Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1174/KH-UBND | Kon Tum, ngày 12 tháng 4 năm 2021 |
XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
Căn cứ các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 22 tháng 8 năm 2018: Thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học; Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non.
Căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/ĐH ngày 30 tháng 9 năm 2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Kon Tum lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, cụ thể như sau:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
- Xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là một trong những chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục; là giải pháp quan trọng để hình thành hệ thống trường lớp chuẩn hoá, hiện đại hoá về cơ sở vật chất, hiệu quả về công tác quản lý, đảm bảo chất lượng về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng dạy học, hiệu quả đào tạo.
- Các mục tiêu, giải pháp trong xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cần có tính ưu tiên, trọng tâm, trọng điểm, linh hoạt với lộ trình phù hợp, phát huy nội lực của nhà trường, địa phương và cả hệ thống chính trị trong nâng cao chất lượng dạy học; công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cần tích hợp, lồng ghép các chương trình, mục tiêu gắn với lộ trình xây dựng nông thôn mới và phát triển đô thị nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
(Lộ trình xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021- 2025 theo Phụ lục 1 đính kèm).
- Phấn đấu đến năm 2025 có trên 50% trường mầm non, 70% trường tiểu học, 50% trường THCS và 55% trường THPT đạt chuẩn quốc gia; trong đó, tỷ lệ trường đạt chuẩn mức độ 2 như sau: 16 trường mầm non (11,94%); 11 trường tiểu học (16,18%); 06 trường TH-THCS và THCS (5,50%); 07 trường THPT (28%).
- Phấn đấu đến năm 2025, 100% trường học trên địa bàn tỉnh đạt chuẩn quốc gia đối với tiêu chuẩn Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục (Tiêu chuẩn 5) và tiêu chuẩn Quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội (Tiêu chuẩn 4).
(Danh sách các trường được công nhận đến năm 2020 theo Phụ lục 2; Thực trạng và lộ trình xây dựng các trường đạt chuẩn quốc gia theo Phụ lục 3).
- 100% giáo viên các trường đăng ký công nhận đạt chuẩn quốc gia đạt chuẩn trình độ đào tạo.
- 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp trở lên, trong đó có ít nhất 60% đạt mức khá trở lên (trường đăng ký đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, có ít nhất 80% giáo viên đạt mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt mức tốt).
- Đối với giáo dục mầm non:
Huy động trẻ em dân tộc thiểu số dưới 3 tuổi đến nhà trẻ đạt tỷ lệ từ 21% trở lên; trẻ dân tộc thiểu số 3-5 tuổi đi học mẫu giáo đạt tỷ lệ trên 92%, trong đó tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đạt 99,9%.
Tỷ lệ chuyên cần đạt ít nhất 90% đối với trẻ 5 tuổi, 85% đối với trẻ dưới 5 tuổi.
Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 90% (trường đăng ký đạt chuẩn quốc gia mức độ 2: đạt ít nhất 95%).
Trẻ khuyết tật học hòa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ đạt ít nhất 80% (trường đăng ký đạt chuẩn quốc gia mức độ 2: đạt ít nhất 85%).
- Đối với giáo dục tiểu học:
100% học sinh dân tộc thiểu số từ lớp 3 trở lên được học ngoại ngữ, tin học.
Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình lớp học đạt 99,5%; tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học đạt ít nhất 95%, đối với trường thuộc xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đạt ít nhất 85%; các trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học.
- Đối với giáo dục trung học:
Cấp THCS: 99,8% học sinh có hạnh kiểm từ trung bình trở lên, trong đó hạnh kiểm tốt, khá từ 92% trở lên.
Cấp THPT: 99,6% học sinh có hạnh kiểm từ trung bình trở lên, trong đó hạnh kiểm tốt, khá từ 90%, trở lên; trường trung học chuyên, hạnh kiểm tốt, khá từ 98% trở lên.
Cấp THCS: 95% học sinh có học lực từ trung bình trở lên, trong đó đạt khá, giỏi trên 25% (riêng đối với các trường đăng ký công nhận đạt mức độ 2: khá, giỏi từ 35% trở lên, trong đó giỏi từ 05% trở lên; Yếu, kém không quá 10%).
Cấp THPT: 92% học sinh có học lực từ trung bình trở lên, trong đó đạt khá, giỏi trên 30% (riêng đối với các trường đăng ký công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 2: khá, giỏi từ 35% trở lên, trong đó giỏi từ 05% trở lên; Yếu, kém không quá 10%; trường trung học chuyên: khá, giỏi từ 75% trở lên, trong đó giỏi từ 20% trở lên; không có học sinh yếu, kém).
- Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban: Học sinh bỏ học không quá 03%, học sinh lưu ban không quá 05%; trường chuyên không có học sinh lưu ban và học sinh bỏ học.
II. LỘ TRÌNH XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
1. Đối với các trường được công nhận mới
Cấp học | Cả giai đoạn | Kế hoạch từng năm | ||||
2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 | ||
Mầm non | 41 | 6 | 11 | 9 | 8 | 7 |
Tiểu học | 18 | 5 | 2 | 6 | 3 | 2 |
THCS, TH-THCS | 51 | 9 | 6 | 9 | 17 | 10 |
THPT | 15 | 0 | 1 | 3 | 3 | 8 |
Tổng cộng | 125 | 20 | 20 | 27 | 31 | 27 |
(Lộ trình xây dựng các tiêu chuẩn của từng trường theo Phụ lục 4 đính kèm)
2. Đối với các trường được công nhận lại
Cấp học | Cả giai đoạn | Kế hoạch từng năm | ||||
2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 | ||
Mầm non | 31 | 7 | 2 | 5 | 3 | 14 |
Tiểu học | 36 | 7 | 6 | 11 | 4 | 8 |
THCS, TH- THCS | 23 | 3 | 4 | 4 | 0 | 12 |
THPT | 4 | 1 | 0 | 0 | 0 | 3 |
Tổng cộng | 94 | 18 | 12 | 20 | 7 | 37 |
(Danh sách các trường đề nghị công nhận lại theo Phụ lục 5 đính kèm)
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động
Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia nhằm huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các lực lượng xã hội trong xây dựng môi trường giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Tập trung tuyên truyền có hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong đầu tư chăm lo cho giáo dục, trong đó yêu cầu xây dựng hệ thống trường lớp chuẩn hoá, hiện đại hoá về cơ sở vật chất, hiệu quả về công tác quản lý, đảm bảo chất lượng về đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng dạy học, hiệu quả đào tạo.
Vận động, phát huy nội lực của địa phương trong việc thực hiện có hiệu quả việc xây dựng 05 tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia từng cấp học.
2. Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy nhà trường
Triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về tinh giản biên chế gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy và vị trí việc làm tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục tinh gọn, hiệu quả; tiếp tục rà soát, sắp xếp và bố trí đủ số lượng giáo viên bảo đảm quy định về khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục.
Thành lập đầy đủ và phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể và hội đồng nhà trường theo quy định của Điều lệ trường học; phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng trường.
Tiếp tục đổi mới công tác quản lý trong giáo dục và đào tạo; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát huy vai trò người đứng đầu trong các cơ sở giáo dục, đào tạo, tăng cường dân chủ, công khai trong cơ sở giáo dục. Tăng cường công tác tự chủ tài chính đối với các trường xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
Tăng cường công tác giáo dục đạo đức và phẩm chất chính trị cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Hằng năm thực hiện nghiêm túc việc đánh giá hiệu trưởng theo chuẩn hiệu trưởng, đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp; từ đó thực hiện việc luân chuyển cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên để đội ngũ các trường trong Kế hoạch đảm bảo tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia.
Triển khai có hiệu quả chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non, giáo dục phổ thông theo yêu cầu của vị trí việc làm nhằm không ngừng nâng cao phẩm chất nhà giáo, phát triển chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Chú trọng giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp, bồi dưỡng nâng cao tư tưởng chính trị và ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học công nghệ đối với đội ngũ nhà giáo. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các cấp đảm bảo về số lượng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, đủ năng lực tạo ra những chuyển biến tích cực, tiến bộ về chất lượng giáo dục trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Có kế hoạch cụ thể để đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ chuyên môn, đảm bảo đạt chuẩn đối với giáo viên chưa đạt chuẩn theo Đề án Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kon Tum đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Chuyển đổi làm công tác khác hoặc giải quyết cho nghỉ theo chế độ đối với số giáo viên, nhân viên không đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng để thúc đẩy hoạt động dạy và học ở các trường.
Ưu tiên lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực thông qua chương trình mục tiêu quốc gia, Chương trình kiên cố hóa trường, lớp học, các dự án thuộc vốn ODA, các Chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án thuộc ngân sách địa phương ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đảm bảo các tiêu chí quy định.
Huy động tối đa mọi nguồn lực trong và ngoài tỉnh, đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tài trợ, góp vốn xây dựng, hiến đất, cho vay vốn đầu tư...
Phân bổ kinh phí hợp lý để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học cho các trường đảm bảo đồng bộ, tập trung theo đúng lộ trình.
5. Thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục
Tuyên truyền sâu rộng chủ trương chính sách về xã hội hóa giáo dục để các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các cơ sở giáo dục và Nhân dân nhận thức đúng và đầy đủ, thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 04 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019 - 2025. Xây dựng kế hoạch, lộ trình để thu hút các nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục trên địa bàn tỉnh. Thực hiện có hiệu quả Thông tư số 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Huy động các lực lượng xã hội (đặc biệt là Ban đại diện cha mẹ học sinh và các tổ chức, cá nhân, cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh) tham gia giáo dục toàn diện học sinh và xây dựng cơ sở vật chất nhà trường, động viên khen thưởng các phong trào trong nhà trường.
6. Nâng cao chất lượng giáo dục
Thực hiện tốt việc huy động tối đa học sinh ra lớp, duy trì tốt sĩ số học sinh, hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống; ý thức tự hào dân tộc, khát vọng vươn lên trong học tập và trong cuộc sống cho học sinh. Tạo môi trường thân thiện để học sinh hứng thú khi đến trường. Hình thành môi trường giáo dục hạnh phúc trong các nhà trường.
Thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phù hợp với đối tượng học sinh, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo và năng lực của người học. Đẩy mạnh mô hình dạy học STEM. Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn, đổi mới hình thức sinh hoạt chuyên môn. Đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở từng cấp học.
Triển khai tốt các phong trào của Ngành, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ, giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục truyền thống, giáo dục an toàn giao thông, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục kĩ năng sống, trải nghiệm để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Tiếp tục thực hiện Đề án nâng cao chất lượng học sinh dân tộc thiểu số; tăng cường khả năng tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số. Tuyên dương, khen thưởng kịp thời học sinh giỏi, học sinh vượt khó vươn lên trong học tập.
Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, đánh giá định kỳ, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm ở các trường học. Tổ chức, thực hiện công tác kiểm định chất lượng và xây dựng trường chuẩn quốc gia theo đúng lộ trình và kế hoạch đã được phê duyệt. Thường xuyên kiểm tra việc triển khai, thực hiện lộ trình kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo kế hoạch.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN (Dự kiến)
1. Dự trù kinh phí đầu tư cơ sở vật chất và thiết bị
- Các trường mầm non, tiểu học, THCS thuộc các huyện, thành phố:
Các trường mầm non: | 239.360 triệu đồng |
Các trường tiểu học: | 255.330 triệu đồng |
Các trường TH-THCS; THCS: | 463.320 triệu đồng |
Cộng: | 958.010 triệu đồng |
- Các trường trực thuộc Sở (19 trường): | 184.580 triệu đồng |
Tổng cộng: | 1.142.590 triệu đồng |
(Một ngàn một trăm bốn mươi hai tỷ năm trăm chín mươi triệu đồng)
a) Ngân sách nhà nước là 971.201 triệu đồng (chiếm 85% tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Kế hoạch), bao gồm:
- Vốn đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 69/NQ-HĐND ngày 09 tháng 12 năm 2020 với tổng mức đầu tư trên 746.800 triệu đồng, trong đó kinh phí tập trung xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là trên 339.920 triệu đồng.
- Vốn các Chương trình mục tiêu quốc gia (Nông thôn mới, Giảm nghèo bền vững, Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi): 291.360 triệu đồng.
- Vốn sự nghiệp: 145.680 triệu đồng.
- Các nguồn vốn khác: 194.240 triệu đồng.
b) Huy động xã hội hóa: 171.389 triệu đồng (chiếm 15% tổng nhu cầu kinh phí thực hiện Kế hoạch).
2. Phân khai nhu cầu kinh phí từng năm (đơn vị tính: triệu đồng)
TT | Đơn vị | Tổng cộng | Chia ra các năm | ||||
2021 | 2022 | 2023 | 2024 | 2025 | |||
1 | TP. Kon Tum | 325.470 | 83.200 | 41.670 | 70.800 | 46.270 | 83.530 |
2 | Huyện Đăk Hà | 126.260 | 75.200 | 23.530 | 10.090 | 17.440 | 0 |
3 | Huyện Đăk Tô | 51.550 | 2.125 | 23.415 | 17.430 | 1.230 | 7.350 |
4 | Huyện Tu Mơ Rông | 91.260 | 13.030 | 35.980 | 9.370 | 19.530 | 13.350 |
5 | Huyện Ngọc Hồi | 67.750 | 2.750 | 22.600 | 9.600 | 22.050 | 10.750 |
6 | Huyện Ia H’Drai | 86.630 | 0 | 30.760 | 18.110 | 37.760 | 0 |
7 | Huyện Sa Thầy | 50.300 | 14.100 | 11.900 | 9.400 | 14.900 |
|
8 | Huyện Kon Rẫy | 23.930 | 14.280 | 2.000 | 6.150 | 1.500 | 0 |
9 | Huyện Kon PLông | 27.300 | 7.160 | 10.040 | 4350 | 4.750 | 1.000 |
10 | Huyện Đăk Glei | 107.560 | 42.710 | 47.150 | 6.000 | 11.700 | 0 |
11 | Các đơn vị thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo | 184.580 | 3.420 | 4.870 | 28.300 | 13.800 | 134.190 |
| Tổng cộng | 1.142.590 | 257.975 | 253.915 | 189.600 | 190.930 | 250.170 |
(Dự toán kinh phí chi tiết đầu tư cho từng trường theo Phụ lục 6 đính kèm)
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh triển khai Kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 theo đúng mục tiêu, lộ trình đề ra.
Căn cứ lộ trình thực hiện xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 -2025 phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan dự kiến nhu cầu sử dụng đất để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình cấp thẩm quyền xem xét, bố trí nhu cầu sử dụng đất dành cho lĩnh vực giáo dục đào tạo trong kỳ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đáp ứng việc thực hiện công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Chỉ đạo, giám sát các cơ sở giáo dục thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng để không ngừng duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra các phòng giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục trực thuộc triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và duy trì kết quả xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra, công nhận trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh theo quy định. Hằng năm, tổ chức đánh giá kết quả thực hiện; năm 2023 tổ chức sơ kết; năm 2025 tổ chức tổng kết về công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; báo cáo kết quả Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các Sở, ban ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp huy động, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư để thực hiện Kế hoạch, đảm bảo phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được phê duyệt.
3. Sở Tài chính: Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu trình cấp có thẩm quyền các giải pháp huy động, ưu tiên cân đối, bố trí từ nguồn vốn ngân sách, phù hợp với khả năng ngân sách theo phân cấp hiện hành để thực hiện.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân cấp huyện tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh lập quy hoạch, thẩm định nhu cầu sử dụng đất và bố trí quỹ đất xây dựng trường đạt chuẩn theo quy định, phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường, lớp học của địa phương.
Chủ trì phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đề xuất cấp có thẩm quyền phân bổ chỉ tiêu biên chế đảm bảo về số lượng giáo viên đứng lớp tương ứng với quy mô phát triển trường lớp trên địa bàn tỉnh; đồng thời tham mưu công tác đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu xây dựng trường chuẩn.
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn việc tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng viên chức ngành giáo dục và đào tạo.
6. Hội Khuyến học tỉnh: Tăng cường công tác tuyên truyền đến tổ chức Hội, hội viên về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, khuyến tài, hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo, phần thưởng cho học sinh giỏi có thành tích cao trong học tập và rèn luyện; góp phần củng cố, phát triển hệ thống trường học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn, đảm bảo có sự lãnh đạo của Cấp ủy Đảng, sự giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
Chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan dự kiến nhu cầu sử dụng đất để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình cấp thẩm quyền xem xét, bố trí nhu cầu sử dụng đất dành cho lĩnh vực giáo dục đào tạo trong kỳ quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh.
Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chủ động cân đối từ ngân sách địa phương, huy động các nguồn hợp pháp khác để xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng theo yêu cầu của trường đạt chuẩn; triển khai có hiệu quả công tác xã hội hoá giáo dục, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các lực lượng xã hội tham gia đóng góp xây dựng trường đạt chuẩn.
Tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo trước ngày 15/12 hằng năm để tổng hợp báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị-xã hội tỉnh: Tăng cường công tác tuyên truyền cho đoàn viên, hội viên, Nhân dân về mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia; vận động các tổ chức đoàn thể quan tâm ủng hộ vật chất, tinh thần, chăm lo củng cố, phát triển hệ thống trường học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 08/2010/QĐ-UBND về Đề án xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Nghị quyết 19/NQ-HĐND năm 2016 thông qua Đề án xây dựng hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020
- 3Kế hoạch 65/KH-UBND về xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia năm 2021 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 4Kế hoạch 2468/KH-UBND năm 2021 về xây dựng trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025
- 5Kế hoạch 128/KH-UBND năm 2021 về xây dựng trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025
- 6Kế hoạch 192/KH-UBND năm 2021 về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non, phổ thông tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025
- 1Quyết định 08/2010/QĐ-UBND về Đề án xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Nghị quyết 19/NQ-HĐND năm 2016 thông qua Đề án xây dựng hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020
- 3Thông tư 17/2018/TT-BGDĐT quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 4Thông tư 18/2018/TT-BGDĐT quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 5Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 6Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT quy định về tài trợ cho cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 7Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2019 về tăng cường huy động nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2025 do Chính phủ ban hành
- 8Kế hoạch 65/KH-UBND về xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia năm 2021 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 9Kế hoạch 2468/KH-UBND năm 2021 về xây dựng trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025
- 10Kế hoạch 128/KH-UBND năm 2021 về xây dựng trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn 2021-2025
- 11Kế hoạch 192/KH-UBND năm 2021 về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia và kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non, phổ thông tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch 1174/KH-UBND năm 2021 về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
- Số hiệu: 1174/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 12/04/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Y Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 12/04/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra