Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 107/KH-UBND | Quảng Ngãi, ngày 11 tháng 5 năm 2023 |
Căn cứ Thông tư số 10/2022/TT-BLĐTBXH ngày 31/5/2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi tắt là Thông tư số 10);
Căn cứ Quyết định số 833/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình);
Căn cứ Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 19/8/2022 của UBND tỉnh về việc giám sát, đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Kế hoạch số 09/KH-UBND ngày 18/01/2023 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Ngãi năm 2023.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 54/TTr-SLĐTBXH ngày 08/5/2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh năm 2023 như sau:
I. Mục đích, yêu cầu, phạm vi giám sát
1. Mục đích
Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý Chương trình; kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình ở các cấp trên địa bàn tỉnh; qua đó, đề xuất các giải pháp và kiến nghị trong tổ chức thực hiện và theo dõi việc thực hiện kiến nghị đã đề xuất cấp thẩm quyền xử lý.
2. Yêu cầu
Giám sát đảm bảo tính khách quan, rõ ràng, đầy đủ theo đúng nội dung, phương pháp, các bước trong công tác giám sát; thông tin, số liệu giám sát đảm bảo khách quan, đầy đủ theo biểu, mẫu quy định.
3. Phạm vi
Giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2023.
1. Đối tượng giám sát
Giám sát tại 13 huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện); một số xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã); một số thôn, tổ dân phố (gọi chung là thôn); các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh được hỗ trợ từ Chương trình; cơ quan chủ trì dự án, tiểu dự án thành phần; cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan trong thực hiện nội dung thuộc Chương trình.
(Có phụ lục danh sách giám sát đính kèm).
2. Phương pháp giám sát
- Thu thập các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của địa phương về thực hiện Chương trình; báo cáo giám sát, đánh giá và các tài liệu liên quan.
- Khảo sát kiểm tra thực địa.
- Tham vấn cán bộ xã, thôn gồm: cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, thành viên Ban Quản lý, Ban Phát triển thôn các Chương trình mục tiêu quốc gia địa bàn cấp xã; thôn.
- Tham vấn các đối tượng thụ hưởng để đánh giá mức độ tiếp cận và thụ hưởng Chương trình.
3. Các bước giám sát
- Thông báo cho Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp huyện về kế hoạch giám sát.
- Thu thập thông tin về chỉ đạo, tổ chức thực hiện Chương trình.
- Chọn ngẫu nhiên xã, thôn để giám sát thực tế.
- Tiến hành nội dung giám sát theo kế hoạch.
4. Nội dung giám sát
- Công tác chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 -2025 và hằng năm.
- Nội dung theo dõi: Tình hình thực hiện chế độ báo cáo của UBND cấp huyện, đơn vị chủ trì dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình theo quy định; tình hình thực hiện lập, thẩm định, phê duyệt các dự án thuộc Chương trình; tiến độ thực hiện các mục tiêu của chương trình; thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, giải ngân; khó khăn, vướng mắc, phát sinh chính ảnh hưởng đến việc thực hiện Chương trình và kết quả xử lý; việc chấp hành các biện pháp xử lý của cơ quan chủ quản Chương trình, chủ trì dự án thành phần; báo cáo và đề xuất phương án xử lý khó khăn, vướng mắc, vấn đề vượt quá thẩm quyền.
- Nội dung kiểm tra: Việc quản lý thực hiện Chương trình của UBND cấp huyện, cấp xã và việc quản lý thực hiện dự án, tiểu dự án thành phần của cơ quan chủ trì dự án, tiểu dự án thành phần thuộc Chương trình; việc chấp hành các biện pháp xử lý các vấn đề đã phát hiện của các cơ quan, đơn vị liên quan; việc xác định đối tượng thụ hưởng chính sách, dự án giảm nghèo và các nội dung khác có liên quan.
- Phối hợp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và các chính sách, dự án giảm nghèo. Đề xuất, kiến nghị với các Bộ, ngành Trung ương và UBND tỉnh bổ sung, sửa đổi chính sách, giải pháp giảm nghèo bền vững phù hợp.
- Việc tổ chức thực hiện các dự án thuộc Chương trình.
5. Thành phần và nhiệm vụ giám sát
a) Thành phần:
Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội làm Trưởng đoàn giám sát; thành viên là lãnh đạo, chuyên viên các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan thuộc Sở; đại diện các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông và các thành viên khác (giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị các đơn vị cử một số thành viên liên quan trong thực hiện chính sách, dự án giảm nghèo) của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh.
b) Nhiệm vụ: Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách chung về nội dung giám sát; nhiệm vụ của các thành viên Đoàn giám sát thực hiện theo sự phân công của Trưởng đoàn giám sát.
6. Thời gian, địa điểm giám sát
- Thời gian: Tổ chức 2 đợt giám sát, cụ thể như sau
+ Dự kiến đợt 1: Tháng 6, 7: Giám sát tại 07 huyện và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
+ Dự kiến đợt 2: Tháng 10, 11: Giám sát 06 huyện, thị xã, thành phố còn lại.
(Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo thời gian cụ thể).
- Địa điểm: Tại UBND các huyện, thị xã, thành phố (Theo phụ lục đính kèm); UBND các xã, phường, thị trấn được kiểm tra, giám sát (đi thực tế tại thôn và hộ gia đình) và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
7. Kinh phí thực hiện
Kinh phí giám sát được bố trí từ Dự án 7 - Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thuộc Chương trình.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm:
a) Trình Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Đoàn giám sát.
b) Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành là thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh tổ chức thực hiện giám sát Chương trình trên địa bàn tỉnh. Tổng hợp, báo cáo kết quả giám sát, trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, cơ quan trung ương chủ trì dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình theo quy định; đồng thời, tổng hợp, cập nhật báo cáo trên Hệ thống quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo hướng dẫn của Bộ, ngành trung ương.
2. Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Xây dựng, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các thành viên khác của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, cử cán bộ tham gia Đoàn giám sát và chịu trách nhiệm về nội dung, số liệu, báo cáo kết quả giám sát thực hiện Chương trình; những kiến nghị, đề xuất của dự án, tiểu dự án được phân công phụ trách; sau thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đợt giám sát báo cáo kết quả cho Đoàn giám sát (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) tổng hợp.
3. Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Y tế, Xây dựng: Tham gia Đoàn giám sát và thực hiện nhiệm vụ giám sát các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình được giao nhiệm vụ chủ trì theo đúng quy định tại Thông tư số 10/2022/TT-BLĐTBXH ngày 31/5/2022.
4. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức giám sát Chương trình trên địa bàn theo quy định tại Thông tư số 10; tổng hợp, báo cáo kết quả giám sát cho các sở là cơ quan chủ trì chủ dự án, tiểu dự án và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp chung, báo cáo UBND tỉnh và Bộ, ngành trung ương theo quy định; cập nhật thông tin trên Hệ thống quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo quy định và hướng dẫn của bộ, ngành trung ương.
- Chỉ đạo UBND cấp xã: Phê duyệt Kế hoạch, tổ chức giám sát theo quy định tại Thông tư số 10; giao công chức văn hóa - xã hội cấp xã làm công tác giảm nghèo giúp việc Ban quản lý cấp xã thực hiện; cập nhật thông tin trên Hệ thống quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững theo quy định và hướng dẫn của bộ, ngành trung ương.
5. Tổng hợp báo cáo: Các Sở và UBND cấp huyện có trách nhiệm báo cáo kết quả giám sát Chương trình về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và các Bộ, ngành Trung ương theo quy định, cụ thể:
- Báo cáo giám sát: Theo Mẫu số 01, Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 10.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh giám sát và chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp giám sát việc thực hiện Chương trình theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch giám sát Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Ngãi năm 2023, yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, báo cáo UBND tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương hình và Xã hội) xem xét, chỉ đạo thực hiện./.
| KT. CHỦ TỊCH |
ĐỊA PHƯƠNG, ĐƠN VỊ VÀ THỜI GIAN GIÁM SÁT NĂM 2023
(Kèm theo Kế hoạch số 107/KH-UBND ngày 11 tháng 5 năm 2023 của UBND tỉnh)
TT | Địa phương, đơn vị | |
I | Huyện, thị xã, thành phố | Xã, phường, thị trấn |
ĐỢT 1: THÁNG 6,7 NĂM 2023 |
| |
1 | Huyện Minh Long | Chọn ngẫu nhiên 1 xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện, thị xã, TP. Riêng huyện Lý Sơn chọn ngẫu nhiên 02 thôn trên địa bàn huyện |
2 | Huyện Trà Bồng | |
3 | Huyện Sơn Tây | |
4 | Huyện Sơn Hà | |
5 | Huyện Mộ Đức | |
6 | Huyện Lý Sơn | |
7 | Thị xã Đức Phổ | |
ĐỢT 2: THÁNG 10,11 NĂM 2023 | ||
8 | Huyện Ba Tơ | |
9 | Huyện Nghĩa Hành | |
10 | Huyện Bình Sơn | |
11 | Huyện Sơn Tịnh | |
12 | Huyện Tư Nghĩa | |
13 | Thành phố Quảng Ngãi | |
II | Cơ sở giáo dục nghề nghiệp | |
1 | Trường Cao Đẳng Y tế Đặng Thùy Trâm | |
2 | Trường Cao Đẳng Việt Nam-Hàn Quốc-Quảng Ngãi |
Thời gian cụ thể của từng địa phương, đơn vị giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo cho địa phương, đơn vị và thành viên Đoàn giám sát biết thực hiện.
- 1Kế hoạch 1347/KH-UBND năm 2023 về giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025
- 2Kế hoạch 1921/KH-UBND năm 2023 giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 3Kế hoạch 190/KH-UBND về giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 1Thông tư 10/2022/TT-BLĐTBXH hướng dẫn giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Quyết định 833/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025
- 3Kế hoạch 133/KH-UBND năm 2022 về giám sát, đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025
- 4Kế hoạch 1347/KH-UBND năm 2023 về giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021-2025
- 5Kế hoạch 1921/KH-UBND năm 2023 giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 6Kế hoạch 190/KH-UBND về giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023 trên địa bàn tỉnh Sơn La
Kế hoạch 107/KH-UBND về giám sát Chương trình mục tiêu Quốc gia Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2023
- Số hiệu: 107/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 11/05/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Võ Phiên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/05/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra