Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1225/KH-UBND | Đắk Lắk, ngày 23 tháng 02 năm 2017 |
XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2017 - 2020
Căn cứ Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia;
Căn cứ Thông tư số 59/2012/TT-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia;
Căn cứ Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT ngày 08/02/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia;
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVI Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2015-2020;
UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở, ngành và các địa phương tập trung các nguồn lực xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn. Trong năm 2016, có 34 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia (gồm 09 trường mầm non, 14 trường tiểu học, 09 trường THCS, 02 trường THPT). Nâng tổng số trường đạt chuẩn quốc gia toàn tỉnh tính đến tháng 12 năm 2016 là 352/1003 trường học đạt chuẩn quốc gia (gồm 59 trường mầm non, 196 trường tiểu học, 90 trường THCS, 07 trường THPT), đạt tỷ lệ 35,09%, vượt chỉ tiêu 34,7% đề ra tại Nghị quyết số 169/NQ-HĐND ngày 03/12/2015 của HĐND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng tỉnh Đắk Lắk năm 2016 (chi tiết tại Phụ lục 1).
Qua kết quả đạt được trong năm 2016, căn cứ đặc điểm tình hình và yêu cầu phát triển giáo dục và đào tạo trên địa bàn, UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành Kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
Tập trung chỉ đạo và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ quản lý, giáo viên đảm bảo thực hiện kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Củng cố vững chắc và nâng chất lượng các tiêu chí theo tiêu chuẩn của trường học đạt chuẩn quốc gia.
2. Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2020, toàn tỉnh phấn đấu có 50% tổng số trường ở các cấp học, bậc học đạt chuẩn quốc gia, cụ thể:
- Bậc học mầm non: Có 39,2% trường (114/291 trường) đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và mức độ 2.
- Cấp tiểu học: Có 63,6% trường (269/423 trường) đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và mức độ 2.
- Cấp THCS: Có 62,7% trường (146/233 trường) đạt chuẩn quốc gia
- Cấp THPT: Có 37,5% trường (21/56 trường) đạt chuẩn quốc gia.
(chi tiết tại Phụ lục 2)
1. Tăng cường công tác tuyên truyền.
- Tổ chức tuyên truyền trong đội ngũ cán bộ, công chức cơ quan quản lý giáo dục, cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh các cơ sở giáo dục để làm rõ vai trò, ý nghĩa của nhiệm vụ xây dựng và phát triển trường đạt chuẩn quốc gia nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường, của gia đình và của cộng đồng trong việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển trường học đạt chuẩn quốc gia.
- Sắp xếp, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý đạt chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý và trình độ lý luận chính trị.
- Tuyển dụng, sắp xếp, bố trí đủ giáo viên các bộ môn bảo đảm đạt chuẩn đào tạo; ưu tiên bố trí đủ giáo viên đạt chuẩn để thực hiện kế hoạch dạy học ngoại ngữ trong các cơ sở giáo dục từ cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông; xây dựng lực lượng giáo viên dạy giỏi đủ về số lượng và đóng vai trò nòng cốt trong việc duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Chú trọng việc rèn luyện, giữ gìn và nâng cao phẩm chất đạo đức trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường.
- Xây dựng quy chế hoạt động, quy chế chi tiêu nội bộ, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở.
- Đề cao vai trò, trách nhiệm của hiệu trưởng trong thực hiện cải cách hành chính, quản lý việc thực hiện nhiệm vụ của nhà trường, phát huy quyền tự chủ trong quản lý tài chính; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường.
- Tích cực xây dựng tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường thật sự vững mạnh. Xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp trong hệ thống chính trị của nhà trường.
4. Duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chủ trương đổi mới phương pháp dạy và học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh, xem đây là khâu đột phá để nâng cao chất lượng và kết quả học tập của học sinh, kích thích sự năng động sáng tạo của giáo viên trong giảng dạy. Chú trọng tập huấn trang bị cho giáo viên về kiến thức và kỹ năng dạy học tích hợp trong nhà trường phổ thông.
- Sử dụng triệt để và có hiệu quả đồ dùng dạy học hiện có; tự làm đồ dùng dạy học; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dạy học. Phát huy hiệu quả của phòng học bộ môn, thư viện, thiết bị, phòng chức năng khác để hỗ trợ tích cực cho dạy học.
- Củng cố và nâng cao chất lượng những trường đã đạt chuẩn quốc gia. Nâng cao chất lượng giáo dục ở các lớp, cấp học nền tảng (mẫu giáo 5 tuổi, lớp 1 và bậc tiểu học, các lớp đầu cấp bậc trung học).
- Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể trong trường học duy trì tổng số học sinh của lớp học, khắc phục tình trạng học sinh bỏ học các cấp nhất là cấp THCS, THPT.
- Giữ vững kỷ cương, nền nếp trong các hoạt động giáo dục của nhà trường; phát huy hơn nữa mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục đạo đức, lối sống của học sinh; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng tệ nạn xã hội xâm nhập vào học đường, bạo lực học đường.
5. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác giáo dục.
Tiếp tục nâng cao nhận thức và thực hiện tốt phương châm “giáo dục là sự nghiệp toàn dân”. Huy động các nguồn lực xã hội cùng tham gia hoạt động giáo dục trên tất cả các mặt: giáo dục văn hóa và đạo đức cho học sinh; tham gia các hoạt động quản lý giáo dục; đầu tư phát triển trường, lớp, cơ sở vật chất trường học, cụ thể:
- Tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các cấp để đầu tư phát triển giáo dục, xây dựng phong trào xã hội học tập, phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, phong trào khuyến học khuyến tài. Gắn trách nhiệm hạn chế tỷ lệ học sinh bỏ học với danh hiệu thi đua của địa phương.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường và gia đình, trong đó, nhà trường đóng góp vai trò chủ động. Cải tiến nội dung các cuộc họp với cha mẹ học sinh để lấy ý kiến đóng góp từ học sinh và cha mẹ học sinh.
- Tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, thực hiện tốt sự gắn kết chặt chẽ giữa nhà trường - gia đình - xã hội trong việc nâng cao hiệu quả công tác giáo dục.
- Phát huy sự hỗ trợ tích cực của mặt trận tổ quốc, các đoàn thể vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm và nhân dân ủng hộ về trí tuệ, vật chất trong công tác giáo dục. Công khai nguồn vận động và phương án sử dụng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để sử dụng nguồn vận động đúng mục đích.
6. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và bố trí kinh phí để thực hiện.
- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, trong đó ưu tiên bố trí đủ diện tích đất để xây mới trường học theo Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến năm 2025. Bổ sung vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để đảm bảo đủ diện tích đất theo tiêu chuẩn của trường học đạt chuẩn quốc gia đối với trường chưa đủ diện tích. Rà soát và thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 100% các sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
- Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học do ngân sách cấp tỉnh, cấp huyện đảm nhiệm và các nguồn huy động hợp pháp khác.
Ngân sách Trung ương và Ngân sách tỉnh đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, giai đoạn 2017-2020, dự kiến 829.000 triệu đồng, cụ thể như sau:
Vốn ngân sách Trung ương: 45.000 triệu đồng;
Vốn ngân sách tỉnh: 600.000 triệu đồng (trong đó, vốn bổ sung có mục tiêu cho ngân sách huyện là 264.000 triệu đồng (66.000 triệu đồng/năm) theo Nghị quyết số 172/2015/NQ-HĐND, ngày 03/12/2015 của HĐND tỉnh);
Vốn Trái phiếu Chính phủ cho Chương trình Kiên cố hóa trường học Mầm non và Tiểu học: 144.000 triệu đồng;
Vốn ODA đầu tư cho dự án THCS vùng khó khăn nhất: 40.000 triệu đồng.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chịu trách nhiệm chính, phối hợp với các cấp, các ngành và cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Triển khai Kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trong toàn ngành. Hướng dẫn, đôn đốc Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố, các trường THPT xây dựng và triển khai kế hoạch trường đạt chuẩn quốc gia ở đơn vị.
- Tham mưu UBND tỉnh kiểm tra tiến độ thực hiện của các đơn vị, địa phương; gắn kết quả xây dựng trường chuẩn quốc gia với việc đánh giá năng lực quản lý của người đứng đầu đơn vị, mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao đối với mỗi nhà trường, mỗi địa phương.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết theo định kỳ để đánh giá tiến độ thực hiện Kế hoạch, trường hợp cần thiết bổ sung, điều chỉnh Kế hoạch để đảm bảo phù hợp với thực tiễn.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo cân đối vốn và lồng ghép các nguồn lực đầu tư, tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản để thực hiện Kế hoạch.
3. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp để thực hiện Kế hoạch.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố lập quy hoạch và bố trí quỹ đất đảm bảo đủ điều kiện xây dựng trường đạt chuẩn theo quy định.
5. Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, thường xuyên kiểm tra việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng viên chức ngành Giáo dục để sắp xếp, bố trí và sử dụng hợp lý, hiệu quả đội ngũ giáo viên, nhân viên. Đồng thời, xây dựng kế hoạch để quy hoạch, tuyển dụng và bố trí đủ giáo viên dạy đúng và đủ các môn học, đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện; khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên hoặc bố trí, sử dụng không đúng cơ cấu giáo viên và không phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Khuyến học tỉnh và các đoàn thể phối hợp chặt chẽ với Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc huy động học sinh ra lớp, chống bỏ học, lưu ban và đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục trong công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
7. UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ Kế hoạch này, xây dựng kế hoạch chi tiết để triển khai trên địa bàn. Trước ngày 10 tháng 12 hàng năm, báo cáo tiến độ và kết quả thực hiện Kế hoạch về UBND tỉnh qua Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp.
Trên đây là Kế hoạch xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2017-2020. Thủ trưởng các đơn vị liên quan có trách nhiệm triển khai thực hiện theo đúng quy định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
TỔNG SỐ TRƯỜNG HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA NĂM 2016
TT | Huyện, TX, TP | Bậc học | Năm 2015 | Năm 2016 | |||
Tổng số trường | Tổng số trường chuẩn 2015 | Tổng số trường | Số trường đạt chuẩn 2016 | Tổng số trường chuẩn 2016 | |||
1 | TP.Buôn Ma Thuột | Mầm non | 40 | 15 | 46 |
| 15 |
Tiểu học | 55 | 40 | 55 |
| 40 | ||
THCS | 27 | 19 | 27 | 2 | 21 | ||
2 | TX. Buôn Hồ | Mầm non | 18 | 2 | 19 |
| 2 |
Tiểu học | 25 | 15 | 24 |
| 15 | ||
THCS | 12 | 5 | 12 |
| 5 | ||
3 | Huyện Buôn Đôn | Mầm non | 12 | 2 | 12 |
| 2 |
Tiểu học | 16 | 6 | 16 |
| 6 | ||
THCS | 8 | 2 | 8 |
| 2 | ||
4 | Huyện Cư M'gar | Mầm non | 27 | 5 | 27 | 2 | 7 |
Tiểu học | 37 | 17 | 36 | 1 | 18 | ||
THCS | 22 | 9 | 22 |
| 9 | ||
5 | Huyện Cư Kuin | Mầm non | 17 | 4 | 18 |
| 4 |
Tiểu học | 22 | 12 | 22 | 1 | 13 | ||
THCS | 15 | 2 | 15 | 1 | 3 | ||
6 | Huyện Ea Kar | Mầm non | 21 | 3 | 21 | 1 | 4 |
Tiểu học | 37 | 18 | 37 |
| 18 | ||
THCS | 18 | 11 | 18 | 1 | 12 | ||
7 | Huyện Ea H'Leo | Mầm non | 19 | 0 | 22 | 1 | 1 |
Tiểu học | 32 | 16 | 32 | 2 | 18 | ||
THCS | 18 | 2 | 18 | 1 | 3 | ||
8 | Huyện Ea Sup | Mầm non | 15 | 1 | 15 | 1 | 2 |
Tiểu học | 19 | 3 | 18 | 1 | 4 | ||
THCS | 11 | 0 | 11 |
| 0 | ||
9 | Huyện Krông Ana | Mầm non | 15 | 4 | 15 | 1 | 5 |
Tiểu học | 20 | 11 | 20 |
| 11 | ||
THCS | 10 | 4 | 10 | 1 | 5 | ||
10 | Huyện Krông Bông | Mầm non | 15 | 1 | 15 |
| 1 |
Tiểu học | 24 | 1 | 24 | 2 | 3 | ||
THCS | 16 | 2 | 16 |
| 2 | ||
11 | Huyện Krông Buk | Mầm non | 14 | 0 | 14 |
| 0 |
Tiểu học | 17 | 4 | 18 | 1 | 5 | ||
THCS | 9 | 3 | 10 |
| 3 | ||
12 | Huyện Krông Năng | Mầm non | 15 | 2 | 16 | 1 | 3 |
Tiểu học | 31 | 15 | 30 | 1 | 16 | ||
THCS | 16 | 5 | 16 | 1 | 6 | ||
13 | Huyện Krông Păc | Mầm non | 24 | 6 | 24 | 1 | 7 |
Tiểu học | 51 | 15 | 51 | 3 | 18 | ||
THCS | 24 | 10 | 24 | 1 | 11 | ||
14 | Huyện Lăk | Mầm non | 12 | 1 | 12 |
| 1 |
Tiểu học | 16 | 3 | 19 | 1 | 4 | ||
THCS | 13 | 2 | 13 |
| 2 | ||
15 | Huyện M' Đrăk | Mầm non | 15 | 4 | 15 | 1 | 5 |
Tiểu học | 20 | 6 | 21 | 1 | 7 | ||
THCS | 13 | 5 | 13 | 1 | 6 | ||
TỈNH ĐẮK LẮK | MẦM NON | 279 | 50 | 291 | 9 | 59 | |
TIỂU HỌC | 422 | 182 | 423 | 14 | 196 | ||
THCS | 232 | 81 | 233 | 9 | 90 | ||
THPT | 54 | 5 | 56 | 2 | 7 | ||
TỔNG CỘNG | 987 | 318 | 1003 | 34 | 352 | ||
TỈ LỆ | 32,22% | 35,09% |
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2017-2020
TT | Huyện, TX, TP | Cấp học | T.Số trường 2016 | T.Số trường chuẩn 2016 | Kế hoạch 2017-2020 | Tổng số trường dự kiến đạt chuẩn đến 2020 | |||
Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | ||||||
1 | TP. Buôn Ma Thuột | Mầm non | 46 | 15 | 2 | 1 | 1 | 1 | 20 |
Tiểu học | 55 | 40 | 1 | 1 | 2 | 2 | 46 | ||
THCS | 27 | 21 | 2 | 1 | 0 | 1 | 25 | ||
2 | TX. Buôn Hồ | Mầm non | 19 | 2 | 2 | 0 | 1 | 0 | 5 |
Tiểu học | 24 | 15 | 1 | 1 | 0 | 2 | 19 | ||
THCS | 12 | 5 | 1 | 1 | 1 | 1 | 9 | ||
3 | Huyện Buôn Đôn | Mầm non | 12 | 2 | 1 | 1 | 0 | 0 | 4 |
Tiểu học | 16 | 6 | 1 | 1 | 1 | 0 | 9 | ||
THCS | 8 | 2 | 1 | 0 | 0 | 1 | 4 | ||
4 | Huyện Cư M'gar | Mầm non | 27 | 7 | 0 | 1 | 1 | 1 | 10 |
Tiểu học | 36 | 18 | 5 | 3 | 2 | 2 | 30 | ||
THCS | 22 | 9 | 3 | 2 | 2 | 1 | 17 | ||
5 | Huyện Cư Kuin | Mầm non | 18 | 4 | 1 | 1 | 1 | 1 | 8 |
Tiểu học | 22 | 13 | 1 | 0 | 0 | 1 | 15 | ||
THCS | 15 | 3 | 1 | 1 | 1 | 0 | 6 | ||
6 | Huyện Ea Kar | Mầm non | 21 | 4 | 1 | 2 | 1 | 3 | 11 |
Tiểu học | 37 | 18 | 1 | 2 | 0 | 1 | 22 | ||
THCS | 18 | 12 | 1 | 1 | 0 | 0 | 14 | ||
7 | Huyện Ea H’Leo | Mầm non | 22 | 1 | 1 | 1 | 1 | 1 | 5 |
Tiểu học | 32 | 18 | 1 | 1 | 1 | 1 | 22 | ||
THCS | 18 | 3 | 1 | 1 | 1 | 2 | 8 | ||
8 | Huyện Ea Súp | Mầm non | 15 | 2 | 2 | 1 | 1 | 1 | 7 |
Tiểu học | 18 | 4 | 1 | 1 | 1 | 1 | 8 | ||
THCS | 11 | 0 | 2 | 1 | 1 | 1 | 5 | ||
9 | Huyện Krông Ana | Mầm non | 15 | 5 | 0 | 1 | 0 | 0 | 6 |
Tiểu học | 20 | 11 | 1 | 0 | 0 | 1 | 13 | ||
THCS | 10 | 5 | 0 | 0 | 1 | 0 | 6 | ||
10 | Huyện Krông Bông | Mầm non | 15 | 1 | 2 | 1 | 1 | 1 | 6 |
Tiểu học | 24 | 3 | 0 | 2 | 2 | 1 | 8 | ||
THCS | 16 | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 | 6 | ||
11 | Huyện Krông Buk | Mầm non | 14 | 0 | 0 | 1 | 1 | 1 | 3 |
Tiểu học | 18 | 5 | 1 | 1 | 1 | 1 | 9 | ||
THCS | 10 | 3 | 1 | 1 | 0 | 1 | 6 | ||
12 | Huyện Krông Năng | Mầm non | 16 | 3 | 1 | 0 | 0 | 0 | 4 |
Tiểu học | 30 | 16 | 0 | 0 | 1 | 0 | 17 | ||
THCS | 16 | 6 | 1 | 1 | 0 | 1 | 9 | ||
13 | Huyện Krông Pắc | Mầm non | 24 | 7 | 1 | 1 | 1 | 1 | 11 |
Tiểu học | 51 | 18 | 3 | 3 | 2 | 4 | 30 | ||
THCS | 24 | 11 | 1 | 2 | 2 | 2 | 18 | ||
14 | Huyện Lăk | Mầm non | 12 | 1 | 2 | 1 | 1 | 1 | 6 |
Tiểu học | 19 | 4 | 1 | 1 | 1 | 3 | 10 | ||
THCS | 13 | 2 | 1 | 1 | 1 | 1 | 6 | ||
15 | Huyện M'Đrăk | Mầm non | 15 | 5 | 0 | 1 | 1 | 1 | 8 |
Tiểu học | 21 | 7 | 1 | 1 | 1 | 1 | 11 | ||
THCS | 13 | 6 | 1 | 0 | 0 | 0 | 7 | ||
| Tỉnh Đắk Lắk | Mầm non | 291 | 59 | 16 | 14 | 12 | 13 | 114 |
Tiểu học | 423 | 196 | 19 | 18 | 15 | 21 | 269 | ||
THCS | 233 | 90 | 18 | 14 | 11 | 13 | 146 | ||
THPT | 56 | 7 | 3 | 3 | 4 | 4 | 21 | ||
T.CỘNG | 1003 | 352 | 56 | 49 | 42 | 51 | 550 | ||
Tỉ lệ | 35,09% |
|
|
|
|
|
- 1Kế hoạch 13253/KH-UBND năm 2021 về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025
- 2Kế hoạch 192/KH-UBND năm 2021 về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non, phổ thông tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025
- 3Kế hoạch 39/KH-UBND về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm 2022 do tỉnh Yên Bái ban hành
- 1Thông tư 47/2012/TT-BGDĐT về Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Thông tư 59/2012/TT-BGDĐT về Quy định tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường tiểu học đạt mức chất lượng tối thiểu, đạt chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Thông tư 02/2014/TT-BGDĐT về Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Nghị quyết 172/2015/NQ-HĐND Quy định phân cấp, cơ cấu nguồn vốn đầu tư xây dựng trường học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, giai đoạn 2016-2020
- 5Kế hoạch 13253/KH-UBND năm 2021 về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025
- 6Kế hoạch 192/KH-UBND năm 2021 về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non, phổ thông tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025
- 7Kế hoạch 39/KH-UBND về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm 2022 do tỉnh Yên Bái ban hành
Kế hoạch 1225/KH-UBND năm 2017 về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- Số hiệu: 1225/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 23/02/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký:
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra