Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/KH-UBND | Yên Bái, ngày 16 tháng 01 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM VỀ TẢI TRỌNG PHƯƠNG TIỆN THAM GIA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI NĂM 2024
Thực hiện Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/11/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông; Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái xây dựng kế hoạch kiểm tra, xử lý vi phạm tải trọng phương tiện tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2024, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về kiểm soát tải trọng phương tiện, từng bước nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của các chủ doanh nghiệp, chủ phương tiện, người lái xe về điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô, kích thước thùng xe.
2. Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm đối với các hành vi tự ý thay đổi kích thước thùng xe, tự ý cải tạo thay đổi kết cấu của xe ô tô trái quy định; các phương tiện quá tải trọng lưu thông trên đường bộ.
3. Tổ chức lực lượng và phân công nhiệm vụ đúng quy định, rõ ràng, khoa học, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức, đơn vị và từng cá nhân được giao nhiệm vụ.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban An toàn giao thông tỉnh
1.1. Chỉ đạo Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, báo cáo, đề xuất lãnh đạo Ban An toàn giao thông tỉnh chỉ đạo, giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
1.2. Chủ động tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra tải trọng phương tiện và kích thước thùng xe của phương tiện vận tải trên đường bộ khi trên địa bàn tỉnh xảy ra tình trạng vi phạm về tải trọng có diễn biến phức tạp.
1.3. Chủ trì rà soát, tiếp tục tổ chức việc ký cam kết không chở hàng quá tải trọng, không xếp hàng hóa lên xe quá tải trọng cho phép đối với các doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp đầu nguồn hàng; bổ sung việc ký cam kết đối với những doanh nghiệp chưa ký cam kết, đồng thời tăng cường kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện cam kết đã ký.
2.1. Tăng cường tuyên truyền về tác hại của việc chở hàng hóa quá tải trọng đối với phương tiện và của cầu, đường; các chế tài xử lý vi phạm; tổ chức ký cam kết không xếp, chở hàng quá tải trọng đối với các doanh nghiệp vận tải.
2.2. Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về tải trọng phương tiện, những thiệt hại do phương tiện quá tải trọng gây ra, các quy định về xử lý hành vi vi phạm hành chính đối với người điều khiển và chủ phương tiện khi vi phạm về tải trọng phương tiện.
- Chủ trì, xây dựng kế hoạch về kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn và kích thước thùng xe của phương tiện tại Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động và bằng cân xách tay; phối hợp với Văn phòng Ban An toàn giao thông tỉnh xây dựng kế hoạch kiểm tra tải trọng, khổ giới hạn và kích thước thùng xe của phương tiện bằng cân xách tay ngay tại nơi xuất phát và có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ tại khu vực kho, cảng, bến bãi, mỏ vật liệu, nơi tập kết xếp hàng hóa lên xe ô tô để ngăn chặn, xử lý kịp thời phương tiện chở hàng hóa quá tải trọng, quá khổ giới hạn cho phép trước khi lưu thông trên đường bộ.
- Thực hiện kiểm tra tải trọng phương tiện trên hệ thống đường tỉnh lộ, hệ thống quốc lộ được phân cấp quản lý.
- Phối hợp với Văn phòng Quản lý đường bộ 1.3 thực hiện kiểm tra tải trọng phương tiện trên hệ thống Quốc lộ qua địa bàn tỉnh khi được Khu Quản lý đường bộ I đề nghị, hoặc Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo.
- Phối hợp với lực lượng Cảnh sát trật tự và lực lượng Công an xã giải quyết các vấn đề phức tạp về an ninh trật tự phát sinh trong quá trình kiểm tra tải trọng phương tiện.
2.3. Chỉ đạo các Ban Quản lý dự án trực thuộc, nhà thầu thi công nghiêm túc chấp hành các quy định về tải trọng phương tiện, cam kết không để phương tiện (cung cấp vật tư, vật liệu cho các dự án do Sở Giao thông làm Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông làm chủ đầu tư) chở hàng quá tải trọng cho phép.
2.4. Gắn trách nhiệm cho các Ban Quản lý dự án trực thuộc trong việc chỉ đạo, giám sát các nhà thầu thi công thực hiện nghiêm túc quy định về chở hàng hóa đúng tải trọng cho phép (đối với các phương tiện cung cấp vật tư, vật liệu cho dự án), thay thế các nhà thầu nếu vi phạm.
3.1. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông và Công an các đơn vị, địa phương:
- Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về tải trọng phương tiện, những thiệt hại, hậu quả do phương tiện quá tải trọng gây ra, các quy định về xử lý hành vi vi phạm liên quan đến tải trọng phương tiện.
- Tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát để phát hiện, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm về tải trọng phương tiện trên các tuyến giao thông đường bộ theo thẩm quyền.
3.2. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động và lực lượng Công an xã tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành về kiểm tra tải trọng phương tiện khi có yêu cầu; Chỉ đạo lực lượng chức năng kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng không chấp hành, cản trở, gây rối, chống người thi hành công vụ trong quá trình Đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện hoạt động kiểm tra tải trọng của phương tiện; kịp thời giải quyết các vấn đề phức tạp về an ninh trật tự phát sinh trong quá trình kiểm tra tải trọng phương tiện tại Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động khi có yêu cầu phối hợp.
3.3. Nắm tình hình, thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến các đối tượng là người điều khiển, chủ phương tiện thực hiện hành vi vi phạm về tải trọng của phương tiện khi lưu thông trên các tuyến đường bộ; nắm tình hình các địa điểm trên tuyến, địa bàn là nơi lái xe dừng, đỗ, tập kết để trốn tránh việc kiểm tra tải trọng của lực lượng chức năng.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
4.1. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về tải trọng phương tiện, xếp hàng hóa lên xe ô tô; những nguy cơ, thiệt hại do phương tiện quá tải gây ra.
4.2. Chỉ đạo Ban An toàn giao thông cấp huyện phối hợp các đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch kiểm tra tải trọng phương tiện trên địa bàn; thành lập Tổ công tác liên ngành kiểm tra tải trọng bằng cân xách tay trên các tuyến đường tỉnh và các tuyến đường bộ do địa phương quản lý; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nếu để xảy ra tình trạng phương tiện chở quá tải trọng tham gia giao thông trên địa bàn.
4.3. Chỉ đạo các Ban Quản lý dự án trực thuộc, các nhà thầu thi công nghiêm túc chấp hành các quy định về tải trọng phương tiện; cam kết không để phương tiện (cung cấp vật tư, vật liệu cho các dự án do Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã làm chủ đầu tư) chở hàng quá tải trọng cho phép; gắn trách nhiệm cho các Ban Quản lý dự án trực thuộc trong việc chỉ đạo, giám sát các nhà thầu thi công thực hiện nghiêm túc quy định về chở hàng hóa đúng tải trọng cho phép; thay thế các nhà thầu nếu vi phạm.
4.4. Tổ chức ký cam kết không vi phạm hoặc không tái phạm về tải trọng của phương tiện trong quá trình lưu thông trên các tuyến đường bộ đối với cá nhân, tổ chức là các doanh nghiệp, chủ mỏ, chủ kho, người điều khiển phương tiện và chủ phương tiện liên quan đến hoạt động vận tải đường bộ.
5. Báo Yên Bái, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Trung tâm Điều hành thông minh tỉnh
Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về tải trọng phương tiện, xếp hàng hóa lên xe ô tô; thiệt hại do phương tiện quá tải trọng gây ra; chủ trương của Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải và kế hoạch của tỉnh về kiểm tra, xử lý tải trọng phương tiện.
Trên đây là Kế hoạch kiểm tra, xử lý vi phạm tải trọng phương tiện tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2024, yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ xây dựng kế hoạch chi tiết theo từng lĩnh vực, nội dung được phân công để triển khai thực hiện. Giao Sở Giao thông Vận tải kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc triển khai thực hiện kế hoạch này, định kỳ báo cáo kết quả triển khai thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 193/KH-UBND năm 2017 kiểm tra, xử lý vi phạm về tải trọng đối với xe ô tô chở hàng hóa trên đường bộ địa bàn tỉnh Hà Giang
- 2Kế hoạch 543/KH-UBND năm 2017 kiểm tra, xử lý vi phạm về tải trọng phương tiện vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 3Kế hoạch 08/KH-UBND kiểm tra, xử lý vi phạm về tải trọng phương tiện vận tải trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2021
- 1Chỉ thị 32/CT-TTg năm 2016 về tăng cường công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Kế hoạch 193/KH-UBND năm 2017 kiểm tra, xử lý vi phạm về tải trọng đối với xe ô tô chở hàng hóa trên đường bộ địa bàn tỉnh Hà Giang
- 3Kế hoạch 543/KH-UBND năm 2017 kiểm tra, xử lý vi phạm về tải trọng phương tiện vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 4Kế hoạch 08/KH-UBND kiểm tra, xử lý vi phạm về tải trọng phương tiện vận tải trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2021
Kế hoạch 12/KH-UBND kiểm tra, xử lý vi phạm về tải trọng phương tiện tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2024
- Số hiệu: 12/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 16/01/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
- Người ký: Nguyễn Thế Phước
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra