Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 111/KH-UB

Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2011

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THỦ ĐÔ GIAI ĐOẠN 2011- 2016

Thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ thành phố Hà Nội; Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương về việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục;

Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng Kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Thủ đô giai đoạn 2011- 2016 như sau:

Phần 1.

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THỦ ĐÔ

1. Trước khi có Chỉ thị 40-CT/TƯ năm 2005:

Trước năm 2005, Hà Nội là mội trong những tỉnh thành dẫn đầu cả nước về phát triển Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), cả về quy mô, chất lượng dạy và học trình độ đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý (CBQL) giáo dục Hà Nội còn bộc lộ một số hạn chế như:

Toàn Thành phố còn 2.037 giáo viên chưa đạt chuẩn (Hà Nội cũ 73, Hà Tây cũ 1964); Tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn của các ngành học, cấp học chưa cao; Trình độ Ngoại ngữ, Tin học, Lý luận chính trị của nhiều CBQL và giáo viên còn yếu. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và trong giảng dạy chưa được áp dụng rộng rãi. Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên cuối năm chưa cao, vẫn còn 0,1% giáo viên mầm non và 0,1% giáo viên tiểu học xếp loại yếu - kém.

2. Sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô năm 2008:

Sau khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô theo Nghị quyết 15/2008/NQ-QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội, ngành GD&ĐT đã có nhiều giải pháp để giữ vững kết quả đạt được. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý có điều kiện giao lưu, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ.

Tuy nhiên, tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn chưa cao (MN: 13,5%, TH: 76,7%, THCS; 49%, THPT: 8,4%, TCCN: 28,5%, GDTX: 1,1%, GD KTTH: 4,81%). Đội ngũ giáo viên chưa thật đồng bộ về cơ cấu (cấp THCS). Trình độ đội ngũ CBQL và giáo viên chưa đồng đều giữa các quận huyện; một số trường ở miền núi và vùng giữa sông còn thiếu giáo viên. Trình độ Ngoại ngữ, Tin học của một số CBQL và giáo viên còn hạn chế. Cơ chế quản lý ngành và một số chế độ, chính sách đối với CBQL và giáo viên giữa các địa phương mới hợp nhất chưa đồng bộ.

3. Kết quả sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương

Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý Hà Nội có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nhiều cán bộ, nhà giáo có phẩm chất đạo đức, chính trị và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; 100% CBQL và giáo viên đạt chuẩn, trong đó tỷ lệ trên chuẩn đào tạo của mầm non đạt: 37,1%; tiểu học 92%; THCS: 62%; THPT: 15,9%; TCCN 26,2%; GDTX: 1,5%; TT GDKTTH: 5,6%; Cơ cấu giáo viên được đảm bảo về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu về chất lượng đội ngũ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước.

Công tác xây dựng tổ chức Đảng trong trường học và phát triển Đảng viên mới có nhiều chuyển  biến tích cực: Hà Nội có 100% trường công lập đã thành lập tổ chức Đảng, 40 trường ngoài công lập thành lập Chi bộ Đảng. Toàn ngành hiện có 24.341/84.693 CBQL và giáo viên là Đảng viên, chiếm 28,8% .

Cùng với những kết quả đạt được, ngành GD&ĐT đã bộc lộ một số hạn chế nhất định:

Đội ngũ giáo viên chưa thật đồng bộ về cơ cấu; Trình độ chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn có sự chênh lệch giữa các vùng, các khu vực của Thành phố. Một số giáo viên chưa đạt trình độ chuẩn đang bố trí làm việc khác, cho đi đào tạo lại hoặc cho nghỉ chờ chế độ hưu (Cấp Mầm non 230 người; Cấp Tiểu học 19 người; Cấp THCS 48 người; Cấp THPT 21 người: TCCN 113 người; GDTX 37 người). Một bộ phận nhỏ cán bộ, giáo viên còn có hạn chế về năng lực quản lý nhà nước, quản lý tài chính, về phương pháp dạy học. Trình độ Ngoại ngữ, Tin học của một số CBQL và giáo viên còn hạn chế.

Vì vậy việc tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Thủ đô là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết hiện nay.

Phần 2.

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNC ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC THỦ ĐÔ GIAI ĐOẠN 2011 - 2016

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung;

Tiếp tục xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Thủ đô theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của Thủ đô và đất nước.

2. Mục tiêu cụ thể:

2.1. Về chất lượng: Phấn đấu đến năm 2016:

- 100% cán bộ quản lý đạt chuẩn về đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực quản lý nhà trường và có trình độ Lý luận chính trị từ trung cấp trở lên;

- 100% đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng về chuẩn nghề nghiệp theo các lĩnh vực: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức chuyên môn; kỹ năng sư phạm, chú trọng phát triển năng lực thực hành…;

- 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cấp học, ngành học có trình độ chuyên môn đạt chuẩn theo quy định, trong đó trên chuẩn:

. Mầm non: cán bộ quản lý đạt 100%, giáo viên đạt 60%,

. Tiểu học: cán bộ quản lý đạt 100%, giáo viên đạt 95%,

. THCS: cán bộ quản lý  đạt 100%, giáo viên đạt 80%,

. THPT: cán bộ quản lý đạt 50%, giáo viên đạt 20%,

. GDTX: cán bộ quản lý   đạt 50%, giáo viên đạt 10%,

. TCCN: cán bộ quản lý  đạt 50%, giáo viên đạt 30%.

. KTTH-HN: cán bộ quản lý đạt 50%, giáo viên đạt 15%.

- Hàng năm bố trí cho 80 - 90% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đi học nâng cao trình độ và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ để đến năm 2016 có: 100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hoàn thành nhiệm vụ, trong đó 90% đạt từ khá trở lên; 100% cán bộ quản lý, giáo viên có kỹ năng ứng dụng thành thạo tin học văn phòng và khai thác thông tin trên mạng vào hoạt động chuyên môn và quản lý cơ sở giáo dục; 5% cán bộ quản lý, giáo viên có trình độ ngoại ngữ bậc 3 trở lên (theo Quyết định 1400/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ);

- Xây dựng đội ngũ giáo viên làm nòng cốt dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng nước ngoài trong các trường chất lượng cao và trường THPT chuyên của Thành phố, phấn đấu đến năm 2016 đào tạo được trên 100 giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, có trình độ ngoại ngữ đáp ứng được yêu cầu dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng nước ngoài (trong đó THPT: 60 giáo viên, THCS: 20 giáo viên, Tiểu học: 20 giáo viên).

- Đến năm 2016, Hà Nội xây dựng được 35 trường cung ứng dịch vụ giáo dục trình độ, chất lượng cao ở các cấp học, ngành học trên địa bàn Thành phố.

- Phấn đấu đến năm 2016 có 35 - 40% giáo viên là Đảng viên.

2.2. Về số lượng: đảm bảo đủ định biên theo quy định của Bộ GD&ĐT.

2.3. Về Cơ cấu: đảm bảo đồng bộ về cơ cấu, 100% giáo viên dạy đúng môn học theo chuyên ngành đào tạo.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tiến hành rà soát, sắp xếp, sử dụng, bổ sung, luân chuyển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo đủ số lượng, cân đối về cơ cấu; nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

- 100% các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố tổ chức đánh giá chuẩn cán bộ quản lý, chuẩn nghề nghiệp giáo viên, nhân viên về các mặt: phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm, năng lực quản lý… Trên cơ sở kết quả đánh giá, phân loại đội ngũ xây dựng kế hoạch, quy hoạch đào tạo bồi dưỡng, tuyển dụng, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý; công khai, dân chủ, minh bạch.

- Xây dựng Đề án đào tạo, bồi dưỡng giáo viên có đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm giỏi là lực lượng kế cận phục vụ công tác quản lý giáo dục.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu thí điểm xây dựng một số trường hoạt động theo mô hình cung ứng dịch vụ giáo dục trình độ, chất lượng cao nhằm tiếp tục thực hiện Chương trình 07 của Thành ủy và Kế hoạch của UBND Thành phố về phát triển một số ngành dịch vụ trình độ, chất lượng cao.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên trong các trường THPT chuyên theo Đề án của Bộ GD&ĐT.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ quản lý, giáo viên và đội ngũ giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng nước ngoài ở các cấp: Tiểu học, THCS, THPT, đáp ứng tiến trình hội nhập khu vực và Quốc tế về giáo dục và đào tạo.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên trong các trường cao đẳng sư phạm, TCCN có kỹ năng dạy thực hành cao.

2. Tiếp tục xây dựng, bổ sung và hoàn thiện một số chính sách, chế độ đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

- Có chế độ chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ nhà giáo dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng nước ngoài. Đối với những nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đạt thành tích cao, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Thủ đô, có sáng kiến kinh nghiệm, đề tài nghiên cứu khoa học được áp dụng mang lại lợi ích và hiệu quả trong công tác giáo dục và đào tạo (Giáo viên dạy giỏi cấp Quốc gia, cấp Thành phố; có học sinh giỏi thi Quốc gia, Quốc tế; Tập thể, cá nhân có những tìm tòi sáng tạo áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác giảng dạy và quản lý…) Thành phố có chính sách động viên bằng các hình thức: khen thưởng; học tập, bồi dưỡng ở nước ngoài…

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên được đi đào tạo sau đại học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Có chế độ cấp học phí cho 100% cán bộ quản lý, giáo viên được cử đi học sau đại học. Có chế độ cấp học bổng cho đối tượng đi học sau đại học là cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên đạt thành tích xuất sắc trong công tác theo quy định của UBND thành phố Hà Nội.

- Đối với các huyện thuộc vùng xa của Hà Nội, cán bộ quản lý và giáo viên khi được cấp có thẩm quyền cử đi học sau đại học được giảm 50% số tiết giảng dạy; các đơn vị còn lại được giảm 30% số tiết giảng dạy theo quy định.

- Tiếp tục thực hiện chế độ tinh giản biên chế theo Nghị định 132/2007/NĐ-CP, ngày 8/8/2007 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế.

3. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.

- Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quy định phân cấp quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo theo Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, theo hướng gắn trách nhiệm với quyền hạn, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của   các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý giáo dục và các ngành có liên quan.

- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng gắn với yêu cầu chuẩn chức vụ lãnh đạo quản lý và chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo quy định của Bộ GD&ĐT.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý theo các quy định tiêu chuẩn, các chức danh quản lý đối với cán bộ bổ nhiệm lần đầu. Đối với cán bộ sau khi bổ nhiệm lần đầu được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý nhà nước 6 tháng và trung cấp, cao cấp lý luận chính trị.

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên cốt cán làm lực lượng chính trong việc đào tạo, bồi dưỡng tại cơ sở.

- Xây dựng quy định quản lý chất lượng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; giáo viên trước khi hết tập sự, khi bổ nhiệm vào ngạch phải có chứng chỉ về tin học, ngoại ngữ và đạt chuẩn nghề nghiệp.

- Xây dựng quy trình kiểm định đánh giá, kiểm tra chất lượng của các khóa đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý.

4. Củng cố, nâng cao chất lượng các trường tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục của Thành phố.

- Đánh giá toàn diện về phẩm chất, chính trị, năng lực, trình độ, hiệu quả công tác của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và cơ sở vật chất, trang thiết bị của các trường: Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục Hà Nội, Cao đẳng sư phạm Hà Nội, Cao đẳng sư phạm Hà Tây, Trung cấp Sư phạm Mẫu giáo - Nhà trẻ, Trung cấp Kỹ thuật - Tin học Hà Nội, Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Thăng Long. Trên cơ sở đó chủ động xây dựng và triển khai thực hiện đề án phát triển toàn diện nhà trường đến năm 2016 và 2020 tầm nhìn 2030.

- Thực hiện đổi mới chương trình, phương pháp giáo dục đào tạo, bồi dưỡng gắn với nội dung đổi mới chương trình giáo dục phổ thông; Đẩy mạnh đào tạo bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ và kỹ năng thực hành cho cán bộ, giáo viên; Bồi dưỡng Lý luận chính trị; năng lực tự học, tự nghiên cứu giải quyết vấn đề, phát triển năng lực sáng tạo của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên.

5. Thu hút đầu tư nước ngoài, tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý.

- Mở rộng, đa dạng hóa các hình thức hợp tác quốc tế về giáo dục; tạo điều kiện cho các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài tham gia đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Ban hành các quy định trong việc liên kết, hợp tác đào đạo, bồi dưỡng của các cơ sở giáo dục trong nước với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

- Có chính sách thu hút các tổ chức giáo dục nước ngoài có uy tín, các nhà giáo giỏi có kinh nghiệm, các nhà khoa học nước ngoài đến để giảng dạy và làm việc tại các cơ sở giáo dục của Thủ đô.

- Có kế hoạch tổ chức cho cán bộ, giáo viên trẻ học ngoại ngữ ; Tổ chức các khóa bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ quản lý và giáo viên học ngoại ngữ ở trong nước và nước ngoài.

- Tuyển chọn giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên, tin học có trình độ ngoại ngữ đạt bậc 4 theo khung năng lực ngoại ngữ châu Âu để dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng nước ngoài, theo hướng đào tạo bồi dưỡng 06 tháng trong nước và 01 năm ở nước ngoài.

- Hàng năm chọn cử các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu đi đào tạo học tập ở nước ngoài phục vụ cho công tác dạy học, quản lý các nhà trường theo hướng hiện đại hội nhập, phù hợp với thực tế của Việt Nam.

- Ưu tiên các nguồn học bổng để giáo viên, cán bộ quản lý đi đào tạo, bồi dưỡng, thực tập ở nước ngoài nhằm tăng chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý.

6. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng để tiếp tục xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và sự tham gia của toàn xã hội trong việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.

- Nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy Đảng và đội ngũ đảng viên trong các cơ sở giáo dục; nâng cao hiệu lực chỉ đạo, điều hành của các cấp chính quyền các cơ quan quản lý giáo dục.

- Đẩy mạnh công tác xây dựng tổ chức Đảng, công tác phát triển Đảng trong các trường hợp cơ sở giáo dục; Hàng năm mở các lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đối tượng đảng viên là cán bộ quản lý và cán bộ trong diện quy hoạch.

III. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Giai đoạn 2011- 2013

- Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành quy định phân cấp quản lý Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo của thành phố Hà Nội theo Nghị định 115/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục.

- Các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố tổ chức đánh giá chuẩn cán bộ quản lý, chuẩn nghề nghiệp cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên về các mặt: phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực sư phạm, năng lực quản lý, trình độ ngoại ngữ, tin học...

- Quy hoạch chi tiết đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giai đoạn 2011 - 2016 theo từng năm.

- Xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và dự trù kinh phí đào tạo bồi dưỡng giai đoạn 2011 - 2016 và từng năm (có biểu chi tiết đính kèm).

- Xây dựng chế độ chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ nhà giáo dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng nước ngoài. Đào tạo, bồi dưỡng 50 cán bộ, giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng nước ngoài trong trường phổ thông của Thành phố.

- Hàng năm có kế hoạch cử cán bộ quản lý, giáo viên đi đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ  theo chỉ tiêu (có biểu kèm theo).

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị trình độ trung cấp, cao cấp cho cán bộ quản lý giáo dục.

2. Giai đoạn 2013-2016

- Tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ, đạt các chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch.

- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng 50 cán bộ, giáo viên dạy các môn khoa học tự nhiên bằng tiếng nước ngoài trong trường phổ thông của Thành phố.

- Tiếp tục thực hiện kế hoạch cử cán bộ quản lý, giáo viên đi đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ theo chỉ tiêu (có biểu kèm theo).

- Tổ chức tổng kết, đánh giá công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giai đoạn 2011 - 2016.

IV. KINH PHÍ

Kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Thủ đô giai đoạn 2011 - 2016 được trích từ nguồn ngân sách của Thành phố và các quận, huyện, thị xã.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo: Là đơn vị thường trực, chịu trách nhiệm toàn diện trong tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch, cụ thể:

- Chủ trì xây dựng các cơ chế chính sách ưu đãi đặc thù của Hà Nội, đảm bảo phù hợp và tương thích với các cơ chế chính sách hiện hành của trung ương và địa phương; Các sở, ngành liên quan phối hợp thẩm định.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ đề xuất Quy định phân công, phân cấp quản lý về GD&ĐT của Thành phố; Xây dựng quy chế tuyển dụng cán bộ quản lý, giáo viên mới đảm bảo đạt chuẩn; Đề xuất quy chế luân chuyển, điều động giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; Đề xuất chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; chính sách giải quyết chế độ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý không đủ sức khỏe, chuyên môn nghiệp vụ yếu kém đảm bảo đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, dạy đúng chuyên môn và có lực lượng dự bị kế cận, báo cáo UBND Thành phố. Hướng dẫn đôn đốc kiểm tra đối với các đơn vị thực hiện Kế hoạch của Thành phố, tổng hợp kết quả, hàng năm báo cáo UBND Thành phố; Tổng hợp đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với các tập thể và cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch.

- Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ và sở, ngành liên quan đánh giá, phân loại, sắp xếp, tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

- Chủ trì phối hợp với Sở KH&ĐT, Sở Tài chính đề xuất kinh phí từ ngân sách và các cơ chế thúc đẩy xã hội hóa thực hiện kế hoạch, báo cáo UBND Thành phố.

- Chủ trì phối hợp với các sở ngành liên quan đề xuất kế hoạch củng cố, nâng cao chất lượng, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho trường Bồi dưỡng cán bộ GD.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Ngoại vụ và các đơn vị liên quan đề xuất chọn cử nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đi đào tạo bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài, báo cáo UBND Thành phố.

- Phối hợp với các cơ sở tham gia công tác đào tạo bồi dưỡng của Thành phố triển khai thực hiện kế hoạch.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc triển khai thực hiện Kế hoạch của Thành phố.

2. Sở Nội vụ:

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát, sắp xếp, tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý.

- Thẩm định và ban hành chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; chính sách giải quyết chế độ đối với nhà giáo và cán bộ quản lý không đủ sức khỏe, chuyên môn nghiệp vụ yếu kém đảm bảo đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, dạy đúng chuyên môn và có lực lượng dự bị kế cận.

- Chủ trì phối hợp Sở GD&ĐT, các sở, ngành có Iiên quan và UBND quận, huyện, thị xã xây dựng Quy định phân công, phân cấp quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo của Thành phố; Quy chế tuyển dụng, luân chuyển, điều động giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính:

- Phối hợp với Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, bố trí kinh phí và các cơ chế chính sách thúc đẩy xã hội hóa thực hiện Kế hoạch theo quy định của nhà nước.

- Xây dựng chế độ kinh phí phù hợp với tình hình thực tế cho các đối tượng là chuyên gia, giảng viên được mời giảng dạy, tập huấn trong các khóa đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn.

4. Sở Ngoại vụ:

Chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT và các Sở, ngành liên quan xây dựng các quy định về liên kết, hợp tác với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài về lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo.

5. Các trường: Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, Cao đẳng Sư phạm Hà Tây:

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý của trường theo nội dung, mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch này; nâng cao chất lượng đào tạo; định kỳ 6 tháng, một năm tổng hợp kết quả, đề xuất khen thưởng, kỷ luật báo cáo UBND Thành phố (qua Sở GD&ĐT để tổng hợp).

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính đề xuất kinh phí từ ngân sách và cơ chế thúc đẩy xã hội hóa thực hiện kế hoạch, UBND Thành phố.

6. UBND các quận, huyện, thị xã:

Trên cơ sở nội dung Kế hoạch của UBND Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch 5 năm và kế hoạch hàng năm của địa phương; chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện kế hoạch, thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý GD ở địa phương theo phân cấp quản lý; huy động các nguồn lực đảm bảo thực hiện Kế hoạch.

7. Đề nghị Ủy ban Mật trận Tổ quốc và các đoàn thể:

Phối hợp với Sở GD&ĐT và các Sở ngành liên quan trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân và các tổ chức thành viên liên quan tham gia triển khai thực hiện kế hoạch.

8. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy:

- Triển khai, hướng dẫn Ban Tuyên giáo các cấp tham mưu cấp uỷ chỉ đạo thực hiện Kế hoạch của UBND Thành phố về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

- Phối hợp với UBND Thành phố chỉ đạo, kiểm tra thực hiện Kế hoạch.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan cơ quan thông tin và truyền thông của Thành phố tuyên truyền, cổ vũ thực hiện Kế hoạch của UBND Thành phố về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Thủ đô.

- Ủy ban nhân dân Thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch, định kỳ hàng năm tổng hợp kết quả, báo cáo UBND Thành phố (qua Sở GD&ĐT để tổng hợp).

 


Nơi nhận:
- VP TW Đảng, VP Chính phủ;
- Bộ GD&ĐT;
- TT Thành ủy, TT HĐND TP;
- Đ/c Chủ tịch UBND TP;
- Các đ/c PCT UBND TP;
- MTTQ và các đoàn thể;
- Ban Tuyên giáo Thành ủy;
- Các Sở, ngành: GD&ĐT, Nội vụ. Ngoại vụ, Sở TC, KHĐT; BHXH TP;
- Hội Cựu giáo thức, Hội Khuyến học HN;
- Các trường: ĐTCB Lê Hồng Phong, BDCBGD, CĐSPHN, CĐSPHT;
- Cấp ủy, UBND quận, huyện, thị xã;
- Đ/c CVP, các đ/c PVP;
- Phòng VH-KG, KT, TH;
- Lưu VT, VH-KGv.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Bích Ngọc

 

BIỂU 1: THỰC TRẠNG  TÌNH HÌNH  ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

(Tính đến thời điểm giữa năm học 2010-2011)

1. Trình độ chuyên môn, lý luận chính trị:

CẤP HỌC NGÀNH HỌC

ĐỐI TƯỢNG

SỐ LƯỢNG

Trình độ chuyên môn

Trình độ lý luận chính trị

Chưa đạt chuẩn

Đạt chuẩn

Trong đó trên chuẩn

Sơ cấp

Trung cấp

Cao cấp

Số lượng

Tỷ lệ%

Số lượng

Tỷ lệ%

Số lượng

Tỷ lệ%

Số lượng

Tỷ lệ%

Số lượng

Tỷ lệ%

Số lượng

Tỷ lệ%

Mầm non

CB quản lý

2034

0

0

2034

100

1699

84

93,5

46

606

29,7

3

0,15

Giáo viên

22180

350

1,7

21830

98,3

8236

37,1

3534

15,3

123

0,6

0

0

Tiểu học

CB quản lý

1598

2

0,1

1596

99,9

1429

89,4

672

42,1

810

50,6

52

3,2

Giáo viên

21189

19

0,1

21170

99,9

19481

92,0

6559

30,9

111

0,5

0

0

THCS

CB quản lý

1305

0

0

1305

100

1179

90,4

523

40,1

700

53,6

15

1,1

Giáo viên

20689

40

0,2

20649

99,8

12918

62,4

7499

36,2

138

0,6

2

0,01

THPT

CB quản lý

550

0

0

550

100

219

39,8

155

28,1

310

56,3

85

15,6

Giáo viên

12407

21

0,1

12306

99,9

1976

15,9

10170

82,0

1722

13,9

494

4,0

GDTX

CB quản lý

67

0

0

67

100

5

7,5

32

47,7

27

40,2

8

12,1

Giáo viên

1113

37

3,3

1076

96,7

16

1,5

874

78,5

73

6,5

9

0,8

TCCN

CB quản lý

99

0

0

99

100

32

32,3

63

63,6

7

7,2

29

29,2

Giáo viên

1275

102

8,0

1173

92

333

26,2

1141

89,5

54

4,3

80

6,2

TTKT TH-HN

CB quản lý

27

0

0

27

100

3

11,1

9

33,3

18

66,7

0

0

Giáo viên

160

19

11,8

141

88,2

9

5,6

141

88,2

19

11,8

0

0

 

Tổng

84693

590

 

84023

 

47535

 

32307

 

4718

 

777

 

2. Trình độ Ngoại ngữ, Tin học:

Cấp học ngành học

Đối tượng

Số lượng

Trình độ Ngoại ngữ

Trình độ Tin học

Không biết

Trình độ A

Trình độ B

Trình độ C trở lên

Không biết

Trình độ A

Trình độ B

Trình độ C trở lên

Số lượng

Tỷ lệ%

Số lượng

Tỷ lệ%

Số lượng

Tỷ lệ%

Số lượng

Tỷ lệ%

Số lượng

Tỷ lệ%

Số lượng

Tỷ lệ%

Số lượng

Tỷ lệ%

Số lượng

Tỷ lệ%

Mầm non

CB quản lý

2034

1315

64,6

534

26,3

91

4,5

94

4,6

419

20,5

781

38,4

785

38,6

49

2,5

Giáo viên

22180

12275

55,6

8394

37,8

1029

4,5

482

2,1

7546

34,0

10115

45,7

3517

15,8

1002

4,5

Tiểu học

CB quản lý

1598

446

27,9

878

54,9

193

12,0

81

5,2

103

6,4

796

49,8

606

37,9

93

5,9

Giáo viên

21189

9977

47,1

9052

42,7

1152

5,4

1008

4,8

1268

6,1

13206

62,3

5891

27,8

824

3,8

THCS

CB quản lý

1305

451

34,5

586

44,9

148

11,3

120

9,3

132

10,1

493

37,7

535

40,9

145

11,3

Giáo viên

20689

6905

33,3

9593

46,3

2161

10,4

2030

10,0

3548

17,1

9989

48,3

5207

25.1

1945

9,5

THPT

CB quản lý

550

0

0

219

39,8

171

31,0

160

29,2

0

0

420

76,3

110

20,0

20

3,7

Giáo viên

12407

0

0

10355

83,4

636

5,1

1416

11,5

496

3,9

10880

87,9

439

3,5

592

4,7

GDTX

CB quản lý

67

0

0

52

77,6

13

19,4

2

3,0

18

26,8

23

34,3

22

32,8

4

6,1

Giáo viên

1113

23

2,1

973

87,4

59

5,3

58

5,2

237

21,3

708

63,6

131

11,7

37

3,4

TCCN

CB quản lý

99

0

0

64

64,7

15

15,1

20

20,2

45

45,6

20

20,2

19

19,1

15

15,1

Giáo viên

1275

20

0

462

36,2

370

29,0

423

34,8

51

4,0

524

41,0

542

42,5

158

12,5

TTKT
TH-HN

CB quản lý

27

0

0

12

37,0

7

26,0

8

29,6

0

0

10

37,0

7

26,0

10

37,0

Giáo viên

160

19

18,8

31

19,4

57

35,6

53

26,2

23

14,3

73

45,6

49

30,6

15

9,5

 

Tổng

84693

31431

 

41205

 

6102

 

5955

 

13886

 

48038

 

17860

 

4909

 

 

BIỂU 2: CÁC CHỈ TIÊU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ GIAI ĐOẠN 2011-2016

Cấp học Ngành học

Đối tượng

Trình độ chuyên môn

Trình độ nghiệp vụ

Trình độ LL chính trị

Trình độ Ngoại ngữ

Trình độ Tin học

Tỷ lệ % đạt chuẩn

Tỷ lệ % tiêu chuẩn

Tỷ lệ % chưa có chứng chỉ

Tỷ lệ % có chứng chỉ

Tỷ lệ % Sơ cấp

Tỷ lệ % Trung cấp

Tỷ lệ % Cao cấp

Tỷ lệ % đạt trình độ A

Tỷ lệ % đạt trình độ B

Tỷ lệ % đạt trình độ C trở lên

Tỷ lệ % đạt trình độ A

Tỷ lệ % đạt trình độ B

Tỷ lệ % đạt trình độ C trở lên

Mầm non

CB quản lý

100

100

0

100

0

99

1

80

10

10

40

50

10

Giáo viên

100

60

0

100

95

5

0

70

20

10

70

22

8

Tiểu học

CB quản lý

100

100

0

100

0

95

5

70

20

10

30

50

20

Giáo viên

100

95

0

100

95

5

0

44

36

20

50

40

10

THCS

CB quản lý

100

100

0

100

0

95

5

65

20

15

30

50

20

Giáo viên

100

80

0

100

90

9,9

0,1

75

15

10

55

30

15

THPT

CB quản lý

100

50

0

100

0

80

20

35

30

35

65

25

10

Giáo viên

100

20

0

100

81

15
(quy hoạch)

4

70

15

15

80

10

10

GDTX

CB quản lý

100

50

0

100

0

60

40

60

30

10

30

50

20

Giáo viên

100

10

0

100

82

15

3

40

40

20

60

40

15

TCCN

CB quản lý

100

50

0

100

0

50

50

40

30

30

30

40

30

Giáo viên

100

30

0

100

85

10

5

60

20

20

30

50

20

TTKT
TH-HN

CB quản lý

100

50

0

100

0

50

50

15

35

50

0

50

50

Giáo viên

100

15

0

100

75

25

0

10

45

45

30

50

20

 

BIỂU 3: DỰ TRÙ KINH PHÍ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, VIÊN CHỨC NGÀNH GD&ĐT HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011 - 2016

I. KHỐI CÁC TRƯỜNG TRỰC THUỘC SỞ GD&ĐT:

TT

NỘI DUNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

Số người

Số lớp

Thời gian ĐT, BD

Dự kiến cấp kinh phí cho 1 người

Tổng kinh phí

Ghi chú

1

Cử đi đào tạo Tiến sỹ

17

 

3-4 năm

15.000.000 đ

255.000.000 đ

 

2

Cử đi đào tạo  Thạc sỹ

859

 

2 năm

15.000.000 đ

12.855.000.000 đ

 

3

Cử đi đào tạo Cử nhân

17

 

2 năm

10.000.000 đ

170.000.000 đ

Cao đẳng học chuyển tiếp lên Đại học

4

Bồi dưỡng Nghiệp vụ quản lý

466

 

2 tháng

2.000.000 đ

932.000.000 đ

 

5

Bồi dưỡng Tin học

 

 

 

 

 

 

 

- Trình độ A

742

 

2 tháng

1.000.000 đ

742.000.000 đ

 

 

- Trình độ B

1.616

 

2 tháng

1.000.000 đ

1.616.000.000 đ

 

 

- Trình độ C

1.164

 

2 tháng

1.000.000 đ

1.164.000.000 đ

 

6

Bồi dưỡng Ngoại ngữ (Tiếng Anh)

 

 

 

 

 

 

 

- Trình độ B

1.777

 

6 tháng

15.000.000 đ

26.655.000.000 đ

 

 

- Trình độ C

732

 

6 tháng

15.000.000 đ

10.980.000.000 đ

 

7

Cử CBQL và giáo viên đi trao đổi kinh nghiệm và học tập ở nước ngoài

150

 

10 ngày

70.000.000 đ

10.500.000.000 đ

Mỗi năm 2 đoàn (CBQL và GV)

8

Bồi dưỡng ngoại ngữ cho giáo viên dạy thí điểm song ngữ các môn khoa học tự nhiên

100

 

12 tháng

300.000.000 đ

30.000.000.000 đ

6 tháng học trong nước, 12 học ở nước ngoài

9

Cử cán bộ, công chức, viên chức tham dự các lớp Lý luận chính trị và Quản lý hành chính do Thành phố Tổ chức

3.005

 

 

 

 

Kinh phí do Sở Nội vụ, BTC Thành ủy và UBND Thành phố đảm nhiệm

10

Bồi dưỡng kỹ năng thực hành nghề cho giáo viên lý thuyết chuyên môn để dạy tích hợp lý thuyết - thực hành

400

 

4 tháng/lớp

16.000.000 đ

6.400.000.000 đ

 

 

Tổng

11.045

 

 

 

102.269.000.000 đ

 

II. KHỐI CÁC TRƯỜNG THUỘC QUẬN, HUYỆN:

TT

NỘI DUNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

Số người

Số lớp

Thời gian ĐT, BD

Dự kiến cấp kinh phí cho 1 người

Tổng kinh phí

Ghi chú

1

Cử đi đào tạo Tiến sỹ

29

 

3-4 năm

15.000.000 đ

435.000.000 đ

 

2

Cử đi đào tạo  Thạc sỹ

822

 

2 năm

15.000.000 đ

12.330.000.000 đ

 

3

Cử đi đào tạo Cử nhân

10.792

 

2 năm

10.000.000 đ

107.920.000.000 đ

Cao đẳng học chuyển tiếp lên đại học

4

Cử đi đào tạo Cao đẳng

3.672

 

1- 2 năm

7.000.000 đ

25.704.000.000 đ

 

5

Cử đi đào tạo Trung cấp

104

 

1 năm

5.000.000 đ

520.000.000 đ

 

6

Bồi dưỡng Nghiệp vụ quản lý

2.828

 

2 tháng

2.000.000 đ

5.656.000.000 đ

 

8

Bồi dưỡng Tin học

 

 

 

 

 

 

 

- Trình độ A

9.197

 

2 tháng

1.000.000 đ

9.197.000.000 đ

 

 

- Trình độ B

13.016

 

2 tháng

1.000.000 đ

13.016.000.000 đ

 

 

- Trình độ C

6.597

 

2 tháng

1.000.000 đ

6.597.000.000 đ

 

9

Bồi dưỡng Ngoại ngữ (Tiếng Anh)

 

 

 

 

 

 

 

- Trình độ A

12.813

 

6 tháng

15.000.000 đ

192.195.000.000 đ

 

 

- Trình độ B

8.915

 

6 tháng

15.000.000 đ

133.725.000.000 đ

 

 

- Trình độ C

4.243

 

6 tháng

15.000.000 đ

63.645.000.000 đ

 

10

Cử cán bộ, công chức, viên chức tham dự các lớp Lý luận chính trị và Quản lý hành chính do quận, huyện tổ chức

11.036

 

 

 

 

Kinh phí do Quận, Huyện, Sở Nội vụ và Thành phố đảm nhiệm

 

Tổng

84.064

 

 

 

570.940.000.000đ

 

III. BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ ….

30 tỷ/năm x 5 năm = 150 tỷ

IV. TỔNG KINH PHÍ ĐTBD CỦA TOÀN NGÀNH GIAI ĐOẠN 2011 – 2015:

102.269.000.000 + 570.940.000.000 + 150.000.000.000 = 823.209.000.000 ĐỒNG

(Tám trăm hai mươi ba tỷ, hai trăm linh chín triệu đồng)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 111/KH-UB năm 2011 xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Thủ đô giai đoạn 2011- 2016 do thành phố Hà Nội ban hành

  • Số hiệu: 111/KH-UB
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 19/09/2011
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Nguyễn Thị Bích Ngọc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 19/09/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản