Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: : 1051/KH-UBND

Gia Lai, ngày 25 tháng 05 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÒNG, CHỐNG SẠT LỞ BỜ SÔNG, BỜ SUỐI ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

Thực hiện Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày 06/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối, bờ biển đến năm 2030; Công văn số 4986/BNN-PCTT ngày 28/7/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về triển khai thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối đến năm 2030. UBND tỉnh Gia Lai ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai với các nội dung như sau:

A. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH

1. Mạng lưới sông, suối:

Tỉnh Gia Lai có 3 con sông lớn chảy qua và nằm phân bố khá đều trên toàn tỉnh:

- Phía Tây - Tây bắc là hạ lưu và các dòng nhánh phía tả sông Sê San.

- Phía Tây Tây nam là các sông Ia Đrăng, Ia Lốp thuộc hệ thống lưu vực sông Srêpôk.

- Phía Đông - Đông nam là đoạn thượng và trung lưu của dòng chính sông Ba.

Sông Sê San là một nhánh lớn của sông Mê Kông bắt nguồn từ núi Tiêm cao 2.010 m ở phía Bắc Kon Tum có diện tích lưu vực là 11.620 km2 , chiều dài sông là 237 km, độ dốc bình quân lưu vực 14,4%, độ cao bình quân lưu vực 737m. Địa hình lưu vực dốc dần về phía biên giới Việt Nam - Cam Pu Chia. Đoạn sông này là nơi phân chia ranh giới giữa 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Chỉ có 3 nhánh Ia Grai, Ry Ninh, Krom là những nhánh suối lớn ở phía tả dòng chính Sê San thuộc tỉnh Gia Lai. Các nhánh sông này khá dốc phân bố ở phía Bắc thành phố Pleiku. Phần lưu vực chiếm khoảng trên 25% diện tích tự nhiên toàn lưu vực Sê San (trên đất Việt Nam). Tuy 3 nhánh này có diện tích lưu vực nhỏ so với toàn lưu vực, song đã góp phần đóng góp đang kể nguồn nước cho vùng Tây Bắc tỉnh Gia Lai. Hàng năm lượng nước đến của 3 nhánh sông này khoảng 1,5 tỷ m3.

Sông Ba bắt nguồn từ đỉnh núi cao Ngọc Rô 1.549m của dải Trường Sơn, chảy qua vùng địa hình khá phức tạp. Từ thượng nguồn đến An Khê sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam sau đó chuyển hướng Bắc - Nam, đến cửa sông Hinh chảy theo hướng gần như Tây - Đông rồi đổ ra biển Đông tại Tuy Hòa. Tính từ thượng nguồn đến cửa ra (sông Đà Rằng), sông Ba có diện tích lưu vực 13.900 km2, với chiều dài sông chính là 374 km, mật độ lưới sông 0,22 km/km2. Hàng năm trên toàn lưu vực sông Ba nhận được lượng mưa khoảng 1.740 mm và mô đuyn dòng chảy đạt 22,8 ls/km2 với gần 10 tỷ m3 nước đổ ra biển Đông. Các sông suối thuộc lưu vực sông Ba thường hẹp và sâu, độ dốc sông suối lớn nên có tiềm năng lớn về thủy điện.

Dòng nhánh đáng kể của sông Ba nằm trên địa phận tỉnh Gia Lai đổ vào dòng chính sông Ba là nhánh Ia Pi Hao, nhánh Đak Pô Kô, Nhánh Ia Yun.

Sông Ia Pi Hao bắt nguồn từ đỉnh núi Chư Dru Cao 1.180m. Sông chảy theo hướng Bắc Nam sau đó chuyển Tây Bắc - Đông Nam nhập vào sông Ba phía bờ phải. hàng năm đổ vào sông Ba một lượng nước hàng năm khoảng 435 triệu m3 nước.

Sông Đak Pô Kô bắt nguồn từ đỉnh núi Công Di Ông cao 1.029 m. Sông chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam nhập vào bờ trái sông Ba với chiều dài sông 52 km. Hàng năm đổ vào sông Ba một lượng nước khoảng 598 triệu m3 nước.

Sông A Yun bắt nguồn từ đỉnh núi cao Công Lak có độ cao 1.720 m. Sông chảy theo hướng Bắc - Nam sau chuyển hướng Tây Bắc - Đông Nam đến Cheo Reo nhập vào bờ phải sông Ba. Chiều dài sông 175 km, hàng năm đổ vào sông Ba một lượng nước khoảng 2.279 triệu m3 nước.

Sông Ia Hleo và Sông Ia Đrăng là 2 nhánh sông trong hệ thống sông Srêpôk nằm trên địa phận tỉnh Gia Lai, có diện tích lưu vực là 4.760 km2 và 977 km2.

Sông Ia Hleo bắt nguồn từ những dãy núi Chư Pung phía đông bắc của lưu vực. Sông có diện tích lưu vực 4.760 km2, cao độ nguồn sông 800m, cao độ bình quân lưu vực 336 m, gần như chảy theo hướng Đông - Tây nhập lưu vào sông Srêpok ở Cam Pu Chia. Lượng mưa trên lưu vực không được dồi dào, lượng mưa bình quân lưu vực khoảng 1.800 mm/năm cho nên về mùa kiệt nhiều nhánh suối lớn hầu như không có nước.

Sông Ia Đrăng bắt nguồn từ phía Tây của dãy núi Hàm Rồng có đỉnh cao 1.029 m. Sông có diện tích lưu vực 977 km2, cao độ bình quân lưu vực 391 m. Sông gần như chảy theo hướng Đông - Tây nhập vào sông Srepok ở Cam Pu Chia. Độ dốc lưu vực sông 5,9%, sông có độ dài 78km, mật độ lưới sông 0,44 km/km2, lượng mưa bình quân lưu vực khoảng 1.900 mm/năm.

2. Khái niệm và nguyên nhân gây ra sạt lở bờ sông, suối:

Xói mòn sông là việc loại bỏ trực tiếp của các hạt đất do nước chảy. Tốc độ xói mòn dòng sông được xác định bằng cả lực của nước chảy (ví dụ dòng chảy nhanh hơn bằng lực nhiều hơn) và khả năng chống xói mòn của vật liệu nằm ở bên bờ (ví dụ đất sét thường có khả năng chống xói mòn cao hơn cát). Sạt lở xảy ra khi trọng lượng của một dòng sông lớn hơn sức mạnh của đất, khiến bờ sụp đổ. Quá trình này phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm cường độ bên trong của đất (ví dụ đất sét so với cát), hàm lượng nước trong đất và thảm thực vật.

Hai quá trình xói mòn này được liên kết là sự xói mòn ở đáy của bờ tạo ra một góc bờ dốc hơn hoặc các khối đất nhô ra không ổn định hơn và có khả năng sụp đổ.

Khi mưa xuống, nước tập trung nhanh, chảy xiết sẽ gây nên hiện tượng xói lở mạnh bờ sông nhất là những đoạn sông cong, bờ cấu tạo bởi đất màu, lớp đất cát, pha cát, đất bùn hữu cơ. Tình hình xói lở xảy ra ở hầu hết hệ thống sông trong toàn tỉnh, chủ yếu tập trung trên hệ thống sông Ba. Quá trình xói lở ngày càng mãnh liệt hơn do tác động đan xen của nhiều nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp từ tự nhiên (bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lũ …) và liên quan đến biến đổi khí hậu trên toàn cầu cũng như một số hoạt động kinh tế, xây dựng công trình trên các lưu vực sông chưa đảm bảo đầy đủ nguyên tắc phát triển bền vững và phá vỡ trạng thái cân bằng vốn có của nó.

(Các khu vực xung yếu có nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ suối trên địa bàn tỉnh Gia Lai tại phụ lục 01)

B. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU

1. Quan điểm

a) Phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, công trình phòng chống thiên tai, cơ sở hạ tầng, ổn định dân sinh là nhiệm vụ của các cấp, ngành, đặc biệt là chính quyền địa phương, là trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp và toàn dân.

b) Chủ động phòng ngừa sạt lở; khi xây dựng, phê duyệt các quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, địa phương, đặc biệt là xây dựng các khu đô thị, dân cư, công nghiệp, dịch vụ, cơ sở hạ tầng ven sông, suối phải đề phòng nguy cơ sạt lở và không làm tăng nguy cơ sạt lở. Khi xảy ra sạt lở phải tập trung ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả giảm thiểu thiệt hại.

c) Phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối cần được thực hiện đồng bộ; xử lý cấp bách trước mắt, đồng thời có giải pháp căn cơ lâu dài; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình, không làm tăng nguy cơ sạt lở, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và tạo sinh kế cho người dân.

d) Phòng, chống sạt lở phải được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên bảo đảm an toàn khu dân cư tập trung, cơ sở hạ tầng quan trọng.

đ) Đề cao sự tham gia của cộng đồng đối với công tác quản lý bờ, lòng sông, suối; tăng cường huy động nguồn lực ngoài ngân sách, nhất là của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được hưởng lợi trong phòng, chống sạt lở.

e) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, ưu tiên ứng dụng công nghệ mới thân thiện với môi trường, dễ thi công, có thể sử dụng nhiều lần, giá thành phù hợp, kết hợp với giải pháp truyền thống. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, quản lý hiệu quả nguồn nước, giảm thiểu các yếu tố tác động gây sạt lở bờ sông.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung: Chủ động quản lý, phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối tạo điều kiện ổn định và phát triển kinh tế - xã hội khu vực ven sông, suối góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng.

b) Mục tiêu cụ thể

- Điều tra, đánh giá, cập nhật cơ sở dữ liệu về sạt lở bờ sông, bờ suối trên địa bàn tỉnh.

- Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, giám sát sạt lở và quản lý bờ sông, suối, lòng sông, suối giảm thiểu tác động làm gia tăng nguy cơ sạt lở; phấn đấu đến năm 2023 các khu dân cư ven sông, ven suối ở vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở đều được cảnh báo kịp thời và được hướng dẫn kỹ năng ứng phó khi xảy ra sạt lở.

- Quản lý chặt chẽ việc xây dựng công trình, nhà cửa tại khu vực ven sông, suối. Chủ động sắp xếp lại dân cư, di dời dân cư ra khỏi khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở bờ sông, suối phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành 90% việc di dời các hộ dân ra khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở.

- Phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành xử lý sạt lở tại các khu vực trọng điểm xung yếu ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư tập trung, cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng ven sông, suối.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ

- Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về phòng, chống sạt lở nhằm giảm nguy cơ sạt lở, rủi ro do sạt lở.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan đến sạt lở bờ sông, bờ suối.

- Tăng cường quản lý chặt chẽ các hoạt động ven sông, suối ảnh hưởng đến sạt lở (khai thác cát sỏi, xây dựng công trình, nhà cửa, hoạt động giao thông thủy, hoạt động khai thác nước ngầm).

- Hiện đại hóa công tác quan trắc, dự báo, kịp thời cảnh báo nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ suối.

- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, vật liệu mới phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực để phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối. Tăng cường hợp tác quốc tế.

- Xây dựng công trình tại các khu vực trọng điểm để phòng, chống sạt lở, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và công trình hạ tầng thiết yếu.

2. Giải pháp

a) Rà soát, hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối:

- Rà soát, bổ sung hoàn thiện quy định pháp luật để tăng cường quản lý các hoạt động tại khu vực ven sông, suối (nhất là quản lý khai thác cát sỏi, xây dựng công trình, nhà cửa ven sông, suối) và xử lý sạt lở bờ sông, suối để chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại tài sản của nhân dân và nhà nước.

- Rà soát các quy định pháp luật về đầu tư, đất đai, lâm nghiệp và các quy định pháp luật có liên quan để đề xuất sửa đổi, bổ sung, tạo điều kiện xây dựng cơ chế, chính sách nhằm huy động nguồn lực ngoài ngân sách, khuyến khích khối tư nhân đầu tư xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối.

- Hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm khuyến khích nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ di dời dân cư khỏi khu vực sạt lở và khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở gắn với sinh kế, ổn định đời sống của người dân.

- Rà soát các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để đề xuất xây dựng, điều chỉnh, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật trong xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối.

b) Tổ chức điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu, thiết kế quy hoạch:

- Điều tra cơ bản về sạt lở, dân cư và công trình hạ tầng ven sông, suối; trên cơ sở đó xây dựng cơ sở dữ liệu về sạt lở, dân cư và công trình phòng, chống sạt lở, trong đó ưu tiên thực hiện tại những khu vực đang có diễn biến sạt lở và có nguy cơ cao xảy ra sạt lở trên các hệ thống sông chính.

- Điều tra, đánh giá diễn biến bùn cát, thực trạng khai thác cát, sỏi và các yếu tố có tác động đến sạt lở bờ sông, suối.

- Xây dựng phương án phòng chống sạt lở bờ sông để cập nhật vào quy hoạch tỉnh.

c) Triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách trước mắt, giải pháp căn cơ lâu dài, các công trình, phi công trình để phòng, chống sạt lở:

- Giải pháp cấp bách:

Tổ chức cắm biển cảnh báo tại những khu vực bị sạt lở và có nguy cơ cao xảy ra sạt lở.

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác cát, sỏi trên sông, suối; khắc phục tình trạng mất cân bằng bùn cát để hạn chế nguy cơ sạt lở; ngăn chặn triệt để tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép.

Tổ chức di dời khẩn cấp các hộ dân ra khỏi khu vực bờ sông, suối bị sạt lở, bố trí tái định cư theo các hình thức tái định cư xen ghép hoặc xây dựng khu tái định cư tập trung phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Xây dựng các công trình khắc phục sự cố sạt lở ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn dân cư, cơ sở hạ tầng quan trọng ven sông, suối.

Kiểm sát, quản lý chặt chẽ việc xây dựng, nâng cấp nhà ở, công trình ven sông, tránh bị ảnh hưởng do sạt lở và làm gia tăng nguy cơ sạt lở.

- Giải pháp lâu dài:

Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức của người dân, cơ quan, tổ chức về phòng chống sạt lở bờ sông, bờ suối.

Quy hoạch sắp xếp lại dân cư, chủ động di dời các hộ dân tại khu vực có nguy cơ sạt lở, trước hết là tại các khu vực có nguy cơ sạt lở cao.

Xây dựng hệ thống quan trắc, theo dõi, giám sát diễn biến sạt lở, lòng dẫn.

Xây dựng các công trình chỉnh trị sông nhằm giữ ổn định tỷ lệ phân lưu, ổn định dòng chảy, hình thái sông, bờ sông, bờ suối tại các khu vực trọng điểm, vùng cửa sông có diễn biến bồi, xói phức tạp.

Xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bảo vệ khu đô thị, khu dân cư tập trung có nguy cơ sạt lở theo quy hoạch, kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Triển khai thực hiện các dự án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng phòng hộ; đẩy mạnh xã hội hóa công tác đầu tư, quản lý, khai thác phù hợp gắn với trách nhiệm trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng.

d) Khoa học công nghệ: Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ phòng, chống sạt lở:

- Nghiên cứu vật liệu mới thay thế cát sử dụng trong xây dựng.

- Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác nước ngầm, suy giảm bùn cát đến sạt lở bờ sông, suối nhất là đối với các vùng dọc sông Ba, sông Ayun.

- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, vật liệu mới trong phòng, chống sạt lở phù hợp với điều kiện từng khu vực, thân thiện môi trường, giảm chi phí đầu tư.

- Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của sự thay đổi chế độ dòng chảy, bùn cát, sụt lún đất đến sạt lở bờ sông trên hệ thống sông Ba.

đ) Hợp tác quốc tế: Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, chia sẻ thông tin dữ liệu, kinh nghiệm trong phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, tài chính của các quốc gia, các tổ chức quốc tế đối với công tác phòng, chống sạt lở.

e) Huy động nguồn lực: Chủ động bố trí ngân sách nhà nước, đồng thời tăng cường huy động các nguồn lực ngoài ngân sách, đặc biệt là nguồn lực từ khối tư nhân, doanh nghiệp và người dân được hưởng lợi cho công tác phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối.

III. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN

Nguồn vốn thực hiện Kế hoạch bao gồm: Ngân sách Trung ương hỗ trợ; Ngân sách địa phương; Quỹ phòng chống thiên tai và các nguồn vốn hợp pháp khác.

1. Ngân sách Trung ương: Hỗ trợ theo quy định để khắc phục sự cố sạt lở cấp bách, đầu tư xây dựng công trình phòng, chống sạt lở quan trọng vượt quá khả năng ngân sách của địa phương;

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương rà soát cập nhật danh mục đối với các công trình, dự án sạt lở bờ sông, bờ suối; các dự án di dân khẩn cấp vùng sạt lở trên địa bàn tỉnh để bổ sung vào danh mục đầu tư công, trình cấp có thẩm quyền theo quy định.

2. Ngân sách địa phương và Quỹ phòng, chống thiên tai tỉnh để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống sạt lở thuộc trách nhiệm của địa phương và đầu tư xây dựng, quản lý, duy tu bảo dưỡng công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

3. Nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện các biện pháp phòng, chống sạt lở nhằm bảo vệ công trình, tài sản của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và đầu tư xây dựng công trình phòng, chống sạt lở theo cơ chế, chính sách huy động vốn ngoài ngân sách của cấp có thẩm quyền.

(có các Phụ lục 2, 3, 4, 5, 6 kèm theo)

IV. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM, TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Điều phối chung, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng dân cư, sạt lở, công trình phòng, chống sạt lở và công trình hạ tầng khu vực nông thôn, khu sản xuất đất nông nghiệp ven sông, suối, nhất là tại các khu vực có nguy cơ sạt lở.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tổ chức và người dân về phòng chống sạt lở bờ sông, bờ suối.

- Tổng hợp nhu cầu tư của UBND các huyện, thị xã, thành phố; xây dựng kế hoạch đầu tư hệ thống công trình phòng chống sạt lở bờ sông, bờ suối để đưa vào các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn, dài hạn, đồng thời lồng ghép vào các chương trình, dự án khác.

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối, trong đó tập trung xử lý khẩn cấp các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm; xây dựng công trình chỉnh trị sông, suối nhằm giữ ổn định tỷ lệ phân lưu, ổn định dòng chảy, hình thái sông, suối, bờ sông, bờ suối tại các khu vực trọng điểm; xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bảo vệ khu đô thị, khu dân cư tập trung có nguy cơ sạt lở.

- Phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm; từng bước sắp xếp lại dân cư, di dời dân cư ra khỏi các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, kết hợp với tái định cư, ổn định đời sống cho người dân.

- Tổ chức nghiên cứu phương án chỉnh trị, phòng, chống sạt lở đối với các tuyến sông trên địa bàn tỉnh làm cơ sở cập nhật vào quy hoạch tỉnh.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Chủ trì, phối hợp Công an tỉnh, các sở, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác trái phép cát, sỏi lòng sông, suối trên địa bàn tỉnh; tổ chức điều tra, đánh giá diễn biến bùn cát, thực trạng khai thác cát, sỏi và các yếu tố có tác động đến sạt lở bờ sông.

- Chủ trì thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát và tổ chức quan trắc, giám sát, nghiên cứu và cảnh báo các khu vực có nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ suối trên địa bàn tỉnh, cập nhật cơ sở dữ liệu về sạt lở trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương.

- Chủ trì kiểm tra giám sát hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông theo đúng giấy phép được cấp.

- Hướng dẫn các địa phương, đơn vị liên quan tăng cường kiểm soát các hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông, suối, giảm thiểu nguy cơ sạt lở theo quy định pháp luật.

- Tham mưu UBND tỉnh thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối nhằm tạo điều kiện cho chủ đầu tư triển khai thực hiện các công trình, hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy kịp thời hiệu quả của công trình.

- Chủ trì, rà soát chính sách, pháp luật liên quan về đất đai để đề xuất, sửa đổi, bổ sung tạo điều kiện huy động nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư xây dựng công trình phòng, chống sạt lở, bảo vệ và khôi phục rừng phòng hộ.

3. Sở Xây dựng: Chỉ đạo, hướng dẫn quản lý chặt chẽ công tác quy hoạch xây dựng đô thị để chủ động phòng, chống sạt lở, giảm thiểu nguy cơ bị ảnh hưởng do bờ sông, bờ suối; nghiên cứu và hướng dẫn vật liệu mới thay thế nhằm giảm sử dụng cát trong xây dựng và san lấp.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan tham mưu UBND tỉnh cân đối bố trí nguồn vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; đồng thời huy động các nguồn lực hợp pháp khác theo quy định của pháp luật để triển khai thực hiện công tác phòng chống sạt lở trên địa bàn tỉnh.

5. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư việc đề xuất bố trí kinh phí sự nghiệp để thực hiện Kế hoạch và khắc phục khẩn cấp sự cố sạt lở, di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi khu vực sạt lở theo đúng quy định của pháp luật.

6. Sở Giao thông vận tải: Hướng dẫn, chỉ đạo triển khai nội dung phòng, chống thiên tai trong hoạt động của ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh bảo đảm an toàn đối với các hoạt động và công trình thuộc lĩnh vực quản lý, nhất là các tuyến đường tỉnh, quốc lộ được ủy thác quản lý, công trình giao thông tại vùng thường xảy ra ngập lũ, sạt lở đất, công trình giao thông khu vực ven sông để giảm thiểu rủi ro thiên tai về sạt lở bờ sông.

7. Sở Khoa học và Công nghệ

- Chủ trì tham mưu, đẩy mạnh triển khai xây dựng các mô hình trình diễn, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống; ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật tiên tiến trong phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối.

- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành tổ chức thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, vật liệu mới để phòng, chống sạt lở phù hợp với điều kiện từng khu vực, tập trung vào các giải pháp mềm, thân thiện môi trường, giảm chi phí đầu tư.

- Tăng cường chuyển giao kết quả nghiên cứu của các nhiệm vụ khoa học công nghệ liên quan đến phòng, chống sạt lở, đồng thời đăng tải, thông tin đầy đủ kịp thời về kết quả thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ nói trên trên trang thông tin điện tử của đơn vị để các đơn vị thụ hưởng trên địa bàn tỉnh ứng dụng vào thực tiễn.

8. Các sở, ngành, đơn vị liên quan theo chức năng quản lý nhà nước và nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo, triển khai phòng, chống sạt lở đối với lĩnh vực quản lý để giảm thiểu tác động gây sạt lở bờ sông.

9. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tổ chức và người dân về phòng chống sạt lở bờ sông, bờ suối.

- Tổ chức cắm biển cảnh báo tại những khu vực bị sạt lở và có nguy cơ cao xảy ra sạt lở trên địa bàn quản lý.

- Di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm; từng bước sắp xếp lại dân cư, di dời dân cư ra khỏi các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, kết hợp với tái định cư, ổn định đời sống cho người dân. Tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, đẩy mạnh phát triển rừng, gắn với ổn định sinh kế cho người dân.

- Kiểm soát hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, ngăn chặn khai thác cát sỏi trái phép, nhất là tại các khu vực đã được cảnh báo có nguy cơ sạt lở; quản lý chặt chẽ vùng đất ven sông không để xây dựng, nâng cấp nhà ở, công trình ven sông, ven suối làm tăng nguy cơ sạt lở, bị rủi ro do sạt lở.

- Chủ động bố trí ngân sách địa phương xây dựng các công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối, trong đó tập trung xử lý khẩn cấp các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm; xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bảo vệ khu đô thị, khu dân cư tập trung có nguy cơ sạt lở.

- Rà soát, đăng ký danh mục, đề xuất nhu cầu đầu tư xây dựng các dự án, công trình về phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối, dự án bảo vệ khu đô thị, khu dân cư tập trung có nguy cơ sạt lở và di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi khu vực sạt lở gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày 06/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ của UBND tỉnh. Yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, đơn vị, địa phương phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Thường trực Tỉnh ủy (b/c);
- Thường trực HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành thuộc tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- CVP, các PVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTTH, CNXD, NL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Kpă Thuyên

 

PHỤ LỤC I

NHỮNG KHU VỰC XUNG YẾU CÓ NGUY CƠ SẠT LỞ BỜ SÔNG, BỜ SUỐI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
(Kèm theo Kế hoạch số 1051/KH-UBND ngày 25 tháng 05 năm 2022 của UBND tỉnh)

TT

Huyện, thị xã, thành phố

Địa điểm xung yếu có nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ suối

1

Huyện Ia Grai

- Xã Ia Krái: Khu vực sản xuất của các làng: Kăm, Tung Breng, dọc theo suối Ia Grai phía hạ lưu Thủy điện Ia Grai 3; Khu vực sản xuất của các làng: Doăch Kue, Doăch Krot, thôn 4, thôn 1dọc theo suối Ia Khai, Ia O và đập Ia Klẽ; Khu vực hạ lưu các hồ của Công ty TNHH MTV cà phê 705 (hồ đội 2, hồ đội 4, hồ đội 6, hồ Thanh niên), các hồ trên đã xây dựng từ những năm 1980, sau thời gian khai thác nay đã xuống cấp.

- Xã Ia Khai: Khu vực sản xuất của các làng: Yom, Nú, Ếch dọc theo bờ hồ dòng sông Sê San phía hạ lưu Thủy điện Sê San 3A; Khu vực sản xuất của làng Yăng Blo dọc theo suối Ia Grai phía hạ lưu Thủy điện Ia Grai 3.

- Xã Ia O: Khu vực sản xuất của các làng: Klong, Bi dọc theo bờ hồ dòng sông Sê San phía hạ lưu Thủy điện Sê San 4A; Khu vực sản xuất của các làng: Dăng, O, Mít Chép, Mít Kom dọc theo bờ hồ dòng sông Sê San của lòng hồ thủy điện Sê San 4.

- Xã Ia Grăng: Khu vực sản xuất của các làng: Mèo, Châm, Hlũ, Khớp dọc theo suối Ia Grăng phía hạ lưu Thủy điện Ia Grai 1, thủy điện Ia Hrung.

2

Huyện Đăk Pơ

- Xã Ya Hội: Khu vực cuối làng Tờ số (cũ), Khu vực Suối Bò, Suối K’Tua, làng Ghép (cũ), làng Mông I (cũ).

- Xã Phú An: Khu vực cầu Suối Cái, Khu vực cầu Soi Màu, Khu vực cầu Tờ Đo, Khu vực cầu Đá Bàn, Khu vực Cây Da (thôn An Quý), khu vực dọc sông Ba.

- Xã Tân An: Trạm Bơm Tân Hội, khu vực dọc sông Ba (thôn Tư Lương).

- Xã Cư An: Địa điểm suối Tầu Dầu đi Soi tre thôn An Định, bến Cây Sung đi Hố Cau thôn Chí Công.

- Xã Yang Bắc: Các khu vưc dọc sông Ba như làng Jun, làng Jro Ktu Đak Yang (làng Đak Yang cũ), làng Klăh Môn (làng Klăh cũ), làng Kleo Ktu (làng Kleo cũ).

- Thị trấn Đak Pơ: Dọc theo suối Cà Tung 4 gồm Tổ dân phố 1, tổ dân phố 3, làng H’ven, làng Leng Tô, cống tràn tổ dân phố 3.

- Xã An Thành: Ngầm tràn làng Bút, Ngầm tràn thôn 5, khu vực cầu dân sinh làng Kuk Kôn, khu vực cầu dân sinh xóm 12 bếp, khu vực dọc suối Xà Woong.

- Xã Hà Tam: Khu vực Suối Cát, Suối Xà Woòng, khu vực cầu 27.

3

Huyện Chư Prông

- Xã Ia Lâu: Địa bàn xã là khu vực trũng thấp, nhiều suối chảy qua như suối Ia Glai (suối Đục), suối Cát, suối Lâu, suối Lốp và cũng là vùng hạ lưu của hồ chứa nước Ia Glai - Chư Sê (thông qua hệ thống suối Ia Glai ). Khi nước dâng sẽ gây ngập lụt các thôn Cao Lạng (7 hộ bị ngập), thôn Phố Hiến (20 hộ bị ngập) và thôn Đồng Tiến, làng Đút bị cô lập hoàn toàn.

- Xã Ia Piơr: Địa bàn xã có nhiều suối chảy qua như suối Ia Glai (suối Đục), suối Loai, suối Lốp và là vùng hạ lưu của hồ chứa nước Ia Glai

- Chư Sê (thông qua hệ thống suối Ia Glai ). Những khu vực thường xảy ra bị ngập gồm: Thôn Yên Hưng, Yên Bình, Thanh Miện, Đoàn Kết. Những thôn này thường xảy ra ngập lụt, bị cô lập, gây khó khăn cho nhân dân đi lại, sản xuất cũng như phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Số hộ chịu ảnh hưởng khi nước dâng là 123 hộ.

- Xã Ia Drăng, xã Ia O và Ia Púch: Hệ thống suối Ia Drăng chảy qua địa bàn xã Ia Drăng, suối Ia Púch chảy qua địa bàn xã Ia Púch. Khi có bão mạnh, siêu bão, có khả năng xảy ra lũ ống gây nguy hiểm cho các hộ sinh sống, sản xuất ven suối.

4

Huyện Ia Pa

- Tại xã Ia Broăi: Toàn xã có 6 thôn bị ngập, với 3.800 người cần sơ tán, di dời (các Buôn: Jứ Ma Uốk, Jứ Ma Hoét khoảng 1.100 người; buôn Tông Ố, buôn Roắi, buôn Ia Rniu, buôn Tul khoảng 2.700 người).

- Tại xã Ia Trốk: Toàn xã có 7 thôn bị ngập, 3.400 người cần di dời, sơ tán (các Thôn: Quý Đức 1.200 người; Bôn Hoái, Ama Dung, Tông Sê, Quý Tân, Chư Ma, Bôn Thăm khoảng 2.200 người).

- Tại xã Ia Mrơn: Ứng cứu, di dời khoảng 930 người ở thôn Ma Rin 1, Ma Rin 2, Ba Leng đến điểm trường THCS Phan Bội Châu.

5

Huyện Chư Sê

- Các làng: Amil và Hvăk xã Ayun do hồ Ayun nước dâng do mưa lớn trong thời gian ngắn.

- Các cánh đồng xã Chư Pơng, Ia Tiêm, Dun, thị trấn, Ia Glai do hồ Ia Ring và Ia Glai xả nước để bảo vệ hồ đập.

6

Huyện Kbang

- Thị trấn Kbang: Khu vực trọng điểm sạt lở đất: Dọc sông Ba - Làng Groi - Tổ dân phố 21. dọc suối Đăk Lốp, dọc Làng Chiêng, làng Hợp, làng Chré.

- Xã Đông: Khu vực trọng điểm sạt lở đất: Đường dốc yên ngựa; Khu vực bị ngập do xả lũ: Dọc Sông Ba.

- Xã Nghĩa An: Khu vực trọng điểm sạt lở đất: Bến đò (ông Hồ); Khu vực bị ngập do xả lũ: Dọc Sông Ba.

- Xã Đăk Hlơ: Khu vực trọng điểm sạt lở đất: Dọc theo suối Lơ.

- Xã Kông Bờ La: Khu vực trọng điểm sạt lở đất: Dọc theo suối Lơ làng Lợt; Khu vực cần chú ý khi có mưa to, lốc xoáy: Làng Lợk, thôn Mêdía, thôn Tu Chrăn.

- Xã Kông Lơng Khơng: Khu vực trọng điểm sạt lở đất: Dọc theo suối Lơ.

- Xã Tơ Tung: Khu vực trọng điểm sạt lở đất: Dọc theo suối Lơ; Các khu vực cần chú ý khi có mưa to, gió lốc, bão lũ: Làng Suối Lơ; Làng Klếch; Làng Đầm; Làng Khương.

- Xã Lơ Ku: Khu vực trọng điểm sạt lở đất: Dọc theo suối Tơ Kân, khu tái định cư - Làng Lợt; Các khu vực cần chú ý khi có mưa to, gió lốc, bão lũ: Làng Tăng; Làng Tơ Tưng; Làng Tơ Pơng; Làng Drang.

- Xã Krong: Khu vực trọng điểm sạt lở đất: Dọc theo sông Ba, đường đi Làng Adrong, làng Klư, đường vào khu sản xuất làng La Hách; Khu vực chú ý ngập nước sông Ba, sông La Bà: Làng Pơ Drang, Làng Tơ Lăng, Làng Tung, Làng Gút, làng Sing, làng Hro; Khu vực cần chú ý khi mưa to, gió lốc: Làng Yueng, làng Đăk Trâu, Làng Hro, làng Klếch.

- Xã Đăk Smar: Khu vực trọng điểm sạt lở đất khu tái định cư làng Krối.

- Xã Sơ Pai: Khu vực trọng điểm lũ quét, sạt lở đất là ngầm tràn Đăk Let và ven suối Đăk Lét, ngầm tràn Đăk Nhak; Hồ có nguy cơ sạt lở đất: Hồ Buôn Lưới, hồ Plei Tơ Kơn.

- Xã Sơn Lang: Khu vực chú ý mưa to, lốc xoáy: Làng Srắt, làng Đăk Asêl.

- Xã Đăk Roong: Khu vực trọng điểm sạt lở đất: Làng Hà Đừng, đập hồ C; Khu vực thường có mưa to, lốc xoáy: Làng Kon Lanh.

- Xã KonPne: Đường đèo từ xã Kon Pne đi xã Đăk Rong thường bị sạt lở; Khu vực trọng điểm lũ quét dọc sông Kon Pne; Ngầm tràn Đăk Rong, ngầm tràn Kon Kring; Các điểm dân cư tập trung, nhà đầm.

7

Huyện Đak Đoa

- Khu vực thường xuyên bị ngập lụt: xã Trang (khu vực cánh đồng làng Kol, làng Kồ); xã HNol (ít dân cư, chủ yếu là người dân canh tác trên các cánh đồng gần sông AYun).

- Khu vực nguy hiểm có nguy cơ bị nước cuốn trôi: Suối Đak Tông - xã Đăk Krong đoạn chảy qua thôn 2, 4, Đê Hoch; (bỏ cầu tràn KDập - xã Nam Yang vì khu vực này đã được đầu tư xây dựng cầu mới).

- Khu vực có nguy cơ lũ cuốn trôi gây thiệt hại về người: suối Đăk Pơkei - làng Kon Jốt, xã Hà Đông.

- 10 hộ dân thuộc làng Đê Adroch sinh sống, làm nương rẫy tại khu vực hồ thủy điện Đak Đoa, xã Đăk Sơmei.

8

Thị xã An Khê

- Các khu vực cần chú ý khi có mưa to, bão lũ xảy ra : xã Cửu An, Tú An, Song An;

- Những khu vực gây ngập úng, sạt lỡ, bị cô lập : phường An Tân, phường An Phú.

9

Huyện Kông chro

- Các khu vực thường xuyên xảy ra mưa lớn và gió lốc như xã Chư Krei, Đăk Tơ Pang, Đăk Kơ Ning.

- Các khu vực có nguy cơ xảy ra lũ quét xã Sơ Ró (làng Sơ Ró), xã ĐăkTơPang (làng Kông), xã Đăk Pling (làng Brang).

10

Huyện Phú Thiện

- Xã Chư A Thai: Bao gồm khu vực sản xuất các hộ dân thôn Dlâm ven khu vực sông Ayun; thôn Kinh Pêng, Plei Trớ ven hồ Ayun Hạ.

- Xã Ia Ake: Bao gồm khu vực sản xuất các hộ dân thôn Plei Glung Mơ Lan, Plei Tăng A B, Glung B.

- Xã Ayun Hạ: Bao gồm khu vực sản xuất các thôn Plei Ơi ven lưu vực sông Ayun; thôn Thanh Thượng, Sơn Bình, Thanh Hà và Đoàn Kết khu vực ven suối Plei Lok.

- Thị trấn Phú Thiện: Bao gồm khu vực sản xuất của các hộ dân thuộc Tổ dân phố 1, 2, 3, 7, 12 và 13 ven khu vực sông Ayun.

- Xã Ia Sol: Bao gồm khu vực sản xuất các thôn Ia Peng, Ia Ptau và Ia Jut.

- Xã Ia Piar: Bao gồm khu vực sản xuất các thôn Plei Gok, Plei Ksing, Plei Chrung và Plei Rbai.

- Xã Ia Peng: Bao gồm khu vực sản xuất các thôn Thanh Trang, Thôn Sô Ama Rơng, thôn Thanh Bình, Sô Ma Hang A, Sô Ma Hang B.

- Xã Chrôh Pơnan: Bao gồm khu vực sản xuất các thôn Sô Ma Lowng A, Chrôh Pơnan dọc sông Ayun; dọc suối Chrôh Ale bao gồm các thôn Yên Phú 1, 2 và Sô Ma Lơng B.

- Xã Ia Hiao: Bao gồm khu vực sản xuất các thôn Ma Hrai, Bôn Linh khu vực suối Ia Hiao và các thôn: Bôn Ơi Hly, Bôn Mi Hoan giáp sông Ayun.

- Xã Ia Yeng: Bao gồm khu vực sản xuất các thôn: Sô Ma Lơng, Đoàn Kết, Plei Kte nhỏ, Plei Kram, Plei Kual dọc khu vực sông Ayun.

11

Huyện Krông Pa

- Xã Ia Rsiơm: Buôn Ơi nu B, Thôn chợ, đường liên xã đi Uar (Ngập úng 1 phần hoặc toàn bộ buôn, ách tắc giao thông).

- Xã Ia Rsai: các Buôn: Pan,Pú,chích,K.Tinh, Buôn Sai, Ơ Kia, Chư tê (Sạt lở ven sông Pa, ngập úng suối Ia Rsai).

- Xã Chư Rcăm: các thôn, làng: Quỳnh phụ 2, Buôn H’Lang, Quỳnh phụ 3(Sạt lở Sông Pa).

- Xã Uar: các thôn, làng: Buôn Teng, Buôn H’Ngô, sạt lở sông Pa.

- Xã Krông Năng: các thôn, làng: Buôn Ji A Buôn Tối, Buôn TanG (Ngập úng 1 phần buôn Ji A do nước sông Ba dâng cao).

- Xã Chư Gu: các thôn, làng: Buôn Nung, Tập Đoàn 7 8 (Ngập úng 1 phần do nước cánh đồng KơJa không thoát nước kịp).

- Xã Ia Mlah: các thôn, làng: Buôn Ơi Jik, Ơi Dak, Chính đơn 2 và thôn Hòa mỹ (Hồ Chứa Nước Mlah lớn lượng nước về hồ lớn hơn khả năng thoát nước của tràn xả lũ, có nguy cơ ảnh hưởng đến đập phải sơ tán dân hạ du).

- Xã Phú Cần: Thôn bình minh (Ngập úng 1 phần hoặc toàn bộ Thôn bình minh như lũ năm 2009).

12

Thị xã AyunPa

- Phường Cheo Reo: Vùng ngập lụt ả ra ở dọc theo suối Ia Hiao và sông Ayun (nhất là vùng giáp cầu Quý đức).

- Phường Hoà Bình: Vùng ngập dọc theo sông Ayun và một số hộ dân Tổ dân phố 5, 6 và vùng bãi bồi.

- Phường Đoàn Kết: Vùng ngập dọc theo sông Ayun, vùng bãi bồi và một số hộ dân tổ dân phố 8, 9, 10 (Bôn Ma Djương, Bôn Ma Hing) và khu lò gạch.

- Phường Sông Bờ: Vùng ngập lụt dọc sông Ayun, sông Ba. Nơi ngập sâu nhất là khu vực ngã 3 sông có thể đến 4,7m, khu vực lò gạch cuối kênh N25A, vùng hạ lưu suối Ia Rbol từ quốc lộ 25 đến giáp sông Ba, độ ngập trung bình 1,6m, nơi ngập sâu 3,6m.

- Xã Ia Rbol: Ngập lụt chỉ xảy ra ở khu vực lò gạch cũ độ ngập trung bình 1,0m đến 1,6m.

- Xã Ia Sao: Ngập lụt chủ yếu xảy ra ở khu vực cánh đồng Bôn Hoang Ia và Bôn Hoang II và Bôn H’Liếp Diện tích ngập khoảng 20 ha, độ ngập trung bình 1,2m, độ ngập sâu nhất 2m (quốc lộ 25 do mới nâng cấp nên độ ngập không còn).

- Xã Ia Rtô: Là xã có nguy cơ ngập lụt lớn, vùng bãi đoạn sông cong và cánh đồng lúa (cánh đồng bầu) cuối thôn Đức Lập ngập khá nghiêm trọng, độ sâu ngập trung bình 2m đến 4m. Diện tích ngập lụt khoảng 20 ha.

13

Huyện Mang Yang

- Khu vực xung yếu thường xảy ra ngập lụt:

Đường liên xã nối từ Đê Ar sang Đăk Trôi (tại vị trí có tọa độ X=1522463, Y=472156).

Đường liên xã từ Lơ Pang đi xã Hra (vị trí 1 có tọa độ X=1544806, Y=476782, vị trí 2 có tọa độ X=1546647, Y=478339).

Đường tràn từ Quốc lộ 19 đi làng Chơ Rơng I xã Đak Ta Ley (tại vị trí có tọa độ X=1552245, Y=483032).

Đường liên xã nối từ thị trấn Kon Dơng sang làng Đăk Trôk xã Đăk Yă (tại vị trí có tọa độ X=1551637, Y=475357.

- Khu vực xung yếu có khả năng sạt lở là: các khu vực ven sông Ayun có chiều dài khoảng 7km (đoạn từ điểm có tọa độ X=1563820, Y=478898 đến điểm có tọa độ X=1556505, Y=480002 ). Tuy nhiên đoạn này chủ yếu là đất nông nghiệp không có khu dân cư sinh sống.

14

Huyện Chư Păh

- Khu vực thường bị ngập nước và ảnh hưởng của gió mạnh: Tại các cánh đồng của các xã: Cánh đồng Ia Nâm-xã Chư Jôr, cánh đồng Ia Ôn-xã Hòa Phú, cánh đồng làng Yăh-thị trấn Ia Ly.

- Khu vực dân cư có khả năng bị ảnh hưởng do gió mạnh và lốc xoáy: Tại các thôn, làng: Thôn 2,7-xã Nghĩa Hòa; thôn Đoàn Kết-xã Chư Jôr; thôn 2-xã Ia Nhin; làng Rơ Wa, làng Tơ Vơn 1-xã Ia Khươl; làng Bui-xã Nghĩa Hưng; làng Hreng-xã Hòa Phú; làng Kon Kơ Mõ, làng Kon Măh, làng Kon Sơ lăng-xã Hà Tây; làng Doch 2-xã Ia Kreng, thôn 4-thị trấn Phú Hòa; làng Bloi, làng Vân-thị trấn Ia Ly; làng Yăng 2-xã Ia Phí.

- Khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ cuốn trôi gây thiệt hại về người:

Suối Ia Ôn - xã Hòa Phú; suối Ia Nui, suối Ia Ai - xã Ia Phí; suối Đăk Ong, suối Ia Gun - xã Ia Khươl.

Xã Nghĩa Hòa: Làng Kênh, thôn 1, 2, 3, 5 (khu vực dọc suối Ia Ai, Ia Hrưng).

Xã Đăk Tơ Ver: Làng Hde (khu vực dọc bờ sông, suối).

Xã Hà Tây: Làng Kon Sơ Bai, làng Kon Kơ Mó, làng Kon Mah (khu vực dọc bờ sông, suối

- Khu vực trọng điểm sạt lở đất (xã Ia Kreng): Đường vào Ia Kreng và thủy điện Sên San 3.

- Các công trình xung yếu: Các cầu, cống; công trình thủy lợi; các điểm khai thác cát trên địa bàn.

15

Huyện Chư Pưh

- Xã Chư Don:

Khu vực Làng Plei Ngăng: Làng Ngăng có 37 hộ dân với 168 nhân khẩu là người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống bằng nghề nông. Đây là khu vực gần suối trong mùa mưa bão dễ bị xảy ra ngập lụt ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của nhân dân. Vị trí: Tọa độ X là 1491082, tọa độ Y: 0444673.

Khu vực Làng Plei HLốp: Làng Plei HLốp có 89 hộ dân với 229 nhân khẩu là người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống bằng nghề nông. Đây là khu vực gần núi, trong mùa mưa bão có nguy cơ bị sạt lở đất đá làm ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của nhân dân. Vị trí: Tọa độ X là 1494098, tọa độ Y là: 0448974.

- Xã Ia Le:

Khu vực thôn 6 có 252 hộ dân với 1000 nhân khẩu sinh sống bằng nghề nông là chủ yếu, trong đó có khoảng 34 hộ với 145 nhân khẩu ở khu vực gần suối dễ bị xảy ra ngập lụt. Vị trí: Tọa độ X là 1483359, tọa độ Y là 0455702.

Khu vực làng Ia Jol có 94 hộ với 420 nhân khẩu là người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống bằng nghề nông. Đây là khu vực xa trung tâm xã, trong mùa mưa bão đường giao thông đi lại khó khăn dễ bị cô lập. Vị trí: Tọa độ X là 1483216, tọa độ Y là 0460799.

Khu vực làng Ia Brêl có 142 hộ với 657 nhân khẩu là người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống bằng nghề nông. Đây là khu vực xa trung tâm xã, trong mùa mưa bão đường giao thông đi lại khó khăn dễ bị cô lập. Vị trí: Tọa độ X là 1482622, tọa độ Y là 0461840.

- Xã Ia Phang: Khu vực Dự án Công ty TNHH Xây dựng Thương Mại 289: Đây là khu vực vào mùa mưa bão có nguy cơ sạt lỡ, đường giao thông đi lại khó khăn, dễ bị cô lập. Vị trí: Tọa độ X là 1493291, tọa độ Y là 0462463.

16

Huyện Đức Cơ

Khu vực thường xuyên xảy ra lũ quét:

- Khu vực dọc suối Ia Krêl 2 (xã Ia Dom).

- Khu vực dọc suối Ia Pnôn và suối Ia Kriêng (xã Ia Nan và Ia Pnôn).

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC DỰ ÁN CÔNG TRÌNH PHÒNG CHỐNG SẠT LỞ BỜ SÔNG, BỜ SUỐI CHUYỂN TIẾP SANG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 1051/KH-UBND ngày 25 tháng 05 năm 2022 của UBND tỉnh Gia Lai)

ĐVT: Triệu đồng

STT

Danh mục dự án

Địa điểm xây dựng

Năm triển khai đề xuất

Vốn đã bố trí

Kế hoạch giai đoạn 2021-2025

Ghi chú

Tổng số

Trong đó: NSTW

 

TỔNG SỐ

 

 

 

1.140.000

1.140.000

 

1

Kè chống sạt lở sông Ba chảy qua địa bàn huyện IaPa, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai

Huyện Krông Pa, huyện Ia Pa

2016

20.000

180.000

180.000

Văn bản số 2764/UBND-KTTH ngày 06/12/2018 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất bổ sung và bố trí vốn đến năm 2025 là 180 tỷ đồng, hiện nay chưa bố trí thêm nguồn vốn đầu tư đối với dự án

2

Kè chống sạt lở Trung tâm hành chính huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai

Huyện Chư Sê

2019

30.000

150.000

150.000

Tờ trình số 2818/TTr-UBND ngày 11/12/2019 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét bố trí thêm vốn 150 tỷ đồng để đầu tư đối với dự án

3

Kè chống sạt lở sông Ia Sol, đoạn qua thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai

Huyện Phú Thiện

2018

40.000

360.000

360.000

Văn bản số 2725/UBND-KTTH ngày 03/12/2018 gửi Bộ Tài chính đề nghị bố trí vốn dự phòng Ngân sách Trung ương năm 2018 tổng vốn 400 tỷ đồng; Bộ Tài chính có Văn bản số 560/BTC-ĐT ngày 11/01/2019 đã bố trí vốn 40 tỷ đồng

4

Kè chống sạt lở suối Hội Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

Thành phố Pleiku

2013

Giai đoạn 2016-2020 đã bố trí: 104.000

450.000

450.000

Tờ trình số 138/TTr-UBND ngày 15/01/2020 của UBND tỉnh đề xuất Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành trung ương đề nghị hỗ trợ vốn đầu tư đối với dự án với tổng mức đầu tư là 450 tỷ đồng

 

PHỤ LỤC III

DỰ ÁN BỐ TRÍ ỔN ĐỊNH DÂN CƯ VÙNG THIÊN TAI GIAI ĐOẠN 2021-2025 TỈNH GIA LAI
(Kèm theo Kế hoạch số 1051/KH-UBND ngày 25 tháng 05 năm 2022 của UBND tỉnh Gia Lai)

TT

Tên dự án
(Đề xuất)

Địa điểm
(Xã, huyện)

Quy mô dự án

Tổng kinh phí (triệu đồng)

Trong đó

Ghi chú

Nhân khẩu

Số hộ

Diện tích (ha)

Ngân sách Trung ương (triệu đồng)

Ngân sách Địa phương (triệu đồng)

Vốn ĐTPT

VốnSNKT

Vốn ĐTPT

VốnSNKT

1

Dự án bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai buôn xã Ia Broăi, huyện Ia Pa

xã Ia Broăi, huyện Ia Pa

 

100

6

22.600

18.000

 

4.600

 

Dự án đang triển khai thực hiện năm 2021 theo Công văn số 86/UBND- KTTH ngày 25/01/2020 của UBND tỉnh Gia Lai về việc triển khai đầu tư các dự án khẩn cấp trên địa bàn tỉnh

2

Dự án bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai buôn xã Đak Rong, huyện Kbang

xã Đak Rong, huyện Kbang

 

73

5

20.460

17.000

 

3.460

 

3

Dự án bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai xã Ayun, huyện Chư Sê

xã Ayun, huyện Chư Sê

 

32

5

6.280

5.000

 

1.280

 

4

Dự án bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai tại xã Chư Rcăm, huyện Krông Pa

Xã Chư Rcăm, huyện Krông Pa

 

102

 

26.000

24.000

2.000

 

 

Dự án chuyển tiếp từ giai đoạn 2016- 2020 sang giai đoạn 2021-2025 đăng ký danh mục dự án có nguồn vốn đầu tư từ Trung ương theo Công văn số 2381/UBND-KTTH ngày 24/11/2020 của UBND tỉnh Gia Lai về việc triển khai đầu tư các dự án khẩn cấp trên địa bàn tỉnh

5

Dự án bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai xã Ia Rsiơm, huyện Krông Pa

xã Ia Rsiơm, huyện Krông Pa

962

175

18,5

90.000

90.000

 

 

 

Đăng ký danh mục dự án có nguồn vốn đầu tư từ Trung ương theo Công văn số 2320/UBND-KTTH ngày 17/11/2020 của UBND tỉnh Gia Lai về việc rà soát, cung cấp số liệu bổ sung xây dựng Chương trình đầu tư công về bố trí sắp xếp dân cư nhằm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai

6

Dự án bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai xã Ia Mơr, huyện Chư Prông

xã Ia Mơr, huyện Chư Prông

175

45

34,4

50.000

50.000

 

 

 

7

Phương án sắp xếp dân cư nhằm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai huyện Kông Chro

Các xã: Yang Trung, Yang Nam, Đăk Kơ Ning, Đăk Pling, huyện Kông Chro

95

23

0,83

2.070

 

2.070

 

 

8

Phương án sắp xếp dân cư nhằm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai huyện Kbang

Các xã: Đăk Hlơ, Kông Bờ La, Đông và thị trấn Kbang, huyệnKbang

 

28

 

400

 

400

 

 

Đăng ký danh mục dự án có nguồn vốn đầu tư từ Trung ương theo Công văn số 2381/UBND-KTTH ngày 24/11/2020 của UBND tỉnh Gia Lai về việc triển khai đầu tư các dự án khẩn cấp trên địa bàn tỉnh

9

Dự án bố trí ổn định dân cư vùng thiên tai tại các xã: Ia Trôk, Ia Mrơn, Ia Broăi, Chư Mố, huyện Ia Pa

Các xã: Ia Trôk, Ia Mrơn, Ia Broăi, Chư Mố, huyện Ia Pa

 

268

 

3.340

550

2.790

 

 

10

Phương án bố trí dân cư vùng thiên tai xã Đăk Kơ Ning, huyện Kông Chro

xã Đăk Kơ Ning, huyện Kông Chro

 

23

 

650

350

300

 

 

11

Dự án di dân vùng sạt lở xã Ia Rsai, huyện Krông Pa

Xã Ia Rsai, huyện Krông Pa

 

170

 

17.000

17.000

 

 

 

12

Dự án bố trí dân cư vùng thiên tai xã Hà Đông, huyện Đak Đoa

xã Hà Đông, huyện Đak Đoa

 

893

 

30.000

30.000

 

 

 

Tổng cộng

268.800,00

251.900,00

7.560,00

9.340,00

 

 

 

PHỤ LỤC IV

CÁC DỰ ÁN KÈ CHỐNG SẠT LỞ TẠI CÁC KHU VỰC SẠT LỞ ĐẶC BIỆT NGUY HIỂM CẦN XỬ LÝ CẤP BÁCH GIAI ĐOẠN 2021-2030
(Kèm theo Kế hoạch số 1051/KH-UBND ngày 25 tháng 05 năm 2022 của UBND tỉnh Gia Lai)

STT

Tên

Vị trí

Tuyến sông/bờ biển

Chiều dài (m)

Mức độ ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng dân sinh kinh tế

Đề xuất giải pháp kỹ thuật xử lý

Kinh phí
(tỷ đồng)

Thời gian dự kiến thực hiện

Ghi chú

I. Danh mục theo Văn bản số 1788/UBND-NL ngày 16/8/2019 của UBND tỉnh đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1

Sạt lở bờ Sông Ba khu vực xã Chư Rcăm huyện Krông Pa.

Đoạn số 1 : Km0 - Km0 800, L=800m (Bờ tả ngạn phía hạ lưu cầu Lệ Bắc đoạn đi qua khu vực nghĩa địa buôn H’Lang - xã Chư Rcăm).

Đoạn số 2 : Km0 - Km1 200, L=1200m (Bờ tả ngạn phía hạ lưu cầu Lệ Bắc đoạn tiếp giáp nghĩa địa Buôn H'Lang đi cặp sát QL25, qua thôn Sông Ba, xã Chư Rcăm).

Sông ba đoạn Khu vực xã Chư Rcăm huyện Krông Pa

2.000

Khu vực sạt lở ảnh hưởng trực tiếp đến hạ lưu chân cầu Lệ bắc, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của khu vực Trung tâm hành chính xã Chưrcăm và dân số của 3 buôn ( Buôn H'Lang, Thôn mới, Thôn Sông Ba ) Dân số trong ku vực là : 819 hộ/3496 khẩu. Đất ở là 16ha; Đất sản xuất 81 ha. Khu vực trường Tiểu học Chư Căm và Trường trung học cơ sở Nguyễn trãi .

Xây kè kiên có để ổn định bờ, chống sạt lở

200,00

Năm 2022

 

2

Sạt lở suối Đăk Pi Hao

Thôn Đoàn Kết, xã Chư Răng, huyện Ia Pa

Suối Đăk Pi Hao

500

Ảnh hưởng trực tiếp đến QL Trường Sơn Đông và khu dân cư

Xây kè kiên có để ổn định bờ, chống sạt lở

20,00

Năm 2022

 

3

Sạt lở Sông Ba (đoạn chân cầu đi xã Ia Kdăm)

Thôn Đăk Chă, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa

Sông Ba

500

Ảnh hưởng cầu sông

Ba và khu dân cư

Xây kè kiên có để ổn định bờ, chống sạt lở

50,00

Năm 2022

4

Sạt lở Sông Ba (khu vực xã Chư Mố)

Thôn Âm H'Lăk, Ama Đá, Chrô Braih, xã Chư Mố, huyện Ia Pa

Sông Ba

1.300

Ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư

Xây kè kiên có để ổn định bờ, chống sạt lở

130,00

Năm 2023

 

5

Sạt lở Sông Ba (khu vực xã Ia Trốk)

Thôn Buôn Hoãi, xã Ia

Trốk, huyện Ia Pa

Sông Ba

300

Ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư

Xây kè kiên có để ổn định bờ, chống sạt lở

30,00

Năm 2023

 

6

Sạt lở Sông Ayun (khu vực xã Ia Trốk)

Thôn Quý Đức, xã Ia Trốk, huyện Ia Pa

Sông Ayun

300

Ảnh hưởng trực tiếp đến công trình tôn giáo và khu dân cư

Xây kè kiên có để ổn định bờ, chống sạt lở

12,00

Năm 2023

 

7

Sạt lở Sông Ba (khu vực xã Ia Broãi)

Thôn Buôn Jứ, xã Ia Broãi

Sông Ba

1.650

Ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư và đất sản xuất

Xây kè kiên có để ổn định bờ, chống sạt lở

165,00

Năm 2024

 

8

Sạt lở bờ sông đoạn qua trung tâm thị trấn Ka Nat, huyện Kbang

Thị trấn Ka Nát, huyện

Kbang

Sông Ba

4.000

Làm mất diện tích đất canh tác, gây thiệt hại về tài sản và tính mạng con người của nhân dân dọc hai bên bờ sông

Xây dựng kè khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông

400,00

Năm 2024

 

9

Sạt lở Sông Ba (khu vực Bôn Hoan 1 và 2, xã Ia Sao)

Bôn Hoan 1 và 2, xã Ia

Sao, thị xã Ayun Pa

Sông Ba

2.000

Sản xuất lúa 2 vụ, với tổng diện tích 85 ha

Xây kè chống sạt lở, lũ về tránh ngập úng và tràn qua QL 25

200,00

Năm 2024

 

10

Sạt lở Sông Bờ (khu vực Bôn Hoan 1 và 2, xã Ia Sao)

Bôn Hoan 1 và 2, xã Ia

Sao, thị xã Ayun Pa

Sông Bờ

1.000

Sản xuất lúa 2 vụ, với tổng diện tích 85 ha

Xây kè chống sạt lở

30,00

Năm 2025

 

11

Sạt lở Sông Bờ (khu vực Bôn Hoan 1, xã Ia Sao)

Bôn Hoan 1, xã Ia Sao, thị xã Ayun Pa

Sông Bờ

500

Đời sống 92 hộ, lâu dài có nguy cơ mất nhà

Xây kè chống sạt lở

15,00

Năm 2025

Đã đề xuất Bộ Nông nghiệp và PTNT (lần 2) tại Văn bản số 1677/SNNPTNT-CCTL ngày 02/6/2021 Vốn 25 tỷ)

12

Sạt lở Sông Ba (khu vực Bôn H'Lip)

Bôn H'Líp, thị xã Ayun Pa

Sông Ba

800

Ngập 40 hộ dân, khu hành chính và chia cắt QL 25 với xã Ia Rtô

Xây kè chống sạt lở, lũ về tránh ngập úng và tràn qua QL 25

80,00

Năm 2025

 

13

Sạt lở Sông Ba (khu vực Bôn Phu Ma Miơng, Xã Ia Rtô)

Bôn Phu Ma Miơng, Xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa

Sông Ba

1.200

Ngập 30 hộ dân, đất SX lúa 2 vụ 10ha

Xây kè chống sạt lở, lũ về tránh ngập úng và tràn qua QL 25

120,00

Năm 2026

 

14

Sạt lở Sông Ba (khu vực Đức Lập, Xã Ia Rtô)

Đức Lập, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa

Sông Ba

2.500

Đất SX lúa 2 vụ 25ha

Xây kè chống sạt lở, lũ về tránh ngập úng và tràn qua QL 25

250,00

Năm 2026

 

15

Sạt lở suối Đắk Lốp (khu vực Cầu Đăk Lốp đến Sông Ba)

Cầu Đăk Lốp đến Sông Ba, huyện KBang

suối Đắk Lốp

2.900

60 nhà dân ( 256 nhân khẩu) thuộc các tổ dân phố 1, 2 và 7 thị trấn Kbang; 52ha, đất nông nghiệp của 106 hộ dân ( 416 nhân khẩu); Cầu Đăk Lốp và các công trình công cộng khác

Kè 2 bên bờ suối với tổng chiều dài kè 2900m(bờ trái 1450,0m; bờ phải 1450,0m); điểm đầu tuyến nằm giáp cầu Đăk Lốp, theo hình thức đê sông, đỉnh kè rộng 10m, gia cố đỉnh kè bằng BTXM M250, mái phía suối gia cố bằng tấm lát bê tông, mái phía trong trồng cỏ bảo vệ

130,00

Năm 2027

1450m/ bờ

16

Sạt lở Sông Ba (khu vực Thôn 10 Xã Đông)

Thôn 10 xã Đông , huyện KBang

Sông Ba

2.940

60 nhà dân ( 256 nhân khẩu) thuộc các tổ dân phố 1, 2 và 7 thị trấn Kbang; 52ha, đất nông nghiệp của 106 hộ dân (416 nhân khẩu); Cầu Đak Lốp và các công trình công cộng khác

Xây dựng kè 2 bên bờ sông theo hình thức đê sông, đỉnh kè rộng 5m, gia cố đỉnh kè bằng BTXM M250, mái phía sông gia cố bằng tấm lát bê tông, mái phía trong trồng cỏ bảo vệ; với tổng chiều dài kè 2940m (bờ trái 1470,0m; bờ phải 1470,0m); điểm đầu tuyến nằm như trên bản đồ, điểm cuối tuyến tại hạ lưu cầu treo xã Đông

294,00

Năm 2027

1470m/bờ

TỔNG

2126,00

 

 

II. Danh mục công trình các địa phương đề xuất năm 2021 và năm 2022

1

Kè chống nguy cơ sạt lở cho các hộ dân sống dọc bờ Đông sông Ia Sol đoạn từ đầu cầu Ia Sol đến Nhà thờ Plei A Thai, thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện

Thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện

Sông Ia Sol

1.300

Đảm bảo an toàn khu vực gồm: Trung tâm chợ Phú Thiện, Nhà thờ Plei A Thai và trên 56 hộ dân trên 235 khẩu sinh sống và hoạt động dọc theo bờ Đông của sông Ia Sol

Xây dựng kè kiên cố, quy mô sơ bộ: Dự án nhóm B, công trình cấp III; Đỉnh kè: 14m (đường BTXM trên đỉnh 7,5m), vỉa hè; thân kè: Mái bằng các cấu kiện BT đúc sẵn, bố trí bậc thang lên xuống; cơ kè rộng 3m, kết hợp đi bộ; chân kè: ống buy BTCT đổ đá hộc, xếp rọ đá chống xói.

75,00

Năm 2022

Báo cáo số 581/BC-UBND ngày 20/9/2021 của UBND huyện Phú Thiện; Công văn số 1909/UBND- NL ngày 24/11/2021 của UBND tỉnh Gia Lai về việc tiếp tục triển khai thực hiện công tác bố trí ổn định dân cư trên địa bàn tỉnh (Vốn ngân sách Trung ương)

2

Kè chống sạt lở bờ sông Ayun (đoạn chảy qua thôn Quý Đức, xã Ia Trôk)

xã Ia Trôk, huyện Ia Pa

Sông Ayun

1.500

Gây sạt lở nghiêm trọng bờ sông, khu dân cư và đất sản xuất của nhân dân xã Ia Trôk

Xây dựng kè kiên cố, dự án nhóm C

100,00

Năm 2023

Tờ trình số 35- TTr/HU ngày 23/8/2021 của Huyện ủy Ia Pa

3

Kè chống sạt lở trong khu dân cư xã Ia Drang, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

Xã Ia Drang, huyện Chư Prông

(ảnh hưởng do nước mưa)

1.820

khu dân cư tại thôn 10, thôn An Hòa và thôn Đức Nghĩa thuộc xã Ia Drang gây xói mòn tạo thành các rãnh thoát nước sâu từ 3 - 4m, rộng rừ 3 - 5 m đặc biệt một số điểm rộng đến 10m gây nguy hiểm cho người dân và dẫn đến nguy cơ bị đỗ, sập nhà

Xây dựng kè chống sạt lở đất kết hợp mương thoát nước, cụ thể:

Kè chống sạt lở kết hợp mương thoát nước tại thôn 10: Chiều dài 1.220m; rộng 3m; sâu 3m.

Kè chống sạt lở kết hợp mương thoát nước tại thôn An Hòa: Chiều dài 100m; rộng 3m; sâu 3m.

Kè chống sạt lở kết hợp mương thoát nước tại thôn Đức Nghĩa: Chiều dài 500m; rộng 3m; sâu 3m.

- Kết cấu xây dựng: Bê tông cốt thép M200, D = 30cm, có thanh giằng.

Xây dựng kè chống sạt lở đất kết hợp mương thoát nước, cụ thể: Kè chống sạt lở kết hợp mương thoát nước tại thôn 10: Chiều dài 1.220m, rộng 3m, sâu 3m; Kè chống sạt lở kết hợp mương thoát nước tại thôn An Hòa: Chiều dài 100m, rộng 3m, sâu 3m; Kè chống sạt lở kết hợp mương thoát nước tại thôn Đức Nghĩa: Chiều dài 500m, rộng 3m, sâu 3m. Kết cấu xây dựng: Bê tông cốt thép M200, D = 30cm, có thanh giằng

40,95

Năm 2024

Báo cáo số 859/BC-UBND ngày 20/9/2021 của UBND huyện Chư Prông; Công văn số 1909/UBND-NL ngày 24/11/2021 của UBND tỉnh Gia Lai về việc tiếp tục triển khai thực hiện công tác bố trí ổn định dân cư trên địa bàn tỉn (nguồn vốn NSTW)

4

Kè chống sạt lở Sông Ba đoạn qua trung tâm thị xã An Khê

trung tâm thị xã An Khê

Sông Ba

3.980

hiện trạng 2 bên bờ sông đang sạt lở nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân và mĩ quan đô thị

Xây kè kiên có để ổn định bờ, chống sạt lở

350,00

Năm 2024

Tờ trình số 54/TTr-UBND ngày 04/5/2022 của UBND thị xã An Khê

TỔNG

565,95

 

 

TỔNG CỘNG

2.691,95

 

 

 

PHỤ LỤC V

DANH MỤC DỰ ÁN BỐ TRÍ KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ TRUNG HẠN VỐN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 1051/KH-UBND ngày 25 tháng 05 năm 2022 của UBND tỉnh Gia Lai)

ĐVT: Triệu đồng

STT

Danh mục dự án

Địa điểm xây dựng

Năng lực thiết kế

Thời gian KC - HT

Quyết định chủ trương, Quyết định đầu tư ban đầu hoặc QĐ đầu tư điều chỉnh

Kế hoạch đầu tư vốn NSĐP giai đoạn 2021- 2025

Đơn vị thực hiện

Ghi chú

Số quyết định; ngày, tháng, năm ban hành

Tổng mức đầu tư

Tổng số

Trong đó

 

 

Tổng số

Trong đó: NSĐP

NSĐP

 

 

I

Dự án khởi công mới hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025

 

 

 

 

360.000

260.000

260.000

260.000

 

 

1

Xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc tài nguyên và môi trường tỉnh Gia Lai

Gia Lai

Xây dựng phần mềm nghiệp vụ quan trắc tài nguyên và môi trường; xây dựng cơ sở dữ liệu quan trắc; đào tạo và chuyển giao công nghệ quản lý, vận hành hệ thống

2021

302/NQ-HĐND ngày 25/2/2020; 1572/QĐ- SKHĐT ngày 28/5/2021

7.000

7.000

7.000

7.000

Sở TNMT

 

2

Cắm mốc bảo vệ hành lang nguồn nước trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Các huyện, thị xã, thành phố

Thực hiện đối với 40 sông, 106 suối và 61 hồ là khu vực cắm mốc bảo vệ nước mặt tỉnh Gia Lai đã được công bố, cụ thể: Hồ chứa tự nhiên phải cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước 57 hồ, hồ chứa nước thủy lợi 04 hồ (danh mục tại QĐ số 338/QĐ-UBND ngày 03/5/2017 của UBND tỉnh)

2023-2024

374/NQ-HĐND ngày 17/6/2021

53.000

53.000

53.000

53.000

Sở TNMT

TMĐT dự án 53 tỷ đồng (NSĐP)

3

Kè chống sạt lở Suối Hội Phú (đoạn từ đường Lê Thánh Tôn đến đường Nguyễn Trung Trực - Chùa Minh Thành), thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai

Pleiku

Xây dựng kè dài 1,925km dọc suối; nạo vét hết lớp thực vật, rác bẩn đảm bảo tạo được mặt nước trên lòng suối, xây dựng 02 đập ngăn nước trên suối, tạo thành 02 hồ chứa nước; xây dựng hệ thống kè dọc suối và hệ thống đường giao thông, hệ thống điện chiếu sáng, đường dạo bộ và cầu qua Suối hoàn chỉnh

2023-2025

414/NQ-HĐND ngày 17/6/2021

300.000

200.000

200.000

200.000

UBND thành phố Pleiku

TMĐT dự án 300 tỷ đồng, NSTW 200 tỷ đồng, NS thành phố 100 tỷ đồng

II

Dự án khởi công mới hoàn thành trong giai đoạn 2021-2025

 

 

 

 

485.000

485.000

260.000

260.000

 

 

4

Xây dựng các hồ chứa nước và hoàn thiện hệ thống kênh mương thủy lợi

Gia Lai

Hồ Đông Xuân cung cấp nước tưới sản xuất 470ha; Hồ Cà Tung cung cấp tưới cho diện tích 280ha; hoàn thiện hệ thống kênh mương thủy lợi các hồ chứa nước: Tầu Dầu 2, Ia Rtô; Plei Thơ Ga; Plei Keo nhằm phát huy hết hiệu quả các các hồ chứa nước

2023-2026

429/NQ-HĐND ngày 17/6/2021

485.000

485.000

260.000

260.000

BQL các DA ĐTXD

 

 

PHỤ LỤC VI

HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ PHÒNG CHỐNG SẠT LỞ BỜ SÔNG, BỜ SUỐI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
(Kèm theo Kế hoạch số 1051/KH-UBND ngày 25/05/2022 của UBND tỉnh Gia Lai)

TT

Nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

1

Điều phối chung, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, báo cáo UBND tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan

Trước 15/6 và 15/12 hàng năm

2

Xây dựng kế hoạch và tổ chức điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng dân cư, sạt lở, công trình phòng, chống sạt lở và công trình hạ tầng ven sông, suối, nhất là tại các khu vực có nguy cơ sạt lở.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan

Hàng năm

3

Xây dựng kế hoạch và tổ chức các lớp tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tổ chức và người dân về phòng chống sạt lở bờ sông, bờ suối.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Tài chính; UBND các huyện, thị xã, thành phố

Hàng năm

4

Thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát và tổ chức quan trắc, giám sát, nghiên cứu và cảnh báo các khu vực có nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ suối; cập nhật cơ sở dữ liệu về sạt lở trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính và UBND các huyện, thị xã, thành phố

Hàng năm

5

Tổng hợp nhu cầu tư UBND các huyện, thị xã, thành phố, xây dựng kế hoạch đầu tư hệ thống công trình phòng chống sạt lở bờ sông để đưa vào các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn, dài hạn, đồng thời lồng ghép vào các chương trình, dự án khác

Sở Nông nghiệp và PTNT

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

Hàng năm

6

Xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối, trong đó tập trung xử lý khẩn cấp các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm; xây dựng công trình chỉnh trị sông, suối nhằm giữ ổn định tỷ lệ phân lưu, ổn định dòng chảy, hình thái sông, suối, bờ sông, bờ suối tại các khu vực trọng điểm; xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bảo vệ khu đô thị, khu dân cư tập trung có nguy cơ sạt lở

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan

Hàng năm

7

Rà soát, Di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm; từng bước sắp xếp lại dân cư, di dời dân cư ra khỏi các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, kết hợp với tái định cư, ổn định đời sống cho người dân

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan

Hàng năm

8

Tổ chức nghiên cứu phương án chỉnh trị, phòng, chống sạt lở đối với các tuyến sông trên địa bàn tỉnh làm cơ sở cập nhật vào quy hoạch tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan

Hàng năm

9

Kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác trái phép cát, sỏi lòng sông, suối trên địa bàn tỉnh

Sở Tài nguyên và Môi trường

Công an tỉnh, các sở, ngành, địa phương có liên quan

Hàng năm

10

Hướng dẫn kiểm soát các hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông, suối giảm thiểu nguy cơ sạt lở

Sở Tài nguyên và Môi trường

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

Hàng năm

11

Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối nhằm tạo điều kiện cho chủ đầu tư triển khai thực hiện các công trình, hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy kịp thời hiệu quả phòng, chống, bảo vệ bờ sông, bờ suối

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan

Hàng năm

12

Rà soát chính sách, pháp luật liên quan về đất đai để đề xuất, sửa đổi, bổ sung tạo điều kiện huy động nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư xây dựng công trình phòng, chống sạt lở, bảo vệ và khôi phục rừng phòng hộ

Sở Tài nguyên và Môi trường

Các Sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan

Hàng năm

13

hướng dẫn quản lý chặt chẽ công tác quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn để chủ động phòng, chống sạt lở, giảm thiểu nguy cơ bị ảnh hưởng do bờ sông; nghiên cứu vật liệu mới thay thế nhằm giảm sử dụng cát trong xây dựng và san lấp

Sở Xây dựng

Các Sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan

Hàng năm

14

Hướng dẫn các địa phương cân đối, bố trí vốn đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm (bao gồm vốn trong nước, vốn nước ngoài) cho công tác quy hoạch và thực hiện các công trình, dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối, di dời dân cư ra khỏi khu vực bị sạt lở và có nguy cơ sạt lở cao theo quy định của pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thị xã, thành phố

Hàng năm

15

Bố trí kinh phí sự nghiệp để thực hiện Kế hoạch và khắc phục khẩn cấp sự cố sạt lở, di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi khu vực sạt lở theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, phòng, chống thiên tai

Sở Tài chính

Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, thị xã, thành phố

Hàng năm

16

Hướng dẫn, chỉ đạo triển khai nội dung phòng, chống thiên tai trong hoạt động của ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh bảo đảm an toàn đối với các hoạt động và công trình thuộc lĩnh vực quản lý, nhất là các tuyến đường tỉnh, quốc lộ được ủy thác quản lý, công trình giao thông tại vùng thường xảy ra ngập lũ, sạt lở đất, công trình giao thông khu vực ven sông để giảm thiểu rủi ro thiên tai về sạt lở bờ sông

Sở Giao thông Vận tải

UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan

Hàng năm

17

Thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, vật liệu mới để phòng, chống sạt lở phù hợp với điều kiện từng khu vực, tập trung vào các giải pháp mềm, thân thiện môi trường, giảm chi phí đầu tư; Đẩy mạnh triển khai xây dựng các mô hình trình diễn, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống; ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật tiên tiến trong phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối

Sở Khoa học và Công nghệ

Các Sở, ngành, địa phương, đơn vị có liên quan

Hàng năm

18

Rà soát, đăng ký danh mục, đề xuất nhu cầu đầu tư xây dựng các dự án, công trình về phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối, dự án bảo vệ khu đô thị, khu dân cư tập trung có nguy cơ sạt lở và di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi khu vực sạt lở

UBND các huyện, thị xã, thành phố

Sở Nông nghiệp và PTNT; Sở Tài nguyên và Môi trường

Hàng năm

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 1051/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Gia Lai

  • Số hiệu: 1051/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 25/05/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
  • Người ký: Kpă Thuyên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản