Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 101/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 31 tháng 03 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

Thực hiện Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025 và trên nhu cầu thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân Tỉnh xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nâng cao toàn diện chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

2. Bảo đảm nâng cao năng lực, kỹ năng thực thi công vụ được giao; ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; gắn đào tạo, bồi dưỡng với nhu cầu và quy hoạch sử dụng lâu dài.

3. Tăng cường trách nhiệm và tạo điều kiện cho người đứng đầu cơ quan quản lý, người đứng đầu đơn vị sử dụng và bản thân cán bộ, công chức, viên chức tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng một cách tích cực.

4. Thu hút, tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo, nghiên cứu đủ năng lực tham gia đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC; kế thừa, phát huy những kinh nghiệm hay về đào tạo, bồi dưỡng trong quá trình quản lý, thực hiện của địa phương.

II. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

1. Cán bộ, công chức trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện;

2. Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

3. Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện.

4. Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, góp phần xây dựng đội ngũ CBCCVC chuyên nghiệp, có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và hội nhập quốc tế.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Xây dựng, hoàn thiện chế độ chính sách, khuyến khích CBCCVC học tập và tự học để không ngừng nâng cao trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.

2.2. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hoạt động thực hiện nhiệm vụ, công vụ của CBCCVC, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, gồm:

a) Đối với CBCCVC cấp tỉnh và cấp huyện

- Đối với cán bộ, công chức:

Tiếp tục tập trung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng - an ninh, tin học, ngoại ngữ.

100% cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định trước khi bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý; ít nhất 80% cán bộ, công chức được cập nhật kiến thức pháp luật, được bồi dưỡng về đạo đức công vụ; 70% trở lên được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ.

- Đối với viên chức: 100% viên chức được bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp; 100% viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được bồi dưỡng năng lực, kỹ năng quản lý trước khi bổ nhiệm; hằng năm ít nhất 60% viên chức được bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp; cập nhật năng cao kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành.

b) Đối với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã: Hằng năm, ít nhất 60% cán bộ, công chức cấp xã được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ, đạo đức công vụ; người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được bồi dưỡng cập nhật và nâng cao kỹ năng, phương pháp hoạt động ít nhất 01 lần trong thời gian 02 năm.

c) Đối với đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp: 100% đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 được bồi dưỡng kiến thức pháp luật; kiến thức, kỹ năng và phương pháp hoạt động.

3. Số lượng CBCCVC được cử đi đào tạo, bồi dưỡng

Tổng số lượt CBCCVC được đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2021 - 2025: 47.124 lượt người. Trong đó:

3.1. Đào tạo: 4.032 lượt người, trong đó:

- Lý luận chính trị: 3.570 lượt người.

- Trình độ chuyên môn: 462 lượt người (gồm: đào tạo trình độ tiến sĩ, chuyên khoa II; thạc sĩ, chuyên khoa I; đại học, cao đẳng và trung cấp).

3.2. Bồi dưỡng: 43.092 lượt người (gồm: bồi dưỡng lý luận chính trị; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành, vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh và các nội dung bồi dưỡng khác cần thiết cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ).

(Chi tiết Phụ lục kèm theo)

IV. NỘI DUNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG

1. Về đào tạo

1.1. Lý luận chính trị: Đào tạo trình độ trung cấp, cao cấp lý luận chính trị cho cán bộ, công chức, viên chức bảo đảm đúng đối tượng, phù hợp với quy hoạch và nhằm trang bị kiến thức, trình độ lý luận chính trị, tư duy khoa học, góp phần nâng cao bản lĩnh chính trị để phục vụ tốt hơn vị trí đang công tác.

1.2. Trình độ chuyên môn

- Đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học cho cán bộ, công chức cấp xã phù hợp với điều kiện và yêu cầu phát triển của từng địa phương;

- Đào tạo trình độ sau đại học phù hợp với vị trí việc làm cho cán bộ, công chức là trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương trở lên theo quy hoạch và yêu cầu phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị;

- Đào tạo trình độ sau đại học cho CBCCVC phù hợp với vị trí việc làm, gắn với quy hoạch sử dụng lâu dài đáp ứng yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; kết hợp khuyến khích CBCCVC tự đào tạo, tự học.

2. Về bồi dưỡng

1.1. Lý luận chính trị: Cập nhật nội dung các văn kiện, nghị quyết, đường lối của Đảng các cấp; cập nhật nâng cao trình độ lý luận chính trị theo quy định.

1.2. Kiến thức quản lý nhà nước

- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức; tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý.

- Cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp quản lý chuyên ngành; kiến thức, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao.

- Cập nhật kiến thức pháp luật, văn hóa công sở, nâng cao ý thức đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp.

1.3. Bồi dưỡng kiến thức: Quốc phòng - an ninh theo các chương trình quy định cho CBCCVC; cập nhật và nâng cao kiến thức, năng lực hội nhập quốc tế; bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ theo tiêu chuẩn quy định.

V. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tiếp tục quán triệt nâng cao nhận thức các ngành, các cấp về vai trò, nhiệm vụ của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng CBCCVC trong việc bảo đảm chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng

- Thường xuyên tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị về vai trò, tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động công vụ của đội ngũ công chức; tiếp tục đưa nội dung về xây dựng, tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng hằng năm vào bộ tiêu chí đánh giá, chấm điểm cải cách hành chính của các sở, ngành Tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị cấp tỉnh trong chỉ đạo thực hiện công tác bồi dưỡng công chức.

- Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt và đề cao tinh thần học và tự học, nhất là tư tưởng Hồ Chí Minh về “học để làm việc”, “làm việc gì thì học để làm việc ấy cho tốt” để đội ngũ công chức xác định rõ mục tiêu, động lực, qua đó có thái độ tham gia đào tạo, bồi dưỡng nghiêm túc hơn, qua đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng.

- Tăng cường nhận thức về trách nhiệm học tập suốt đời; tạo điều kiện và hỗ trợ CBCCVC cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp và kinh nghiệm làm việc để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.

- CBCCVC chủ động, tích cực trong việc lựa chọn những chương trình đào tạo, bồi dưỡng cập nhật nâng cao kiến thức, kỹ năng phù hợp với năng lực, công việc, vị trí công tác đang đảm nhận.

2. Xây dựng hệ thống thể chế đồng bộ, khoa học

- Nghiên cứu, rà soát các quy định về đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC của các bộ, ngành Trung ương, nếu có những nội dung chưa phù hợp, gây khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện tại địa phương kịp thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung.

- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện các quy chế đào tạo sau đại học, chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nhằm khuyến khích, tạo động lực cho CBCCVC học và tự học để đáp ứng yêu cầu trình độ theo quy định , nâng cao năng lực làm việc.

3. Rà soát chức năng, nhiệm vụ từ đó sắp xếp, nâng cao năng lực, chất lượng hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng

- Tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC của tỉnh bảo đảm các điều kiện dạy và học có chất lượng đối với các khóa bồi dưỡng thuộc thẩm quyền tổ chức theo phân công, phân cấp quản lý.

- Khuyến khích, tạo điều kiện để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngoài tỉnh có đủ năng lực được tham gia tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, để tạo sự cạnh tranh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng.

- Xây dựng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên:

Giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phải có trình độ chuyên môn phù hợp, có ít nhất 05 năm kinh nghiệm hoạt động thực tiễn quản lý và có năng lực sư phạm; tiếp tục xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng và giảng viên thỉnh giảng đảm nhiệm 50% thời lượng của các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp thực tiễn địa phương.

Thường xuyên xây dựng kế hoạch cập nhật, nâng cao năng lực, trình độ và phương pháp sư phạm giảng dạy tích cực, hiện đại cho giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước và nước ngoài.

Tăng cường trách nhiệm đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong việc tham gia giảng dạy cập nhật kiến thức, trang bị kỹ năng, phương pháp và trao đổi kinh nghiệm quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ phù hợp với địa phương.

4. Biên soạn mới, nâng cao chất lượng chương trình bồi dưỡng

- Tổ chức rà soát, đánh giá chất lượng các chương trình bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước hiện đang sử dụng; nếu có sự trùng lặp kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung.

- Tăng cường, khuyến khích biên soạn những chương trình bồi dưỡng ngắn ngày cập nhật, nâng cao kiến thức, kỹ năng theo vị trí công tác; kỹ năng theo hướng “cầm tay chỉ việc” theo thẩm quyền.

5. Nâng cao năng lực quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng

- Quán triệt nhận thức và trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị sử dụng công chức đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng, nhất là quan tâm bố trí công chức phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ; đồng thời, hạn chế tối đa việc thay đổi công chức phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng, trong trường hợp có thay đổi phải quan tâm đến công tác bàn giao, tính kế thừa.

- Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng và phương pháp quản lý; và triển khai kịp thời các quy định, chính sách mới về công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công chức phụ trách công tác đào tạo, bồi dưỡng của các cơ quan, đơn vị biết, áp dụng triển khai tổ chức thực hiện.

- Tiếp tục hoàn thiện phần mềm quản lý đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh để phục vụ hiệu quả công tác tổ chức các khóa bồi dưỡng; công tác tổng hợp, báo cáo, thống kê số liệu phục vụ cho công tác dự báo, xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC cho giai đoạn tiếp theo.

6. Thực hiện quản lý chất lượng đào tạo, bồi dưỡng

- Nghiên cứu, rà soát các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC, nếu có nội dung không phù hợp với thực tiễn quản lý của địa phương, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung.

- Tiếp tục tổ chức, đổi mới phương thức đánh giá chất lượng bồi dưỡng CBCCVC và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện đánh giá chất lượng bồi dưỡng.

7. Hợp tác quốc tế: Hằng năm, chọn cử CBCCVC quản lý và giảng viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC tham gia các khóa học ở nước ngoài về quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng các chương trình, tài liệu và phương pháp giảng dạy tích cực, hiện đại.

8. Hình thức bồi dưỡng: Áp dụng các hình thức bồi dưỡng; tập trung, bán tập trung, vừa làm, vừa học, bồi dưỡng từ xa phù hợp với mục tiêu, chương trình, nội dung bồi dưỡng.

9. Kinh phí và chính sách tài chính

9.1. Kinh phí:

Tổng kinh phí giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 112.344 triệu đồng, trong đó:

- Đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức: Ngân sách nhà nước, kinh phí của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng công chức, của công chức và tài trợ của tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài.

- Đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng viên chức và các đối tượng khác: Theo quy định hiện hành.

9.2. Chính sách tài chính: Thực hiện theo Nghị quyết số 208/2018/NQ- HĐND ngày 06 tháng 12 năm 2018 của Hội đồng nhân dân Tỉnh Quy định định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp; các văn bản quy định của Trung ương và các văn bản sửa đổi, bổ sung các văn bản hiện hành (nếu có).

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy và các cơ quan liên quan triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện Kế hoạch này bảo đảm chất lượng, hiệu quả và yêu cầu tiến độ quy định; tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân Tỉnh những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp trong quá trình triển khai thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức hằng năm, gửi Sở Tài chính tổng hợp và trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt.

- Thường xuyên rà soát, kịp thời tham mưu Uỷ ban nhân dân Tỉnh điều chỉnh chỉ tiêu, số lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC phù hợp với tình hình thực tế; tiến hành đánh giá sơ kết 03 năm, tổng kết 05 năm và cả giai đoạn 2016 - 2025, báo cáo Bộ Nội vụ theo định kỳ.

- Phối hợp các cơ quan có liên quan rà soát chức năng, nhiệm vụ các cơ sở đào tạo thuộc Tỉnh quản lý; đề xuất sắp xếp hợp lý, hoạt động hiệu quả hơn.

2. Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, tham mưu Uỷ ban nhân dân Tỉnh trình Hội đồng nhân dân Tỉnh sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC phù hợp thực tiễn địa phương, theo quy định của Trung ương; cân đối, bố trí kinh phí cho các đơn vị để bảo đảm thực hiện Kế hoạch.

- Phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện chế độ, chính sách đối với CBCCVC được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo đúng quy định.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất Uỷ ban nhân dân Tỉnh nguồn vốn thực hiện các dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng các cơ sở đào tạo và kinh phí đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC.

4. Các sở, ban, ngành Tỉnh và Uỷ ban nhân dân cấp huyện

- Quán triệt, triển khai Kế hoạch này đến đội ngũ CBCCVC tại cơ quan, đơn vị, địa phương; nâng cao nhận thức về công tác đào tạo, bồi dưỡng và quản lý chặt chẽ CBCCVC được cử đi học; đồng thời, tạo điều kiện cho CBCCVC tự học tập;

- Rà soát, thống kê trình độ đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC theo chức danh, vị trí việc làm, xác định nhu cầu và dự toán kinh phí và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC hằng năm, gửi Uỷ ban nhân dân Tỉnh (qua Sở Nội vụ) theo đúng biểu mẫu và thời gian tại các văn bản hướng dẫn hiện hành.

5. Đề nghị Ban Tổ chức Tỉnh ủy

- Phối hợp với Sở Nội vụ và các cơ quan liên quan triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện Kế hoạch này đối với các đối tượng, nội dung đào tạo, bồi dưỡng thuộc thẩm quyền quản lý.

- Phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng tham gia giảng dạy các chương trình đào tạo, bồi dưỡng phù hợp thực tiễn địa phương.

6. Bộ Chỉ huy Quân sự Tỉnh

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc triệu tập, phân bổ chỉ tiêu, tổ chức các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức Quốc phòng và An ninh cho các đối tượng theo quy định hiện hành.

- Chủ trì, phối hợp các ngành, địa phương tham mưu Uỷ ban nhân dân Tỉnh thực hiện các nhiệm vụ năm 2021 theo Quyết định số 24/QĐ-UBND-HC ngày 22 tháng 01 năm 2021 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về việc ban hành Đề án “Tổ chức lực lượng, huấn luyện, hoạt động và bảo đảm chế độ, chính sách cho Dân quân tự vệ giai đoạn 2021 - 2025”.

7. Các cơ sở đào tạo

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện công tác chiêu sinh, triệu tập học viên và tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng cho CBCCVC tỉnh Đồng Tháp.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan nghiên cứu, cập nhật các quy định mới, bổ sung vào chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC.

- Xây dựng đội ngũ giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng phù hợp chức năng, nhiệm vụ của trường và theo quy định; quan tâm đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCCVC trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Trên đây là Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2021 - 2025. Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu có vướng mắc, phát sinh chưa phù hợp hoặc cần bổ sung, sửa đổi thì các cơ quan, đơn vị và cá nhân gửi ý kiến về Sở Nội vụ tổng hợp, đề xuất Uỷ ban nhân dân Tỉnh xem xét, quyết định./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nội vụ (b/c);
- Vụ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức - Bộ Nội vụ;
- TT/TU, TT/HĐND Tỉnh;
- CT và các PCT UBND Tỉnh;
- Như Mục VI;        
- Lưu: VT, THVX. Thg.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đoàn Tấn Bửu

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 31 tháng 03 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Tỉnh)

Stt

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng

Năm

Tổng giai đoạn 2021 - 2025

Ghi chú

2021

2022

2023

2024

2025

Số lượng (lượt người)

Kinh phí (triệu đồng)

Số lượng (lượt người)

Kinh phí (triệu đồng)

Số lượng (lượt người)

Kinh phí (triệu đồng)

Số lượng (lượt người)

Kinh phí (triệu đồng)

Số lượng (lượt người)

Kinh phí (triệu đồng)

Số lượng (lượt người)

Kinh phí (triệu đồng)

A

Đào tạo

901

15.050

783

14.790

782

14.640

783

14.690

783

14.690

4.032

73.860

 

1

Chuyên môn

91

7.610

93

7.830

92

7.680

93

7.730

93

7.730

462

38.580

 

 

Tiến sĩ, chuyên khoa II

3

450

4

600

3

450

3

450

3

450

16

2.400

 

 

Thạc sĩ, chuyên khoa I

38

3.800

38

3.800

38

3.800

38

3.800

38

3.800

190

19.000

 

 

Đại học

43

3.010

44

3.080

44

3.080

44

3.080

44

3.080

219

15.330

 

 

Cao đẳng, trung cấp

7

350

7

350

7

350

8

400

8

400

37

1.850

 

2

Lý luận Chính trị

810

7.440

690

6.960

690

6.960

690

6.960

690

6.960

3.570

35.280

 

 

Cao cấp

60

1.140

120

2.280

120

2.280

120

2.280

120

2.280

540

10.260

 

 

Trung cấp

660

5.940

480

4320

480

4.320

480

4.320

480

4.320

2.580

23.220

 

 

Sơ cấp

90

360

90

360

90

360

90

360

90

360

450

1.800

 

B

Bồi dưỡng

7.929

8.685

11.940

10.599

7.741

6.400

7.741

6.400

7.741

6.400

43.092

38.484

 

1

Lý luận chính trị

4.420

 

4.420

 

4.420

 

4.420

 

4.420

 

22.100

 

 

2

Quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức

765

3.340

710

2.460

710

2.460

710

2.460

710

2.460

3.605

13.180

 

 

Chuyên viên cao cấp và tương đương

65

1.040

10

160

10

160

10

160

10

160

105

1.680

 

 

Chuyên viên chính và tương đương

100

500

100

500

100

500

100

500

100

500

500

2.500

 

 

Chuyên viên và tương đương

600

1.800

600

1800

600

1.800

600

1.800

600

1.800

3.000

9.000

 

3

Quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn chức danh, lãnh đạo quản lý

359

2.265

285

1.155

285

1.155

285

1.155

285

1.155

1.499

6.885

 

 

Cấp sở và tương đương

90

1.350

20

300

20

300

20

300

20

300

170

2.550

 

 

Cấp huyện

9

135

5

75

5

75

5

75

5

75

29

435

 

 

Cấp phòng và tương đương

180

540

180

540

180

540

180

540

180

540

900

2.700

 

 

Cấp xã

80

240

80

240

80

240

80

240

80

240

400

1.200

 

4

Bồi dưỡng và cập nhật kiến thức Quốc

311

635

311

635

311

635

311

635

311

635

1.555

3.175

 

 

Đối tượng 1

1

15

1

15

1

15

1

15

1

15

5

75

 

 

Đối tượng 2

10

120

10

120

10

120

10

120

10

120

50

600

 

 

Đối tượng 3

200

400

200

400

200

400

200

400

200

400

1.000

2.000

 

 

Đối tượng 4

100

100

100

100

100

100

100

100

100

100

500

500

 

5

Kiến thức chuyên ngành, vị trí việc làm; kiến thức kỹ năng chung và hội nhập quốc tế

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

10.000

10.000

 

6

Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tích cực cho giảng viên, báo cáo viên; bồi dưỡng đội ngũ công chức quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng

15

150

15

150

15

150

15

150

15

150

75

750

 

7

Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động cho ĐB HĐND các cấp

59

295

4.199

4.199

 

 

 

 

 

 

4.258

4.494

 

TỔNG CỘNG

8.830

23.735

12.723

25.389

8.523

21.040

8.524

21.090

8.524

21.090

47.124

112.344

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 101/KH-UBND năm 2021 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Đồng Tháp ban hành

  • Số hiệu: 101/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 31/03/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
  • Người ký: Đoàn Tấn Bửu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 31/03/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản