Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 113/KH-UBND

Đồng Nai, ngày 04 tháng 5 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI

Thực hiện Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025; Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 9 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số hoạt động về lâm nghiệp thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025; Quyết định số 2879/QĐ-BNN-TCLN ngày 29 tháng 7 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025.

Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành ngành kinh tế, kỹ thuật theo hướng hiện đại, hiệu quả và cạnh tranh cao; liên kết chuỗi từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng đến chế biến thương mại lâm sản; thiết lập, quản lý, bảo vệ và phát triển và sử dụng bền vững rừng theo định hướng quy hoạch lâm nghiệp; huy động tối đa các nguồn lực xã hội, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các hoạt động lâm nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại vào công tác bảo vệ rừng, phát triển rừng. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, cung cấp đa dạng các loại hình dịch vụ môi trường rừng, tạo việc làm và thu nhập cho người dân, giữ vững quốc phòng, an ninh và xây dựng nông thôn mới.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về kinh tế: Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp từ 7,92% đến 9 %/ năm; kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt 2 tỷ USD vào năm 2025; trồng 2.615 ha rừng; sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng đạt 208.391 m3; thu dịch vụ môi trường rừng đạt 215 tỷ đồng; diện tích có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đạt trên 10.000 ha; thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng trong rừng.

b) Về xã hội: Góp phần ổn định đời sống của trên 8.000 hộ nhận khoán đất lâm nghiệp; tiếp tục duy trì, ổn định việc làm cho người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp chế biến và thương mại lâm sản.

c) Về môi trường: Tỷ lệ che phủ rừng ổn định đạt 28,3%; nâng cao chất lượng rừng tự nhiên; bảo tồn đa dạng sinh học và năng lực phòng hộ của rừng, cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

II. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Quản lý rừng

a) Hàng năm có kế hoạch tổ chức kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; Thông tư số 12-TT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh về Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 và các nhiệm vụ, giải pháp tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng;

b) Tiếp tục triển khai thực hiện quy hoạch 3 loại rừng, rà soát quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2025, định hướng năm 2030 phù hợp quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch lâm nghiệp quốc gia;

c) Tổ chức kiểm kê rừng, thống kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; công bố hiện trạng rừng, tỷ lệ che phủ rừng; bàn giao đất từ các chủ rừng về địa phương quản lý; đề xuất mở rộng ranh giới, diện tích rừng tự nhiên giao Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai quản lý;

d) Xây dựng kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng cho các đơn vị chủ rừng, hoàn thiện đối với diện tích đã được giao đất, đã được công nhận quyền sử dụng đất nhưng chưa lập hồ sơ giao rừng cho thuê rừng trên toàn tỉnh; xử lý những tồn tại về công tác giao khoán đất lâm nghiệp, đảm bảo diện tích giao khoán sử dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch và hiệu quả kinh tế;

đ) Kiểm tra, thực hiện đúng quy định về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; vị trí để xây dựng các công trình phục vụ phát triển du lịch sinh thái. Kiểm soát chặt chẽ việc trồng rừng thay thế của các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác; xử lý các dự án không chấp hành việc trồng lại rừng hoặc nộp tiền trồng rừng thay thế theo quy định;

e) Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp: Tiếp tục rà soát, củng cố hồ sơ, thực hiện các trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên diện tích 24.600 ha chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở 5 đơn vị chủ rừng, đó là: Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, Ban Quản lý rừng phòng hộ Long Thành, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú và Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp tỉnh.

g) Tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 30 tháng 7 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về di dời, bố trí ổn định dân cư khu vực ấp 4, ấp 5, xã Mã đà, huyện Vĩnh Cửu với 228 hộ dân, 986 nhân khẩu, diện tích bố trí tái định cư là 108 ha đất của Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai thu hồi và chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

2. Bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng

a) Quản lý bảo vệ và phát triển bền vững 172.455 ha rừng hiện có, gồm 123.939 ha rừng tự nhiên và 48.516 ha rừng trồng; xây mới 382 pano tuyên tuyền bảo vệ rừng, 04 bảng nội quy bảo vệ rừng, xây mới 13 trạm bảo vệ rừng và duy tu 17 trạm; nâng cao năng lực quản lý bảo vệ rừng của các địa phương, đơn vị chủ rừng, bảo vệ ổn định lâm phận 3 loại rừng; phát huy vai trò, lợi thế của từng loại rừng, trên cơ sở bảo tồn, sử dụng, cung cấp các dịch vụ và phát triển bền vững, góp phần phát triển kinh tế xã hội, duy trì các giá trị đa dạng sinh học của rừng, bảo vệ môi trường và thích ứng, giảm thiểu biến đổi khí hậu; giảm tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện phương án quản lý rừng bền vững của các chủ rừng.

Huy động các nguồn lực của xã hội để bảo vệ và phát triển rừng, góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa nghề rừng; nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với công tác bảo vệ và phát triển rừng của những người được hưởng lợi từ rừng hoặc có các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến rừng.

b) Chủ động xây dựng và thực hiện Phương án phòng cháy, chữa cháy rừng an toàn, hiệu quả theo phương châm 4 tại chỗ; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin phát hiện, cảnh báo cháy rừng; đầu tư cơ sở hạ tầng cho công tác phòng cháy, nâng cao khả năng kiểm soát cháy rừng và hiệu lực của công tác phòng cháy chữa cháy (PCCCR); giảm số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra, bảo vệ rừng tự nhiên và rừng trồng hiện có trên địa bàn tỉnh; xử lý thực bì trên các tuyến đường băng cản lửa rừng tự nhiên và rừng trồng, trảng cỏ với tổng diện tích bình quân 2.432 ha/năm; xây dựng 05 chòi canh lửa rừng, 35 bảng dự báo cháy rừng và trang bị dụng cụ, phương tiện phòng cháy chữa cháy; kiện toàn tổ chức các lực lượng phòng cháy chữa cháy, đảm bảo phòng cháy tốt, phát hiện kịp thời chữa cháy hiệu quả.

3. Giao khoán, khoán bảo vệ rừng

a) Đối với diện tích khoán thuộc quy hoạch rừng phòng hộ, sản xuất: tiếp tục thực hiện chuyển hợp đồng khoán theo Nghị định số 01/CP, Nghị định số 135/CP sang Nghị định số 168/2016/NĐ-CP với diện tích là 2.250 ha (1.617 hộ); lập hợp đồng mới theo Nghị định số 168/2016/NĐ-CP với diện tích là 1.326 ha (1.683 hộ); hợp đồng giao khoán theo Nghị định số 01/CP, Nghị định số 135/CP diện tích là 16.453 ha (5.840 hộ) tiếp tục thực hiện; chưa lập hợp đồng khoán 2.101 ha (1.774 hộ); khoán bảo vệ rừng tự nhiên 5.674 ha. Triển khai các giải pháp quản lý sử dụng hiệu quả diện tích khoán cho các hộ dân, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong hợp đồng khoán.

b) Đối với diện tích đất giao khoán thuộc quy hoạch rừng đặc dụng thuộc Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai: Rà soát củng cố hồ sơ khoán theo quy định hiện hành; từng bước thanh lý hợp đồng khoán trước thời hạn gắn với lộ trình thực hiện dự án quy hoạch di dời ổn định dân cư và trồng rừng thay thế; xử lý cây Keo lai.

4. Chi trả dịch vụ môi trường rừng

Đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các đối tượng cung ứng dịch vụ môi trường (các chủ rừng là tổ chức, các hộ gia đình được giao khoán đất lâm nghiệp, nhận khoán bảo vệ rừng) trên diện tích bình quân 148.410 ha/năm; rà soát các đối tượng sử dụng dịch vụ môi trường rừng, phấn đấu thu bình quân trên 43 tỷ đồng/năm; thực hiện chi trả cho các đối tượng cung ứng dịch vụ môi trường rừng kịp thời; kiểm tra, giám sát đảm bảo việc sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng hiệu quả, đúng quy định, chất lượng rừng ngày càng được nâng cao, bền vững; mở rộng ứng dụng công nghệ số trong công tác xác định diện tích, chất lượng rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng; chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng qua tài khoản ngân hàng.

5. Bảo tồn thiên nhiên

a) Tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 Dự án Khẩn cấp bảo tồn Voi tỉnh Đồng Nai, xây dựng 20 km hàng rào điện; thông báo kết quả điều tra Voọc Chà vá chân đen (Pygathrix nigripes) tại Núi Chứa Chan, huyện Xuân Lộc; tăng cường công tác quản lý bảo vệ, quản lý động, thực vật hoang dã gây nuôi, trồng cấy nhân tạo thực hiện quản lý theo đúng quy định gây nuôi sinh sản, sinh trưởng các loài động vật hoang dã đối với 1.115 trại nuôi, cơ sở nuôi động vật hoang dã với trên 271.407 cá thể; tăng cường công tác giám sát bảo vệ động vật rừng, bảo vệ các hệ sinh thái. Định kỳ nâng cấp phần mềm quản lý động vật hoang dã.

b) Mở rộng hợp tác, phối hợp với các tổ chức bảo tồn chung tay, hỗ trợ tài chính điều tra, đánh giá, đề xuất các giải pháp, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo tồn các hệ sinh thái rừng đặc trưng, các loài động, thực vật, các nguồn gen nguy cấp quý hiếm; tuyên truyền nâng cao nhận thức về trách nhiệm toàn xã hội trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, nhất là các loài động, thực vật nguy cấp quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.

6. Phát triển, nâng cao năng suất, chất lượng rừng

a) Trồng rừng mới 79,68 ha (rừng đặc dụng 39,22 ha, rừng phòng hộ 40,46 ha); trồng lại rừng sau khai thác 3.500 ha/năm; trồng bổ sung nâng cao chất lượng rừng 2.468 ha; chăm sóc rừng 2.491 ha/năm; trồng 20 triệu cây xanh các loại theo Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Trồng rừng thâm canh, kinh doanh gỗ lớn: Tiếp tục mở rộng diện tích rùng trồng Keo lai từ chu kỳ kinh doanh 5-6 năm/chu kỳ sang 8-12 năm/chu kỳ. Tận dụng lợi thế về tiềm năng đất đai, điều kiện thời tiết và địa hình nhân lực tại các vùng sản xuất lâm nghiệp để trồng rừng thâm canh tập trung, xác định cây Keo lai là cây lâm nghiệp chủ lực, năng suất bình quân 20-25 m3/năm cung cấp nguyên liệu giấy, cải thiện đời sống cho người trồng rừng. Tăng sản lượng cây Keo lai bình quân 84.000m3/năm lên đến 100.000m3/năm.

b) Rà soát quỹ đất, huy động các nguồn lực tài chính, vận động các cá nhân, tổ chức chung tay thực hiện hoàn thành chỉ tiêu trồng 20 triệu cây xanh theo Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, góp phần thực hiện Đề án trên toàn quốc.

c) Về nguồn giống cây trồng: Lựa chọn, tiếp nhận giống, công nghệ nhân giống cây trồng lâm nghiệp mới có năng suất, chất lượng cao phù hợp với điều kiện sinh thái; giám sát chuỗi hành trình sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp, từ khâu thu hái vật liệu giống, sản xuất đến cung cấp cây giống cho trồng rừng; tăng cường kiểm tra 08 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp do cấp tỉnh cấp giấy phép và 46 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng do cấp huyện cấp giấy phép; sản xuất cây con gỗ lớn các loại 450.000 cây/năm, Keo lai 5 triệu cây/năm.

d) Rừng tự nhiên: Phát triển hệ thống rừng đặc dụng, bảo tồn phát huy giá trị nguồn gen và đa dạng sinh học, đáp ứng yêu cầu duy trì cân bằng sinh thái và phát triển lâm nghiệp bền vững; giám sát, đánh giá tư liệu hóa tài nguyên đa dạng sinh học phục vụ công tác quản lý, bảo tồn và cung cấp nguồn vật liệu cho lai tạo giống, phát triển rừng trồng, tạo sản phẩm thương hiệu mới; nâng cao khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập quốc tế. Nâng cao chất lượng rừng, trữ lượng rừng, góp phần thực hiện mục tiêu bảo tồn và phát triển nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học thông qua tác động các biện pháp kỹ thuật lâm sinh vào diện tích rừng tự nhiên nghèo, nghèo kiệt.

7. Khai thác và chế biến gỗ

a) Khai thác rừng trồng sản xuất 3.500 ha/năm, sản lượng 450.000 m3; gỗ khai thác chủ yếu là Keo lai, Cao su, Điều, khai thác cây phụ trợ, khai thác cây trồng phân tán.

b) Tập trung triển khai Đề án sản xuất, chế biến lâm sản bền vững đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, quy hoạch cơ sở chế biến gỗ; cải tiến công nghệ mẫu mã; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về chế biến lâm sản; truy xuất nguồn gốc sản phẩm lâm nghiệp; dự báo thị trường, cập nhật thông tin về chính sách thương mại, thị hiếu, giá cả, tiêu chuẩn sản phẩm; xúc tiến mở rộng thị trường; sàn giao dịch điện tử, hình thành chuỗi cung ứng tiêu thụ gỗ lâm sản; xây dựng vùng nguyên liệu bền vững; xây dựng thương hiệu gỗ Việt và sử dụng nguồn gỗ hợp pháp, được cấp chứng chỉ quản lý chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) cho các mặt hàng xuất khẩu; hỗ trợ pháp lý và cải cách thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp chế biến gỗ; giá trị sản xuất đồ gỗ và lâm sản 2 tỷ USD vào năm 2025.

8. Du lịch sinh thái

Tập trung xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện Đề án phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng ở Núi Chứa Chan, Vườn quốc gia Cát Tiên, Khu Bảo tồn Thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai, Ban Quản lý rừng phòng hộ Tân Phú, Ban Quản lý rừng phòng hộ Long Thành. Thông báo rộng rãi việc cho thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí. Mời gọi các doanh nghiệp có tiềm năng tài chính, kinh nghiệm tham gia đầu tư xây dựng các dự án du lịch sinh thái rừng đặc trưng, độc đáo; kết nối các tua du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trong và ngoài tỉnh. Tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm du lịch đặc trưng, độc đáo trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội.

9. Thực hiện các chương trình, đề án, dự án

a) Dự án Xây dựng bổ sung dự án Khẩn cấp bảo tồn voi giai đoạn 2014-2022, xây dựng bổ sung 20 km hàng rào điện (theo Quyết định số 3445/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh);

b) Dự án Nâng cao năng lực PCCCR cho lực lượng kiểm lâm tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2014-2020 (theo Quyết định số 256/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh);

c) Dự án lắp đặt hệ thống tháp quan trắc cháy rừng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (theo Kế hoạch số 240/KH-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai);

d) Dự án ứng dụng khoa học công nghệ nâng cao chất lượng công tác quản lý, giám sát tài nguyên rừng tại Đồng Nai (theo Kế hoạch số 240/KH-UBND ngày 04 tháng 11 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về kế hoạch chuyển đổi số ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai);

đ) Dự án “Xây dựng sàn giao dịch đồ gỗ điện tử tỉnh Đồng Nai” (theo Quyết định số 2229/QĐ-UBND ngày 26 tháng 8 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh);

e) Dự án “Xây dựng hệ thống thông tin ngành gỗ tỉnh Đồng Nai” (Theo Quyết định số 2918/QĐ-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh);

g) Dự án rà soát điều chỉnh quy hoạch 03 loại rừng phù hợp với Luật Lâm nghiệp và quy hoạch sử dụng đất tích hợp sau khi hoàn thành (thuộc Kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020-2030 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai theo Quyết định 4306/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2019);

h) Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (theo Kế hoạch số 8265/KH-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh);

i) Dự án đánh giá công tác thực hiện giao khoán rừng, đất lâm nghiệp và xây dựng phương án quản lý, sử dụng, phát triển bền vững diện tích đất giao khoán trên địa bàn tỉnh Đồng Nai;

10. Thực hiện công tác truyền thông về lâm nghiệp

a) Tuyên truyền, phổ biến kịp thời chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước; Giá trị, vai trò, vị trí của rừng Đồng Nai nhằm nâng cao sự hiểu biết cho cán bộ, công chức, nhân dân, doanh nghiệp ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai về quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Bảo tồn đa dạng sinh học; Phòng cháy, chữa cháy rừng; Sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp, sử dụng rừng và chế biến lâm sản;

b) Đẩy mạnh tuyên truyền hoàn thành mục tiêu chương trình trồng 20 triệu cây xanh trên địa bàn tỉnh; mời gọi các thành phần kinh tế đầu tư vào trồng rừng, phát triển lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng, nâng cao giá trị gia tăng của ngành Lâm nghiệp;

c) Kế hoạch truyền thông nhằm thay đổi nhận thức xã hội về hình ảnh tích cực của người chiến sỹ Kiểm lâm, cán bộ bảo vệ rừng trong công tác bảo vệ rừng, phát triển rừng, bảo vệ tài nguyên đất nước.

III. NHU CẦU VỐN

1. Nhu cầu vốn đầu tư: 2.206,118 triệu đồng, trong đó;

- Quản lý, bảo vệ rừng: 913,005 triệu đồng

- Phát triển rừng: 216,533 triệu đồng

- Sử dụng rừng, thương mại lâm sản: 1.020,096 triệu đồng

- Các dự án, đề án: 56,484 triệu đồng

2. Nguồn vốn đầu tư: 2.206,118 triệu đồng, trong đó:

- Nguồn ngân sách tỉnh: 1.061,577 triệu đồng.

- Nguồn dịch vụ môi trường rừng: 205,545 triệu đồng

- Nguồn ngoài ngân sách: 938,996 triệu đồng.

(Kèm theo phụ lục 01, 02, 03, 04, 05)

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Về cơ chế, chính sách đầu tư

a) Tổ chức triển khai đồng bộ, đầy đủ các chính sách đầu tư cho công tác bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng; bảo vệ và cứu hộ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; phát triển, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp; mua sắm phương tiện, trang bị, thiết bị bảo vệ rừng; quan trắc, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; quy hoạch 3 loại rừng; xây dựng các chương trình, đề án phát triển lâm nghiệp; điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng.

b) Hỗ trợ đầu tư cho các hoạt động chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, khuyến lâm và cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong: thâm canh rừng trồng cung cấp gỗ lớn, trồng cây bản địa, trồng rừng hỗn loài; hiện đại hóa quy trình sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp, trồng, chăm sóc, bảo vệ, khai thác rừng; khai thác, vận chuyển, chế biến và bảo quản lâm sản; công nghiệp hỗ trợ trong chế biến lâm sản; quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng sản xuất. Phát triển kết cấu hạ tầng gắn với đầu tư phát triển, kinh doanh rừng sản xuất theo chuỗi giá trị; hợp tác, liên kết bảo vệ và phát triển rừng của đồng bào dân tộc thiểu số, cộng đồng dân cư gắn với chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới. Triển khai các chính sách ưu đãi đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp.

2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật

a) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến và quán triệt Chỉ thị số 13/CT-TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng; Thông tri số 12/TT-TU ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng và các nội dung của Chương trình đến cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị các địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan.

b) Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp về các giá trị kinh tế, xã hội, môi trường, đa dạng sinh học, giá trị cung ứng dịch vụ môi trường rừng, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của đất nước, bảo vệ quốc phòng, an ninh của rừng; tăng cường giáo dục pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân bằng các hình thức phong phú và đa dạng tạo sự thay đổi về nhận thức bảo vệ rừng; nâng cao nhận thức của chính quyền các cấp về trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng; vận động các hộ gia đình sống trong và gần rừng cam kết bảo vệ rừng; xây dựng thực hiện các quy ước bảo vệ rừng; nâng cao nhận thức về phát triển rừng bền vững, rừng trồng gỗ lớn có năng suất, chất lượng cao, sử dụng lâm sản có nguồn gốc hợp pháp, phát triển du lịch sinh thái.

3. Quản lý quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp.

a) Tổ chức rà soát và thực hiện quy hoạch 3 loại rừng đến năm 2030, định hướng đến năm 2050 phù hợp quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai và quy hoạch lâm nghiệp quốc gia; toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp phải được quản lý trên cơ sở phương án quản lý rừng bền vững; khai thác, sử dụng và nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ môi trường rừng, phát triển du lịch sinh thái, giá trị kinh tế, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường;

b) Tiếp tục xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện giao rừng, cho thuê rừng theo quy định, đảm bảo toàn bộ diện tích đất, rừng phải có chủ quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật; rà soát, lập hồ sơ, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp; cắm mốc ranh giới cho các đơn vị chủ rừng;

c) Kiểm tra chặt chẽ, thực hiện đúng quy định về chuyển mục đích sử rừng sang mục đích khác; trồng rừng thay thế của các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác;

d) Triển khai các giải pháp để giải quyết những tồn tại, khó khăn trong thực hiện chính sách giao khoán đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài, đảm bảo diện tích giao khoán phải sử dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, kinh tế, môi trường.

4. Kiện toàn đổi mới sản xuất.

a) Các Công ty lâm nghiệp tiếp tục rà soát, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, xác định rõ mục tiêu, định hướng sản xuất kinh doanh chính gắn kết giữa phát triển vùng nguyên liệu với sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ, hình thành mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa trên đơn vị diện tích sản xuất, nâng cao đời sống của người lao động trong công ty và hộ nhận khoán.

b) Tiếp tục duy trì, củng cố nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng theo cơ chế đơn vị sự nghiệp công lập có thu; chủ động, tích cực khai thác các tiềm năng và nguồn lực của các đơn vị chủ rừng để trồng rừng kinh tế, sản xuất nông lâm kết hợp, tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khai thác hợp lý các nguồn lợi từ rừng và môi trường rừng, các loại lâm sản ngoài gỗ ... để tạo nguồn thu cho hoạt động của đơn vị và tham gia đóng góp vào ngân sách.

c) Về chế biến và thương mại lâm sản: tiếp tục thực hiện các giải pháp về đổi mới công nghệ, liên kết phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng, thị trường tiêu thụ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực,... theo Quyết định số 1379/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án sản xuất, chế biến lâm sản bền vững đến 2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh Đồng Nai.

5. Bố trí, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển ngành lâm nghiệp

a) Ngân sách Nhà nước đảm bảo đầu tư cho các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng phòng hộ, đặc dụng; hỗ trợ đầu tư phát triển rừng sản xuất; chế biến lâm sản;

b) Huy động mọi nguồn lực xã hội, vốn đóng góp của các tổ chức cá nhân hỗ trợ, đầu tư bảo tồn đa dạng sinh học, trồng rừng, trồng cây xanh, chế biến, thương mại lâm sản;

c) Tiếp tục nghiên cứu mở rộng các nguồn thu cho ngành lâm nghiệp thông qua chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; mời gọi đầu tư du lịch sinh thái rừng; cung cấp, trao đổi dịch vụ hấp thụ các bon,....

6. Hợp tác quốc tế và xúc tiến thương mại

a) Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học, trọng tâm là các loài động thực vật nguy cấp quý hiếm, các chương trình hợp tác phục hồi rừng tự nhiên, tăng cường thực thi pháp luật Lâm nghiệp;

b) Tiếp tục phối hợp, hỗ trợ Hiệp hội gỗ và thủ công mỹ nghệ tỉnh mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài để mở rộng, tìm kiếm thị trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu, xuất khẩu các sản phẩm gỗ và đồ gỗ đã qua chế biến phù hợp luật pháp, các cam kết thương mại đã được Chính phủ Việt Nam ký kết tham gia.

7. Lồng ghép các chương trình, đề án khác trên địa bàn

a) Thực hiện lồng ghép Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh giai đoạn 2021-2025 với Kế hoạch hành động REDD+ tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2020-2030 theo Quyết định 4306/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai; Kế hoạch số 8265/KH-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Đề án sản xuất, chế biến lâm sản bền vững đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh Đồng Nai theo Quyết định số 1379/QĐ-UBND ngày 26 tháng 4 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh; các đề án phát triển du lịch sinh thái rừng; Quyết định số 413/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Đề án “Tổng thể bảo tồn voi Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020”.

b) Lồng ghép, gắn kết chương trình nông thôn mới phát triển theo hướng bền vững đảm bảo thực hiện các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường; khai thác các giá trị từ rừng để gia tăng giá trị ngành, giải quyết công việc làm tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân gần rừng. Chương trình ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh trồng rừng, nâng cao chất lượng rừng và quản lý tài nguyên rừng bền vững, nâng tỷ lệ che phủ rừng, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học của rừng kết hợp du lịch sinh thái, đa dạng hóa sinh kế cho dân cư sống trong rừng và gần rừng, thực hiện các chương trình giảm phát thải khí nhà kính thông qua những nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 và phối hợp triển khai thực hiện các chương trình, dự án.

b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai và tổ chức thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững; kiểm tra, giám sát việc thực hiện, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện hiệu quả Kế hoạch; định kỳ hoặc đột xuất, hàng năm, sơ kết, tổng kết báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về chủ trương đầu tư, khả năng cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư công; cân đối và bố trí vốn, tính toán các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác, hướng dẫn các thủ tục đầu tư để thực hiện có hiệu quả các nội dung của kế hoạch.

3. Sở Tài chính tùy vào tình hình ngân sách của năm, Sở Tài chính cân đối tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch theo quy định.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chính quyền địa phương hướng dẫn các đơn vị chủ rừng tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp.

5. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan đơn vị liên quan triển khai thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh, trong đó có lồng ghép xúc tiến thương mại lâm sản; nghiên cứu đề xuất các chương trình, đề án xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy xuất khẩu lâm sản, hỗ trợ quảng bá sản phẩm thế mạnh của tỉnh.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố

a) Chỉ đạo tổ chức các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng trên địa bàn quản lý; bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn vốn hợp pháp để triển khai thực hiện và hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ, các dự án về phát triển lâm nghiệp gắn với ổn định dân cư;

b) Tổ chức triển khai, quản lý, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các dự án thuộc địa phương quản lý; tổ chức kiểm tra, giám sát thực hiện Kế hoạch; định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện Kế hoạch và tổ chức sơ kết, tổng kết kế hoạch ở địa phương.

7. Các Sở, ngành liên quan phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện Kế hoạch; tham gia kiểm tra, giám sát và đôn đốc thực hiện Kế hoạch.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ngành, đơn vị, địa phương triển khai tổ chức thực hiện đạt hiệu quả./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT. UBND tỉnh;
- Các đơn vị thực hiện (Mục V);
- Chánh, các PCVP. UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTNS, KTN.
(Khoa/264. chuankehoachlamnghiep)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Võ Văn Phi

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP BỀN VỮNG TỈNH ĐỒNG NAI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 113/KH-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

TT

Nội dung nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian hoàn thành

Kết quả/sản phẩm

1

2

3

4

5

6

I

KIỆN TOÀN BAN CHỈ ĐẠO, VĂN PHÒNG THƯỜNG TRỰC BAN CHỈ ĐẠO

 

 

 

1

Kiện toàn Ban chỉ đạo, Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021-2025

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

các đơn vị liên quan

Tháng 05/2023

Báo cáo kết quả kiện toàn Ban chỉ đạo, BCĐ Chương trình PTLNBV

II

BAN HÀNH CƠ CHẾ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

 

 

 

1

Ban hành văn bản hướng dẫn địa phương thực hiện Kế hoạch

Sở Nông nghiệp và PTNT

Chi cục Kiểm lâm và các đơn vị liên quan

Tháng 05/2023

Văn bản hướng dẫn

III

TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG

 

 

 

1

Tổng hợp kế hoạch phân bổ kinh phí sự nghiệp gửi Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp cân đối, bố trí vốn địa phương cho các đơn vị chủ rừng thực hiện Kế hoạch

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Nông nghiệp và PTNT; Chi cục Kiểm lâm và các đơn vị liên quan

Hàng năm

Văn bản, kế hoạch phân bổ kinh phí

2

Xây dựng kế hoạch thực hiện Kế hoạch hàng năm

Sở Nông nghiệp và PTNT

Chi cục Kiểm lâm và các đơn vị liên quan

Hàng năm

Kế hoạch thực hiện hàng năm

3

Thẩm định, trình phê duyệt, triển khai các công trình lâm sinh sử dụng nguồn vốn ngân sách tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Chi cục Kiểm lâm và các đơn vị liên quan

Hàng năm

Quyết định phê duyệt

4

Cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển để thực hiện Kế hoạch

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị liên quan

Hàng năm

Quyết định phân khai vốn

5

Cân đối bố trí vốn sự nghiệp thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật liên quan

Sở Tài Chính

Sở Nông nghiệp và PTNT, các đơn vị liên quan

Hàng năm

Quyết định phân khai vốn

6

Triển khai các nhiệm vụ giải pháp thực hiện Kế hoạch

Sở Nông nghiệp và PTNT

Chi cục Kiểm lâm và các đơn vị liên quan

Hàng năm

 

a

Quy hoạch 03 loại rừng trên địa bàn tỉnh phù hợp Quy hoạch sử dụng đất tỉnh, Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan

Thường xuyên

Các hoạt động tổ chức triển khai, văn bản hướng dẫn

b

Xây dựng, triển khai các các dự án, đề án về lĩnh vực lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và PTNT

Chi cục Kiểm lâm và các đơn vị liên quan

Thường xuyên

Quyết định phê duyệt các dự án, đề án

c

Phát triển nguồn nhân lực

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Nội vụ và các đơn vị liên quan

Thường xuyên

Các hoạt động đào tạo tập huấn

d

Huy động các nguồn vốn, thực hiện đa dạng các nguồn vốn thực hiện Kế hoạch

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Tài Chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan

Thường xuyên

Các hoạt động Chương trình, Dự án, đề án văn bản

IV

KIỂM TRA GIÁM SÁT THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

 

 

 

1

Kiểm tra, đôn đốc, theo dõi, giám sát, đánh giá thực hiện Kế hoạch

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các đơn vị liên quan

Thường xuyên

Các cuộc kiểm tra, đôn đốc

2

Tổng hợp, định kỳ báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch; sơ kết giữa kỳ, tổng kết về kết quả thực hiện Kế hoạch.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các đơn vị liên quan

Thường xuyên

Văn bản, báo cáo, hội nghị sơ kết, tổng kết

 

PHỤ LỤC 01:

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU BẢO VỆ RỪNG, PCCCR GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 113/KH-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

Hạng mục

ĐVT

Giai đoạn 2021 - 2025

Tổng cộng

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

I. Bảo vệ rừng

 

 

 

 

 

 

 

1. Xây Bảng nội quy bảo vệ rừng

 

 

 

 

 

4

4

- Trung tâm DVNN tỉnh

 

 

 

 

 

4

4

2. Pano tuyên truyền BVR

Bản

80

80

80

82

60

382

- Vườn quốc gia Cát Tiên

 

20

20

20

20

 

80

- Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai - Chi nhánh miền Đông

 

60

60

60

60

60

300

- Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh

 

 

 

 

2

 

2

3. Theo dõi diễn biến rừng, công bố hiện trạng rừng

Triệu đồng

0

0

1.000

1.000

1.000

3.000

II. Phòng cháy chữa cháy rừng

 

 

 

 

 

 

 

1. Phát dọn đường băng PCCCR

ha

2.432

2.432

2.432

2.432

2.432

12.160

- VQG Cát Tiên

ha

325

325

325

325

325

1.625

- Khu BTTN Văn hóa Đồng Nai

 

624

624

624

624

624

3.120

- BQLRPH Tân Phú

 

379

379

379

379

379

1.895

- BQL RPH Long Thành

 

20

20

20

20

20

100

- Trung tâm dịch vụ NN tỉnh Đồng Nai

 

 22

22

22

22

22

110

- Công ty CP Tập đoàn Tân Mai - Chi nhánh Đông Nam Bộ

 

50

50

50

50

50

250

- Ban QLRPH Xuân Lộc

 

513

513

513

513

513

2.565

- Công ty TNHH MTV LN La Ngà

 

450

450

450

450

450

2.250

- UBND các huyện Tân Phú, Xuân Lộc, TP. Long Khánh

 

49

49

49

49

49

245

2. Xây mới chòi canh lửa rừng

Chòi

1

1

1

1

1

5

- Khu Bảo tồn thiên nhiên-Văn hóa Đồng Nai

 

 

1

1

1

1

4

- Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp La Ngà

 

1

 

 

 

 

1

3. Xây bảng dự báo cháy rừng

Bảng

2

15

1

15

 

35

- Khu Bảo tồn thiên nhiên-Văn hóa Đồng Nai

 

 

1

1

1

 

3

- Vườn quốc gia Cát Tiên

 

 

14

 

14

 

28

- Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh

 

2

 

 

 

2

4

III. Xây dựng CSHT lâm nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

1. Xây mới Trạm Bảo vệ rừng

Trạm

1

3

2

4

3

13

- Khu Bảo tồn thiên nhiên-Văn hóa Đồng Nai

 

1

2

1

2

2

8

- Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp La Ngà

 

 

1

1

1

1

4

- Trung tâm DVNN nghiệp tỉnh

 

 

 

 

1

 

1

2. Nâng cấp trạm bảo vệ rừng

Trạm

5

5

6

1

 

17

- Khu Bảo tồn thiên nhiên-Văn hóa Đồng Nai

 

1

1

1

1

 

4

- Vườn quốc gia Cát Tiên

 

3

3

3

 

 

9

- Công ty CP Tập đoàn Tân Mai - Chi nhánh Đông Nam Bộ

 

1

1

1

 

 

3

- Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh

 

 

 

1

 

 

1

3. Xây mới chốt bảo vệ rừng

 

 

 

 

1

 

1

- Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp tỉnh

 

 

 

 

1

 

1

 

PHỤ LỤC 02:

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU GIAO KHOÁN VÀ KHOÁN BẢO VỆ RỪNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 113/KH-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

Đơn vị thực hiện

Diện tích giao khoán và khoán bảo vệ rừng (ha)

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Bình quân/năm

1. Khoán bảo vệ rừng

5.674

5.674

5.674

5.674

5.674

5.674

- Vườn quốc gia Cát tiên

5.674

5.674

5.674

5.674

5.674

5.674

2. Giao khoán NĐ 168

2.687

1.169

1.169

1.169

1.169

3.575

- Khu Bảo tồn TN - Văn hóa Đồng Nai

218

218

218

218

218

1.090

- Ban QLRPH Tân Phú

225.7

225.2

225.2

225.2

225.2

1.126

- Ban QLRPH Xuân Lộc

 85

85

85

85

85

429

- Ban QLRPH Long Thành

 98

208

208

208

208

930

 

PHỤ LỤC 03:

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 113/KH-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

Đơn vị thực hiện

Diện tích chi trả dịch vụ môi trường rừng (ha)

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng

1. Chi trả dịch vụ môi trường rừng

148.410

148.410

148.410

148.410

148.410

452.020

- Vườn quốc gia Cát Tiên

5.866

5.866

5.866

5.866

5.866

29.330

- Khu BTTN Văn hóa Đồng Nai

48.036

48.036

48.036

48.036

48.036

240.180

- Ban QLRPH Tân Phú

17.270

17.270

17.270

17.270

17.270

86.350

- Ban QLRPH Xuân Lộc

4.307

4.307

4.307

4.307

4.307

21.535

- Công ty TNHH MTV LN La Ngà

8.578

8.578

8.578

8.578

8.578

42.890

- Trung tâm dịch vụ NN tỉnh Đồng Nai

158

158

158

158

158

790

- Công ty CP Tập đoàn Tân Mai - Chi nhánh Đông Nam Bộ

757

757

757

757

757

3.785

- UBND huyện Tân Phú (các xã và hộ gia đình)

3.805

3.805

3.805

3.805

3.805

19.025

- UBND huyện Định Quán

5

5

5

5

5

25

- UBND huyện Vĩnh Cửu

391

391

391

391

391

1.955

- UBND huyện Xuân Lộc (các xã và hộ gia đình)

994

994

994

994

994

4.970

- Cty CP giống LN vùng Nam bộ

217

217

217

217

217

1.085

- TT Nghiên cứu thực nghiệm LN ĐNB

6

6

6

6

6

30

- Tổ chức khác

14

14

14

14

14

70

 

PHỤ LỤC 04:

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN RỪNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 113/KH-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

Đơn vị thực hiện

Chỉ tiêu phát triển rừng (ha)

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng

1. Trồng mới (ha)

39.22

8.61

28.77

 

 

79.68

1.1. Rừng đặc dụng

 

 

 

 

 

39.22

- Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai

39.22

 

 

 

 

39.22

1.2. Rừng phòng hộ

 

 

 

 

 

40.46

- Ban QLRPH Long Thành

 

8.61

3.08

 

 

11.69

- Ban QLRPH Xuân Lộc

 

 

28.77

 

 

28.77

2. Trồng bổ sung nâng cao chất lượng rừng phòng hộ (ha)

500

500

500

500

468,07

2.468,07

- Ban QLRPH Xuân Lộc

150

150

150

150

150

750

- Ban QLRPH Tân Phú

350

350

350

350

318.07

1718,07

3. Trồng lại rừng sản xuất sau khai thác (ha)

2.774

2.741

2.652

2.746

2.767

13.680

- Ban QLRPH Tân Phú

41

 

10

18

29

98

- Ban QLRPH Xuân Lộc

343

273

272

325

350

1.563

- Công ty CP Tập đoàn Tân Mai - Chi nhánh Đông Nam Bộ

180

180

180

180

180

900

- Công ty TNHH MTVLN La Ngà

190

288

190

203

208

1.079

- Công ty CP giống LN vùng Nam Bộ

20

 

 

20

 

40

- Các chủ rừng là hộ gia đình

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

10.000

4. Nuôi dưỡng rừng tự nhiên (ha)

811

850

808

814

747

4.030

- Khu Bảo tồn thiên nhiên-Văn hóa Đồng Nai

511

550

508

514

447

2.530

5. Khoanh nuôi phục hồi rừng (ha)

400

443.8

420

20

10

1.293.8

1. Trồng mới (ha)

39.22

8.61

28.77

 

 

79.68

1.1. Rừng đặc dụng

 

 

 

 

 

39.22

- Khu Bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai

39.22

 

 

 

 

39.22

1.2. Rừng phòng hộ

 

 

 

 

 

40.46

- Ban QLRPH Long Thành

 

8.61

3.08

 

 

11.69

- Ban QLRPH Xuân Lộc

 

 

28.77

 

 

28.77

2. Trồng bổ sung nâng cao chất lượng rừng phòng hộ (ha)

500

500

500

500

468,07

2.468,07

- Ban QLRPH Xuân Lộc

150

150

150

150

150

750

- Ban QLRPH Tân Phú

350

350

350

350

318.07

1718,07

3. Trồng lại rừng sản xuất sau khai thác (ha)

2.774

2.741

2.652

2.746

2.767

13.680

- Vườn QG Cát Tiên

400

400

400

 

 

1.200

- Ban QLRPH Long Thành

0

43.8

20

20

10

93.8

6. Trồng cây phân tán (triệu cây)

1.782

4.480

4.646

4.646

4.646

20.000

 

PHỤ LỤC 05:

NGUỒN KINH PHÍ ĐẦU TƯ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số: 113/KH-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai)

Hạng mục

Nguồn vốn đầu tư (triệu đồng)

Tổng cộng (triệu đồng)

Nguồn TW

Nguồn Tỉnh

Nguồn DVMTR

Nguồn khác

1. Bảo vệ rừng

 

358.782

 

 

358.782

2. Theo dõi diễn biến rừng, công bố hiện trạng rừng

 

3.000

 

 

3.000

3. Phát triển rừng

 

76.833

 

139.700

216.533

4. Dịch vụ môi trường rừng

 

 

205.545

 

205.545

5. Cơ sở hạ tầng lâm nghiệp

 

536.314

 

300

536.614

6. Các dự án, đề án

 

56.484

 

 

56.484

7. Du lịch sinh thái

 

15.555

 

798.996

814.551

8. Tuyên truyền

 

2.709

 

 

2.709

9. Theo dõi, kiểm kê, giám sát tài nguyên rừng

 

9.650

 

 

9.650

10. Khoán bảo vệ rừng

 

2.250

 

 

2.250

Tổng cộng

 

1.061.577

205.545

938.996

2.206.118

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 113/KH-UBND năm 2023 thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

  • Số hiệu: 113/KH-UBND
  • Loại văn bản: Kế hoạch
  • Ngày ban hành: 04/05/2023
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
  • Người ký: Võ Văn Phi
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 04/05/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản