Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 124/KH-UBND | Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2023 |
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Thủy lợi ngày 19/6/2017;
Căn cứ Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/05/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thủy lợi;
Căn cứ Quyết định số 3619/QĐ-BNN-TCCB ngày 24/8/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi giai đoạn 2022 - 2030;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 136/TTr-SNN ngày 10/4/2023 về việc ban hành Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025 như sau:
1. Mục tiêu
- Tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nhằm nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi và trách nhiệm nghề nghiệp của công chức, người lao động làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi, đảm bảo đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
- Cập nhật kiến thức quản lý nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ về quản lý, khai thác công trình thủy lợi, quản lý an toàn đập, hồ chứa nước và kỹ năng thực thi công vụ theo vị trí việc làm cho công chức tại các phòng Kinh tế cấp huyện, công chức cấp xã làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực thủy lợi.
- Đào tạo nhân lực trình độ trung cấp cho các tổ chức thủy lợi cơ sở vận hành trạm bơm điện phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý an toàn đập, hồ chứa nước cho người lao động tại các tổ chức khai thác công trình thủy lợi; bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi cho người lao động tại các tổ chức thủy lợi cơ sở làm nhiệm vụ vận hành trạm bơm điện, hệ thống dẫn, chuyển nước phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.
Trong giai đoạn này, hoàn thành việc đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo yêu cầu năng lực tối thiểu cho các cơ quan, địa phương. Các tổ chức khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn Thành phố tuyển dụng lao động mới đảm bảo trình độ đào tạo; đối với lao động hiện có, thực hiện rà soát, đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo trình độ theo yêu cầu. Sau giai đoạn này, các cơ quan, địa phương, tổ chức khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn Thành phố tiếp tục rà soát, sử dụng nguồn kinh phí tự chủ, từ quản lý, khai thác công trình thủy lợi để bồi dưỡng nghiệp vụ cho các đối tượng mới, các đối tượng có giấy chứng nhận hết hạn theo quy định.
3. Đối tượng
- Công chức đang thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy lợi tại Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai, phòng Kinh tế cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Lao động trực tiếp làm công tác vận hành đập, hồ chứa nước thuộc các Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thủy lợi: Hà Nội, Sông Đáy và Công ty TNHH MTV Thủy lợi Sông Tích.
- Lao động trực tiếp làm công tác vận hành đập, hồ chứa nước, trạm bơm điện, hệ thống dẫn, chuyển nước tại các tổ chức thủy lợi cơ sở.
1. Xây dựng kế hoạch
- Nội dung: Rà soát năng lực của các tổ chức khai thác công trình thủy lợi, các tổ chức thủy lợi cơ sở, tổng hợp nhu cầu của các cơ quan quản lý nhà nước; xây dựng Kế hoạch trình Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành.
- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp: Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Ủy ban nhân dân các huyện, quận, thị xã; các công ty thủy lợi.
- Thời gian thực hiện: Quý II năm 2023.
2. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
a) Đào tạo nhân lực trình độ trung cấp
- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp, thực hiện: Ủy ban nhân dân các huyện, quận, thị xã.
- Thời gian thực hiện: Năm 2023 - 2025.
b) Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp, thực hiện: Ủy ban nhân dân các huyện, quận, thị xã; các công ty thủy lợi.
- Thời gian thực hiện: Năm 2023 - 2025.
c) Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi
- Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan, đơn vị phối hợp, thực hiện: Ủy ban nhân dân các huyện, quận, thị xã; các công ty thủy lợi.
- Thời gian thực hiện: Năm 2023 - 2025.
1. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng
- Chương trình đào tạo nhân lực trình độ trung cấp theo quy định của các cơ sở đào tạo.
- Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Đơn vị đào tạo, bồi dưỡng
Các cơ sở đào tạo (bao gồm các nhà trường, viện, trung tâm và các cơ sở đào tạo khác) được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng.
3. Hình thức
- Đào tạo nhân lực trình độ trung cấp theo hình thức bán tập trung hàng tuần hoặc hàng tháng; tổng thời gian đào tạo khoảng 15 tháng.
- Bồi dưỡng nghiệp vụ theo hình thức tập trung, thời gian khoảng 05 ngày.
4. Địa điểm
Áp dụng linh hoạt theo số lượng học viên, bao gồm: tại cơ sở đào tạo; tại các tổ chức khai thác công trình thủy lợi; tại các huyện, quận, thị xã (tổ chức theo khu vực, phù hợp với số lượng học viên để bố trí lớp học).
1. Số lượng
Tổng số: 2.105 người
a) Đào tạo nhân lực trình độ trung cấp
Đào tạo cho lao động tại các tổ chức thủy lợi cơ sở, làm nhiệm vụ vận hành trạm bơm điện công suất máy từ 1.000 m3/h trở lên.
Tổng số: 561 người
b) Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
Bồi dưỡng cho công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy lợi tại Chi cục Thủy lợi và Phòng, chống thiên tai, các phòng Kinh tế cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã có quản lý đập, hồ chứa nước; lao động tại các công ty thủy lợi, các tổ chức thủy lợi cơ sở có quản lý, vận hành đập, hồ chứa nước.
Tổng số: 239 người
Trong đó:
- Công chức: 63 người
- Lao động tại các công ty thủy lợi: 85 người
- Lao động tại các tổ chức thủy lợi cơ sở: 91 người
c) Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi
Bồi dưỡng cho công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về thủy lợi tại Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai, các phòng Kinh tế cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã; lao động tại các tổ chức thủy lợi cơ sở, làm nhiệm vụ vận hành trạm bơm điện công suất máy dưới 1.000 m3/h và quản lý, vận hành hệ thống dẫn, chuyển nước.
Tổng số: | 1.305 người |
Trong đó: |
|
- Công chức: | 515 người |
- Lao động tại các tổ chức thủy lợi cơ sở: | 790 người |
2. Kinh phí (dự kiến) |
|
a) Tổng kinh phí: | 19.458.000.000 đồng |
Trong đó: |
|
- Năm 2023: | 11.548.000.000 đồng |
- Năm 2024: | 7.910.000.000 đồng |
b) Chia ra: |
|
- Bồi dưỡng nghiệp vụ cho lao động tại các công ty thủy lợi: | 200.000.000 đồng |
- Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lao động tại các tổ chức thủy lợi cơ sở: | 17.896.000.000 đồng |
- Bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức cấp Thành phố, huyện, xã: | 1.362.000.000 đồng |
3. Nguồn kinh phí
Kinh phí thực hiện được lồng ghép từ các nguồn vốn, bao gồm:
- Kinh phí đào tạo từ các dự án;
- Kinh phí khuyến nông cho công tác thủy lợi;
- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng từ ngân sách Thành phố, huyện, xã;
- Kinh phí từ nguồn quản lý, khai thác công trình thủy lợi của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi;
- Các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì tổ chức triển khai nội dung Kế hoạch, hướng dẫn xây dựng kế hoạch hằng năm để triển khai thực hiện các chỉ tiêu của Kế hoạch đảm bảo đúng đối tượng, nội dung đào tạo bồi dưỡng.
- Hàng năm đôn đốc các cơ quan rà soát đối tượng công chức cần bồi dưỡng nghiệp vụ; phối hợp Sở Nội vụ tổng hợp danh sách. Xây dựng dự toán bồi dưỡng công chức gửi Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố.
- Lựa chọn cơ sở bồi dưỡng có đủ điều kiện năng lực tổ chức các lớp bồi dưỡng cho công chức theo quy định.
- Hàng năm đôn đốc các cơ quan, đơn vị rà soát đối tượng cần đào tạo trình độ trung cấp, bồi dưỡng nghiệp vụ; tổng hợp danh sách. Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, quận, thị xã và các công ty thủy lợi lựa chọn cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; địa điểm mở lớp đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
- Phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch. Tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.
2. Sở Nội vụ
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát danh sách công chức được cử tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo đúng đối tượng.
- Phối hợp với Sở Tài chính, thẩm định kế hoạch đào tạo bồi dưỡng hằng năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố theo quy định.
3. Sở Tài chính
Căn cứ kế hoạch được Ủy ban nhân dân Thành phố phê duyệt, căn cứ khả năng cân đối ngân sách hằng năm, trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí đào tạo công chức theo quy định.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, quận, thị xã
- Rà soát, lập danh sách các đối tượng cần đào tạo trình độ trung cấp; bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, khai thác công trình thủy lợi, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đào tạo, bồi dưỡng theo Kế hoạch.
- Hàng năm tiến hành rà soát năng lực công chức cấp huyện, xã; các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi. Đôn đốc các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi bố trí kinh phí từ nguồn chi cho quản lý, khai thác công trình thủy lợi để đào tạo, bồi dưỡng người lao động, đảm bảo đủ năng lực theo quy định.
5. Các công ty thủy lợi
- Rà soát, lập danh sách các đối tượng cần bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý an toàn đập, hồ chứa nước gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức bồi dưỡng theo Kế hoạch.
- Hàng năm tiến hành rà soát năng lực, bố trí kinh phí từ nguồn chi cho quản lý, khai thác công trình thủy lợi để bồi dưỡng nghiệp vụ cho người lao động, đảm bảo đủ năng lực theo quy định./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 945/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 2Kế hoạch 2713/KH-UBND năm 2021 về bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 3Quyết định 145/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Luật Thủy lợi 2017
- 3Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5Quyết định 945/QĐ-UBND năm 2019 về Kế hoạch đào tạo nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 6Kế hoạch 2713/KH-UBND năm 2021 về bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 7Quyết định 3619/QĐ-BNN-TCCB năm 2021 phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi giai đoạn 2021-2030 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 145/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
Kế hoạch 124/KH-UBND năm 2023 về bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2023-2025
- Số hiệu: 124/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 18/04/2023
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Nguyễn Mạnh Quyền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra