Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 114/KH-BCĐ389

Hà Tĩnh, ngày 20 tháng 4 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TĂNG CƯỜNG CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA, KIỂM SOÁT, ĐẤU TRANH CHỐNG SẢN XUẤT, KINH DOANH, XUẤT NHẬP KHẨU TRÁI PHÉP PHÂN BÓN, THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT, THUỐC THÚ Y, THỨC ĂN CHĂN NUÔI, THỨC ĂN THỦY SẢN GIẢ, KÉM CHẤT LƯỢNG, KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC VÀ CHẤT CẤM DÙNG TRONG CHĂN NUÔI, CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

Thực hiện Kế hoạch số 01/KH-BCĐ 389 ngày 26/01/2016 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về việc tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm, Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 09/3/2016 của UBND tỉnh và các văn bản chỉ đạo khác có liên quan; Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Hà Tĩnh ban hành Kế hoạch thực hiện với các nội dung:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, nhằm chủ động đấu tranh, phòng, chống kịp thời đối với những hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là ngăn chặn có hiệu quả hành vi sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm, phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, hóa chất bảo quản thực phẩm; việc sử dụng chất tạo nạc, các chất cấm trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh; góp phần bảo vệ nòi giống, sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; kiểm tra, kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng; mọi hành vi vi phạm đều phải được xử lý nghiêm để kịp thời răn đe, phòng ngừa, giáo dục chung; nghiêm cấm hành vi bao che, tiếp tay, nhũng nhiễu, tiêu cực.

- Kịp thời phát hiện những sơ hở, thiếu sót, chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước quy định về quản lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, hóa chất bảo quản thực phẩm, hóa chất sử dụng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm; đề xuất, kiến nghị, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.

- Quá trình thực hiện kế hoạch không gây tác động xấu đến thị trường sản xuất, kinh doanh; không làm ảnh hưởng, cản trở đến hoạt động sản xuất, kinh doanh bình thường, đúng pháp luật của các tổ chức, cá nhân, nhân dân.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới; Kế hoạch số 01/KH-BCĐ 389 ngày 26/01/2016 của Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia về việc tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm; Kế hoạch số 02/KH-BCĐ 389 ngày 26/01/2016 của BCĐ 389 quốc gia về việc đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2016; Kế hoạch số 58/KH-UBND ngày 09/3/2016 của UBND tỉnh và các văn bản chỉ đạo khác có liên quan.

2. Các sở, ban, ngành thành viên BCĐ389 tỉnh; lực lượng chức năng liên quan và các địa phương tiến hành thanh tra, kiểm tra toàn diện việc cấp, quản lý giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trên địa bàn; các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu chất lượng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản; tăng cường kiểm tra việc thực hiện lấy mẫu khảo nghiệm sử dụng phân bón trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

3. Tổng kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản; tổng hợp số liệu đánh giá từng cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, xác định những doanh nghiệp chấp hành đúng pháp luật, những doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm. Trên cơ sở đó tập trung điều tra, xác minh những hành vi vi phạm để đề xuất hình thức, biện pháp xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

4. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, các chất cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm, trong chăn nuôi; phối hợp với các hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng này trên các địa bàn tuyên truyền để người tiêu dùng nhận thức, phân biệt hàng thật, hàng giả, những mặt hàng được phép sử dụng, những mặt hàng cấm sử dụng.

III. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thông tin, báo chí tăng cường tuyên truyền, thông tin kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân nhận biết rõ về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm; công khai các cơ sở vi phạm trong sản xuất, kinh doanh các loại hàng hóa, sản phẩm và các hoạt động nêu trên.

- Chủ động hoặc phối hợp với lực lượng Quản lý thị trường, Công an, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường; UBND huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị có liên quan tiến hành tổng kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm, sản xuất và kinh doanh hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng, hàng quá hạn sử dụng và các vi phạm khác trên toàn tỉnh; điều tra, phát hiện, công bố, công khai và cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng các phương thức, thủ đoạn buôn lậu, sản xuất, kinh doanh mới của các tổ chức, cá nhân đối với mặt hàng này. Bắt giữ, xử lý nghiêm, kịp thời, đúng quy định các hành vi vi phạm pháp luật góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ những tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh chân chính và bảo vệ người tiêu dùng và sức khỏe người dân và cộng đồng xã hội...

- Tổ chức kiểm tra, đánh giá, phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản... công bố công khai để các tổ chức, cơ quan, mọi người dân biết và giám sát thực hiện.

- Tọa đàm, đối thoại với các tổ chức, cá nhân, người dân sản xuất, kinh doanh, chế biến, bảo quản, phân phối các mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản và yêu cầu ký cam kết không cung cấp, phân phối ra thị trường các loại hàng hóa không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng không đảm bảo VSATTP, hàng cấm, vi phạm về đo lường, chất lượng,... nhằm ngăn chặn hàng hóa vi phạm ngay từ khâu sản xuất, phân phối.

- Công bố đường dây nóng tiếp nhận phản ánh vi phạm về quản lý, sản xuất kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm, thủy sản.

2. Sở Công thương

- Triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch cao điểm đấu tranh, phòng chống các hành vi vận chuyển, sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm;

- Chỉ đạo Thanh tra Sở, các phòng chức năng, Chi cục Quản lý thị trường chủ động và phối hợp với các lực lượng chức năng như Công an, Biên phòng, Hải quan, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế và UBND các huyện, thành phố, thị xã... rà soát, kiểm tra chặt chẽ, chấn chỉnh các cơ sở sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm; các cơ sở kinh doanh bán lẻ, cửa hàng, cửa hiệu, các chợ trung tâm, đầu mối... trên địa bàn tỉnh; chú trọng những vị trí, tuyến, địa bàn trọng điểm, phức tạp... Phát hiện và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng điều tra, phát hiện, bắt giữ, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

- Phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón; các cơ sở sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông - lâm - thủy - hải sản; Hội bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng tỉnh, các cơ quan báo chí truyền thông, UBND cấp huyện trong việc tăng cường công tác tuyên truyền giúp người dân phân biệt được các mặt hàng giả, hàng kém chất lượng và các vi phạm trong sản xuất, chế biến và bảo quản... của các đối tượng.

3. Công an tỉnh.

- Chỉ đạo các lực lượng trực thuộc chủ động, phối hợp nắm tình hình, thu thập thông tin, tài liệu về hành vi vi phạm các nội dung trên và các vi phạm pháp luật khác của tổ chức, cá nhân, người dân; xác minh các hành vi vi phạm pháp luật, mức độ và hình thức vi phạm để xác định các hình thức xử lý đúng quy định của pháp luật (xử lý vi phạm hành chính, hình sự). Xác lập và tổ chức đấu tranh các chuyên án, tập trung điều tra, làm rõ các vụ việc, các đối tượng, các đường dây, ổ nhóm, các tổ chức, cá nhân vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm với số lượng lớn, gây hậu quả nghiêm trọng để truy tố trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; phối hợp hỗ trợ với các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát khi có yêu cầu.

- Phát động và duy trì phong trào toàn dân tham gia tố giác các hành vi của tổ chức, cá nhân vi phạm những nội dung nêu trên và những tổ chức, cá nhân bao che, bảo kê, đồng lõa với những vi phạm đó…, đảm bảo vì sự phát triển bền vững của xã hội và sức khỏe của cộng đồng.

4. Cục Hải quan tỉnh

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện đúng quy trình, thủ tục hải quan; tăng cường kiểm tra, kiểm soát, giám sát các lô hàng nhập khẩu, tổ chức lực lượng tuần tra, kiểm soát để ngăn chặn các hành vi nhập lậu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn và chất cấm trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm.

- Tham mưu giúp Ban Chỉ đạo 389 tỉnh tổng hợp báo cáo, đôn đốc các sở, ban, ngành thành viên, các đơn vị liên quan và UBND huyện, thành phố, thị xã thực hiện có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra xử lý theo quy định của pháp luật trong việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm.

- Đề xuất Trưởng Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, UBND tỉnh khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích, đồng thời phê bình và xử lý nghiêm các trường hợp thiếu tinh thần trách nhiệm, để xảy ra vi phạm trong lĩnh vực và địa bàn quản lý.

5. Bộ đội Biên phòng tỉnh

Chỉ đạo các Đồn Biên phòng chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng, các địa phương tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát ngăn chặn các hành vi nhập lậu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm trên toàn tuyến biên giới đường bộ và đường biển.

6. Sở Y tế

- Phối kết hợp với lực lượng Quản lý thị trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra, rà soát toàn diện cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; việc cấp phép nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng thuốc, hành nghề dược có sử dụng các chất cấm sử dụng trong chăn nuôi (sulbutamol); phối hợp, hỗ trợ các cơ quan chức năng trong điều tra, làm rõ nguồn gốc các chất cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm và trong chăn nuôi.

- Chỉ đạo lực lượng Thanh tra chuyên ngành tăng cường các biện pháp nghiệp vụ nhằm góp phần kiểm soát tốt chất lượng hàng hóa, hỗ trợ các lực lượng chức năng phát hiện, điều tra, xử lý vi phạm.

7. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ động rà soát các hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phụ gia phẩm, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản để chủ động đề xuất, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản hiện chưa có.

- Phối hợp, hỗ trợ các sở, ban, ngành, địa phương trong việc kiểm định, đánh giá chất lượng, rà soát các hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản; xác định hàng giả, hàng kém chất lượng để làm căn cứ kết luận, xử lý các hành vi vi phạm; chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng trong việc phân tích, thử nghiệm, đề xuất phương án xử lý (tiêu hủy) tang vật là phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc, cấm sử dụng bị tịch thu.

8. Sở Tài chính và Cục Thuế tỉnh

- Phối hợp với Cục Hải quan và các đơn vị chức năng tiến hành kiểm tra, rà soát đánh giá việc thực hiện trình tự thủ nhập khẩu của Hải quan và các đơn vị xuất nhập khẩu các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi; thức ăn thủy sản; phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong quản lý cấp phép xuất nhập khẩu.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương tăng cường công tác kiểm tra, rà soát, phát hiện, chấn chỉnh xử lý những sai phạm trong việc chấp hành các quy định về thuế đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản,... trên địa bàn tỉnh.

- Đề xuất cơ chế hỗ trợ kinh phí trong việc kiểm tra, giám định, kiểm định, kinh phí lưu giữ và xử lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi giả, kém chất lượng.

9. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.

- Phối hợp với các sở, ban, ngành, chính quyền các cấp và Ban Chỉ đạo 389 tỉnh trong việc định hướng tuyên truyền; tăng cường số lượng tin, bài, thời lượng phát sóng tuyên truyền các quy định của pháp luật về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nói chung; kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh, phòng chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm nói riêng.

- Tuyên truyền, phản ánh kịp thời các hành vi sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm; đồng thời biểu dương các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia các hoạt động đấu tranh, bắt giữ và xử lý các vụ vi phạm liên quan đến các mặt hàng này trên các phương tiện thông tin đại chúng; kịp thời đưa lên công luận những trường hợp vi phạm.

- Phối hợp với các tổ chức, các Phòng Văn hóa Thể thao, Đài Truyền thanh và Truyền hình các địa phương triển khai tuyên truyền ở cơ sở theo chuyên đề hoặc lồng ghép nội dung tuyên truyền việc đấu tranh, phòng chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm trong các buổi sinh hoạt đoàn thể, tổ dân phố, khu dân cư,...

10. Các sở, ban, ngành và các đơn vị khác có liên quan: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và địa bàn do mình quản lý chủ động, phối hợp, trao đổi và cung cấp thông tin thực hiện tốt công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm.

11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã

- Chỉ đạo, chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm của tổ chức, cá nhân và việc áp dụng các sản phẩm trên vào sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ của các tổ chức, cá nhân, người dân trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo Đài Truyền thanh và Truyền hình, hệ thống truyền thanh cấp xã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến và tổ chức hướng dẫn pháp luật, cung cấp thông tin về chất lượng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thực phẩm bẩn, các loại chất cấm sử dụng trong chế biến thực phẩm, trong chăn nuôi cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng.

- Chỉ đạo các phòng, ban, ngành và UBND các xã, phường, thị trấn theo chức năng, nhiệm vụ, địa bàn quản lý xác định rõ các trọng điểm về sản xuất, kinh doanh, phân phối và tiêu thụ các mặt hàng nêu trên (như tuyến, địa bàn, đối tượng, mặt hàng, phương thức, thủ đoạn,...); xác định trách nhiệm của các đơn vị, kiên quyết không để xảy ra các hành vi sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm trên địa bàn quản lý.

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lực lượng Quản lý thị trường tổ chức các buổi tọa đàm, đối thoại với các tổ chức, cá nhân, người dân; tổ chức ký cam kết trong sản xuất, kinh doanh, chế biến, bảo quản, không sử dụng các mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm và không cung cấp, phân phối ra thị trường các loại hàng hóa không đảm bảo chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, thực phẩm bẩn, hàng không đảm bảo VSATTP, hàng cấm, vi phạm về đo lường, chất lượng...

- Chủ động phối kết hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể các cấp triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình phối hợp giám sát việc thực hiện pháp luật về quản lý, sản xuất, kinh doanh, sử dụng vật tư nông nghiệp; vận động các tổ chức thành viên tích cực tham gia giám sát, vận động các đoàn viên, hội viên không sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, phụ gia phẩm, phẩm màu, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, hóa chất bảo quản thực phẩm giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn; chất tạo nạc, các chất cấm trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm; kịp thời phản ánh, tố giác tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm pháp luật.

- Căn cứ nội dung Kế hoạch này chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch sát đúng tình hình của địa phương; phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh trao đổi thông tin và tổ chức chỉ đạo các xã, phường, thị trấn, các đơn vị chức năng triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm theo chức năng nhiệm vụ và địa bàn quản lý.

12. Đề nghị UBMT Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể cấp tỉnh, Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh và các đoàn thể xã hội:

Chỉ đạo các thành viên và Hội cấp dưới phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương đơn vị triển khai thực hiện các nội dung nêu trên đạt hiệu quả cao nhất; vận động đoàn viên, hội viên và toàn xã hội tích cực tham gia thực hiện công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả nói chung và đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, thực phẩm bẩn, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm...

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thủ trưởng các sở, ban, ngành có tên trên và UBND các huyện, thành phố, thị xã, các đơn vị liên quan căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình và nội dung của Kế hoạch này cụ thể hóa nhiệm vụ của mình để chủ động và phối hợp triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả trong thời gian từ ngày ban hành văn bản này đến hết năm 2016. Kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị gửi Văn phòng thường trực BCĐ 389 tỉnh (Cục Hải quan Hà Tĩnh) và Văn phòng UBND tỉnh trước ngày 05/5/2016 để theo dõi thực hiện.

Đơn vị, địa bàn, địa phương nào để xảy ra tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng cấm, sản xuất, kinh doanh hàng giả phức tạp, đặc biệt là mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm; có sự buông lỏng quản lý, bao che, bảo kê, làm ngơ cho những vi phạm nêu trên thì Lãnh đạo đơn vị, địa phương đó phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

2. Chế độ báo cáo: Định kỳ hàng tháng các đơn vị tổng hợp, báo cáo kết quả triển khai thực hiện thành nội dung riêng trong báo cáo kết quả công tác hàng tháng của đơn vị, gửi về Ban Chỉ đạo 389 tỉnh (qua Văn phòng thường trực), đồng thời gửi văn bản điện tử qua hộp thư: vptt389@hatinh.gov.vn). Giao Văn phòng thường trực BCĐ389 tỉnh (Cục Hải quan Hà Tĩnh) tổng hợp, báo cáo BCĐ và UBND tỉnh theo quy định./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Chỉ đạo 389 QG (b/c);
- TTr Tỉnh ủy, TTr HĐND (b/c);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- UBMT Tổ quốc và các đoàn thể cấp tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
- Chánh, Phó VP. UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TM;
- Gửi:
+ B.giấy: Các đơn vị không nhận được ĐT;
+ Bản điện tử: TP còn lại.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Hồng Lĩnh

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 114/KH-BCĐ389 năm 2016 về tăng cường chỉ đạo công tác thanh, kiểm tra, kiểm soát đấu tranh chống sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu trái phép phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc và chất cấm dùng trong chăn nuôi, chế biến thực phẩm tỉnh Hà Tĩnh

  • Số hiệu: 114/KH-BCĐ389
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 20/04/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
  • Người ký: Nguyễn Hồng Lĩnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/04/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản