Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH – BỘ CÔNG THƯƠNG - BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 84/2013/TTLT-BTC-BCT-BGTVT | Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2013 |
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ Nghị định 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 87/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại;
Căn cứ Nghị định số 21/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ quy định về quản lý cảng biển và luồng hàng hải;
Căn cứ Quyết định số 48/2011/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia (sau đây gọi là Quyết định số 48/2011/QĐ-TTg);
Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện Quyết định số 48/2011/QĐ-TTg (giai đoạn 1).
Thông tư này hướng dẫn thực hiện Quyết định số 48/2011/QĐ-TTg về việc thí điểm thực hiện Cơ chế hải quan một cửa quốc gia về các nội dung sau:
1. Quy định về danh mục các thủ tục hành chính áp dụng thí điểm Cơ chế hải quan một cửa quốc gia (sau đây gọi là các thủ tục hành chính một cửa), gồm:
a) Các thủ tục hành chính một cửa của Bộ Tài chính;
b) Các thủ tục hành chính một cửa của Bộ Công Thương;
c) Các thủ tục hành chính một cửa của Bộ Giao thông vận tải.
Danh mục các thủ tục hành chính một cửa của Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải được quy định tại Phụ lục I Thông tư này.
2. Quy định về quy trình khai và tiếp nhận thông tin khai bằng phương tiện điện tử; các tiêu chí, định dạng của chứng từ điện tử được sử dụng để thực hiện các thủ tục hành chính một cửa tại khoản 1 Điều này.
3. Những vấn đề khác liên quan tới các thủ tục hành chính một cửa thuộc khoản 1 Điều này được thực hiện theo các quy định hiện hành.
1. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải có chức năng xử lý, cấp phép đối với các thủ tục hành chính một cửa quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này.
2. Các doanh nghiệp có hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh lựa chọn phương thức thực hiện các thủ tục hành chính một cửa thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia và đáp ứng điều kiện về công nghệ thông tin và các yêu cầu về kỹ thuật theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 16 Thông tư này.
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chứng từ hành chính hải quan một cửa là thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính một cửa trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
2. Cơ quan xử lý thủ tục hành chính một cửa (sau đây gọi là Cơ quan xử lý) là cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải có chức năng xử lý, cấp phép đối với các thủ tục hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này.
3. Người khai là tổ chức hoặc cá nhân thực hiện các thủ tục hành chính một cửa theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này.
4. Người sử dụng hệ thống là các đối tượng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này được phép truy cập vào Cổng thông tin một cửa quốc gia.
5. Thông tin bí mật là những thông tin do người sử dụng hệ thống tạo lập và xác định thông tin đó là “mật” theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, Luật Thương mại và các luật, quy định khác có liên quan.
6. Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia là Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính).
Điều 4. Cơ chế hải quan một cửa quốc gia
1. Cơ chế hải quan một cửa quốc gia theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 48/2011/QĐ-TTg là một hệ thống tích hợp, bao gồm: Cổng thông tin một cửa quốc gia, hệ thống thông quan của cơ quan hải quan, các hệ thống cấp phép của Bộ Công Thương, hệ thống thông tin của Bộ Giao thông vận tải và các hệ thống công nghệ thông tin khác (dưới đây gọi là các hệ thống xử lý chuyên ngành).
2. Các thủ tục hành chính hải quan một cửa và việc trao đổi thông tin giữa các cơ quan xử lý thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia được thực hiện như sau:
a) Người khai, các cơ quan xử lý gửi thông tin về thủ tục hành chính hải quan một cửa tới Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Cổng thông tin một cửa quốc gia tiếp nhận và chuyển tiếp thông tin đến các hệ thống xử lý chuyên ngành;
c) Các cơ quan xử lý tiếp nhận, xử lý thông tin, phản hồi trạng thái tiếp nhận/xử lý, trả kết quả xử lý tới Cổng thông tin một cửa quốc gia;
d) Cổng thông tin một cửa quốc gia phản hồi trạng thái tiếp nhận/xử lý, trả kết quả xử lý thông tin tới người khai và hệ thống xử lý chuyên ngành có liên quan.
3. Việc ra quyết định trên Cơ chế hải quan một cửa quốc gia được thực hiện như sau:
a) Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công Thương có chức năng cấp phép đối với các thủ tục hành chính một cửa theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 1 đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cấp giấy phép, giấy chứng nhận cho thương nhân và gửi giấy phép, giấy chứng nhận hoặc kết quả xử lý khác tới cơ quan hải quan thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Cảng vụ hàng hải là nơi ra quyết định cuối cùng đối với việc cho phép tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trên cơ sở kết quả xử lý thủ tục hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển được chuyển tới hệ thống xử lý chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải;
c) Cơ quan hải quan ra quyết định cuối cùng về việc thông quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh trên cơ sở giấy phép và các kết quả xử lý của cơ quan xử lý được chuyển tới hệ thống thông quan của cơ quan hải quan thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Điều 5. Các giao dịch điện tử trên Cơ chế hải quan một cửa quốc gia
Các giao dịch điện tử trên Cơ chế hải quan một cửa quốc gia (giao dịch điện tử) bao gồm:
1. Khai, nhận phản hồi thông tin về việc xử lý hồ sơ để thực hiện thủ tục hành chính một cửa trên Cổng thông tin một cửa quốc gia;
2. Tiếp nhận và chuyển thông tin khai từ Cổng thông tin một cửa quốc gia tới các hệ thống xử lý chuyên ngành;
3. Nhận kết quả xử lý từ các hệ thống xử lý chuyên ngành tới Cổng thông tin một cửa quốc gia;
4. Trao đổi thông tin giữa các hệ thống xử lý chuyên ngành thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Điều 6. Chứng từ hành chính hải quan một cửa
1. Chứng từ hành chính hải quan một cửa gồm:
a) Tờ khai hải quan điện tử, Quyết định thông quan, giải phóng hàng hoặc đưa hàng hóa về bảo quản, kết quả xử lý khác của cơ quan hải quan;
b) Thông báo tàu đến/rời cảng, quá cảnh; Lệnh điều động, Giấy phép rời cảng, Giấy phép quá cảnh, kết quả xử lý khác của Cảng vụ hàng hải;
c) Đăng ký nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, Đơn đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận Kimberley, Giấy chứng nhận KP xuất khẩu đã khai hoàn chỉnh, Đơn đăng ký nhập khẩu xe phân khối lớn; Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D, mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D đã được khai hoàn chỉnh; Giấy phép nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn, Giấy phép xuất khẩu nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, Giấy chứng nhận quy trình Kimberley đối với kim cương thô, Giấy phép nhập khẩu tự động xe mô-tô phân khối lớn, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D, kết quả xử lý khác của các cơ quan cấp phép thuộc Bộ Công Thương;
d) Thông báo tiếp nhận (chấp nhận/từ chối/yêu cầu sửa đổi, bổ sung) thông tin khai trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
2. Giá trị pháp lý của chứng từ hành chính hải quan một cửa:
a) Chứng từ hành chính hải quan một cửa có giá trị như chứng từ giấy;
b) Chứng từ phải được lập theo đúng tiêu chí, định dạng mẫu của các Bộ đối với các thủ tục hành chính hải quan một cửa tại Phụ lục 1 Thông tư này;
c) Việc gửi, nhận, lưu trữ và giá trị pháp lý của chứng từ hành chính hải quan một cửa được thực hiện theo quy định của Luật Giao dịch điện tử và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Chứng từ hành chính hải quan một cửa phải đáp ứng đủ các yêu cầu của pháp luật chuyên ngành đối với các thủ tục hành chính một cửa;
đ) Chứng từ hành chính hải quan một cửa phải có chữ ký số của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật chuyên ngành đối với các thủ tục hành chính một cửa (trong trường hợp người khai đăng ký sử dụng chữ ký số);
e) Việc tạo lập, chuyển đổi chứng từ điện tử từ chứng từ giấy và ngược lại được thực hiện theo pháp luật về giao dịch điện tử, pháp luật chuyên ngành đối với các thủ tục hành chính một cửa tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này.
3. Hình thức, nội dung, phương thức nộp, xuất trình của các chứng từ khác trong hồ sơ để thực hiện các thủ tục hành chính một cửa tuân thủ các quy định pháp luật chuyên ngành hiện hành đối với thủ tục hành chính đó.
Điều 7. Đăng ký tài khoản người sử dụng Cổng thông tin một cửa quốc gia
1. Trường hợp người khai đã được các Bộ, cơ quan hải quan cấp tài khoản truy cập các hệ thống xử lý chuyên ngành hiện có thì người khai lựa chọn sử dụng một trong các tài khoản đó để truy cập Cổng thông tin một cửa quốc gia và thông báo cho Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia bằng văn bản. Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia chịu trách nhiệm hướng dẫn người khai về việc sử dụng tài khoản đã đăng ký để truy cập Cổng thông tin một cửa quốc gia.
2. Trường hợp người khai chưa có tài khoản người sử dụng do các Bộ cấp, việc đăng ký tài khoản người sử dụng trên Cổng thông tin một cửa quốc gia sẽ được thực hiện như sau:
a) Người khai thực hiện thủ tục đăng ký hồ sơ xin cấp tài khoản người dùng với Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia; Trường hợp không chấp thuận hồ sơ hoặc hồ sơ chưa đầy đủ, Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia có trách nhiệm thông báo bằng văn bản (có nêu rõ lý do) tới người khai. Trường hợp hồ sơ đầy đủ và đáp ứng đủ điều kiện, Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia thông báo chấp nhận hồ sơ cho người khai bằng văn bản hoặc thư điện tử. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia có trách nhiệm gửi thông báo chấp nhận hoặc không chấp nhận tới người khai. Người khai truy cập Cổng thông tin một cửa quốc gia, sử dụng chức năng đăng ký người sử dụng, khai báo đầy đủ và chính xác các thông tin tài khoản theo mẫu quy định tại Phụ lục II Thông tư này;
b) Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia xem xét thông tin, thực hiện kích hoạt tài khoản và thông báo thông tin tài khoản cho người khai theo quy trình bảo mật bằng văn bản hoặc thư điện tử;
c) Cổng thông tin một cửa quốc gia thực hiện gửi thông tin tài khoản người sử dụng mới tới các hệ thống xử lý chuyên ngành tương ứng.
QUY ĐỊNH VỀ CỔNG THÔNG TIN MỘT CỬA QUỐC GIA
Điều 8. Nguyên tắc hoạt động của Cổng thông tin một cửa quốc gia
1. Tuân thủ các quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ bí mật thương mại, bí mật kinh doanh đối với các giao dịch điện tử được thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
2. Đảm bảo tính chính xác, khách quan, đầy đủ và kịp thời của các giao dịch điện tử được thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Điều 9. Các chức năng của Cổng thông tin một cửa quốc gia
1. Tiếp nhận chứng từ hành chính hải quan một cửa và các thông tin có liên quan, xác thực chữ ký số của người khai, của các cơ quan xử lý gửi tới dưới dạng điện tử.
2. Chuyển chứng từ hành chính hải quan một cửa, thông tin khác của người khai đến hệ thống xử lý chuyên ngành (bao gồm cả chữ ký số trong trường hợp người khai sử dụng chữ ký số) đồng thời lưu trữ thông tin từ người khai trên Cổng thông tin một cửa quốc gia nhằm mục đích tra cứu, thống kê.
3. Tiếp nhận thông báo từ hệ thống xử lý chuyên ngành.
4. Trả các chứng từ hành chính hải quan một cửa cho người khai (bao gồm cả chữ ký số trong trường hợp các hệ thống xử lý chuyên ngành sử dụng chữ ký số).
5. Phản hồi kết quả xử lý của các Bộ tới các hệ thống xử lý chuyên ngành có liên quan.
6. Lưu trữ trạng thái của các giao dịch điện tử được thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, lưu trữ các chứng từ gốc.
7. Cung cấp một số chức năng báo cáo, thống kê số liệu theo yêu cầu từ các cơ quan xử lý và người khai.
Điều 10. Thẩm quyền và mức độ truy cập vào Cổng thông tin một cửa quốc gia
1. Các đối tượng được truy cập vào Cổng thông tin một cửa quốc gia gồm:
a) Các tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính theo quy định tại Điều 1 Thông tư này;
b) Cơ quan hải quan, các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, các đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông vận tải theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này;
c) Các cơ quan quản lý nhà nước khai thác thông tin từ Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định tại Điều 27 Thông tư này.
2. Mức độ và thẩm quyền truy cập:
a) Các tổ chức, cá nhân theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được truy cập vào Cổng thông tin một cửa quốc gia để khai thông tin, nhận phản hồi thông tin về việc xử lý hồ sơ để thực hiện thủ tục hành chính một cửa, nhận chứng từ hành chính hải quan một cửa, kết quả xử lý khác đối với thủ tục hành chính một cửa và tra cứu các thông tin được công bố trên Cổng thông tin hải quan một cửa quốc gia;
b) Các đối tượng tại điểm b khoản 1 Điều này được truy cập vào Cổng thông tin một cửa để tiếp nhận thông tin, xử lý và trả kết quả xử lý dưới hình thức chứng từ hành chính hải quan một cửa hoặc kết quả xử lý khác đối với thủ tục hành chính một cửa, nhận chứng từ hành chính hải quan một cửa, kết quả xử lý khác của các cơ quan có liên quan.
Điều 11. Sử dụng chữ ký số để thực hiện các thủ tục hành chính một cửa
Trong trường hợp người khai sử dụng chữ ký số để thực hiện các thủ tục hành chính một cửa trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai phải tuân thủ các quy định sau:
1. Chữ ký số của người khai sử dụng để thực hiện các thủ tục hành chính một cửa là chữ ký số công cộng cấp cho tổ chức, đã đăng ký với Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia và được xác nhận tương thích với hệ thống Cổng thông tin một cửa quốc gia.
2. Việc sử dụng chữ ký số và giá trị pháp lý của chữ ký số thực hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 12 Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
3. Trước khi sử dụng chữ ký số để thực hiện các thủ tục hành chính một cửa, người sử dụng phải đăng ký chữ ký số với Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia. Các nội dung đăng ký gồm:
a) Tên, mã số thuế của cơ quan, tổ chức xuất khẩu, nhập khẩu;
b) Họ và tên, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, chức danh (nếu có) của người được cấp chứng thư số;
c) Số nhận dạng chữ ký số (Serial Number);
d) Thời hạn hiệu lực của chữ ký số.
4. Người khai phải đăng ký lại với Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia các thông tin nêu tại khoản 3 Điều này trong các trường hợp sau: các thông tin đã đăng ký có sự thay đổi, gia hạn chứng thư số, thay đổi cặp khóa, tạm dừng chứng thư số.
5. Trường hợp người khai đã đăng ký sử dụng nhiều chữ ký số với các hệ thống xử lý chuyên ngành, người khai có quyền lựa chọn sử dụng một trong các chữ ký số đang sử dụng.
Điều 12. Trách nhiệm của Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia
1. Quản lý kỹ thuật, vận hành, bảo trì, nâng cấp các hệ thống phần cứng, hệ thống mạng, hệ thống an ninh an toàn phục vụ cho vận hành Cổng thông tin một cửa quốc gia, kết nối với các hệ thống xử lý chuyên ngành và kết nối với người sử dụng (thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia công bố trên Internet).
2. Quản lý, vận hành, bảo trì và nâng cấp hệ thống Cổng thông tin một cửa quốc gia đáp ứng được yêu cầu của các bên liên quan.
3. Quản lý và cấp tài khoản cho người sử dụng Cổng thông tin một cửa quốc gia.
4. Đảm bảo điều kiện của Cổng thông tin một cửa quốc gia để kết nối liên tục với hệ thống xử lý chuyên ngành.
5. Thông báo đến các cơ quan xử lý chuyên ngành về phương án thực hiện các thủ tục và thời gian khắc phục sự cố trong trường hợp Cổng thông tin một cửa quốc gia có sự cố.
6. Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật đối với các hệ thống xử lý chuyên ngành và người khai khi có yêu cầu.
Điều 13. Trách nhiệm của các Bộ
1. Quản lý kỹ thuật, vận hành, bảo trì, nâng cấp các hệ thống xử lý chuyên ngành.
2. Đảm bảo điều kiện của hệ thống xử lý chuyên ngành để kết nối liên tục với Cổng thông tin một cửa quốc gia.
3. Đồng bộ thông tin người khai từ các hệ thống xử lý chuyên ngành để thực hiện các thủ tục hành chính một cửa.
4. Chủ trì xây dựng, quản lý và vận hành hệ thống công nghệ thông tin trong phạm vi quản lý của mình.
5. Trong trường hợp hệ thống xử lý chuyên ngành của Bộ có sự cố, thông báo đến Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia về phương án thực hiện các thủ tục và thời gian khắc phục sự cố.
6. Thông báo địa chỉ thư điện tử của Bộ, tên đơn vị tiếp nhận thông tin, số điện thoại với Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia để nhận các thông tin, thông báo trong trường hợp xảy ra sự cố hoặc các trường hợp cần thiết khác. Quản lý hộp thư điện tử nhằm tiếp nhận thông tin sự cố và đưa ra các phương án xử lý kịp thời.
Điều 14. Bảo đảm an toàn thông tin, dữ liệu
1. Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn thông tin truyền dẫn và dữ liệu truyền dẫn trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Việc bảo quản, sao lưu dữ liệu được thực hiện tại các hệ thống của cơ quan, đơn vị xử lý chuyên ngành. Các Bộ kết nối với Cổng thông tin một cửa quốc gia có trách nhiệm áp dụng các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin được gửi tới Cổng thông tin một cửa quốc gia.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm áp dụng các biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cần thiết để bảo mật Cổng thông tin một cửa quốc gia, bảo đảm sự chia sẻ thông tin chính xác, kịp thời, hiệu quả cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân được quy định tại Thông tư này.
3. Người sử dụng chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ của các thông tin, dữ liệu cung cấp tới Cổng thông tin một cửa quốc gia phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành đối với các thủ tục hành chính đó.
Trường hợp Cổng thông tin một cửa quốc gia xảy ra sự cố hoặc có lỗi không thể trao đổi, cung cấp thông tin dưới hình thức điện tử:
1. Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia thông báo ngay cho người khai và các cơ quan quản lý có liên quan bằng hình thức phù hợp và thư điện tử theo địa chỉ đã thông báo với Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia theo quy định tại khoản 6 Điều 13 Thông tư này.
2. Các cơ quan xử lý thực hiện thông báo cho người khai bằng văn bản hoặc qua thư điện tử theo địa chỉ đăng ký trong thông tin người khai để hoàn thành các thủ tục đang được thực hiện trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
3. Trong thời gian khắc phục sự cố, các thủ tục hành chính được thực hiện theo các phương thức khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
QUY TRÌNH KHAI BÁO, TIẾP NHẬN, TRAO ĐỔI VÀ PHẢN HỒI THÔNG TIN TRÊN CỔNG THÔNG TIN MỘT CỬA QUỐC GIA
Điều 16. Người khai, quyền và nghĩa vụ của người khai
1. Người khai theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này gồm:
a) Người khai hải quan;
b) Người làm thủ tục đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
c) Thương nhân nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp;
d) Thương nhân nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn;
đ) Thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô;
e) Thương nhân nhập khẩu xe mô-tô phân khối lớn;
g) Thương nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D.
2. Người khai có các quyền sau đây:
a) Được Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia và cơ quan xử lý hỗ trợ đào tạo người sử dụng, cung cấp các thông tin cần thiết để truy cập, khai thông tin và sử dụng các tiện ích trên Cổng thông tin một cửa quốc gia;
b) Được Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia và cơ quan xử lý bảo đảm an toàn thông tin, bảo vệ bí mật kinh doanh và thương mại.
c) Được cơ quan xử lý cung cấp thông tin về quá trình xử lý hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính một cửa.
3. Người khai có các nghĩa vụ sau:
a) Tuân thủ quy định của pháp luật về tiêu chí, định dạng của thông tin khai theo yêu cầu kỹ thuật đối với từng thủ tục hành chính một cửa;
b) Tuân thủ quy định của pháp luật về chữ ký số đối với những giao dịch điện tử yêu cầu sử dụng chữ ký số;
c) Nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;
d) Tuân thủ các quy trình bảo đảm tính toàn vẹn, an toàn và bí mật trong việc thực hiện các thủ tục hành chính một cửa;
đ) Lưu giữ chứng từ điện tử thuộc hồ sơ hành chính một cửa (bao gồm cả bản sao) theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành; cung cấp các chứng từ điện tử có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cho các cơ quan xử lý để phục vụ công tác kiểm tra, thanh tra theo thẩm quyền;
e) Đáp ứng các điều kiện về công nghệ thông tin và các yêu cầu về kỹ thuật theo quy định của pháp luật chuyên ngành để thực hiện các thủ tục hành chính một cửa.
Điều 17. Khai và sửa đổi, bổ sung thông tin khai
1. Việc khai và sửa đổi, bổ sung thông tin khai có thể được thực hiện theo một trong hai hình thức tạo lập thông tin khai điện tử sau:
a) Tạo lập thông tin khai theo các tiêu chí, định dạng của các biểu mẫu của các cơ quan xử lý chuyên ngành; theo chuẩn dữ liệu do Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia hướng dẫn và gửi đến Cổng thông tin một cửa quốc gia; hoặc
b) Khai trực tiếp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
2. Việc sửa đổi, bổ sung thông tin khai được thực hiện theo quy định của pháp luật về các thủ tục có liên quan.
Điều 18. Tiếp nhận và phản hồi thông tin khai
1. Cổng thông tin một cửa quốc gia tiếp nhận thông tin khai điện tử theo thời gian 24giờ/ngày và 7 ngày/tuần.
2. Cổng thông tin một cửa quốc gia thực hiện việc tiếp nhận và phản hồi thông tin khai theo chế độ tự động tới người khai và tới các hệ thống xử lý chuyên ngành.
Điều 19. Xử lý thông tin và phản hồi kết quả xử lý
Cơ quan xử lý có trách nhiệm:
1. Tiếp nhận và xử lý thông tin khai.
2. Phản hồi trạng thái tiếp nhận/xử lý thông tin khai tới người khai và các cơ quan liên quan tới việc thực hiện thủ tục thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
3. Trả kết quả xử lý tới người khai và các cơ quan liên quan tới việc thực hiện thủ tục thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
4. Thời hạn xử lý và phản hồi thông tin của cơ quan xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành đối với các thủ tục hành chính tại khoản 1 Điều 1 Thông tư này.
Điều 20. Quy trình trao đổi thông tin giữa Bộ Công Thương với Cổng thông tin một cửa quốc gia
1. Cổng thông tin một cửa quốc gia tiếp nhận thông tin khai theo quy định tại mục II Phụ lục III Thông tư này để xử lý tại hệ thống tương ứng của Bộ Công Thương.
2. Cơ quan cấp phép kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ, phản hồi thông tin chấp nhận/không chấp nhận/yêu cầu sửa đổi, bổ sung thông tin khai tới Cổng thông tin một cửa quốc gia.
3. Cơ quan cấp phép xử lý hồ sơ hành chính một cửa, phản hồi kết quả xử lý tới Cổng thông tin một cửa quốc gia.
4. Cổng thông tin một cửa quốc gia nhận kết quả xử lý từ các hệ thống xử lý chuyên ngành, trả kết quả xử lý tới người khai và các hệ thống xử lý chuyên ngành có liên quan.
5. Cổng thông tin một cửa quốc gia nhận kết quả xử lý có liên quan đến giấy phép và chuyển tới hệ thống tương ứng của Bộ Công Thương.
6. Quy trình gửi, tiếp nhận, xử lý thông tin giữa hệ thống xử lý chuyên ngành của Bộ Công Thương với Cổng thông tin một cửa quốc gia được quy định chi tiết tại Phụ lục III Thông tư này.
Điều 21. Quy trình trao đổi thông tin giữa Bộ Giao thông vận tải với Cổng thông tin một cửa quốc gia
1. Cổng thông tin một cửa quốc gia tiếp nhận thông tin khai theo quy định tại mục III Phụ lục IV Thông tư này, chuyển tiếp thông tin khai báo đến hệ thống xử lý chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải. Các cơ quan nhà nước làm thủ tục cho tàu thuyền tại cảng biển sẽ xử lý nghiệp vụ trên phần mềm kết nối đến hoặc xử lý trực tiếp trên hệ thống xử lý chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải.
2. Các cơ quan nhà nước tại cảng biển gồm: Hải quan cửa khẩu, Biên phòng cửa khẩu, cơ quan kiểm dịch y tế quốc tế, cơ quan kiểm dịch thực vật, cơ quan kiểm dịch động vật xem xét hồ sơ chứng từ, thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo quy định của pháp luật và gửi kết quả xử lý về hệ thống xử lý chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải. Trường hợp không phê duyệt phải có lý do cụ thể và thông báo về hệ thống xử lý chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải.
3. Trên cơ sở kết quả hoàn thành các thủ tục của các cơ quan nhà nước tại cảng biển nêu trên, Cảng vụ hàng hải xử lý hồ sơ, gửi trả kết quả về Cổng thông tin một cửa quốc gia thông qua hệ thống xử lý chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải. Trường hợp từ chối, Cảng vụ hàng hải nêu rõ lý do và gửi về Cổng thông tin một cửa quốc gia thông qua hệ thống xử lý chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải.
4. Quy trình gửi, tiếp nhận, xử lý thông tin giữa hệ thống xử lý chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải với Cổng thông tin một cửa quốc gia được quy định chi tiết tại Phụ lục IV Thông tư này.
Điều 22. Quy trình trao đổi thông tin giữa Bộ Tài chính với Cổng thông tin một cửa quốc gia
1. Cổng thông tin một cửa quốc gia tiếp nhận các thông tin khai, giấy phép, giấy chứng nhận Kimberley, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D, lệnh điều động, giấy phép xuất cảnh, quá cảnh và các kết quả xử lý khác đối với thủ tục hành chính một cửa từ các hệ thống xử lý chuyên ngành, chuyển tiếp đến hệ thống xử lý của cơ quan hải quan.
2. Cơ quan hải quan căn cứ trên các thông tin khai, giấy phép, các kết quả xử lý khác đối với thủ tục hành chính một cửa do người khai và các hệ thống xử lý chuyên ngành chuyển tới, xử lý hồ sơ hải quan của người khai hải quan và trả kết quả xử lý tới Cổng thông tin một cửa quốc gia.
3. Cổng thông tin một cửa quốc gia phản hồi kết quả xử lý của cơ quan hải quan cho người khai ngay sau khi nhận được kết quả xử lý của cơ quan hải quan.
4. Cổng thông tin một cửa quốc gia phản hồi tờ khai hải quan và kết quả xử lý của cơ quan hải quan cho các cơ quan quản lý chuyên ngành liên quan.
CƠ CHẾ PHỐI HỢP VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỘT CỬA
Điều 23. Nguyên tắc trao đổi, cung cấp thông tin
1. Việc trao đổi, cung cấp thông tin phải thực hiện theo quy định của pháp luật và trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi bên.
2. Thông tin được trao đổi, cung cấp phải sử dụng đúng mục đích, phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ của bên tiếp nhận thông tin.
3. Các bên trao đổi, cung cấp thông tin có trách nhiệm trao đổi, cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và đầy đủ.
4. Các bên trao đổi, cung cấp, quản lý và sử dụng thông tin theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước và các quy định về bảo mật thuộc chuyên ngành quản lý của các Bộ, ngành.
5. Thông tin được trao đổi, cung cấp giữa các bên ngang cấp; trường hợp cần thiết có thể trao đổi khác cấp.
6. Những cơ quan, đơn vị được giao là đầu mối trao đổi, cung cấp thông tin của mỗi bên quy định tại Điều 28 Thông tư này phải bố trí lực lượng, phương tiện để bảo đảm cho việc trao đổi, cung cấp thông tin giữa các bên được thông suốt và kịp thời.
Điều 24. Nội dung cung cấp thông tin
1. Cơ quan hải quan cung cấp cho Cổng thông tin một cửa quốc gia thông tin như sau:
a) Tờ khai hải quan, Quyết định thông quan/giải phóng hàng hoặc cho phép đưa hàng hóa về bảo quản;
b) Kết quả xử lý khác của cơ quan hải quan đối với thủ tục hành chính;
c) Thông tin liên quan tới hàng hóa đã được thông quan, giải phóng theo yêu cầu của các cơ quan cấp phép, Cảng vụ hàng hải.
2. Cơ quan cấp phép cung cấp cho Cổng thông tin một cửa quốc gia thông tin như sau:
a) Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp;
b) Giấy phép nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn;
c) Giấy phép nhập khẩu xe mô-tô phân khối lớn;
d) Giấy chứng nhận quy trình Kimberley đối với kim cương thô;
đ) Cập nhật danh sách các nước thành viên của Quy chế chứng nhận KP theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23/6/2009 hướng dẫn việc cấp chứng nhận và thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu kim cương thô nhằm thực thi các quy định của quy chế chứng nhận quy trình Kimberley;
e) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D;
g) Kết quả xử lý khác của cơ quan cấp phép đối với hồ sơ hành chính một cửa.
3. Cảng vụ hàng hải cung cấp cho Cổng thông tin một cửa quốc gia thông tin như sau:
a) Lệnh điều động;
b) Giấy phép rời cảng;
c) Giấy phép quá cảnh;
d) Kết quả xử lý khác của Cảng vụ hàng hải đối với hồ sơ hành chính một cửa.
Điều 25. Hình thức trao đổi, cung cấp thông tin
Việc trao đổi, cung cấp thông tin thực hiện dưới hình thức chứng từ hành chính hải quan một cửa trực tuyến theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật tại Phụ lục 1 Thông tư này. Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia là đầu mối tiếp nhận và xử lý thông tin do các Bộ cung cấp để thực hiện các thủ tục hành chính một cửa.
Điều 26. Kỳ thống kê thông tin và thời hạn thực hiện việc trao đổi, cung cấp thông tin
Cổng thông tin một cửa quốc gia có trách nhiệm cung cấp các thông tin đến các đơn vị đầu mối quy định tại Điều 28 Thông tư này cụ thể như sau:
1. Thông tin hàng tháng: Thống kê thông tin, số liệu tính từ ngày đầu tháng đến ngày cuối tháng, cung cấp chậm nhất vào ngày 20 tháng sau.
2. Thông tin cả năm: Thống kê thông tin, số liệu tính từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12, cung cấp chậm nhất vào ngày 20 tháng 01 năm sau.
3. Thông tin đột xuất: Trong trường hợp Quốc hội, Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa quốc gia, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, các cơ quan có thẩm quyền hoặc Ban Thư ký ASEAN yêu cầu báo cáo, cung cấp thông tin thuộc danh mục chỉ tiêu thông tin quy định tại Điều 24 của Thông tư này hoặc các thông tin khác có liên quan nhưng theo kỳ thống kê và thời hạn khác với các quy định tại khoản 1 của Điều này thì Cổng thông tin một cửa quốc gia, các Bộ, ngành, cơ quan liên quan chủ động cung cấp theo yêu cầu của các cơ quan đó, đồng thời cung cấp cho Cổng thông tin một cửa quốc gia và các cơ quan có liên quan.
Điều 27. Quản lý, sử dụng thông tin
1. Bộ Tài chính cung cấp cho Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải mã số truy cập và mật khẩu để khai thác thông tin từ Cổng thông tin một cửa quốc gia. Các cơ quan có trách nhiệm bảo mật mã số, mật khẩu được cung cấp.
2. Ngoài các cơ quan ban hành Thông tư Liên tịch này, Bộ Tài chính có trách nhiệm chia sẻ thông tin cho các cơ quan, người có thẩm quyền để sử dụng, khai thác thông tin từ Cổng thông tin một cửa quốc gia. Trong trường hợp Bộ Tài chính sử dụng các thông tin liên quan tới phạm vi quản lý của các Bộ trên Cổng thông tin một cửa quốc gia để gửi cơ quan có thẩm quyền thì phải được sự chấp thuận của các đơn vị này trước khi cung cấp chính thức cho các cơ quan, người có thẩm quyền sử dụng. Việc cung cấp thông tin phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành về bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật thông tin kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều 28. Đơn vị đầu mối thực hiện việc cung cấp, trao đổi thông tin
1. Các Bộ có trách nhiệm phân công đơn vị đầu mối cung cấp, trao đổi thông tin theo quy định của Thông tư này.
2. Các đơn vị là đầu mối quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm phân công cụ thể lãnh đạo đơn vị và bộ phận chức năng thực hiện các nhiệm vụ về trao đổi, cung cấp, quản lý thông tin, mở và đăng ký với Đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia hộp thư điện tử, số fax, số điện thoại, địa chỉ để phối hợp.
Điều 29. Trách nhiệm của các bên
1. Tổ chức thực hiện và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc thực hiện đúng các quy định của Thông tư này.
2. Đảm bảo các điều kiện để các thủ tục hành chính được thực hiện thông suốt, đúng thời hạn.
3. Đảm bảo tính chính xác, kịp thời, an toàn, bí mật các thông tin được trao đổi, cung cấp theo quy định pháp luật hiện hành.
4. Tổ chức đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm sau khi kết thúc thực hiện thí điểm.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 28 tháng 8 năm 2013.
2. Mọi phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện, các cơ quan, đơn vị đầu mối phải kịp thời phản ánh về liên Bộ để giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận: |
DANH MỤC CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ÁP DỤNG THÍ ĐIỂM CƠ CHẾ HẢI QUAN MỘT CỬA QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 84/2013/TTLT-BTC-BCT-BGTVT ngày 25 / 6 / 2013 của Bộ Tài chính, Bộ Công thương và Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn Quyết định 48/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31 tháng 8 năm 2011 về việc thí điểm thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia)
1. Các thủ tục hành chính một cửa của Bộ Tài chính gồm các thủ tục theo quy định tại Nghị định số 87/2012/NĐ-CP ngày 23/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại và Thông tư 196/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 quy định thủ tục hải quan điện tử đối với:
a) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng mua bán;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công với thương nhân nước ngoài;
c) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo loại hình nhập nguyên liệu để sản xuất hàng xuất khẩu;
d) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất;
đ) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để thực hiện dự án đầu tư;
e) Hàng hóa kinh doanh theo phương thức tạm nhập tái xuất;
g) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ;
h) Hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại;
i) Hàng hóa đã nhập khẩu nhưng phải xuất trả;
k) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển cửa khẩu.
2. Các thủ tục hành chính một cửa của Bộ Công thương:
a) Thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp theo quy định tại Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 và Thông tư số 26 /2012/TT-BCT ngày 21/09/2012;
b) Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định tại Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30/12/2011;
c) Thủ tục cấp giấy chứng nhận quy trình Kimberley đối với kim cương thô theo quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23/06/2009 và Thông tư liên tịch số 01 /2012/TTLT-BCT-BTC ngày 03/01/2012;
d) Thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ mẫu D theo quy định tại Thông tư số 21/2010/TT-BCT ngày 17/05/2010 và Thông tư số 06/2011/TT-BCT ngày 21/03/2011;
đ) Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu tự động mô-tô phân khối lớn theo quy định tại Thông tư số 06/2007/TT-BTM ngày 30 /05/2007 và Thông tư số 10/2011/TT-BCT ngày 30/03/ 2011.
3) Các thủ tục hành chính một cửa của Bộ Giao thông vận tải theo quy định tại Nghị định 21/2012/NĐ-CP ngày 21/3/2012 về quản lý cảng biển và luồng hàng hải:
a) Thủ tục tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài nhập cảnh vào cảng biển;
b) Thủ tục tàu biển Việt Nam và tàu biển nước ngoài xuất cảnh rời cảng biển;
c) Thủ tục tàu biển nước ngoài quá cảnh.
MẪU ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG TRÊN CỔNG THÔNG TIN MỘT CỬA QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 84/2013/TTLT-BTC-BCT-BGTVT ngày 25 / 6 /2013 của Bộ Tài chính, Bộ Công thương và Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn Quyết định 48/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31 tháng 8 năm 2011 về việc thí điểm thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia)
Loại hình DN:*..................................................................................................
Phòng ban quản lý:*..........................................................................................
Tên DN Tiếng Việt*............................................................................................
Tên DN Tiếng Anh.............................................................................................
Tên viết tắt:......................................................................................................
Mã số thuế*:.....................................................................................................
Số ĐKKD*:.......................................................................................................
Địa chỉ DN*:.....................................................................................................
Tỉnh/Thành phố:................................................................................................
Điện thoại*:......................................................................................................
Fax:.................................................................................................................
Website:..........................................................................................................
Năm thành lập:.................................................................................................
Doanh thu DN:..................................................................................................
Đại diện theo pháp luật*:....................................................................................
Họ và tên:.........................................................................................................
Điện thoại:........................................................................................................
Di động:...........................................................................................................
Email:..............................................................................................................
Logo:...............................................................................................................
Giấy phép kinh doanh:.......................................................................................
Mô tả:..............................................................................................................
* Thông tin bắt buộc
DN: Doanh nghiệp
QUY TRÌNH TRAO ĐỔI THÔNG TIN GIỮA BỘ CÔNG THƯƠNG VỚI CỔNG THÔNG TIN MỘT CỬA QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 84/2013/TTLT-BTC-BCT-BGTVT ngày 25/ 6 /2013 của Bộ Tài chính, Bộ Công thương và Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn Quyết định 48/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31 tháng 8 năm 2011 về việc thí điểm thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia)
I. Các quy trình cấp phép qua Cổng thông tin một cửa quốc gia
Trong Cơ chế hải quan một cửa quốc gia, Cổng thông tin một cửa quốc gia đóng vai trò cổng thông tin trung gian, thực hiện chức năng tiếp nhận thông tin, chứng từ từ người khai, chuyển tiếp thông tin đến các hệ thống xử lý chuyên ngành tương ứng của Bộ Công thương, nhận phản hồi từ hệ thống xử lý chuyên ngành tương ứng của Bộ Công thương và trả kết quả về cho người khai.
Quy trình trao đổi thông tin cụ thể bao gồm các bước chính sau đây:
1. Người khai truy cập Cổng thông tin một cửa quốc gia bằng tài khoản do người khai lựa chọn và đã thông báo cho đơn vị quản lý Cổng thông tin một cửa quốc gia (trong trường hợp đã đăng ký tại các cơ quan cấp phép có liên quan của Bộ Công thương) hoặc tài khoản đăng ký mới trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
2. Người khai tạo lập thông tin khai theo đúng các tiêu chí, định dạng của Bộ Công thương về các thủ tục có liên quan, đối với các chứng từ khác thuộc hồ sơ hành chính một cửa người khai đính kèm bản chụp hoặc nộp hồ sơ theo các quy định hiện hành tại các cơ quan cấp phép của Bộ Công thương.
3. Người khai tạo và gửi thông tin và các chứng từ đính kèm (nếu có) đến Cổng thông tin một cửa quốc gia. Cổng thông tin một cửa quốc gia nhận hồ sơ chuyển đến hệ thống xử lý chuyên ngành tương ứng.
4. Cơ quan cấp phép kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ.
a) Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp phép nhập thông tin yêu cầu bổ sung trên hệ thống xử lý chuyên ngành tương ứng của mình và gửi về Cổng thông tin một cửa quốc gia. Cổng thông tin một cửa quốc gia tiếp nhận thông tin yêu cầu của Bộ Công thương, thông báo về tài khoản của người khai trên hệ thống.
b) Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan cấp phép thực hiện thẩm tra nội dung hồ sơ. Nếu hồ sơ đáp ứng đủ điểu kiện, cơ quan cấp phép gửi thông báo chấp nhận hồ sơ của người khai về Cổng thông tin một cửa quốc gia. Cổng thông tin một cửa quốc gia tiếp nhận thông báo chấp nhận của Bộ Công thương, gửi về tài khoản của người khai trên hệ thống.
5. Sau khi nhận được thông báo chấp nhận từ cơ quan cấp phép, người khai nộp hồ sơ cấp phép bằng giấy tới cơ quan cấp phép theo các quy định pháp luật hiện hành đối với từng loại thủ tục cấp phép.
6. Cơ quan cấp phép kiểm tra, xử lý hồ sơ xin cấp phép của người khai. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan cấp phép thực hiện cấp giấy phép dưới dạng điện tử trên hệ thống xử lý chuyên ngành tương ứng, gửi về Cổng thông tin một cửa quốc gia. Cổng thông tin một cửa quốc gia tiếp nhận giấy phép, lưu trữ thông tin để phối hợp và trao đổi thông tin với các cơ quan xử lý khác và gửi giấy phép dưới dạng điện tử về cho người khai. Nếu không đáp ứng đủ điều kiện, cơ quan cấp phép nêu rõ lý do, nhập trên hệ thống xử lý chuyên ngành tương ứng, gửi về Cổng thông tin một cửa quốc gia để thông báo đến người khai.
7. Đối với thủ tục cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D, cấp giấy chứng nhận quy trình Kimberley đối với kim cương thô và thủ tục nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (trường hợp có yêu cầu theo quy định quản lý chuyên ngành), hệ thống xử lý chuyên ngành của Cơ quan hải quan thực hiện gửi thông tin về quyết định thông quan và tờ khai hải quan tương ứng với giấy phép về Cổng thông tin một cửa quốc gia. Cổng thông tin một cửa quốc gia gửi thông báo về cho người khai và các hệ thống xử lý chuyên ngành tương ứng để hoàn thiện hồ sơ.
II. Các biểu mẫu phải khai báo đối với mỗi quy trình
Các biểu mẫu, chứng từ phải nộp đối với mỗi quy trình cấp phép tuân theo các quy định pháp luật hiện hành.
1. Đối với đơn xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D (theo Thông tư số 21/2010/TT-BCT ngày 17/05/2010 và Thông tư số 06/2011/TT-BCT ngày 21/03/2011):
a) Đơn đề nghị cấp C/O;
b) Mẫu C/O đã được khai hoàn chỉnh.
2. Đối với thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp (theo Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 và Thông tư số 26 /2012/TT-BCT ngày 21/09/2012): Đơn đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Đối với thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn: Đơn đăng ký nhập khẩu các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (Phụ lục II Thông tư liên tịch số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT của Bộ Công thương và Bộ Tài nguyên môi trường ngày 30/12/2011).
4. Đối với thủ tục cấp giấy chứng nhận quy trình Kimberley đối với kim cương thô (theo Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BCT-BTC ngày 23/06/2009 và Thông tư liên tịch số 01 /2012/TTLT-BCT-BTC ngày 03/01/2012):
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận Kimberley;
b) Giấy chứng nhận Kimberley xuất khẩu đã khai hoàn chỉnh theo hướng dẫn tại Phụ lục VII Thông tư liên tịch số 14/2009/TTLT-BCT-BTC.
5. Đối với thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu tự động mô-tô phân khối lớn (Theo Thông tư số 06/2007/TT-BTM ngày 30 /05/2007 và Thông tư số 10/2011/TT-BCT ngày 30/03/ 2011 của Bộ Công Thương): Đơn đăng ký nhập khẩu tự động (Phụ lục IX Thông tư số 10/2011/TT-BCT ngày 30/03/2011).
QUY TRÌNH TRAO ĐỔI THÔNG TIN GIỮA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI VỚI CỔNG THÔNG TIN MỘT CỬA QUỐC GIA
(Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 84/2013/TTLT-BTC-BCT-BGTVT ngày 25 / 6 /2013 của Bộ Tài chính, Bộ Công thương và Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn Quyết định 48/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31 tháng 8 năm 2011 về việc thí điểm thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia)
Mô hình triển khai Cơ chế Hải quan một cửa quốc gia tại cảng biển theo Quyết định 48/2011/QĐ-TTg lấy Cổng thông tin một cửa quốc gia làm trung tâm kết nối, trao đổi thông tin giữa hệ thống công nghệ thông tin của các Cơ quan quản lý tại cảng biển với doanh nghiệp. Thủ tục đối với tàu thuyền đến và rời cảng biển được thực hiện theo Nghị định 21/2012/NĐ-CP về quản lý cảng biển và luồng hàng hải ban hành ngày 21/03/2012, trong đó Cổng thông tin một cửa quốc gia sẽ là nơi tiếp nhận thông tin từ hãng vận tải, đại lý hãng tàu, công ty logistics và các doanh nghiệp liên quan; chuyển các thông tin, chứng từ theo quy định đến các cơ quan có liên quan tại cảng biển; nhận kết quả xử lý do các cơ quan trả về và gửi kết quả cuối cùng cho người khai. Quy trình trao đổi thông tin giữa các cơ quan tại cảng biển cụ thể như sau:
1. Người khai gửi các thông tin chứng từ theo quy định trong Nghị định 21/2012/NĐ-CP đến Cổng thông tin một cửa quốc gia, cụ thể gồm:
a) Thông báo đến/rời cảng;
b) Bản khai chung;
c) Danh sách thuyền viên;
d) Danh sách hành khách;
đ) Bản khai hàng hóa;
e) Bản khai hàng hóa nguy hiểm (nếu có, đối với tàu thuyền nhập cảnh);
g) Bản khai dự trữ của tàu (đối với tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh);
h) Bản khai hành lý thuyền viên (đối với tàu thuyền nhập cảnh);
i) Bản khai hành lý hành khách (nếu có, đối với tàu xuất cảnh);
k) Giấy khai báo y tế hàng hải (đối với tàu thuyền nhập cảnh);
m) Bản khai kiểm dịch thực vật (đối với tàu thuyền nhập cảnh);
l) Bản khai kiểm dịch động vật (đối với tàu thuyền nhập cảnh);
n) Giấy phép rời cảng (đối với tàu thuyền nhập cảnh);
o) Bản khai an ninh tàu biển (đối với tàu thuyền nhập cảnh).
2. Cổng thông tin một cửa quốc gia thực hiện:
a) Tiếp nhận thông tin tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh từ người khai;
b) Chuyển tiếp hồ sơ hành chính một cửa đến hệ thống xử lý chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải.
3. Các cơ quan nhà nước tại cảng biển thực hiện:
a) Xem xét hồ sơ chứng từ, thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo quy định của pháp luật;
b) Gửi kết quả phê duyệt về hệ thống xử lý chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải. Trường hợp không phê duyệt cần có lý do cụ thể và thông báo về hệ thống xử lý chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải.
4. Hệ thống xử lý chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải chuyển kết quả xử lý đến Cảng vụ hàng hải ngay sau khi nhận được kết quả xử lý từ các cơ quan trên.
5. Cảng vụ hàng hải thực hiện các nghiệp vụ theo quy định, ban hành Lệnh điều động (đối với tàu nhập cảnh), Giấy phép rời cảng (đối với tàu xuất cảnh) hoặc Giấy phép quá cảnh (đối với tàu quá cảnh) (theo mẫu quy định tại Nghị định 21/2012/NĐ-CP) nếu các thông tin hợp lệ, gửi trả kết quả về Cổng thông tin một cửa quốc gia. Trường hợp từ chối, Cảng vụ hàng hải nêu rõ lý do, biện pháp xử lý và gửi về Cổng thông tin một cửa quốc gia.
6. Cổng thông tin một cửa quốc gia thông báo đến người khai về kết quả thông quan tàu thuyền ngay sau khi nhận được thông tin từ hệ thống xử lý chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải.
- 1Decree No. 107/2012/ND-CP of December 20, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the ministry of transport
- 2Circular No. 196/2012/TT-BTC of November 15, 2012, regulating electronic customs procedures for the commercial imports, exports
- 3Decree No. 95/2012/ND-CP of November 12, 2012, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry and Trade
- 4Decree No. 87/2012/ND-CP of October 23, 2012, detailing a number of articles of the Law on customs applicable to electronic customs procedures for commercial exports and imports
- 5Decree No. 36/2012/ND-CP of April 18, 2012, defining the functions, tasks and organizational structures of ministries and ministerial-level agencies
- 6Decree No. 21/2012/ND-CP of March 21, 2012, on management of seaports and navigable channels
- 7Joint circular No. 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT of December 30, 2011, providing the management of the import, export and temporary import for re-export of ozone layer-depleting substances according to the montreal protocol on substances that deplete the ozone layer
- 8Decision No. 48/2011/QD-TTg of August 31, 2011, on piloting the implementation of national one-stop shop (OSS) customs mechanism
- 9Circular No. 10/2011/TT-BCT of March 30, 2011 amending, supplementing, annulling a number of provisions on administration procedures in import and export field according to Resolution No.59/ND-CP dated 17/12/2010 of the Government on Simplification of Administration procedures under the function scope of the Ministry of Industry and Trade
- 10Circular No. 06/2011/TT-BCT of March 21, 2011, provides for procedures of issuing certificate of origin referential goods
- 11Circular No. 21/2010/TT-BCT of May 17, 2010, on implementation of the rules of origin provided in the ASEAN trade in goods agreement
- 12Circular No. 23/2009/TT-BCT of August 11, 2009, detailing a number of articles of The Government''s Decree No. 39/2009/ND-CP of April 23, 2009, on industrial explosive materials
- 13Joint circular No 14/2009/TTLT-BCT-BTC of June 23, 2009, guiding the certification of and procedures for import and export of rough diamonds in implementation of the Kimberley process certification scheme
- 14Decree No. 118/2008/ND-CP of November 27, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance.
- 15Circular No. 06/2007/TT-BTM of May 30, 2007, guiding the import of motorbikes of a cylinder capacity of 175 cm3 or higher
- 16Decree No. 26/2007/ND-CP of February 15, 2007, detailing the implementation of the law on e-transactions of digital signatures and digital signature certification service
- 17Law no. 51/2005/QH11 of November 29, 2005 on E-transactions
- 18Law No. 29/2001/QH10 of June 29, 2001 promulgated by The National Assembly on Customs Law
- 19Law No. 58/1997/L-CTN of May 10, 1997 The Commercial Law
Joint circular No.84/2013/TTLT-BTC-BCT-BGTVT of June 25, 2013, guiding the implementation of Decision No.48/2011/QD-TTg on the pilot implementation of mechanism of national one-stop-shop customs
- Số hiệu: 84/2013/TTLT-BTC-BCT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 25/06/2013
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính, Bộ Công thương
- Người ký: Nguyễn Cẩm Tú, Nguyễn Hồng Trường, Đỗ Hoàng Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/08/2013
- Ngày hết hiệu lực: 02/01/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra