Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/KH-UBND | Cà Mau, ngày 04 tháng 01 năm 2023 |
KẾ HOẠCH
THI HÀNH PHÁP LUẬT VÀ KIỂM TRA, XỬ LÝ TRONG THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU NĂM 2023
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020); Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính; Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thi hành pháp luật và kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2023 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; đảm bảo việc áp dụng pháp luật chính xác, khách quan, hiệu quả; phát hiện những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị các giải pháp thực hiện để việc thi hành pháp luật đạt hiệu quả và hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Thống kê tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để tổng hợp, đánh giá, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường kiểm tra việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính theo đúng các nội dung quy định tại Nghị định số 19/2020/NĐ-CP nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh về thi hành và áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Yêu cầu
- Việc quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, có trọng tâm, trọng điểm theo từng lĩnh vực, địa bàn cụ thể.
- Đánh giá tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính phải được thực hiện khách quan, chính xác, đồng bộ và hiệu quả.
- Rà soát các quy định về xử lý vi phạm hành chính nhằm phát hiện những khó khăn, vướng mắc để kịp thời tháo gỡ; kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định chưa phù hợp để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Xác định cụ thể nội dung công việc, cách thức, thời gian thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị.
- Tổ chức kiểm tra định kỳ, theo địa bàn, chuyên đề hoặc theo ngành, lĩnh vực; kiểm tra đột xuất theo yêu cầu quản lý nhà nước khi có căn cứ.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, hoàn thiện pháp luật, rà soát văn bản quy phạm pháp luật
1.1. Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Tiếp tục tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các văn bản quy định chi tiết thi hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
- Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
1.2. Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
- Thực hiện việc góp ý các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính.
- Cơ quan chủ trì: Văn bản lấy ý kiến góp ý liên quan đến lĩnh vực quản lý của cơ quan nào thì do cơ quan đó chủ trì thực hiện.
1.3. Rà soát văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; đề xuất hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung những quy định còn bất cập
- Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2. Tổ chức thu thập, xử lý thông tin theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
- Tiếp nhận, thu thập thông tin phản ánh, dư luận từ các phương tiện thông tin đại chúng; phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; thông tin từ quản lý nhà nước theo lĩnh vực; thông tin từ kết quả hoạt động của các cơ quan giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, xử lý, truy tố xét xử.
- Cơ quan thực hiện: Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
3. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính
3.1. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
- Cơ quan thực hiện: Sở Tư pháp tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức đến các tổ chức, Nhân dân.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
3.2. Công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ xử phạt vi phạm hành chính
Tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính cho các chức danh có thẩm quyền xử phạt và công chức, viên chức làm công tác tham mưu xử lý vi phạm hành chính; hướng dẫn nghiệp vụ áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện.
- Thời gian thực hiện: Trong năm 2023.
4. Công tác kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
4.1. Công tác kiểm tra
- Xây dựng, ban hành kế hoạch kiểm tra, thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra định kỳ theo quy định tại Nghị định số 19/2020/NĐ-CP.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp tham mưu thực hiện.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện.
- Thời gian thực hiện: Quý II năm 2023.
4.2. Công tác thanh tra
Thành lập Đoàn thanh tra và tiến hành thanh tra khi có phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức, Báo, Đài về việc áp dụng pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân theo quy định.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp tham mưu thực hiện.
- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
5. Báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Thực hiện chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo hướng dẫn tại Thông tư số 16/2018/TT-BTP ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định về chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật.
- Cơ quan chủ trì: Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Định kỳ 6 tháng, năm 2023 và báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch kiểm tra, đề xuất thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành về công tác xử lý vi phạm hành chính.
- Đôn đốc các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện thực hiện chế độ báo cáo. Tổng hợp, xây dựng báo cáo công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh, trình UBND tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp.
2. Các sở, ban, ngành tỉnh; UBND cấp huyện
- Trên cơ sở Kế hoạch này, các sở, ban, ngành tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã ban hành kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo thẩm quyền.
- Thực hiện chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo định kỳ 6 tháng, năm 2023 gửi về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) để tổng hợp. Thời gian gửi báo cáo (đối với báo cáo 6 tháng gửi trước ngày 15/5/2023; đối với báo cáo năm gửi trước ngày 15/12/2023).
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh bằng văn bản đến Sở Tư pháp để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 565/QĐ-UBND kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai và kinh doanh dịch vụ văn hóa tại một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023
- 2Kế hoạch 17/KH-UBND tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2023
- 3Kế hoạch 604/KH-UBND về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2023
- 4Kế hoạch 07/KH-UBND thi hành pháp luật và kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2024
- 1Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 2Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
- 3Thông tư 16/2018/TT-BTP quy định về chế độ báo cáo trong quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính và theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Nghị định 19/2020/NĐ-CP về kiểm tra xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
- 5Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính
- 6Quyết định 565/QĐ-UBND kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai và kinh doanh dịch vụ văn hóa tại một số quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2023
- 7Kế hoạch 17/KH-UBND tổ chức thực hiện công tác quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Tiền Giang năm 2023
- 8Kế hoạch 604/KH-UBND về theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2023
- 9Kế hoạch 07/KH-UBND thi hành pháp luật và kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2024
Kế hoạch 05/KH-UBND thi hành pháp luật và kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Cà Mau năm 2023
- Số hiệu: 05/KH-UBND
- Loại văn bản: Kế hoạch
- Ngày ban hành: 04/01/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Người ký: Nguyễn Minh Luân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/01/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra