Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 119/KH-UBND | Quảng Ngãi, ngày 21 tháng 9 năm 2018 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHỐI HỢP TRUYỀN THÔNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS VÀ PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN MA TÚY, MẠI DÂM ĐẾN NĂM 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
Thực hiện Quyết định số 2140/QĐ-TTg ngày 30/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Phối hợp truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đến năm 2020”; UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kịp thời, hiệu quả các chủ trương, chính sách của đảng và pháp luật của Nhà nước. Qua đó nâng cao nhận thức, huy động sự tham gia của các cấp ủy đảng, chính quyền và các tầng lớp nhân dân về phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn mại dâm, ma túy, góp phần làm giảm lây nhiễm HIV/AIDS, tệ nạn mại dâm, ma túy trên địa bàn tỉnh.
- Thông qua các hoạt động phối hợp truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn xã hội mại dâm, ma túy giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, Sở Y tế (sau đây gọi tắt là ba cơ quan Thường trực), Báo Quảng Ngãi, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Lao động Xã hội thường trú tại Quảng Ngãi (sau đây gọi tắt là ba cơ quan truyền thông) nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông trên sóng phát thanh và truyền hình, báo viết, báo điện tử và các ấn phẩm truyền thông khác.
2. Yêu cầu
- Hình thức thông tin, tuyên truyền phải đa dạng, tập trung tuyên truyền trên cả báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử và các ấn phẩm thông tin, đặc biệt là trên hệ thống Đài Truyền thanh - Phát lại truyền hình huyện, thành phố (cấp huyện), Đài Truyền thanh xã, phường, thị trấn (cấp xã) nội dung phong phú, bảo đảm đúng định hướng, có tính giáo dục, thuyết phục cao và thường xuyên cập nhật thông tin mới cho người dân dễ thấy, dễ nghe, dễ hiểu nhằm tạo sự đồng thuận trong nhận thức và hành động của toàn xã hội đối với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn mại dâm, ma túy.
- Công tác thông tin, truyền thông phải có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ, thiết thực, có hiệu quả của các sở, ngành, đoàn thể và các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm trên sóng truyền hình, phát thanh, báo viết, báo điện tử và các ấn phẩm khác nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm, huy động sự tham gia của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân.
2. Mục tiêu cụ thể đến hết năm 2020
a) Nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin; tăng cường đổi mới, đa dạng hóa hình thức, thể loại, sản phẩm truyền thông; trong đó, sản phẩm truyền thông mới tăng 10-15% so với năm 2017 về phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
b) Tăng trên 15% thời lượng đưa tin trên sóng truyền hình, phát thanh và các ấn phẩm khác so với năm 2017 về phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
c) Tăng 20% số người được tiếp cận thông tin về phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm so với năm 2017 về phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
III. NHIỆM VỤ
1. Đổi mới nội dung và đa dạng hóa hình thức truyền thông
a) Về nội dung
Đổi mới và truyền tải một cách sâu sắc, sinh động, phù hợp các nội dung thông tin:
- Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các giải pháp, biện pháp; hoạt động của Ban Chỉ đạo Phòng, chống AIDS, tội phạm và tệ nạn xã hội tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương.
- Các kiến thức cơ bản về nguy cơ, tác hại, hậu quả lây nhiễm HIV/AIDS, sử dụng trái phép các chất ma túy, nghiện ma túy và các chất hướng thần; dịch vụ chăm sóc, điều trị, cai nghiện, chữa trị và hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS, người nghiện ma túy, người sau cai nghiện, người bán dâm.
- Các mô hình, điển hình trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm ma túy, mại dâm và hỗ trợ, giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS, người nghiện ma túy, người bán dâm từ bỏ hành vi vi phạm pháp luật, tạo việc làm, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống; các giải pháp, kinh nghiệm; các tiến bộ khoa học và công nghệ của các nước trên thế giới trong công tác phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
- Tác hại của ma túy tổng hợp, các loại ma túy, chất hướng thần, tiền chất ma túy mới; phương thức, thủ đoạn của bọn tội phạm buôn bán ma túy.
- Các biện pháp, kỹ năng phòng ngừa để không bị dụ dỗ, lôi kéo sử dụng ma túy, tổ chức mại dâm, mua bán người và kỹ năng ứng phó với người nghiện, người sử dụng ma túy; nâng cao nhận thức, giảm kỳ thị, phân biệt và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người nhiễm HIV/AIDS, người nghiện ma túy và người bán dâm; vận động người nhiễm HIV/AIDS tham gia bảo hiểm y tế.
b) Về hình thức
Đa dạng hóa các hình thức, thể loại truyền thông; nâng cao chất lượng tin, bài, phóng sự, đồng thời tập trung xây dựng chuyên trang, chuyên mục, video clip, thông điệp truyền hình, phóng sự dài kỳ, phim truyền hình; tổ chức các cuộc thi phóng sự, video clip, phim tài liệu về phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS.
2. Tăng cường thời lượng truyền thông
Tăng thời lượng truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm trong các chương trình truyền hình, phát thanh, các ấn phẩm của ba cơ quan truyền thông. Căn cứ yêu cầu và tình hình thực tế, thường xuyên bố trí truyền thông vào các khung giờ nhiều người xem như Chương trình thời sự, Văn nghệ trên sóng PTQ và các chuyên mục, chuyên trang trên Báo...
3. Thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin
a) Các cơ quan, đơn vị cử cán bộ đầu mối trao đổi, cung cấp thông tin phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
b) Tích cực trao đổi, cung cấp các thông tin, sản phẩm truyền thông để phục vụ cho việc tuyên truyền trên các phương tiện, ấn phẩm truyền thông của các bên và sử dụng cho các cơ quan thường trực phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm tại các cấp.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tăng cường các hoạt động nâng cao năng lực và phối hợp thực hiện
a) Các cơ quan truyền thông của tỉnh rà soát các chương trình, phương tiện, các ấn phẩm truyền thông, xây dựng kế hoạch tăng thời lượng, đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức truyền thông để đạt mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch; phân công phóng viên, biên tập viên và cán bộ đầu mối thực hiện công tác truyền thông và tham gia các lớp tập huấn, hội thảo về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, đi thực tế.
b) Các cơ quan, đơn vị bố trí cán bộ đầu mối tổng hợp, cung cấp thông tin; tăng cường phối hợp các cơ quan và nghiên cứu tài liệu để cung cấp cho cơ quan truyền thông.
2. Bảo đảm nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm truyền thông
a) Các cơ quan Thường trực và cơ quan truyền thông căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch xây dựng dự toán kinh phí hàng năm, thống nhất với Sở Tài chính trình UBND tỉnh bố trí kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch này; lồng ghép với các chương trình, đề án khác.
b) Huy động các nguồn lực xã hội và các nguồn hợp pháp khác thực hiện Kế hoạch.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số trong triển khai các hoạt động truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, ưu tiên hình thức trực tuyến thông qua tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tư vấn, giải đáp pháp luật qua điện thoại, mạng xã hội, cổng/trang thông tin điện tử.
V. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Kinh phí thường xuyên hàng năm của mỗi cơ quan.
- Kinh phí Chương trình phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm theo chương trình, kế hoạch phân bổ cụ thể hàng năm.
- Huy động các nguồn lực xã hội và các hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Sở Y tế và ba cơ quan truyền thông và các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức triển khai hoạt động truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS kết hợp với phòng, chống tệ nạn mại dâm, cai nghiện ma túy; triển khai các hoạt động tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS tại các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý.
b) Xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ của kế hoạch thuộc lĩnh vực phòng, chống mại dâm, cai nghiện ma túy trong dự toán.
c) Chủ trì kiểm tra, giám sát và định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch, báo cáo, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét, quyết định theo quy định.
2. Công an tỉnh
a) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế và ba cơ quan truyền thông tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ của kế hoạch thuộc lĩnh vực phòng, chống ma túy (trừ cai nghiện ma túy), tổng hợp chung trong dự toán của Công an tỉnh.
b) Chủ trì thực hiện nhiệm vụ của kế hoạch thuộc lĩnh vực phòng, chống ma túy và các hoạt động giám sát, sơ kết, đánh giá.
3. Sở Y tế
a) Xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ của kế hoạch thuộc lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS và tổng hợp chung trong dự toán của Sở Y tế.
b) Chủ trì thực hiện nhiệm vụ của kế hoạch thuộc lĩnh phòng, chống HIV/AIDS và các hoạt động truyền thông, giám sát, sơ kết, đánh giá.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy định hướng công tác thông tin tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
b) Hướng dẫn, tạo điều kiện cấp phép xuất bản các tài liệu, ấn phẩm tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm cho các cơ quan, đơn vị theo quy định.
c) Hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh tuyên huyền về phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm trên địa bàn tỉnh.
5. Báo Quảng Ngãi, Báo Lao động Xã hội tại Quảng Ngãi
a) Xây dựng kế hoạch thông tin, tuyên truyền phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tôn chỉ mục đích hoạt động của cơ quan Báo nhằm chủ động tổ chức công tác tuyên truyền phục vụ bạn đọc trong và ngoài tỉnh.
b) Không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung, hình thức tuyên truyền trên các ấn phẩm hàng ngày và trên Trang thông tin điện tử tổng hợp của cơ quan Báo.
c) Nâng cao chất lượng tin, bài về phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm thuộc các chuyên mục hỏi đáp pháp luật, an ninh - trật tự....
6. Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ngãi
a) Chủ động phối hợp với ba cơ quan thường trực cùng các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức tuyên truyền về công tác phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh về công tác này.
b) Duy trì, nâng cao chất lượng các chương trình, chuyên mục, chuyên đề đưa tin, phát sóng về công tác phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
c) Hướng dẫn Đài Truyền thanh cấp huyện về nghiệp vụ tuyên truyền; thực hiện tiếp âm, phát sóng và cộng tác tin, bài.
7. Các trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố căn cứ tôn chỉ, mục đích hoạt động và nội dung Kế hoạch này để tổ chức tuyên truyền phù hợp.
8. UBND các huyện, thành phố
a) Chỉ đạo Phòng Văn hóa và Thông tin tham mưu UBND cùng cấp chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn thường xuyên tuyên truyền về công tác phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm. Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền trong Tháng hành động phòng, chống ma túy, Ngày Quốc tế phòng chống HIV/AIDS; đa dạng các hình thức tuyên truyền như: Kẻ, vẽ khẩu hiệu, pa-nô, áp-phích, mít-tinh cổ động, ca nhạc, tiểu phẩm, các cuộc thi tìm hiểu về ma túy...
b) Chỉ đạo Đài Truyền thanh chủ động phối hợp Phòng Văn hóa và Thông tin cùng cấp xây dựng kế hoạch tuyên truyền cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương; tăng cường chỉ đạo tuyên truyền trên hệ thống Đài Truyền thanh cấp huyện, Đài Truyền thanh cấp xã đến tất cả các thôn, tổ dân phố và từng hộ gia đình trên địa bàn.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Phối hợp truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố căn cứ nội dung Kế hoạch này xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện; định kỳ 06 tháng, hàng năm tổng hợp báo cáo kết quả về UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội)./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Kế hoạch 34/KH-UBND về Phòng, chống AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm năm 2018 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 2Kế hoạch 2347/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án Phối hợp truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 3Kế hoạch 110/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án Phối hợp truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 4Quyết định 559/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Đề án “Truyền thông về phòng, chống ma túy trên các phương tiện thông tin đại chúng" trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, năm 2018
- 5Kế hoạch 21/KH-UBND về phòng, chống mại dâm trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2019
- 6Kế hoạch 34/KH-UBND về kiểm tra thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2019
- 7Kế hoạch 63/KH-UBND năm 2019 về tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018-2030
- 8Kế hoạch 1007/KH-UBND về tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2019
- 9Kế hoạch 225/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Đề án Phối hợp truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 10Kế hoạch 126/KH-UBND năm 2020 về thực hiện dự án "Xây dựng xã, phường, thị trấn không tệ nạn ma túy" trong giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 11Quyết định 272/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” giai đoạn 2021-2025
- 12Quyết định 5017/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án “Giải quyết tình hình phức tạp về tội phạm và tệ nạn ma túy tại địa bàn các xã biên giới tỉnh Thanh Hóa” giai đoạn 2021-2025
- 13Công văn 1238/UBND-KGVX triển khai nhiệm vụ trọng tâm và chương trình công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống ma túy, mại dâm năm 2021 do thành phố Hà Nội ban hành
- 1Quyết định 2140/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Đề án "Phối hợp truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đến năm 2020" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Kế hoạch 34/KH-UBND về Phòng, chống AIDS, tệ nạn ma túy, mại dâm năm 2018 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 3Kế hoạch 2347/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án Phối hợp truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 4Kế hoạch 110/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án Phối hợp truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 5Quyết định 559/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Đề án “Truyền thông về phòng, chống ma túy trên các phương tiện thông tin đại chúng" trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, năm 2018
- 6Kế hoạch 21/KH-UBND về phòng, chống mại dâm trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2019
- 7Kế hoạch 34/KH-UBND về kiểm tra thực hiện pháp luật về phòng, chống mại dâm tại cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình năm 2019
- 8Kế hoạch 63/KH-UBND năm 2019 về tiến tới loại trừ HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2018-2030
- 9Kế hoạch 1007/KH-UBND về tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động Quốc gia vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2019
- 10Kế hoạch 225/KH-UBND năm 2018 về thực hiện Đề án Phối hợp truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 11Kế hoạch 126/KH-UBND năm 2020 về thực hiện dự án "Xây dựng xã, phường, thị trấn không tệ nạn ma túy" trong giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 12Quyết định 272/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án “Nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” giai đoạn 2021-2025
- 13Quyết định 5017/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án “Giải quyết tình hình phức tạp về tội phạm và tệ nạn ma túy tại địa bàn các xã biên giới tỉnh Thanh Hóa” giai đoạn 2021-2025
- 14Công văn 1238/UBND-KGVX triển khai nhiệm vụ trọng tâm và chương trình công tác phòng, chống AIDS và phòng, chống ma túy, mại dâm năm 2021 do thành phố Hà Nội ban hành
Kế hoạch 119/KH-UBND năm 2018 thực hiện Đề án Phối hợp truyền thông phòng, chống HIV/AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 119/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 21/09/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Đặng Ngọc Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra