Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10045/KH-UBND | Lâm Đồng, ngày 30 tháng 12 năm 2022 |
PHÁT TRIỂN VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2025
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng kế hoạch đầu tư, phát triển hệ thống cấp nước đô thị tỉnh Lâm Đồng[1], đề ra giải pháp kêu gọi, thu hút các nguồn lực xây dựng hệ thống cấp nước đô thị, mở rộng vùng phục vụ cấp nước sạch đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân, đảm bảo an toàn cấp nước, nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu cấp nước đô thị đã được xác định tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 (đến năm 2025, tỷ lệ hộ dân vùng đô thị sử dụng nước sạch đạt 80% trở lên).
2. Mục tiêu cụ thể
a) Bố trí, huy động nguồn lực đầu tư, nâng cấp các nhà máy cấp nước sạch đô thị, nâng công suất cấp nước đô thị toàn tỉnh lên tối thiểu 241.500m3/ngày đêm; ưu tiên xã hội hóa đầu tư các nhà máy cấp nước sạch tập trung (cụ thể nhu cầu cấp nước của từng đô thị đến năm 2025 tại Phụ lục 2 đính kèm).
b) Mở rộng hệ thống mạng lưới cấp nước tăng tối thiểu 10% đối với phạm vi diện tích trung tâm các đô thị và vùng lân cận; nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước; rà soát, sửa chữa, sang hệ các tuyến ống cũ gây thất thoát nước sạch và khả năng nước thải thâm nhập; lắp bổ sung tuyến ống mới, có phương án điều hành nước phù hợp cho khu vực quá tải; phát triển hệ thống cấp nước đồng bộ với hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác trong xây dựng khu đô thị, khu dân cư mới, có tính toán đến phương án dự phòng đảm bảo việc cấp nước được liên tục hoặc chỉ gián đoạn trong thời gian ngắn nếu có sự cố kỹ thuật xảy ra.
c) Chỉ đạo các đơn vị cấp nước hoàn thiện Kế hoạch cấp nước an toàn, trình thẩm định và triển khai thực hiện, đảm bảo 100% các hệ thống cấp nước đô thị có kế hoạch cấp nước an toàn.
d) Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ nguồn nước, công trình cấp nước và sử dụng nước sạch tiết kiệm, hiệu quả; khuyến khích, ứng dụng tiến bộ khoa học trong đầu tư xây dựng, trong sản xuất, cung cấp nước sạch bảo đảm chất lượng, an toàn, giảm tỷ lệ thất thoát nước xuống 15% và kịp thời ứng phó, xử lý sự cố.
đ) Đảm bảo trữ lượng và chất lượng nguồn nước mặt cung cấp cho hệ thống, không khai thác thêm nguồn nước dưới đất, từng bước hạn chế, tiến đến đóng cửa các giếng khoan ngầm.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục
a) Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về tài nguyên nước và tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước sạch cho cán bộ và nhân dân; phổ biến quy định của pháp luật về xử lý các nguồn phát thải không để ảnh hưởng đến nguồn nước; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm bảo vệ nguồn nước sinh hoạt cho người dân đạt tiêu chuẩn quy định.
b) Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, đơn vị cấp nước về quản lý xây dựng các công trình cấp nước, phân cấp ủy quyền để quản lý đầu tư thực hiện xây dựng các công trình cấp nước đô thị; truyền thông qua các đoàn thể xã hội và phương tiện thông tin đại chúng bằng nhiều hình thức kết hợp tuyên truyền trực tiếp đến người dân về quản lý, bảo vệ và sử dụng nước sạch an toàn, tiết kiệm.
a) Tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá trữ lượng, chất lượng nguồn nước đặc biệt khả năng khai thác nguồn nước phục vụ công tác quy hoạch, khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước, hạn chế sử dụng nguồn nước ngầm.
b) Tổ chức lập, điều chỉnh, bổ sung, tích hợp quy hoạch cấp nước trong các đồ án quy hoạch tỉnh, quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chung đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm cấp nước an toàn; tích hợp, lập quy hoạch tài nguyên nước, triển khai thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn, trong đó cần chú trọng tăng cường kiểm soát, bảo vệ nguồn nước, hệ thống cấp nước, đảm bảo chất lượng nước theo quy định và nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước.
c) Đầu tư xây dựng đồng bộ các hạng mục công trình từ nguồn nước, xử lý nước đến mạng lưới đường ống cấp nước theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt với các trang thiết bị tiên tiến, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát hoạt động, vận hành các công trình cấp nước; từng bước đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa, tự động hóa hệ thống cấp nước và bảo đảm cấp nước an toàn theo quy định. Tập trung đầu tư mở rộng và cải tạo mạng đường ống cấp nước tăng tỷ lệ bao phủ và nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước; ưu tiên đầu tư các dự án bảo đảm cấp nước an toàn và chống thất thoát nước sạch.
3. Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển hệ thống cấp nước đô thị
a) Tiếp cận, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ từ Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương trong việc bố trí vốn cho các chương trình, dự án đầu tư các công trình cấp nước sạch, chống thất thoát nước sạch và đảm bảo an toàn cấp nước. Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước, ưu tiên dùng vốn ngân sách để đầu tư công trình cấp nước sạch tại các đô thị do nhà nước quản lý và một số công trình cấp nước cấp bách, trọng điểm khác.
b) Ưu tiên triển khai đầu tư xây dựng các dự án cấp nước theo hình thức đối tác - công tư (PPP), xã hội hóa thu hút đầu tư đầu tư và kinh doanh, quản lý vận hành nước sạch đô thị và các hình thức đầu tư khác phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa phương.
4. Tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động phát triển và đảm bảo an toàn cấp nước đô thị
a) Củng cố, kiện toàn bộ máy thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phát triển và đảm bảo an toàn cấp nước đô thị từ tỉnh đến cơ sở; phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ giữa cơ quan các cấp, các ngành đối với việc cấp nước sinh hoạt đô thị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước.
b) Nâng cao chất lượng công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển và đảm bảo an toàn cấp nước đô thị; thường xuyên rà soát, đánh giá, kiểm soát, bổ sung, cập nhật các vấn đề liên quan đến nước sạch đô thị làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và hàng năm.
c) Xây dựng giá nước sạch phù hợp với khung giá nước theo quy định của pháp luật, đảm bảo để các đơn vị cấp nước duy trì phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ. Xây dựng kế hoạch đầu tư, quản lý và điều hành hoạt động cấp nước đạt hiệu quả, tránh đầu tư dàn trải; kiểm soát chặt chẽ quá trình quản lý vận hành của đơn vị cấp nước, đảm bảo tuyệt đối về chất lượng nguồn nước, an toàn, bền vững.
d) Đào tạo phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu, mức độ phân cấp quản lý cho các cấp; bố trí nhân lực hợp lý để đảm bảo sự phục vụ lâu dài theo hướng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực tại cơ sở.
a) Ưu tiên ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, duy trì công nghệ truyền thống phù hợp với thực tế; phát triển công nghệ cấp nước tiên tiến với các quy mô khác nhau, mở rộng cấp nước đến hộ gia đình, hạn chế khai thác nước ngầm; đa dạng hóa các loại hình công nghệ khai thác, sử dụng nguồn nước hợp lý và nâng cao chất lượng nước phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng, địa phương đảm bảo phát triển bền vững.
b) Đánh giá tiêu chuẩn chất lượng nước theo quy định của Bộ Y tế; đề xuất nhiều loại hình công nghệ mới góp phần giảm giá thành để lựa chọn và áp dụng phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
III. TỔNG HỢP NHU CẦU ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ ĐẢM BẢO AN TOÀN CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ ĐẾN NĂM 2025
1. Về thực trạng, danh mục công trình, dự án: (chi tiết tại phụ lục 1, 3 kèm theo kế hoạch).
2. Về nhu cầu đầu tư và nguồn vốn thực hiện
Tổng nhu cầu vốn để đầu tư phát triển và đảm bảo an toàn cấp nước đô thị tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025 (gọi chung là kế hoạch) dự kiến khoảng 1.989 tỷ đồng (Chi tiết tại Phụ lục 3 kèm theo kế hoạch).
Từ các nguồn vốn ngân sách Nhà nước; nguồn vốn xã hội hóa, nguồn huy động hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thông qua hoạt động đầu tư, kinh doanh hoặc tham gia đầu tư phát triển hệ thống cấp nước theo hình thức đối tác công tư (PPP), hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật; các khoản viện trợ, tài trợ, các khoản đóng góp của người dân, doanh nghiệp cùng với nhà nước tham gia xây dựng công trình cấp nước đô thị và các nguồn huy động hợp pháp khác.
1. Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch tỉnh Lâm Đồng
Chỉ đạo, điều hành chung, kiểm tra, giám sát việc thực hiện, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp phát triển và đảm bảo an toàn cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh.
a) Tổ chức thẩm định, trình phê duyệt phân vùng cấp nước, kế hoạch cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch khu đô thị, khu công nghiệp theo quy định.
b) Rà soát việc quy hoạch các khu đô thị, khu công nghiệp và các quy hoạch có liên quan theo quy định để đảm bảo nhiệm vụ cấp nước đô thị theo quy định; lập danh mục các công trình, dự án cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch thu hút đầu tư gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích về xã hội hoá đầu tư.
c) Kiểm tra, đánh giá, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Xây dựng theo định kỳ và đột xuất về tình hình triển khai kế hoạch cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch khu đô thị, khu công nghiệp trên địa bàn.
d) Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành và các địa phương theo dõi đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch này của từng sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch; kịp thời báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp cần thiết để đảm bảo thực hiện đồng bộ và có hiệu quả kế hoạch này; định kỳ hàng quý (trước ngày 25 của tháng cuối quý) tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch tỉnh Lâm Đồng tiến độ, kết quả triển khai thực hiện kế hoạch này.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Theo dõi và cung cấp thông tin, thông báo cho các đơn vị cấp nước biết về tình hình sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật (chủng loại, liều lượng) để theo dõi tồn dư trong đất, nước mặt nhằm đảm bảo cấp nước an toàn.
b) Xác định ranh giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và vùng phụ cận; lắp đặt biển báo, tổ chức bảo vệ an toàn khu vực công trình thủy lợi được cấp có thẩm quyền giao quản lý khai thác là nguồn cấp của các công trình cấp nước; xử lý kịp thời các sự cố, các vi phạm gây ô nhiễm nguồn nước trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
c) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định; tổ chức khắc phục, xử lý kịp thời các sự cố, vi phạm gây ô nhiễm nguồn nước tại vị trí thu nước từ công trình thủy lợi.
d) Phối hợp, tham gia đề xuất, xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích về xã hội hoá đầu tư các công trình về cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch theo quy định.
a) Tham mưu, đề xuất danh mục công trình, dự án cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch để thu hút đầu tư nhằm tranh thủ, huy động nguồn lực đầu tư để đảm bảo an toàn cấp nước đô thị.
b) Có trách nhiệm, tham mưu bố trí nguồn vốn để triển khai các chương trình, dự án phát triển và đảm bảo an toàn cấp nước đô thị thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn.
c) Xây dựng, đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa đầu tư các công trình, dự án thuộc lĩnh vực.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường.
a) Tham mưu, đề xuất tổ chức thực hiện: các hoạt động điều tra cơ bản, giám sát về lưu lượng và chất lượng theo quy định; báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước, tình hình quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trên địa bàn; khoanh định vùng hạn chế và khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất; công bố danh mục nguồn nước nội tỉnh có thể khai thác cho mục đích sinh hoạt; công bố danh mục hồ, ao, đầm phá không được san lấp; công tác ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; xác định, công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt; bảo đảm nước sinh hoạt trong trường hợp hạn hán, thiếu nước hoặc xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước.
b) Tổ chức thẩm định, quản lý hồ sơ cấp phép tài nguyên nước (cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực, thu hồi, cấp lại và chuyển nhượng); tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.
c) Xây dựng, vận hành và quản lý hệ thống tiếp nhận dữ liệu về tài nguyên nước cơ sở dữ liệu, quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước; chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tổ chức quản lý danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ và triển khai xây dựng phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước trên địa bàn tỉnh; định kỳ báo cáo đề xuất điều chỉnh theo quy định. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ tài nguyên nước.
Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn ngân sách hàng năm và vận động thu hút nguồn vốn ODA cho các hoạt động phát triển và đảm bảo an toàn cấp nước đô thị trên địa bàn tỉnh; tham gia đề xuất, xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích về xã hội hoá đầu tư các công trình về cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch; thực hiện các nhiệm vụ về giá nước sạch theo quy định.
Xác định, lập danh mục các hồ chứa thủy điện có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt, chuyển Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp theo quy định.
a) Đề xuất các quy định về lĩnh vực quản lý chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt, chất lượng nguồn nước; kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt, chất lượng nguồn nước.
b) Phối hợp với các đơn vị cung cấp nước, đơn vị liên quan: tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất chất lượng nước sạch tại các trạm, nhà máy sản xuất nước, trên mạng lưới đường ống cấp nước và chất lượng nguồn nước thô theo quy định (nếu phát hiện bất thường, hoặc nước không bảo đảm chất lượng phải thông báo kịp thời, yêu cầu đơn vị cung cấp nước đình chỉ việc cấp nước và tìm biện pháp khắc phục, giải quyết); khắc phục, xử lý kịp thời các sự cố gây ô nhiễm nguồn nước tại vị trí thu nước của công trình cấp nước và các công trình thuộc hệ thống cấp nước theo quy định.
c) Quản lý chặt chẽ tình hình diễn biến dịch bệnh theo thẩm quyền, thông báo cho các đơn vị cấp nước biết để phối hợp và có biện pháp xử lý nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan.
d) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt theo quy định của Bộ Y tế[2] và của Ủy ban nhân dân tỉnh[3].
a) Đề xuất thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ của khoa học và công nghệ đối với lĩnh vực cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn tỉnh.
b) Chỉ đạo Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng tuyên truyền, hướng dẫn các quy định của nhà nước về đo lường; kiểm tra định kỳ và đột xuất hoạt động đo lường tại các đơn vị cấp nước.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc
a) Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ công trình cấp nước; rà soát, đề xuất phân vùng cấp nước theo quy định; kiểm soát, giám sát chặt chẽ các nguồn thải, chất thải xả vào nguồn nước, nhất là nước thải sinh hoạt, công nghiệp, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; quản lý chặt chẽ khai thác nước ngầm ở khu vực có nguy cơ sụt lún đất; cải tạo, phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, ô nhiễm nghiêm trọng, bảo vệ nguồn nước; thông báo kịp thời với đơn vị cấp nước những trường hợp phát hiện nguồn nước bị ô nhiễm để có biện pháp xử lý phù hợp; thông báo tình hình chất lượng nước cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng (nếu cần thiết).
b) Phối hợp với đơn vị cấp nước xác định ranh giới, lắp đặt biển báo, tổ chức bảo vệ an toàn khu vực thu nước, hệ thống cấp nước; phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm, gây mất an toàn cho hoạt động cấp nước trên địa bàn do mình quản lý.
c) Yêu cầu các đơn vị cấp nước trên địa bàn lập kế hoạch cấp nước an toàn của hệ thống cấp nước do mình quản lý theo nội dung quy định tại Thông tư số 08/2012/TT-BXD ngày 21/11/2012 của Bộ Xây dựng; kiểm tra, giám sát, đánh việc thực hiện kế hoạch cấp nước an toàn.
d) Chủ động chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng, công tác quản lý nhà nước thuộc trách nhiệm của địa phương tại các dự án, công trình hạ tầng cấp nước trên địa bàn; kịp thời giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền chỉ đạo, giải quyết những khó khăn, vướng mắc (nếu có).
đ) Chủ động đề xuất lựa chọn các nguồn nước khai thác lâu dài, dự phòng và công nghệ xử lý phù hợp theo từng giai đoạn nhằm bảo đảm cung cấp dịch vụ cấp nước đạt được chất lượng và hiệu quả; Trên cơ sở danh mục các các công trình về cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch thu hút đầu tư trên địa bàn được ban hành, chủ động kêu gọi xã hội hóa đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn các nhà đầu tư thực hiện các thủ tục liên quan.
e) Chỉ đạo kiểm tra, xử lý các vi phạm hành chính về cấp nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật; giám sát hoạt động cung cấp nước sạch của các đơn vị cấp nước trên địa bàn; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo tình hình triển khai, thực hiện các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ liên quan đến cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch trên địa bàn đến Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch tỉnh Lâm Đồng và và Sở Xây dựng.
11. Trách nhiệm của các cơ quan đơn vị liên quan
a) Các đơn vị cấp nước: lập kế hoạch cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch (kế hoạch) của hệ thống cấp nước do đơn vị mình quản lý gửi Sở Xây dựng thẩm định trước khi trình phê duyệt theo quy định; phối hợp với các đơn vị liên quan đánh giá các tác động ảnh hưởng đến trữ lượng, chất lượng nguồn nước, đề xuất các biện pháp khai thác có hiệu quả, quản lý, phát hiện và ngăn chặn, kiến nghị xử lý kịp thời các nguồn gây ô nhiễm nhằm nguồn nước, gây mất an toàn cho hoạt động cấp nước; thông báo kịp thời chất lượng nước cấp trên các thông tin đại chúng; xác định ranh giới, lắp đặt biển báo, tổ chức bảo vệ an toàn khu vực thu nước, hệ thống cấp nước; kịp thời xử lý các sự cố mất nước; đề xuất lựa chọn các nguồn nước khai thác lâu dài, dự phòng và công nghệ xử lý phù hợp nhằm đảm bảo cung nước sạch đạt chất lượng; thành lập bộ phận cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch của đơn vị để xây dựng và thực hiện kế hoạch theo quy định; tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước sạch tiết kiệm và an toàn; định kỳ báo cáo tình hình triển khai thực hiện kế hoạch đến Sở Xây dựng để tổng hợp theo quy định.
b) Chủ đầu tư công trình cấp nước: tập trung nguồn lực triển thực hiện các các dự án cấp nước được sau khi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc phê duyệt dự án đầu tư, đảm bảo tiến độ, chất lượng theo quy định; tuân thủ các quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, đầu tư; chuẩn bị nhân lực, vật lực để quản trị, điều hành tốt các hoạt động của dự án theo quy định.
c) Trách nhiệm của cộng đồng: các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ nguồn nước, hệ thống cấp nước, môi trường và sử dụng nước tiết kiệm; giám sát, kiểm tra chất lượng nước; phát hiện, thông báo, kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền, chính quyền địa phương xử lý các hành vi, vi phạm nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả các công trình cấp nước sạch theo quy định.
(Các nhiệm vụ cụ thể được phân công tại Phụ lục 4).
Trên đây là kế hoạch Phát triển và đảm bảo an toàn cấp nước đô thị tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025; trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc hoặc cần phải sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể của Kế hoạch này, các sở, ngành, địa phương, đơn vị chủ động đề xuất, gửi Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
| KT. CHỦ TỊCH |
THỰC TRẠNG HỆ THỐNG CẤP NƯỚC CÁC ĐÔ THỊ NĂM 2021
(Kèm theo Kế hoạch số 10045/KH-UBND ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh)
STT | Tên đô thị | Loại đô thị | Diện tích (Km2) | Dân số đô thị | Dân số đô thị được cấp nước từ hệ thống | Công suất cấp nước | Công suất khai thác | Tỷ lệ thất thoát | Tỷ lệ người dân sử dụng nước từ hệ thống (%) |
1 | TP. Đà Lạt | I | 394,40 | 223,94 | 217,22 | 78.000 | 60.000 | 21,07 | 97,00 |
2 | TT. Lạc Dương, h. Lạc Dương | V | 70,61 | 12,00 | 11,82 | 1.200 | 18,00 | 98,50 | |
3 | TP. Bảo Lộc | III | 232,56 | 158,68 | 96,79 | 11.300 | 9.500 | 28,00 | 61,00 |
4 | TT. Lộc Thắng, h. Bảo Lâm | V | 70,61 | 19,11 | 12,95 | 3.720 | 2.000 | 30,62 | 67,74 |
5 | TT. Cát Tiên, h. Cát Tiên | V | 20,26 | 9,25 | 7,46 | 3.700 | 2.000 | 21,00 | 80,70 |
6 | TT. Phước Cát, h. Cát Tiên | V | 16,99 | 6,72 | 1,81 | 2.000 | 1.000 | 18,00 | 27,00 |
7 | TT. Di Linh, h. Di Linh | V | 24,65 | 27,76 | 19,43 | 5.600 | 4.730 | 24,00 | 70,00 |
8 | TT. Đạ Tẻh, h. Đạ Tẻh | V | 24,96 | 17,09 | 8,04 | 3.000 | 1.200 | 25,33 | 47,03 |
9 | TT. Thạnh Mỹ, h.Đơn Dương | V | 21,47 | 13,75 | 6,12 | 2.000 | 500 | 21,04 | 44,54 |
10 | TT. D'ran, h. Đơn Dương | V | 135,44 | 17,05 | 7,18 | 1.500 | 579 | 21,72 | 42,13 |
11 | TT. Liên Nghĩa, h Đức Trọng | IV | 37,71 | 46,22 | 21,84 | 3.000 | 2.800 | 22,00 | 47,25 |
12 | TT Đinh Văn, h. Lâm Hà | V | 35,31 | 20,27 | 12,82 | 3.000 | 2.125 | 30,71 | 63,24 |
13 | TT. Nam Ban, h. Lâm Hà | V | 20,31 | 10,27 | 0,00 | 2.000 |
|
|
|
14 | TT. Madaguoi, h. Đạ Huoai | V | 25,44 | 13,92 | 6,36 | 1.500 | 555 | 25,32 | 45,66 |
15 | TT. Đạ M’ri, h. Đạ Huoai | V | 41,37 | 4,59 | 2,99 | 500 | 251 | 55,35 | 65,25 |
TỔNG |
| 1.172,09 | 600,61 | 432,84 | 120.820 | 88.440 | 23,00 | 72,07 |
NHU CẦU CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 10045/KH-UBND ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh)
STT | Tên đô thị | Loại đô thị | Diện tích (Km2) | Dân số đô thị (nghìn người) | Dân số đô thị được cấp nước từ hệ thống (nghìn người) | Tỷ lệ người dân sử dụng nước từ hệ thống tối thiểu (%) | Tỷ lệ thất thoát tối đa (%) | Công suất nhà máy cấp nước tối thiểu (m3/ngđ) |
1 | TP. Đà Lạt | I | 394,40 | 230,00 | 225,00 | 97,83 | 15,00 | 100.000 |
2 | TT. Lạc Dương, h. Lạc Dương | V | 70,61 | 11,00 | 9,00 | 81,82 | 15,00 | |
3 | TP. Bảo Lộc | II | 232,56 | 170,00 | 140,00 | 82,35 | 15,00 | 60.000 |
4 | TT. Lộc Thắng, h. Bảo Lâm | IV | 70,61 | 21,00 | 15,00 | 71,43 | 15,00 | 4.000 |
5 | Đô thị Lộc An, h. Bảo Lâm | V | 48,57 | 10,00 | 5,00 | 50,00 | 15,00 | 1.500 |
6 | TT. Cát Tiên, h. Cát Tiên | V | 20,26 | 11,70 | 9,50 | 81,20 | 15,00 | 4.000 |
7 | TT. Phước Cát, h. Cát Tiên | V | 16,99 | 8,50 | 4,50 | 52,94 | 15,00 | 2000 |
8 | TT. Di Linh, h. Di Linh | IV | 24,65 | 32,00 | 25,00 | 78,13 | 15,00 | 6.500 |
9 | Đô thị Hòa Ninh, h. Di Linh | V | 21,58 | 9,50 | 5,00 | 52,63 | 15,00 | 1.500 |
10 | TT. Đạ Tẻh, h. Đạ Tẻh | V | 24,96 | 28,00 | 20,00 | 71,43 | 15,00 | 5.000 |
11 | TT. Thạnh Mỹ, h.Đơn Dương | IV | 21,47 | 16,00 | 10,00 | 62,50 | 15,00 | 2.500 |
12 | TT. D'ran, h. Đơn Dương | V | 135,44 | 18,00 | 12,00 | 66,67 | 15,00 | 3.000 |
13 | Đô thị Đức Trọng (dự kiến) | IV | 903,62 | 205,00 | 150,00 | 73,17 | 15,00 | 35.000 |
14 | TT Đinh Văn, h. Lâm Hà | IV | 35,31 | 30,00 | 25,00 | 83,33 | 15,00 | 6.500 |
15 | TT. Nam Ban, h. Lâm Hà | V | 20,31 | 20,00 | 15,00 | 75,00 | 15,00 | 4.000 |
16 | TT. Madaguoi, h. Đạ Huoai | IV | 25,44 | 16,00 | 12,00 | 75,00 | 15,00 | 3.000 |
17 | TT. Dạ M’ri, h. Đạ Huoai | V | 41,37 | 6,00 | 4,00 | 66,67 | 15,00 | 1.000 |
18 | Trung tâm huyện Đam Rông (Bằng Lăng) | V | 125,64 | 8,00 | 4,00 | 50,00 | 15,00 | 1.000 |
19 | Đô thị Dạ Ral, h. Đam Rông | V | 84,76 | 9,00 | 4,00 | 44,44 | 15,00 | 1.000 |
TỔNG |
| 2.318,55 | 859,70 | 694,00 | 80,73 | 15,00 | 241.500 |
NHU CẦU ĐẦU TƯ, NÂNG CẤP HỆ THỐNG CẤP NƯỚC ĐÔ THỊ ĐẾN NĂM 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 10045/KH-UBND ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh)
STT | Tên địa phương | Công suất tối thiểu (m3/ngày đêm) | TMĐT | Nguồn nước | Ghi chú | |
Hiện trạng | 2025 | |||||
1 | TP. Đà Lạt; huyện Lạc Dương |
| ||||
| NMN Đankia 1 | 40.000 | 55.000 | 135.000 | Hồ Đankia | Nâng cấp |
NMN Đankia 2 | 25.000 | 25.000 |
| Hồ Đankia | Nâng cấp | |
NMN hồ Tuyền Lâm | 15.000 | 15.000 |
| Hồ Tuyền Lâm | Nâng cấp | |
NMN Phát Chi |
| 5.000 | 22.500 | Hồ Phát Chi | Nâng cấp | |
2 | TP. Bảo Lộc; huyện Bảo Lâm |
| ||||
| NMN Nam Phương | 5.000 | 15.500 | 46.500 | Hồ Nam hương | Nâng cấp |
NMN Lộc Thắng |
| 35.000 | 155.000 | Hồ Lộc Thắng | Đầu tư mới | |
NMN Đại Nga |
| 15.000 | 66.500 | Sông Đại Nga | Đầu tư mới | |
3 | Huyện Cát Tiên |
| ||||
| NMN Phước Cát | 2.000 | 2.000 |
| Sông Đồng Nai | Nâng cấp |
NMN Cát Tiên | 2.000 | 4.000 | 9.000 | Sông Đồng Nai | Nâng cấp | |
4 | Huyện Di Linh |
| ||||
| NMN hồ Ka La |
| 6.500 | 29.000 | Hồ KaLa | Đầu tư mới |
NMN Hòa Ninh |
| 1.500 | 7.000 | Hồ số 6 xã Đinh Trang Hòa | Đầu tư mới | |
5 | Huyện Đạ Tẻh |
| ||||
| NMN Đạ Tẻh | 2.000 5.000 | 13.500 | Hồ Đạ Tẻh | Nâng cấp | |
6 | Huyện Đơn Dương |
| ||||
| NMN Đ’Ran | 1.500 | 3.000 | 7.000 | Hồ thủy điện Đơn Dương. | Đầu tư mới |
NMN KaZam |
| 2.500 | 11.000 | Hồ KaZam | Đầu tư mới | |
7 | Huyện Đức Trọng |
| ||||
| NMN Ta Hoét 1 |
| 15.000 | 66.500 | Hồ Ta Hoét | Đầu tư mới |
NMN Ta Hoét 2 |
| 10.000 | 44.500 | Hồ Ta Hoét dẫn đến Tân Hội | Đầu tư mới | |
| NMN khác |
| 10.000 | 44.500 | nguồn khác | Đầu tư mới |
8 | Huyện Lâm Hà |
| ||||
| NMN Nam Ban | 3.000 | 4.000 | 33.500 | Hồ Đông Thanh | Đầu tư mới |
| NMN Phúc Thọ |
| 6.500 |
| Hồ Phúc Thọ | Đầu tư mới |
9 | Huyên Đa Huoai |
| ||||
| NMN Mađaguôi | 1.000 | 2.000 | 4.500 | Hồ khu phố 4 | Nâng cấp |
NMN Đạ Oai |
| 1.000 | 4.500 | Sông Đạ Huoai | Đầu tư mới | |
NMN Đạ M’ri | 500 | 1.000 | 2.500 | Hồ Suối Lạnh | Nâng cấp | |
10 | Huyện Đam Rông |
| ||||
| NMN Bằng Lăng | 500 | 1.000 | 2.500 | Hồ Đạ Long | Nâng cấp |
NMN Đạ Rsal |
| 1.000 | 4.500 | Hồ Đạ Chao | Nâng cấp | |
11 | Mạng ống cấp nước | 1.279.500 |
| Đầu tư, cải tạo | ||
TỔNG | 241.500 | 1.989.000 |
|
|
PHÂN CÔNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
(Kèm theo Kế hoạch số 10045/KH-UBND ngày 30/12/2022 của UBND tỉnh)
STT | Nhiệm vụ | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Thời gian thực hiện - thời gian hoàn thành | Sản phẩm |
1 | Chỉ đạo, điều hành chung, kiểm tra, giám sát, đề xuất các giải pháp để thực hiện tốt Kế hoạch | Ban Chỉ đạo cấp nước an toàn và chống thất thoát, thất thu nước sạch tỉnh Lâm Đồng | Các cơ quan, đơn vị liên quan | 2022-2025 | Văn bản Chỉ đạo, điều hành |
2 | Xác định nhu cầu sử dụng nước hiện tại và tương lai, thẩm định, xác định cụ thể trong các đồ án quy hoạch xây dựng | Sở Xây dựng | - Các sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường; - UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc | 2022-2025 | Đồ án quy hoạch xây dựng đã tích hợp |
3 | Tổ chức thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt Phân vùng cấp nước tại các đô thị | Sở Xây dựng | - UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc - Các sở, ngành có liên quan | 2022-2023 | Quyết định của UBND tỉnh |
4 | Lập danh mục các công trình, dự án cấp nước cần đầu tư; chuyển Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp | Sở Xây dựng | - UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc | 2022 - Quý I/ 2023 | Quyết định của UBND tỉnh |
5 | Kiểm tra, đánh giá, tổng hợp báo cáo | Sở Xây dựng | - UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc | 2022-2025 | Báo cáo |
6 | Tham mưu danh mục, công trình để đầu tư, thu hút đầu tư, thực hiện các giải pháp nhằm tranh thủ, huy động nguồn lực đầu tư các công trình dự án phát triển và đảm bảo an toàn cấp nước đô thị | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Sở Tài chính, Sở Xây dựng, UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc | 2022-2025 | Văn bản chỉ đạo, điều hành |
7 | Tham mưu bố trí nguồn vốn để triển khai các chương trình, dự án phát triển và đảm bảo an toàn cấp nước đô thị thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm. | Sở Kế hoạch và Đầu tư | Sở Tài chính, Sở Xây dựng, UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc | 2022-2025 | Nghị quyết HĐND tỉnh, Quyết định của UBND tỉnh |
8 | Xây dựng, đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia xã hội hóa đầu tư các công trình, dự án thuộc lĩnh vực. | Sở Kế hoạch và Đầu tư | - Các sở: Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường; - UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc | 2022-2025 | Văn bản, Quyết định của UBND tỉnh |
9 | Xác lập ranh giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi và vùng phụ cận; lắp đặt biển báo tại khu vực công trình thủy lợi là nguồn cấp của các công trình cấp nước | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | - UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc | 2022-2023 | Phạm vi hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, không bị xâm phạm |
10 | Lập, trình UBND tỉnh ban hành Quyết định công bố danh mục nguồn nước nội tỉnh có thể khai thác cho mục đích sinh hoạt | Sở Tài nguyên và Môi trường | - Các sở: Xây dựng, Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường; - UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc; | 2022 - Quý I/2023 | Quyết định của UBND tỉnh |
11 | Khoanh định vùng hạn chế và khu vực phải đăng ký khai thác nước dưới đất | Sở Tài nguyên và Môi trường | - UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc | 2022 - Quý I/2023 | Quyết định, văn bản của UBND tỉnh |
12 | Tham mưu UBND tỉnh phê duyệt danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp | Sở Tài nguyên và Môi trường | - UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc | 2022-2023 | Quyết định, văn bản của UBND tỉnh |
13 | Xác định, lập danh mục các hồ chứa thủy điện có thể sử dụng cho mục đích sinh hoạt | Sở Công thương | - Các sở: Xây dựng, Công thương, Tài nguyên và Môi trường; - UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc; Các đơn vị có liên quan | 2022 - Quý I/2023 | Văn bản hành chính |
14 | Bố trí vốn ngân sách hàng năm cho các hoạt động theo Kế hoạch | Sở Tài chính | Các cơ quan, đơn vị liên quan | 2022-2025 | Theo kế hoạch, công trình, dự án |
15 | Kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt, chất lượng nguồn nước | Sở Y tế | Các cơ quan, đơn vị liên quan | 2022-2025 | Chất lượng nước đạt quy chuẩn |
16 | Đề xuất thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ của khoa học và công nghệ đối với lĩnh vực cấp nước; chuẩn hóa quy trình, công nghệ xử lý nước sinh hoạt | Sở Khoa học và Công nghệ | Các cơ quan, đơn vị liên quan | 2022-2025 | Giải pháp khoa học |
17 | Rà soát, điều chỉnh, hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo Kế hoạch thuộc địa bàn quản lý; lập báo cáo đề xuất đầu tư | UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc | Các đơn vị cấp nước / nhà đầu tư | 2022-2023 | Báo cáo đề xuất đầu tư |
18 | Rà soát, đề xuất phân vùng cấp nước | UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc | Các đơn vị cấp nước | 2022 - Quý II/2023 | Báo cáo đề xuất |
19 | Đề xuất lựa chọn các nguồn nước khai thác lâu dài, dự phòng và công nghệ xử lý phù hợp theo từng giai đoạn | UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc | Các đơn vị có liên quan | 2022 - Quý I/2023 | Báo cáo đề xuất |
20 | Chủ động kêu gọi xã hội hóa đầu tư, hỗ trợ, hướng dẫn các nhà đầu tư thực hiện các thủ tục liên quan | Các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng; UBND các huyện, thành phố | Các đơn vị có liên quan | 2022-2025 |
|
21 | Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước tiết kiệm và bảo vệ công trình cấp nước | UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc | Các đơn vị có liên quan | 2022-2025 | Hiệu quả cấp nước |
22 | Kiểm tra, giám sát, báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch | Sở Xây dựng, UBND các huyện, thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc | Các đơn vị cấp nước | 2022-2025 | Văn bản báo cáo |
23 | Quản trị tốt hệ thống cấp nước, đảm bảo cấp nước an toàn, liên tục | Các đơn vị cấp nước |
| 2022-2025 | Cấp nước an toàn |
24 | Tổ chức cơ cấu bộ máy, chuẩn bị nhân lực, vật lực để triển khai thực hiện, điều hành tốt dự án | Chủ đầu tư công trình cấp nước |
| 2022-2025 | Công trình cấp nước |
[1] Trên địa bàn tỉnh có 18 công trình, hệ thống cấp nước tập trung tại các đô thị (trong đó, Công ty cổ phần cấp thoát nước Lâm Đồng quản lý 10 hệ thống, số còn lại do các đơn vị khác quản lý và khai thác); tổng công suất thiết kế của các nhà máy cấp nước tập trung tại các đô thị khoảng 120.820m3/ngày đêm, công suất đang sử dụng là 88.440m3/ngày đêm; tỷ lệ khai thác nước mặt 65%, nước ngầm 35%; đến hết năm 2021, có 72% dân số đô thị hên địa bàn tỉnh được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn; tỷ lệ thất thoát trung bình khoảng 23%; ngoài ra hệ thống cấp nước tại một số đô thị đang mở rộng, dẫn nguồn cung cấp nước cho khu vực dân cư nông thôn vùng phụ cận.
[2] Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt
[3] Tại Kế hoạch số 750/KH-UBND ngày 01/02/2021 và Quyết định số 1119/QĐ-UBND ngày 07/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- 1Kế hoạch 384/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2022-2025 do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 2Kế hoạch 250/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2022-2025
- 3Kế hoạch 229/KH-UBND năm 2022 triển khai Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Phú Yên ban hành
- 1Thông tư 08/2012/TT-BXD hướng dẫn thực hiện bảo đảm cấp nước an toàn Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 2Thông tư 41/2018/TT-BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 3Kế hoạch 750/KH-UBND năm 2021 xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 4Kế hoạch 384/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2022-2025 do tỉnh Tiền Giang ban hành
- 5Kế hoạch 250/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2022-2025
- 6Kế hoạch 229/KH-UBND năm 2022 triển khai Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm và cấp nước sạch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Phú Yên ban hành
Kế hoạch 10045/KH-UBND năm 2022 về phát triển và đảm bảo an toàn cấp nước đô thị tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025
- Số hiệu: 10045/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 30/12/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Phạm S
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra