Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1146/KH-UBND | Quảng Nam, ngày 20 tháng 02 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT THUỘC DIỆN ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2024
Để triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý năm 2024 theo Quyết định số 53/QĐ-BTP ngày 15/01/2024 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Kế hoạch số 391/KH-UBND ngày 16/01/2024 của UBND tỉnh về trợ giúp người khuyết tật tỉnh Quảng Nam năm 2024; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh năm 2024 với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
- Tăng cường việc triển khai có hiệu quả chính sách, pháp luật về trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017; tiếp tục nâng cao nhận thức của cộng đồng về các quyền của người khuyết tật bảo đảm người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý được cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
- Tăng cường sự tham gia, phối hợp giữa tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý với các cơ quan, tổ chức có liên quan, nhất là cơ quan tiến hành tố tụng, các cơ quan, tổ chức có liên quan đến người khuyết tật.
2. Yêu cầu
- Nội dung các hoạt động phù hợp với quy định của Luật Người khuyết tật năm 2010, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017, các văn bản hướng dẫn thi hành và đặc thù của người khuyết tật. Ngoài ra, nội dung các hoạt động cũng phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, giải pháp đã được xác định trong các Kế hoạch, Chương trình, Đề án về người khuyết tật.
- Việc triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý đối với người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý phải phù hợp với các yêu cầu về tình hình thực tế tại địa phương, có thể lồng ghép với các hoạt động trợ giúp pháp lý khác hoặc lồng ghép trong các Chương trình mục tiêu quốc gia nhằm đảm bảo tính khả thi, hiệu quả.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT THUỘC DIỆN ĐƯỢC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
1. Thực hiện trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý
Hoạt động 1: Thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật. Chú trọng thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý là nhóm dễ bị tổn thương (phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi) là nạn nhân trong các vụ việc bạo lực, mua bán người.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ, trại giam, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, Hội người khuyết tật, các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024.
- Kết quả đầu ra: Bảo đảm 100% người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý được trợ giúp pháp lý miễn phí khi có yêu cầu.
Hoạt động 2: Cung cấp danh sách tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại giam, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, Công an cấp xã, Hội người khuyết tật, các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật để phát hiện nhu cầu trợ giúp pháp lý và giới thiệu người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý đến Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước và các Chi nhánh trợ giúp pháp lý của Trung tâm khi họ có yêu cầu trợ giúp pháp lý.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại giam, UBND cấp huyện, UBND cấp xã, Hội người khuyết tật, các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024.
- Kết quả đầu ra: Danh sách tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý được gửi đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ và trại giam, UBND huyện, UBND cấp xã, Công an cấp xã, Hội người khuyết tật, các cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở kinh doanh, các tổ chức khác của người khuyết tật.
2. Thực hiện các hoạt động truyền thông nhằm tăng cường khả năng tiếp cận trợ giúp pháp lý của người khuyết tật, trong đó có người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý
Hoạt động 1: Truyền thông về hoạt động trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp lý cho người dân, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng, trong đó có người khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024.
- Kết quả đầu ra: Các đợt truyền thông được thực hiện lồng ghép với các đợt truyền thông của các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Hoạt động 2: Truyền thông về quyền của người khuyết tật và quyền được trợ giúp pháp lý của người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý, các vụ việc tham gia tố tụng thành công trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức truyền thông khác phù hợp với các dạng tật của người khuyết tật.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Báo Quảng Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam và các cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024.
- Kết quả đầu ra: Các sản phẩm truyền thông được thực hiện (xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh, báo chí; kênh truyền thông mạng xã hội…).
3. Hưởng ứng “Ngày Người khuyết tật Việt Nam” và “Ngày Quốc tế người khuyết tật”
Hoạt động: Tổ chức các hoạt động về trợ giúp pháp lý, đăng tải các tin, bài viết về người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý, đặc biệt trong dịp kỷ niệm Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4) và Ngày Quốc tế về Người khuyết tật (03/12) trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp tỉnh Quảng Nam, Trang thông tin điện tử của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Quảng Nam.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Quý II, IV năm 2024.
- Kết quả: Các hoạt động về trợ giúp pháp lý được thực hiện phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
4. Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho người làm công tác trợ giúp pháp lý
Hoạt động: Tập huấn kiến thức về trợ giúp pháp lý cho người có uy tín trong cộng đồng, người làm công tác xã hội, cán bộ cơ sở, trong đó lồng ghép quyền được trợ giúp pháp lý của người người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Các cơ quan tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024.
- Kết quả: Tổ chức 01 lớp/tập huấn kiến thức về trợ giúp pháp lý được thực hiện trong năm.
5. Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện trợ giúp pháp lý.
Hoạt động: Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2024.
- Kết quả: Các văn bản hướng dẫn, kết quả kiểm tra.
III. KINH PHÍ
1. Kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý được bố trí trong ngân sách hằng năm của tỉnh; các Chương trình mục tiêu quốc gia, các Chương trình, Đề án liên quan khác theo phân cấp của pháp luật về ngân sách Nhà nước; các khoản đóng góp, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (nếu có).
2. Việc lập, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo Bộ Tư pháp, UBND tỉnh kết quả triển khai thực hiện.
- Chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch này; gửi Sở Tài chính thẩm định trình UBND tỉnh xem xét, quyết định. Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước chủ động triển khai thực hiện các nội dung trợ giúp pháp lý trên cơ sở kinh phí được phân bổ.
2. Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch này theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Báo Quảng Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tích cực phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện để triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung theo Kế hoạch; phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý theo đúng quy định.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh năm 2024. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện đạt kết quả./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Kế hoạch 20/KH-UBND thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện trợ giúp pháp lý năm 2024 do tỉnh Nam Định ban hành
- 2Quyết định 317/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý năm 2024 do tỉnh Sơn La ban hành
- 3Quyết định 485/QĐ-UBND Kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý năm 2024 do tỉnh Bình Định ban hành
- 4Kế hoạch 81/KH-UBND trợ giúp người khuyết tật tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024
- 5Kế hoạch 124/KH-UBND thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2024
- 6Kế hoạch 302/KH-UBND thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý năm 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 1Luật người khuyết tật 2010
- 2Luật ngân sách nhà nước 2015
- 3Luật Trợ giúp pháp lý 2017
- 4Quyết định 53/QĐ-BTP Kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý năm 2024 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 5Kế hoạch 20/KH-UBND thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện trợ giúp pháp lý năm 2024 do tỉnh Nam Định ban hành
- 6Quyết định 317/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý năm 2024 do tỉnh Sơn La ban hành
- 7Quyết định 485/QĐ-UBND Kế hoạch thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý năm 2024 do tỉnh Bình Định ban hành
- 8Kế hoạch 81/KH-UBND trợ giúp người khuyết tật tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024
- 9Kế hoạch 124/KH-UBND thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2024
- 10Kế hoạch 391/KH-UBND trợ giúp người khuyết tật tỉnh Quảng Nam năm 2024
- 11Kế hoạch 302/KH-UBND thực hiện chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý năm 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Kế hoạch 1146/KH-UBND triển khai chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2024
- Số hiệu: 1146/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 20/02/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Lê Trí Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/02/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra