- 1Luật ngân sách nhà nước 2015
- 2Thông tư 40/2017/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 26/2018/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 36/2018/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 1Luật người khuyết tật 2010
- 2Quyết định 651/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1019/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân; quản lý công trình ghi công liệt sĩ do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 5Chỉ thị 43-CT/TW năm 2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 6Quyết định 1125/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 108/KH-UBND | Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 25 tháng 7 năm 2019 |
1. Cuộc chiến tranh hóa học và hậu quả
a. Thông tin về cuộc chiến tranh hóa học do Mỹ tiến hành ở Việt Nam
Từ năm 1961 đến năm 1971, Quân đội Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh hóa học tại Việt Nam. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự thì đây là cuộc chiến tranh hóa học lớn nhất trong lịch sử chiến tranh nhân loại. Số liệu do Bộ Quốc phòng Mỹ cung cấp cho thấy, trong vòng 10 năm (từ tháng 8/1961 đến tháng 7/1971), quân đội Mỹ đã thực hiện 19.905 phi vụ rải chất độc hóa học (trung bình mỗi ngày có khoảng 11 vụ) xuống 25.585 thôn, ấp thuộc các vùng lãnh thổ miền Nam Việt Nam, với tổng diện tích từ 1,5 đến 2,6 triệu héc ta, trong số đó có 86% diện tích bị rải 2 lần trở lên và 11% diện tích bị rải trên 10 lần. Theo ước tính của Viện Y khoa Mỹ, quân đội Mỹ đã sử dụng 72 triệu lít chất độc hóa học, trong đó có 44 triệu lít chất độc da cam có lẫn 167kg dioxin là chất độc nhất do con người chế tạo (1). Số liệu về hóa chất độc mà quân đội Mỹ đã sử dụng trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam được các nhà khoa học Mỹ thuộc trường Đại học Columbia công bố trên Tạp chí Tự nhiên (Nature) tháng 4/2003 là 76,9 triệu lít, trong độc chất da cam chiếm 64% và lượng dioxin ít nhất là 366kg.
b. Những hậu quả để lại sau chiến tranh
Dù chiến tranh đã qua hơn 40 năm nhưng những nỗi đau, vết thương do chất độc hóa học/dioxin (gọi tắt là chất độc hóa học: CĐHH/dioxin) mà quân đội Mỹ rải xuống Việt Nam đã và đang gây nhiều tác hại đến môi trường sinh thái, ảnh hưởng nặng nề cho sức khỏe hàng triệu người dân Việt Nam và di chứng lâu dài cho các thế hệ con, cháu của những quân nhân, người dân bị phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin.
Hiện nay, ước tính có khoảng 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm chất độc da cam. Hàng trăm nghìn người trong số đó đã qua đời. Hàng triệu người và cả con, cháu họ đang phải sống trong bệnh tật, nghèo khó do di chứng của chất độc hóa học/dioxin.
Tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu theo thống kê của Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh có trên 3.500 người là nạn nhân chất độc hóa học/dioxin cần được sự chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng thường xuyên.
2. Cơ sở pháp lý của kế hoạch
- Một số văn bản pháp quy mới nhất liên quan đến phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc hóa học như:
- Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 14/5/2015 của Ban chấp hành trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam;
- Quyết định số 651/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính Phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến 2020”;
- Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020”; đều chỉ rõ cần phải xây dựng và triển khai các chương trình hỗ trợ để cải thiện sức khỏe thể chất, tạo điều kiện hòa nhập giáo dục, tham gia lao động sản xuất, hòa nhập xã hội cho nạn nhân và con đẻ của họ. Trong đó, ngành y tế cần xây dựng và triển khai chương trình phát hiện sớm, can thiệp sớm và chăm sóc sức khỏe và và phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc hóa học/dioxin triển khai trên phạm vi toàn quốc.
- Quyết định số 1087/QĐ-BYT ngày 27/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế Phê duyệt kế hoạch của ngành y tế triển khai thực hiện chỉ thị số 43-CT/TW của Ban Bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 2017-2020.
- Luật Người khuyết tật năm 2010, quy định Bộ Y tế có trách nhiệm: Thực hiện quản lý nhà nước về chăm sóc sức khỏe người khuyết tật; Chủ trì và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết hoạt động phục hồi chức năng người khuyết tật; đào tạo về phục hồi chức năng; thực hiện chương trình phòng ngừa khuyết tật; hướng dẫn thực hiện phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng đối với người khuyết tật.
- Quyết định số 1125/QĐ-TTg ngày 31/7/2017 của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình mục tiêu y tế dân số giai đoạn 2016 - 2020”. Trong Quyết định có nêu việc phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại Dự án 3.
- Quyết định số 5305/QĐ-BYT ngày 24/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt dự án “Chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng đối với nạn nhân chất độc hóa học/Dioxin”, giai đoạn 2018-2021;
- Thông tư liên tịch số: 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 03/6/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân; quản lý các công trình ghi công liệt sĩ.
- Quyết định số 2646/QĐ-UBND ngày 19/11/2013 của UBND tỉnh về Kế hoạch hành động khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
1. Mục tiêu chung
Cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống, giúp nạn nhân chất độc hóa học/dioxin và người khuyết tật hòa nhập cộng đồng thông qua các biện pháp phát hiện sớm% can thiệp sớm các vấn đề sức khỏe và khuyết tật, nâng cao năng lực và phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho nạn nhân và người khuyết tật tại cơ sở y tế và cộng đồng.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Tăng cường tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho nạn nhân tại cơ sở y tế và tại cộng đồng. Tổ chức khảo sát, lập danh sách nạn nhân chất độc hóa học/dioxin và con đẻ của nạn nhân bị dị tật, dị dạng có liên quan đến chất độc hóa học /dioxin hiện đang hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học tại địa phương. Tổ chức sàng lọc để phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, lập hồ sơ quản lý sức khỏe, lập danh sách nạn nhân có nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng, chỉ định an dưỡng (điều dưỡng) và dụng cụ trợ giúp
2.2. Nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh và phục hồi chức năng cho các cơ sở khám chữa bệnh và phục hồi chức năng, tăng cường đào tạo cán bộ chuyên ngành phục hồi chức năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nạn nhân và người khuyết tật.
2.3. Truyền thông nâng cao, nhận thức của nạn nhân và người dân về ảnh hưởng của chất độc hóa học/dioxin lên sức khỏe con người, các biện pháp phòng tránh bệnh, tật, dị tật, dị dạng có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học /dioxin; Tuyên truyền những chế độ, chính sách về y tế và chính sách của Đảng, Nhà nước đối với nạn nhân chất độc hóa học /dioxin.
3. Chỉ tiêu, kết quả đầu ra chủ yếu của kế hoạch
- Mục tiêu 1
+ 90% nạn nhân trong tỉnh được sàng lọc định kỳ 1 năm lần nhằm phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, lập hồ sơ quản lý sức khỏe, xác định nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng.
+ 560 nạn nhân chất độc hóa học /dioxin được tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng tại Bệnh viện Y học cổ truyền.
+ 200 nạn nhân có chỉ định sử dụng dụng cụ chỉnh hình, dụng cụ trợ giúp của bác sỹ chuyên khoa được giới thiệu đến ngành Lao động, Thương binh và Xã hội cung cấp dụng cụ phù hợp với dạng và mức độ khuyết tật. Được hướng dẫn sử dụng dụng cụ có hiệu quả tại cộng đồng.
+ 800 người (gồm nạn nhân và thành viên của gia đình nạn nhân) được tập huấn, trang bị kỹ năng phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, kỹ năng chăm sóc, phục hồi chức năng cho nạn nhân tại nhà. Hướng dẫn nạn nhân tập luyện phục hồi chức năng tại nhà. Khi nạn nhân có vấn đề về sức khỏe, có nhu cầu hoặc cần khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng tại các cơ sở khám chữa bệnh, phục hồi chức năng được giới thiệu và chuyển tuyến kịp thời.
+ Phối hợp với chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho khoảng 2.000 người khuyết tật có nhu cầu phục hồi chức năng trong tỉnh, trong đó có nạn nhân, được tiếp cận với các dịch vụ phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng phù hợp để hòa nhập cộng đồng.
- Mục tiêu 2
+ 03 bác sĩ được hỗ trợ đi đào tạo định hướng chuyên khoa 06 tháng về phục hồi chức năng, 6 điều dưỡng/y sỹ được hỗ trợ đi đào tạo 06 tháng về kỹ thuật viên phục hồi chức năng ở tuyến trên, sau đào tạo được cấp văn bằng/chứng chỉ chuyên môn về phục hồi chức năng, đủ điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề phục hồi chức năng.
+ 04 cán bộ quản lý: Sở Y tế, Giám đốc Bệnh viện y học cổ truyền, Trưởng/phó khoa phục hồi chức năng bệnh viện y học cổ truyền và bệnh viện đa khoa tỉnh được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực về quản lý và chuyên môn phục hồi chức năng.
+ Cơ sở khám chữa bệnh và phục hồi chức năng được đầu tư thêm các trang thiết bị, vật tư y tế thiết yếu nhằm phục vụ hoạt động điều dưỡng, phục hồi chức năng đáp ứng nhu cầu điều dưỡng, phục hồi chức năng của nạn nhân.
- Mục tiêu 3
+ Truyền thông đa dạng; tờ rơi, poster, phát loa đài... theo từng năm để tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng ngừa phơi nhiễm, các kỹ thuật chăm sóc, phục hồi chức năng được thực hiện.
+ Kênh truyền thông đại chúng có phát thông tin định kỳ liên quan đến sức khỏe và phục hồi chức năng cho nạn nhân được thiết lập và tất cả các xã, huyện trong tỉnh phát tin liên quan đến sức khỏe của nạn nhân, phát hiện sớm, can thiệp sớm và phục hồi chức năng cho nạn nhân.
+ Các chính sách y tế cho nhân dân và người khuyết tật được rà soát và báo cáo với UBND tỉnh.
III. Đối tượng hưởng lợi và tiêu chí lựa chọn
1. Đối tượng đích
- Người tham gia kháng chiến bị mắc bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến chất độc hóa học.
- Con đẻ của Người tham gia kháng chiến bị dị tật, dị dạng có liên quan đến chất độc hóa học (con của nạn nhân chất độc hóa học).
- Người dân sinh sống quanh tại các vùng điểm nóng về phơi nhiễm chất độc hóa học.
- Người khuyết tật.
- Bốn nhóm này sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ các hoạt động của kế hoạch, đặc biệt là các hoạt động phát hiện sớm nhu cầu, can thiệp, chất độc hóa học, phẫu thuật chỉnh hình, cấp dụng cụ trợ giúp, tập luyện chất độc hóa học tại nhà.
2. Địa điểm triển khai: Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
3. Thời gian thực hiện: từ năm 2019-2021.
IV. Giải pháp thực hiện các hoạt động của mục tiêu
* Các hoạt động thực hiện mục tiêu 1
A. Tăng cường tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho nạn nhân tại cơ sở y tế
1. Tổ chức khảo sát, lập danh sách nạn nhân chất độc hóa học/dioxin và con đẻ của nạn nhân bị dị tật dị dạng liên quan đến chất độc hóa học/dioxin tại địa phương
- Mục đích: Khảo sát, lập danh sách nạn nhân chất độc hóa học và con đẻ của nạn nhân bị dị tật, dị dạng liên quan đến chất độc hóa học/dioxin tại địa phương.
- Nội dung:
+ Lập danh sách các nạn nhân đang hưởng chế độ người tham gia kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc hóa học /dioxin đang hưởng chế độ ưu đãi người có công, con đẻ của người tham gia kháng chiến bị mắc bệnh, tật đang được hưởng chế độ ưu đãi tại địa phương
+ Phân loại bệnh, tật và tỷ lệ % tổn thương cơ thể.
- Thực hiện:
+ Bệnh viện y học cổ truyền và phối hợp Hội nạn nhân da cam tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội chữ thập đỏ các huyện, lập danh sách nạn nhân chất độc hóa học và con đẻ của nạn nhân bị dị tật, dị dạng liên quan đến chất độc hóa học /dioxin tại địa phương.
- Kết quả đầu ra:
+ Khoảng 90% nạn nhân trong tỉnh được khảo sát, lập danh sách nạn nhân chất độc hóa học và con đẻ của nạn nhân bị dị tật, dị dạng liên quan đến chất độc hóa học /dioxin tại địa phương.
+ Danh sách nạn nhân được phân loại bệnh, tật và tỷ lệ % tổn thương cơ thể.
2. Thực hiện khám sàng lọc định kỳ nhằm phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, lập hồ sơ quản lý sức khỏe, lập danh sách nạn nhân có nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng
- Mục đích: Tổ chức sàng lọc định kỳ nhằm phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, lập hồ sơ quản lý sức khỏe, lập danh sách nạn nhân có nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng.
- Nội dung:
+ Lập danh sách các nạn nhân có các vấn đề về sức khỏe, chẩn đoán, phân loại sức khỏe.
+ Lập hồ sơ quản lý sức khỏe của các nạn nhân, tư vấn về các biện pháp can thiệp.
+ Lập danh sách nạn nhân có nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng.
- Thực hiện:
+ Bệnh viện y học cổ truyền phối hợp với Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh tham gia thực hiện.
- Kết quả đầu ra:
+ 90% nạn nhân trong tỉnh được sàng lọc định kỳ nhằm phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, lập hồ sơ quản lý sức khỏe, xác định nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng.
+ Danh sách nạn nhân có nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng (khoảng 3500 nạn nhân chất độc hóa học) được lập và lên kế hoạch chăm sóc và can thiệp.
+ Bản nguyện vọng tham gia khám chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng tại Bệnh viện y học cổ truyền được ký kết giữa nạn nhân, người nhà nạn nhân có nhu cầu.
+ Hàng năm tổ chức thực hiện sàng lọc định kỳ nhằm phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, bổ sung hồ sơ quản lý sức khỏe, lập danh sách nạn nhân có nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng.
3. Thu dung, tiếp đón, tổ chức cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng tại cơ sở khám chữa bệnh, phục hồi chức năng theo nhu cầu của nạn nhân
- Mục đích: Tổ chức thu dung, tiếp đón, tổ chức cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng tại cơ sở khám chữa bệnh, phục hồi chức năng.
- Nội dung:
+ Thực hiện ký kết hợp đồng về chăm sóc điều dưỡng cho nạn nhân giữa cơ sở khám chữa bệnh, phục hồi chức năng với Sở Lao động thương binh và Xã hội.
+ Làm thủ tục chuyển bảo hiểm y tế cho nạn nhân đến cơ sở khám chữa bệnh, phục hồi chức năng.
+ Tổ chức thu dung, tiếp đón nạn nhân đến cơ sở khám chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng tại cơ sở khám chữa bệnh, phục hồi chức năng.
+ Tổ chức cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, điều dưỡng, phục hồi chức năng tại cơ sở khám chữa bệnh, phục hồi chức năng cho nạn nhân.
- Thực hiện: Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh thực hiện phối hợp với Hội Nạn nhân chất độc da cam tỉnh, Sở Lao động thương binh và Xã hội và Bảo hiểm xã hội tỉnh, các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến Trung ương.
- Kết quả đầu ra:
+ 560 nạn nhân được tiếp đón đến cơ sở khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, được tiếp cận và được cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, điều dưỡng phục hồi chức năng tại cơ sở khám chữa bệnh, phục hồi chức năng (Trung bình mỗi tháng khoảng 15-20 nạn nhân).
4. Tập huấn, hướng dẫn chuyển giao kiến thức cho nạn nhân và thành viên của gia đình nạn nhân về kỹ năng phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, kỹ năng chăm sóc, phục hồi chức năng cho nạn nhân tại nhà
- Mục đích: Chuyển giao kiến thức, hướng dẫn cho nạn nhân và thành viên của gia đình nạn nhân về kỹ năng phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, kỹ năng chăm sóc, phục hồi chức năng cho nạn nhân tại nhà.
- Nội dung:
+ Tập huấn chuyển giao kiến thức cho nạn nhân và người nhà nạn nhân về sử dụng dụng chỉnh hình và dụng cụ trợ giúp cho nạn nhân có chỉ định sử dụng dụng cụ chỉnh hình và dụng cụ trợ giúp. Phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng tại nhà cho nạn nhân phù hợp từng loại bệnh và dạng khuyết tật, tư vấn hướng dẫn sử dụng thuốc có hiệu quả, an toàn cho nạn nhân và người nhà nạn nhân.
- Thực hiện: Khi nạn nhân và người nhà nạn nhân đến Bệnh viện y học cổ truyền để khám, chữa bệnh và điều dưỡng. Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh phối hợp với Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng của Bệnh viện Bà Rịa thực hiện tổ chức tập huấn, hướng dẫn chuyển giao kiến thức cho nạn nhân và thành viên của gia đình nạn nhân về kỹ năng phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, kỹ năng chăm sóc, phục hồi chức năng cho nạn nhân tại nhà. Lớp tập huấn tổ chức ngay tại Bệnh viện y học cổ truyền.
- Kết quả đầu ra: Khoảng 800 người (gồm nạn nhân và thành viên của gia đình nạn nhân) được tập huấn, trang bị kỹ năng phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, kỹ năng chăm sóc, phục hồi chức năng cho nạn nhân tại nhà. Khi nạn nhân có vấn đề về sức khỏe, có nhu cầu hoặc cần khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng tại các cơ sở khám chữa bệnh, phục hồi chức năng được giới thiệu và chuyển tuyến kịp thời.
5. Cung cấp dụng cụ chỉnh hình và dụng cụ trợ giúp cho nạn nhân bị khuyết tật
- Mục đích: Tổ chức cung cấp dụng cụ chỉnh hình và dụng cụ trợ giúp cho nạn nhân bị khuyết tật.
- Nội dung:
+ Khám, chẩn đoán và chỉ định sử dụng dụng cụ chỉnh hình và dụng cụ trợ giúp phù hợp với dạng khuyết tật của nạn nhân.
+ Phối hợp với Hội nạn nhân chất độc hóa học tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh mua và cung cấp và hướng dẫn sử dụng dụng cụ chỉnh hình và dụng cụ trợ giúp cho nạn nhân bị khuyết tật.
- Thực hiện: Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh phối hợp Bệnh viện chấn thương chỉnh hình thành phố Hồ Chí Minh, Hội nạn nhân chất độc hóa học, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện.
- Kết quả đầu ra:
+ 50 nạn nhân có chỉ định sử dụng dụng cụ chỉnh hình, dụng cụ trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa được cung cấp dụng cụ phù hợp với dạng và mức độ khuyết tật, được hướng dẫn sử dụng dụng cụ có hiệu quả tại cộng đồng.
Phần B. Tăng cường tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho nạn nhân tại cộng đồng
1. Thực hiện phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, hỗ trợ tổng thể cho nạn nhân và người khuyết tật (hướng dẫn/tư vấn gia đình, hỗ trợ giáo dục và việc làm, hỗ trợ giảm thiểu)
- Mục đích: chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng nhằm mục đích tư vấn, hỗ trợ cho nạn nhân/người khuyết tật và gia đình họ biết cách chăm sóc, tập luyện phục hồi chức năng tại nhà. Đồng thời theo dõi các đối tượng có nguy cơ cao nhằm phát hiện sớm và can thiệp sớm.
- Nội dung: Các cộng tác viên đến tận nhà nạn nhân/người khuyết tật để huấn luyện phục hồi chức năng tại nhà, hướng dẫn người nhà người khuyết tật biết cách chăm sóc và phục hồi chức năng cho người khuyết tật, cùng với gia đình làm một số dụng cụ trợ giúp đơn giản, các cộng tác viên này cũng là người đánh giá tiến bộ phục hồi chức năng cho nạn nhân/người khuyết tật, lập kế hoạch tập luyện phục hồi chức năng trong giai đoạn tiếp theo, phát hiện các nhu cầu phục hồi chức năng của nạn nhân/người khuyết tật để báo với trạm y tế. Sử dụng các biểu mẫu do chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng thiết kế để theo dõi báo cáo về tiến triển phục hồi chức năng của từng nạn nhân, điều tra phát hiện những trường hợp khuyết tật mới, tạo điều kiện cho trẻ khuyết tật được đến trường và người lớn khuyết tật có việc làm.
- Thực hiện: Bệnh viện y học cổ truyền phối hợp với chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng của Bệnh viện Bà Rịa tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kiến thức - kỹ thuật phục hồi chức năng cho các cộng tác viên tham gia chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. Các cộng tác viên sau khi được tập huấn sẽ triển khai phục hồi chức năng và theo dõi phát hiện sớm nạn nhân có nhu cầu phục hồi chức năng, đánh giá tiến bộ của những nạn nhân/người khuyết tật tham gia chương trình...Các cộng tác viên này cũng được theo dõi, giám sát, hỗ trợ từ chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tỉnh.
- Kết quả đầu ra:
+ Củng cố và duy trì được mạng lưới với khoảng 90 cộng tác viên (01 cộng tác viên/xã x 82 xã + 8 cán bộ chuyên trách huyện), duy trì hoạt động phục hồi chức năng tại nhà cho nạn nhân/người khuyết tật.
+ Theo dõi liên tục sự tiến bộ của các nạn nhân/người khuyết tật, điều tra phát hiện sớm - can thiệp sớm phục hồi chức năng, đánh giá nhu cầu phục hồi chức năng của các trường hợp khuyết tật mới và báo cáo lên tuyến tỉnh.
+ Khoảng 800 nạn nhân/người khuyết tật được hướng dẫn tập phục hồi chức năng tại nhà.
+ Nạn nhân và người khuyết tật còn khả năng được tư vấn đào tạo nghề, tham gia lao động sản xuất và hòa nhập xã hội...
2. Thực hiện hỗ trợ cho người nhà nạn nhân tập luyện, chăm sóc cho nạn nhân và người khuyết tật
- Mục đích: Hoạt động này nhằm mục đích hỗ trợ người nhà nạn nhân và người khuyết tật dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc người khuyết tật.
- Nội dung: Người nhà, dưới sự hướng dẫn của cộng tác viên phục hồi chức năng, của cán bộ y tế xã và cán bộ y tế chuyên ngành phục hồi chức năng thông qua các buổi tư vấn thực hiện chăm sóc và phục hồi chức năng hàng ngày cho nạn nhân và người khuyết tật.
- Thực hiện: Trạm y tế lập danh sách các nạn nhân và người khuyết tật có khó khăn trong thực hiện các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày để hướng dẫn, tư vấn cho gia đình cách chăm sóc và hỗ trợ nạn nhân và người khuyết tật để cải thiện sức khỏe và hòa nhập cộng đồng, ưu tiên hỗ trợ nạn nhân trước. Các cán bộ y tế thôn xã đã được tập huấn về chăm sóc và phục hồi chức năng cho nạn nhân và người khuyết tật sẽ hướng dẫn cho gia đình. Bên cạnh đó, các buổi tư vấn nhóm của các chuyên gia cấp tỉnh sẽ hướng dẫn và tư vấn trực tiếp cho người nhà nạn nhân và gia đình qua các buổi đi giám sát của Chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng tỉnh.
- Kết quả đầu ra: Khoảng 3200 lượt hỗ trợ cho người nhà nạn nhân và gia đình được thực hiện.
*Các hoạt động thực hiện mục tiêu 2
1. Rà soát thực trạng cơ sở vật chất, nhân lực của Bệnh viện y học cổ truyền, xác định nhu cầu về nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo nâng cao năng lực cho cơ sở khám chữa bệnh, phục hồi chức năng
- Mục đích: Tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, nhân lực của Bệnh viện y học cổ truyền, xác định nhu cầu về nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo nâng cao năng lực cho cơ sở khám chữa bệnh, phục hồi chức năng.
- Nội dung:
+ Rà soát đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực của Bệnh viện y học cổ truyền.
+ Xác định nhu cầu về cải thiện, sắp xếp lại cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo nâng cao năng lực cho cơ sở khám chữa bệnh, phục hồi chức năng.
+ Lập kế hoạch sắp xếp lại cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ của Bệnh viện y học cổ truyền.
- Thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp Hội nạn nhân chất độc da cam và Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh thực hiện.
- Kết quả đầu ra:
+ Một báo cáo đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực của Bệnh viện y học cổ truyền, tổng hợp nhu cầu nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo nâng cao năng lực cho Bệnh viện y học cổ truyền.
+ Một bảng kế hoạch cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ của Bệnh viện y học cổ truyền được hoàn thành.
2. Nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị cần thiết cho phòng điều dưỡng của cơ sở phục hồi chức năng
- Mục đích: Bố trí, sắp xếp, nâng cấp, cải thiện cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị cần thiết cho phòng điều dưỡng của Bệnh viện y học cổ truyền. Bệnh viện y học cổ truyền bố trí ít nhất từ 10 phòng điều dưỡng. Các phòng này được trang bị đảm bảo xanh, sạch, đẹp, yên tĩnh và thân thiện phù hợp cho nạn nhân.
- Nội dung:
+ Tổ chức sắp xếp khu điều dưỡng, nâng cấp, cải thiện cơ sở vật chất cho Bệnh viện y học cổ truyền, đảm bảo nạn nhân và người khuyết tật dễ dàng tiếp cận.
+ Bổ sung trang thiết bị cần thiết cho phòng điều dưỡng của Bệnh viện y học cổ truyền, đảm bảo nạn nhân và người khuyết tật dễ dàng sử dụng, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp, yên tĩnh và thân thiện phù hợp cho nạn nhân.
- Thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh, Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh thực hiện.
- Kết quả đầu ra:
+ Bệnh viện y học cổ truyền nơi triển khai kế hoạch được hoàn thiện ít nhất từ 10 phòng điều dưỡng chăm sóc đáp ứng đầy đủ nhu cầu vừa điều dưỡng chăm sóc, vừa tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh và phục hồi chức năng.
+ Cung cấp trang thiết bị, vật tư y tế cần thiết còn thiếu cho Bệnh viện y học cổ truyền nhằm đáp ứng được nhu cầu của nạn nhân & người khuyết tật.
3. Đào tạo cán bộ chuyên môn chuyên ngành phục hồi chức năng, bổ sung nguồn cán bộ có năng lực, thực hiện đầy đủ các kỹ thuật phục hồi chức năng tại Bệnh viện y học cổ truyền:
- Mục đích: Đào tạo cán bộ chuyên môn chuyên ngành phục hồi chức năng, bổ sung nguồn cán bộ có năng lực, thực hiện đầy đủ các kỹ thuật phục hồi chức năng tại Bệnh viện y học cổ truyền. Các cán bộ sau đào tạo có đủ điều kiện để xem xét cấp chứng chỉ hành nghề về phục hồi chức năng.
- Nội dung:
+ Liên hệ và ký kết hợp tác đào tạo cán bộ phục hồi chức năng tại các cơ sở có đủ năng lực và cơ sở pháp lý đào tạo cán bộ phục hồi chức năng.
+ Cử cán bộ đang công tác tại Bệnh viện y học cổ truyền đến các cơ sở đào tạo để được đào tạo chuyên ngành phục hồi chức năng (Chuyên khoa định hướng, CKI đối với bác sĩ, Điều dưỡng hoặc kỹ thuật viên khác chuyển đổi thành kỹ thuật viên chuyên ngành phục hồi chức năng).
- Thực hiện: Sở Y tế chủ trì, phối hợp cơ sở đào tạo, cơ sở khám chữa bệnh và Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh thực hiện.
- Kết quả đầu ra: 03 bác sĩ, 06 kỹ thuật viên cán bộ y tế được hỗ trợ đào tạo cấp văn bằng chuyên môn về phục hồi chức năng đủ điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề phục hồi chức năng.
*Các hoạt động thực hiện mục tiêu 3:
1. Thực hiện truyền thông đa dạng (tờ rơi, poster, phát loa đài...) theo từng năm để tuyên truyền về sức khỏe, phát hiện sớm, can thiệp sớm và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho nạn nhân và người khuyết tật.
- Mục đích: Tạo ra các sản phẩm và chương trình truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và loa đài các cấp nhằm tăng cường sự hiểu biết của cộng đồng về chăm sóc sức khỏe, phát hiện sớm - can thiệp sớm và phục hồi chức năng cho nạn nhân và người khuyết tật.
- Nội dung:
+ In ấn tờ rơi về phát hiện sớm khuyết tật cho trẻ dưới 6 tuổi.
+ In ấn các poster về phát hiện sớm khuyết tật.
+Thực hiện nội dung phát thanh về phát hiện sớm và can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật và phát trên các phương tiện truyền thông tuyến xã, huyện, tỉnh.
+ Thực hiện chuyên đề định kỳ liên quan đến sức khỏe nạn nhân, khuyết tật và phục hồi chức năng trên các kênh truyền thông đại chúng (báo, đài, truyền hình).
- Thực hiện:
+ Sở Y tế phối hợp cùng các chuyên gia Bộ Y tế xây dựng nội dung tờ rơi và Poster tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe, phát hiện sớm, can thiệt sớm và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho nạn nhân và người khuyết tật.
+ Sở Y tế phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng nội dung các chuyên đề phát thanh về phát hiện sớm, can thiệt sớm cho trẻ khuyết tật và các nội dung về và phục hồi chức năng cho các dạng khuyết tật khác để phát trên các phương tiện truyền thông tuyến xã, huyện, tỉnh.
- Kết quả đầu ra:
+ Xây dựng nội dung loại tờ rơi về phát hiện sớm cho các bà mẹ có con dưới 6 tuổi và các nội dung chăm sóc sức khỏe, và phục hồi chức năng cho nạn nhân, người khuyết tật.
+ Xây dựng nội dung poster về phát hiện sớm, chăm sóc sức khỏe, và phục hồi chức năng cho nạn nhân, người khuyết tật treo tại các địa điểm công cộng của các xã, huyện.
+ Nội dung bài truyền thanh về phát hiện sớm - can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật được xây dựng.
+ Nội dung bài truyền thanh về phục hồi chức năng cho các dạng khuyết tật khác nhau được xây dựng.
+ Tuyên truyền giáo dục sức khỏe, phòng ngừa phơi nhiễm, các kỹ thuật chăm sóc, và phục hồi chức năng được thực hiện.
V. Thời gian và tiến độ: từ năm 2019-2021
1. Tổng kinh phí: 2.516.379.000 đồng (Hai tỷ, năm trăm mười sáu triệu, ba trăm bảy mươi chín ngàn đồng), (kèm theo bảng chi tiết phụ lục).
2. Nguồn kinh phí: ngân sách tỉnh và nguồn bảo hiểm y tế chỉ trả theo quy định hiện hành.
Ngoài nguồn ngân sách Nhà nước được bố trí trong kế hoạch, cần huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật hiện hành để góp phần thực hiện tốt hơn nữa công tác chăm sóc nạn nhân chất độc hóa học trên địa bàn tỉnh.
1. Sở Y tế
- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch tổng thể triển khai thực hiện “Mô hình khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc hóa học/dioxin” giai đoạn 2019-2021 tại Bà Rịa-Vũng theo nhiệm vụ được phân công.
- Chỉ đạo Bệnh viện y học cổ truyền làm đầu mối chịu trách nhiệm trước Sở Y tế trong công tác tham mưu, hướng dẫn các đơn vị đồng thực hiện kế hoạch, đơn vị triển khai thực hiện kế hoạch đảm bảo đầy đủ nội dung, đúng tiến độ và mục tiêu đã đề ra, cụ thể như sau:
+ Chủ trì xây dựng kế hoạch, giải pháp chi tiết và đề xuất kinh phí tổ chức thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra trong kế hoạch.
+ Đề xuất cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị khám chữa bệnh và và phục hồi chức năng, tổ chức, thu dung, đón tiếp, cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, điều dưỡng, và phục hồi chức năng theo nhu cầu của nạn nhân chất độc hóa học/dioxin
+ Làm đầu mối tham mưu tổ chức tập huấn, hướng dẫn cán bộ y tế cơ sở sàng lọc định kỳ các vấn đề về sức khỏe, lập hồ sơ quản lý, xác định nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và và phục hồi chức năng cho các nạn nhân chất độc hóa học/dioxin
+ Đề xuất danh mục và tổ chức mua sắm, dụng cụ chỉnh hình, dụng cụ trợ giúp cho nạn nhân.
+ Báo cáo kết quả thực hiện hàng năm về Sở Y tế đánh giá, báo cáo UBND tỉnh quyết định tiếp tục triển khai thực hiện cho các năm tiếp theo.
2. Sở Tài chính: Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn có liên quan và khả năng cân đối ngân sách hàng năm.
3. Sở Lao động thương binh và Xã hội
- Phối hợp với ngành Y tế triển khai công tác chăm sóc sức khỏe và và phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc hóa học/dioxin trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc ngành quản lý phối hợp với các đơn vị y tế tổ chức chu đáo thu thập thông tin, sàng lọc định kỳ nhằm phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, lập hồ sơ quản lý sức khỏe xác định nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và và phục hồi chức năng cho người hoạt động kháng chiến và con đẻ bị nhiễm chất độc hóa học/dioxin trên địa bàn.
4. Hội nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh.
- Phối hợp với Bệnh viện y học cổ truyền triển khai công tác chăm sóc sức khỏe và và phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc hóa học/dioxin trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các tổ chức Hội quản lý tại địa phương triển khai kế hoạch phối hợp với các đơn vị y tế tổ chức thu thập thông tin, sàng lọc định kỳ nhằm phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, lập hồ sơ quản lý sức khỏe xác định nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và và phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc hóa học/dioxin trên địa bàn.
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.
- Chỉ đạo Phòng Y tế, Trung tâm Y tế các huyện/thị/thành phố, các ban, ngành, đoàn thể, UBND cấp xã tổ chức triển khai các hoạt động của kế hoạch. Tăng cường công tác quản lý, giáo dục, dạy nghề và hỗ trợ tâm lý, xã hội cho nạn nhân trên địa bàn như sau:
- Phối hợp với ngành Y tế, các cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan thu thập, sàng lọc định kỳ nhằm phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, lập hồ sơ quản lý sức khỏe xác định nhu cầu về chăm sóc sức khỏe và và phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc hóa học/dioxin trên địa bàn.
Trên đây là nội dung Kế hoạch triển khai “Mô hình khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc hóa học/dioxin” giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Đề nghị các Sở, ngành, địa phương, các Hội và cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện. Định kỳ hàng năm báo cáo về Sở Y tế tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.
| KT. CHỦ TỊCH |
STT | Nội dung hoạt động | Đơn vị tính | Số đơn vị đề nghị | Thời gian thực hiện | Tổng cộng | Cơ sở pháp lý | |||||
Ngày/lần | Số lượng | Đơn giá, mức chi | Thành tiền | Năm 2019 | Năm 2020 | Năm 2021 | |||||
I | CÁC HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ VÀ VẬN HÀNH KẾ HOẠCH |
|
|
| 179.244.000 |
| |||||
1 | TẬP HUẤN CHO CÁN BỘ CHỦ CHỐT TUYẾN TỈNH VÀ CÁC ĐƠN VỊ THỰC HIỆN (1 lớp, 2 ngày) |
|
|
|
| 39.444.000 | 39.444.000 | - | - | 39.444.000 |
|
| Chi phí đưa đón giảng viên, trợ giảng từ Hà Nội đến HCM (đi máy bay | Vé |
| 4 | 3.000.000 | 12.000.000 |
|
|
|
| 2 người x 2 vé (đi và về) đến từ Hà Nội |
| Thuê xe đưa đón giảng viên, trợ giảng từ HCM về Bà Rịa - Vũng Tàu và ngược lại | Chuyến |
| 2 | 3.000.000 | 6.000.000 |
|
|
|
| Giảng viên, trợ giảng đến từ Hà Nội, phải đáp máy bay đến HCM (bao gồm tiền xe di chuyển của giảng viên trong quá trình tập huấn) |
| Thuê phòng nghỉ cho báo cáo viên | Ngày |
| 3 | 1.000.000 | 3.000.000 |
|
|
|
| Mục c, khoản 3, điều 7 TT40/2017/TT-BTC |
| Tiền ăn cho giảng viên, trợ giảng | Ngày | 3 ngày | 6 | 200.000 | 1.200.000 |
|
|
|
| 2 người x 3 ngày. Khoản 4, điều 12 TT40/2017/TT-BTC |
| Bồi dưỡng giảng viên, trợ giảng | Buổi |
| 8 | 1.500.000 | 12.000.000 |
|
|
|
| 2 người x 4 buổi (Mục a, khoản 2, điều 5 Thông tư 36/2018/TT-BTC) |
| Pano trang trí hội trường | Cái |
| 1 | 1.000.000 | 1.000.000 |
|
|
|
| Báo giá |
| Chi giải khát giữa giờ cho giảng viên, trợ giảng | Buổi |
| 8 | 18.000 | 144.000 |
|
|
|
| 2 người x 4 buổi (Khoản 2, điều 12 TT40/2017/TT-BTC) |
| Chi giải khát cho người tham gia lớp tập huấn (20 người) | Người |
| 80 | 20.000 | 1.600.000 |
|
|
|
| 20 người x 4 buổi (Khoản 2, điều 12 TT40/2017/TT-BTC) |
| Tài liệu tập huấn | Bộ |
| 20 | 75.000 | 1.500.000 |
|
|
|
| 250 trang |
| Văn phòng phẩm |
|
|
|
| 1.000.000 |
|
|
|
|
|
2 | KIỂM TRA GIÁM SÁT TỪ TỈNH |
|
|
|
| 46.600.000 | 46.600.000 | 46.600.000 | 46.600.000 | 139.800.000 |
|
| Chi công tác phí cho tuyến tỉnh 02 người/ngày, thực hiện trong 12 tháng, ở 7 huyện | Ngày |
| 168 | 200.000 | 33.600.000 |
|
|
|
|
|
| Văn phòng phẩm |
|
|
|
| 1.000.000 |
|
|
|
|
|
| Hỗ trợ xăng xe (giám sát 7 địa điểm) 50 lít, mỗi tháng đi 7 điểm = 600 lít xăng | lít |
| 600 | 20.000 | 12.000.000 |
|
|
|
|
|
II | THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA KẾ HOẠCH | 812.545.000 | 722.545.000 | 722.545.000 | 2.337.135.000 |
| |||||
MỤC TIÊU 1 | 648.820.000 | 648.820.000 | 648.820.000 | 2.025.960.000 |
| ||||||
A | TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ PHCN CHO NẠN NHÂN TẠI CƠ SỞ Y TẾ |
|
|
|
|
| 378.820.000 | 378.820.000 | 378.820.000 | 1.136.460.000 |
|
1 | Tổ chức khảo sát, lập danh sách nạn nhân CĐHH/dioxin và con đẻ của nạn nhân bị dị tật dị dạng liên quan đến CĐHH/dioxin tại địa phương |
|
|
|
|
|
|
|
| - |
|
| Lập danh sách các nạn nhân đang hưởng chế độ người tham gia kháng chiến bị phơi nhiễm CĐHH/dioxin đang hưởng chế độ ưu đãi người có công, con đẻ của người tham gia kháng chiến bị mắc bệnh, tật đang được hưởng chế độ ưu đãi tại địa phương. |
|
|
|
|
|
|
|
|
| Bệnh viện YHCT và phối hợp Hội nạn nhân da cam tỉnh, Sở lao động thương binh xã hội, Hội chữ thập đỏ các huyện, lập danh sách nạn nhân CĐHH và con đẻ của nạn nhân bị dị tật dị dạng liên quan đến CĐHH/dioxin tại địa phương |
| Phân loại bệnh, tật và tỷ lệ % tổn thương cơ thể |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
2 | Thực hiện sàng lọc định kỳ nhằm phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, lập hồ sơ quản lý sức khỏe, lập danh sách nạn nhân có nhu cầu về chăm sóc sức khỏa và PHCN, mỗi năm 1.000 nạn nhân |
|
|
|
| 283.320.000 | 283.320.000 | 283.320.000 | 283.320.000 | 849.960.000 |
|
2.1 | Tư vấn cho nạn nhân và người nhà nạn nhân đến để thực hiện khám sàng lọc. Thực hiện tại 82 xã và 8 huyện |
|
|
|
| 154.800.000 | 154.800.000 | 154.800.000 | 154.800.000 | 464.400.000 |
|
| Bồi dưỡng theo chế độ công tác phí theo Thông tư 40/2017/TT-BTC. (2 người/xã x 82 xã x 3 tháng + 1 người/huyện x 8 huyện x 3 tháng = 516 tháng) | Tháng |
| 516 | 300.000 | 154.800.000 |
|
|
|
| Mục c khoản 18 điều 4 TT 26/TT-BTC |
2.2 | In biểu mẫu thực hiện khám sàng lọc |
|
|
|
| 14.910.000 | 14.910.000 | 14.910.000 | 14.910.000 | 44.730.000 |
|
| Tờ rơi |
|
| 3.500 | 2.500 | 8.750.000 |
|
|
|
| Báo giá |
| Giấy mời |
|
| 3.500 | 1.500 | 5.250.000 |
|
|
|
| |
| Sổ khám |
|
| 5 | 40.000 | 200.000 |
|
|
|
| |
| Viết |
|
| 40 | 4.000 | 160.000 |
|
|
|
| |
| Phiếu hẹn |
|
| 1.100 | 500 | 550.000 |
|
|
|
| |
2.3 | Tổ chức khám, sàng lọc |
|
|
|
| 113.610.000 | 113.610.000 | 113.610.000 | 113.610.000 | 340.830.000 |
|
| Băng rôn (2 cái/địa điểm) | Cái |
| 14 | 500.000 | 7.000.000 |
|
|
| - | Theo mục b khoản 19 điều 4 thông tư 26/2018/TT-BTC ngày 21/3/2018 |
| Thuê phông bạt, bàn ghế phục vụ tại điểm khám | Lần |
| 7 | 2.000.000 | 14.000.000 |
|
|
| - | |
| Hỗ trợ những người trực tiếp khám, sàng lọc (Bác sĩ, đều dưỡng và 2 cán bộ tại địa điểm thực hiện) 8 người x 7 điểm x 5 ngày/điểm = 280 ngày | Ngày |
| 280 | 90.000 | 25.200.000 |
|
|
| - | |
| Hỗ trợ những đối tượng khác phục vụ công tác khám, sàng lọc. 2 người x 7 địa điểm x 5 ngày/điểm = 70 ngày | Ngày |
| 70 | 40.000 | 2.800.000 |
|
|
| - | |
| Hỗ trợ cộng tác viên bằng mức lương tối thiểu vùng. 3,7 triệu/30 ngày = 123.000 x 2 người x 7 điểm x 5 ngày/điểm = 70 ngày | Ngày |
| 70 | 123.000 | 8.610.000 |
|
|
| - | |
| Chi công tác phí cho đoàn khám, 8 người x 7 điểm x 5 ngày = 280 ngày | Ngày |
| 280 | 180.000 | 50.400.000 |
|
|
| - | Theo khoản 1 điều 6 Thông tư 40/2018/TT-BTC ngày 28/4/2017 |
| Hỗ trợ tiền nước uống cho đoàn khám. 8 người x 7 điểm x 5 ngày = 280 ngày | Ngày |
| 280 | 20.000 | 5.600.000 |
|
|
| - | Theo khoản 3 điều 12 Thông tư 40/2018/TT-BTC ngày 28/4/2017 |
| Xăng xe đưa đoàn khám đi 7 điểm: 20 lít/100km |
|
| 50 | 20.000 | 1.000.000 |
|
|
| - |
|
| TP. Vũng Tàu (đi và về): 50km |
|
| 10 |
| - |
|
|
|
|
|
| H. Long Điền (đi và về): 15km |
|
| 3 |
| - |
|
|
|
|
|
| H. Châu Đức (đi và về): 40km |
|
| 8 |
| - |
|
|
|
|
|
| H. Xuyên Mộc (đi và về): 70km |
|
| 14 |
| - |
|
|
|
|
|
| H. Đất Đỏ (đi và về): 25km |
|
| 5 |
| - |
|
|
|
|
|
| H. Tân Thành (đi và về): 40km |
|
| 8 |
| - |
|
|
|
|
|
| Tp. Bà Rịa (đi đến địa bàn khám và về): 10km |
|
| 2 |
| - |
|
|
|
|
|
3 | Thu dung, tiếp đón, tổ chức cung cấp dịch vụ KCB, điều dưỡng, PHCN tại cơ sở KCB, PHCN theo yêu cầu của nạn nhân |
|
|
|
| 48.000.000 | 48.000.000 | 48.000.000 | 48.000.000 | 144.000.000 |
|
| Thu dung, tổ chức tiếp đón nạn nhân, người khuyết tật; hỗ trợ xe đưa nạn nhân đến BVYHCT. Số lít xăng đi đến 7 điểm trên địa bàn tỉnh 50 lít x 12 tháng x 4 lần/tháng = 2400 lít |
|
| 2.400 | 20.000 | 48.000.000 |
|
|
|
|
|
| Hỗ trợ tiền đi lại từ nơi cư trú của NN đến BV YHCT khi đi điều trị PHCN tính theo khoảng cách địa giới hành chính. 600.000 đồng/lần đối với khoảng cách dưới 100km |
|
|
| 1 lần/năm/NN x 560 NN trong 3 năm |
|
|
|
| Sở LĐ-TB&XH cấp cho BV YHCT | Khoản 2 Điều 9 của TTLT số 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC |
4 | Tập huấn, hướng dẫn, chuyển giao kiến thức cho nạn nhân và thành viên của gia đình nạn nhân về kỹ năng phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe, kỹ năng chăm sóc, PHCN cho nạn nhân tại nhà |
|
|
|
| 47.500.000 | 47.500.000 | 47.500.000 | 47.500.000 | 142.500.000 | Mỗi năm thực hiện 5 lần Dự kiến nạn nhân và thành viên gia đình nạn nhân, số lượng người tham gia hang năm là 270 người |
| Tiền hỗ trợ giảng viên 01 người/ngày |
| Ngày | 5 | 1.000.000 | 5.000.000 |
|
|
|
| Thông tư 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 |
| Tiền nước uống |
| Người | 1.350 | 20.000 | 27.000.000 |
|
|
|
| Khoản 2. điều 12 TT40/2017/TT- BTC |
| Tiền vật liệu, văn phòng phẩm |
| Bộ | 675 | 20.000 | 13.500.000 |
|
|
|
|
|
| Trang trí hội trường |
| Ngày | 5 | 400.000 | 2.000.000 |
|
|
|
|
|
5 | Cung cấp dụng cụ chỉnh hình và dụng cụ trợ giúp cho nạn nhân bị khuyết tật |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Căn cứ vào kết quả khám, chẩn đoán và chỉ định sử dụng dụng cụ chỉnh hình và dụng cụ trợ giúp phù hợp với dạng khuyết tật của nạn nhân |
|
|
|
|
|
|
|
| Sở LĐ TB&XH cấp cho nạn nhân | Điều 8 TTLT 13/2014/TTLT- BLĐTBXH-BTC |
B | TĂNG CƯỜNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ PHCN CHO NẠN NHÂN TẠI CỘNG ĐỒNG |
|
|
|
|
| 270.000.000 | 270.000.000 | 270.000.000 | 889.590.000 |
|
1 | Thực hiện PHCNDVCD, hỗ trợ tổng thể cho nạn nhân và người khuyết tật (hướng dẫn/tư vấn gia đình, hỗ trợ giáo dục và việc làm, hỗ trợ giảm thiểu |
|
|
|
| 270.000.000 | 270.000.000 | 270.000.000 | 270.000.000 | 810.000.000 |
|
| 1 CTV/xã x 82 xã + 1 CTV/huyện x 8 huyện = 89 CTV. Chi phí: 250.000 đồng/CTV/tháng (phối hợp CT PHCNDVCĐ) gồm Bồi dưỡng cho công tác hướng dẫn NN tập luyện và chi phí đi lại (lượt đi và về) theo hình thức khoán | Tháng |
| 1.080 | 250.000 | 270.000.000 |
|
|
|
| Mục c khoản 18 điều 4 TT 26/TT- BTC |
2 | Thực hiện hỗ trợ cho người nhà nạn nhân tập luyện, chăm sóc cho nạn nhân và người khuyết tật |
|
|
|
|
|
|
|
| 79.500.000 |
|
2.1 | Tập huấn đào tạo cán bộ y tế thôn xã về chăm sóc và PHCN cho nạn nhân và người khuyết tật, Thực hiện 2 buổi tập huấn cho cán bộ của 82 xã. Mỗi xã cử 2 cán bộ cho từng năm tập huấn |
|
|
|
| 10.000.000 | 10.000.000 | 10.000.000 | 10.000.000 | 30.000.000 |
|
| Trang trí hội trường | Ngày |
| 2 | 400.000 | 600.000 |
|
|
|
| Điều 12 Thông tư 40/TT-BTC ngày 28/4/2017 |
| Tiền hỗ trợ giảng viên 01 người/ngày | Ngày |
| 2 | 500.000 | 1.000.000 |
|
|
|
| |
| Tiền nước uống | Người |
| 164 | 20.000 | 3.280.000 |
|
|
|
| |
| Chi phí khác (văn phòng phẩm, tài liệu, photo...) | Bộ |
| 164 | 30.000 | 4.920.000 |
|
|
|
| |
2.2 | Các cán bộ y tế thôn xã đã được tập huấn về chăm sóc và PHCN cho nạn nhân và người khuyết tật hướng dẫn cho gia đình nạn nhân, người khuyết tật. Kết quả đầu ra là 3.200 lượt hỗ trợ. Mỗi năm hỗ trợ 1.100 lượt |
|
|
|
| 16.500.000 | 16.500.000 | 16.500.000 | 16.500.000 | 49.500000 |
|
| Được thanh toán theo chế độ công tác phí, bồi dưỡng theo đối tượng hướng dẫn với mức 15.000 đồng/người được hướng dẫn/lần hướng dẫn | Lần |
| 1.100 | 15.000 | 16.500.000 |
|
|
|
|
|
MỤC TIÊU 2 | 95.435.000 | 5.435.000 | 5.435.000 | 106.305.000 |
| ||||||
| Rà soát thực trạng cơ sở vật chất, nhân lực của bệnh viện YHCT, xác định nhu cầu về nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị (TTB) và đào tạo nâng cao năng lực cho cơ sở KCB, PHCN |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Một báo cáo đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, TTB, nhân lực của Bệnh viện YHCT, tổng hợp nhu cầu nâng cấp cơ sở vật chất, TTB và đào tạo nâng cao năng lực cho Bệnh viện YHCT |
|
|
|
|
|
|
|
| Bệnh viện Y học cổ truyền thực hiện |
|
| Một bảng kế hoạch cải thiện cơ sở vật chất, TTB, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ của Bệnh viện YHCT được hoàn thành |
|
|
|
|
|
|
|
|
| |
2 | Nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị cần thiết cho phòng điều dưỡng của cơ sở PHCN |
|
|
|
| 90.000.000 | 90.000.000 | - | - | 90.000.000 |
|
| Bố trí 10 phòng điều dưỡng đáp ứng đầy đủ nhu cầu vừa diều dưỡng chăm sóc, vừa tiếp cận các dịch vụ KCB và PHCN. Tạo sự thoải mái cho bệnh nhân nên lắp thêm máy lạnh cho 10 phòng | Cái |
| 10 | 9.000.000 | 90.000.000 |
|
|
|
| Báo giá |
3 | Đào tạo cán bộ chuyên môn chuyên ngành PHCN, bổ sung nguồn cán bộ có năng lực, thực hiện đầy đủ các kỹ thuật PHCN tại Bệnh viện YHCT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Khoảng 03 bác sĩ, 06 KTV cán bộ y tế được hỗ trợ đào tạo cấp văn bằng chuyên môn về PHCN đủ điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề PHCN |
|
|
|
|
|
|
|
| Bệnh viện Y học cổ truyền thực hiện |
|
4 | In ấn sổ sách biểu mẫu dành cho công tác KCB và PHCN cho nạn nhân và người khuyết tật |
|
|
|
| 5.435.000 | 5.435.000 | 5.435.000 | 5.435.000 | 16.305.000 |
|
| Bìa Bệnh án nội trú | Tờ |
| 300 | 5.500 | 1.650.000 |
|
|
|
|
|
| Bệnh án nội trú | Tờ |
| 300 | 1.800 | 540.000 |
|
|
|
|
|
| Bệnh án ngoại trú | Tờ |
| 500 | 900 | 450.000 |
|
|
|
|
|
| Tờ điều trị | Tờ |
| 1.000 | 450 | 450.000 |
|
|
|
|
|
| Phiếu chăm sóc | Tờ |
| 1.000 | 450 | 450.000 |
|
|
|
|
|
| Phiếu theo dõi chức năng sống | Tờ |
| 1.000 | 350 | 350.000 |
|
|
|
|
|
| Phiếu công khai thuốc | Tờ |
| 1.000 | 450 | 450.000 |
|
|
|
|
|
| Giấy thử phản ứng thuốc | Tờ |
| 100 | 450 | 45.000 |
|
|
|
|
|
| Phiếu điện tim | Tờ |
| 200 | 900 | 180.000 |
|
|
|
|
|
| Tờ hội chẩn | Tờ |
| 100 | 450 | 45.000 |
|
|
|
|
|
| Phiếu dịch vụ kỹ thuật - thủ thuật ngoại trú | Tờ |
| 1.000 | 450 | 450.000 |
|
|
|
|
|
| Giấy A4 (in các mẫu phiếu từ chương trình: Phiếu xét nghiệm huyết học, phiếu xét nghiệm sinh hóa, phiếu xét nghiệm nước tiểu, phiếu chụp Xquang, phiếu siêu âm, phiếu điện tim, giấy chuyển tuyến) | Gram |
| 5 | 75.000 | 375.000 |
|
|
|
|
|
MỤC TIÊU 3 | 68.290.000 | 68.290.000 | 68.290.000 | 204.870.000 |
| ||||||
1 | Thực hiện truyền thông đa dạng (tờ rơi, poster, phát loa đài…) theo từng năm để tuyên truyền về sức khỏe, phát hiện sớm, can thiệp sớm và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ) cho nạn nhân và người khuyết tật |
|
|
|
| 68.290.000 | 68.290.000 | 68.290.000 | 68.290.000 | 204.870.000 |
|
| In ấn tờ rơi về phát hiện sớm khuyết tật cho trẻ dưới 6 tuổi | Tờ |
| 5.000 | 1.500 | 7.500.000 |
|
|
|
| Báo giá |
| In ấn các poster về phát hiện sớm khuyết tật | Tờ |
| 70 | 25.000 | 1.750.000 |
|
|
|
| |
| Nội dung bài truyền thanh về phát hiện sớm - can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật và về phục hồi chức năng cho các dạng khuyết tật khác nhau được xây dựng được phát trên phương tiện truyền thông (hệ thống loa phát thanh) của 82 xã, 2 lần 1 tuần trong 1 năm. 82 xã x 1 lần/tuần x 48 tuần = 3.936 lần | Lần |
| 3.936 | 15.000 | 59.040.000 |
|
|
|
| Mục c khoản 18 điều 4 TT 26/TT-BTC |
TỔNG CỘNG | 812.545.000 | 722.545.000 | 722.545.000 | 2.516.379.000 |
|
- 1Kế hoạch 4065/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2014-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 2Kế hoạch 177/KH-UBND năm 2014 về chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi, bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, là nạn nhân của chất độc hóa học, khuyết tật nặng và bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2014-2020 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 3Kế hoạch 68/KH-UBND thực hiện chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng tỉnh Phú Yên năm 2016
- 4Quyết định 370/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hoá học/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 5Kế hoạch 82/KH-UBND năm 2022 về khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh, giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 1Luật người khuyết tật 2010
- 2Quyết định 651/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục cơ bản hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1019/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình đối với người có công với cách mạng và thân nhân; quản lý công trình ghi công liệt sĩ do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 5Kế hoạch 4065/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2014-2020 trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
- 6Kế hoạch 177/KH-UBND năm 2014 về chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, bị bỏ rơi, bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, là nạn nhân của chất độc hóa học, khuyết tật nặng và bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2014-2020 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 7Chỉ thị 43-CT/TW năm 2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 8Luật ngân sách nhà nước 2015
- 9Kế hoạch 68/KH-UBND thực hiện chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV, trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng tỉnh Phú Yên năm 2016
- 10Thông tư 40/2017/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 11Quyết định 1125/QĐ-TTg năm 2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Thông tư 26/2018/TT-BTC quy định về quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 13Thông tư 36/2018/TT-BTC hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 14Quyết định 370/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hoá học/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 15Kế hoạch 82/KH-UBND năm 2022 về khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin sau chiến tranh, giai đoạn 2022-2030 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Kế hoạch 108/KH-UBND năm 2019 về chăm sóc sức khỏe và điều trị phục hồi chức năng cho nạn nhân chất độc hóa học/dioxin giai đoạn 2019-2021 tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Số hiệu: 108/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 25/07/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Người ký: Trần Văn Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/07/2019
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định