số học sinh được hỗ trợ, trong đó:

L/HS

41.000

42.000

31.500

25.000

22.000

 

 

+ Học sinh nghèo

L/HS

20.000

16.000

11.500

7.000

7.000

 

 

+ Học sinh thuộc hộ cận nghèo (50% học phí)

L/HS

10.000

8.000

6.000

5.000

3.000

 

 

+ Học sinh thuộc hộ mới thoát nghèo

L/HS

11.000

16.000

12.000

12.000

12.000

 

d

Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo (552.000 đ/hộ)

Tr.đ

7.500

5.860

4.200

2.500

2.400

22.460

 

Tổng số hộ được hỗ trợ

Hộ

13.621

10.621

7.621

4.621

4.392

 

2

Các dự án thuộc CTMTQG giảm nghèo bền vững

Tr.đ

24.570

25.220

23.910

23.830

24.180

121.710

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

- Trung ương hỗ trợ

Tr.đ

340

-

-

-

-

340

 

- Ngân sách tỉnh

Tr.đ

14.830

15.820

14.310

14.230

14.580

73.770

 

- Ngân sách cấp huyện

Tr.đ

1.000

1.000

1.200

1.200

1.200

5.600

 

- Hộ nghèo tham gia

Tr.đ

8.400

8.400

8.400

8.400

8.400

42.000

a

Dự án: Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo

Tr.đ

22.470

22.420

22.410

22.330

22.680

112.310

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

- Ngân sách tỉnh

Tr.đ

13.070

13.020

13.010

12.930

13.280

65.310

 

- Ngân sách cấp huyện

Tr.đ

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

5.000

 

- Hộ nghèo tham gia

Tr.đ

8.400

8.400

8.400

8.400

8.400

42.000

-

Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế (khuyến nông hỗ trợ sản xuất và phát triển ngành nghề nông nghiệp), trong đó:

Tr.đ

10.470

10.420

10.410

10.330

10.680

52.310

 

+ Ngân sách tỉnh

Tr.đ

5.070

5.020

5.010

4.930

5.280

25.310

 

+ Hộ nghèo tham gia

Tr.đ

5.400

5.400

5.400

5.400

5.400

27.000

 

+ Số hộ nghèo được hỗ trợ kỹ thuật, giống, vật tư sản xuất

Hộ

400

400

400

400

400

2.000

 

Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, trong đó:

Tr.đ

12.000

12.000

12.000

12.000

12.000

60.000

 

+ Ngân sách tỉnh

Tr.đ

8.000

8.000

8.000

8.000

8.000

40.000

 

+ Ngân sách cấp huyện

Tr.đ

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

5.000

 

+ Hộ nghèo tham gia

Tr.đ

3.000

3.000

3.000

3.000

3.000

15.000

 

+ Số mô hình được chọn để nhân rộng

Mô hình

11

11

11

11

11

44

 

+ Số hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tham gia dự án

Hộ

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

4.000

b

Dự án truyền thông về giảm nghèo

Tr.đ

400

400

400

400

400

2.000

c

Dự án nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình

Tr.đ

900

900

900

900

900

4.500

 

- Tập huấn đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ

Lượt/ người

1.300

1.300

1.300

1.300

1.300

 

 

Kinh phí (ngân sách tỉnh)

Tr.đ

600

600

600

600

600

3.000

 

- Kinh phí hoạt động giám sát đánh giá (ngân sách tỉnh)

Tr.đ

300

300

300

300

300

1.500

d

Điều tra đầu kỳ, giữa kỳ (cuối năm 2017) và điều tra, rà soát hàng năm, trong đó:

Tr.đ

800

1.500

200

200

200

2.900

 

- Trung ương hỗ trợ

Tr.đ

340

 

 

 

 

340

 

- Ngân sách tỉnh

Tr.đ

460

1.500

 

 

 

1.960

 

- Ngân sách cấp huyện

Tr.đ

 

 

200

200

200

600

 

TỔNG KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH, DỰ ÁN, TRONG ĐÓ:

Tr.đ

153.570

155.330

131.692

120.406

110.149

671.147

 

- Trung ương hỗ trợ

Tr.đ

340

-

-

-

-

340

 

- Ngân sách tỉnh

Tr.đ

138.330

140.430

116.592

105.306

95.049

595.707

 

- Ngân sách cấp huyện

Tr.đ

6.500

6.500

6.700

6.700

6.700

33.100

 

- Hộ nghèo tham gia

Tr.đ

8.400

8.400

8.400

8.400

8.400

42.000