Hệ thống pháp luật

BỘ KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/VBHN-BKHCN

Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2022

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TIÊU CHUẨN, ĐO LƯỜNG VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, có hiệu lực từ ngày 15 tháng 12 năm 2017, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; đo lường; chất lượng sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi tắt là lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa).

2.Điều 2. Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả

1. Đối với mỗi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền.

2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a)b) Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 của Luật xử lý vi phạm hành chính;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

3. Ngoài hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

a) Buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa, phương tiện đo, chuẩn đo lường vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường;

b)c) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;

d) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh;

d1)đ)e) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa hoặc phương tiện đo, chất chuẩn, chuẩn đo lường vi phạm đã lưu thông;

g) Buộc thu hồi giấy chứng nhận hệ thống quản lý, chứng chỉ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm hoặc chứng chỉ so sánh chuẩn đo lường, chất chuẩn;

h) Buộc thu hồi chứng chỉ đào tạo, thử nghiệm, kiểm định, giám định; giấy chứng nhận hợp chuẩn, giấy chứng nhận hợp quy, chứng chỉ công nhận phòng thí nghiệm; chứng chỉ công nhận phòng kiểm định, hiệu chuẩn, chứng chỉ công nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp; buộc thu hồi, hủy bỏ quyết định tặng giải thưởng, hủy bỏ hiệu lực giải thưởng; quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo;

i) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế sản phẩm, hàng hóa không đảm bảo chất lượng; buộc sửa đổi tiêu chuẩn công bố áp dụng; buộc sửa chữa phương tiện đo trước khi đưa vào sử dụng.

Điều 2a. Thi hành quyết định xử phạt, thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt Việc thi hành quyết định xử phạt, thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này được thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 3. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính

1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực đo lường đối với cá nhân là 100.000.000 đồng, đối với tổ chức là 200.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đối với cá nhân là 150.000.000 đồng, đối với tổ chức là 300.000.000 đồng, trừ các trường hợp quy định tại các điểm đ, e, g và h khoản 2 Điều 14; các điểm đ, e, g và h khoản 2 Điều 15; các điểm đ, e, g và h khoản 2 Điều 16; các khoản 3 và 4 Điều 17; khoản 4 Điều 18; khoản 4 Điều 19 và các khoản 5, 6 và 7 Điều 20 của Nghị định này.

2. Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là áp dụng đối với tổ chức. Đối với cá nhân có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền được giảm đi một nửa, trừ quy định tại các Điều 11, 12 và 13 của Nghị định này.

3. Tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, gồm:

a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;

b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

c)d)Chương II

HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ MỨC PHẠT

Mục 1. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐO LƯỜNG

Điều 4. Vi phạm trong giữ chuẩn quốc gia của tổ chức được chỉ định

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định về duy trì, bảo quản, sử dụng chuẩn quốc gia;

b) Không thực hiện định kỳ việc hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia theo quy định với chuẩn quốc tế hoặc với chuẩn quốc gia của nước ngoài đã được hiệu chuẩn hoặc đã được so sánh với chuẩn quốc tế;

c) Không thực hiện hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia tới chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn;

d) Không duy trì hệ thống quản lý để thực hiện các hoạt động duy trì, bảo quản và sử dụng chuẩn quốc gia theo quy định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng chuẩn quốc gia bị sai để thực hiện các hoạt động hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn quốc gia với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn quốc gia của nước ngoài; sử dụng chuẩn quốc gia bị sai để hiệu chuẩn hoặc so sánh để truyền độ chính xác của chuẩn quốc gia tới chuẩn đo lường có độ chính xác thấp hơn;

b) Không báo cáo khi có các sai, hỏng chuẩn quốc gia hoặc đề nghị đình chỉ hiệu lực của quyết định phê duyệt chuẩn quốc gia, chỉ định tổ chức giữ chuẩn quốc gia.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi chứng chỉ hiệu chuẩn hoặc chứng chỉ so sánh đã thực hiện đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.

Điều 5. Vi phạm trong hoạt động sản xuất, nhập khẩu, buôn bán và sử dụng chất chuẩn, chuẩn đo lường 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán và sử dụng chất chuẩn, chuẩn đo lường không thể hiện đơn vị đo theo đơn vị đo pháp định.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện hiệu chuẩn hoặc so sánh chuẩn đo lường với chuẩn quốc gia hoặc với chuẩn đo lường có độ chính xác cao hơn theo quy định trước khi đưa chuẩn đo lường vào sử dụng;

b) Không thực hiện thử nghiệm hoặc so sánh chất chuẩn theo quy định trước khi đưa chất chuẩn vào sử dụng.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu, buôn bán và sử dụng chất chuẩn, chuẩn đo lường không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố hoặc cơ quan quản lý về đo lường có thẩm quyền quy định áp dụng.

4. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc thu hồi và buộc tái xuất chất chuẩn, chuẩn đo lường nhập khẩu;

b) Buộc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng chất chuẩn, chuẩn đo lường;

c) Buộc tiêu hủy chất chuẩn, chuẩn đo lường gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, thủy sản nuôi và môi trường.

Điều 6. Vi phạm trong sản xuất phương tiện đo

1.2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc kiểm định hoặc hiệu chuẩn theo quy định đối với phương tiện đo nhóm 2 trước khi đưa vào sử dụng.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sản xuất phương tiện đo nhóm 2 khi chưa được phê duyệt mẫu;

b) Sản xuất phương tiện đo nhóm 2 đã được phê duyệt mẫu nhưng quyết định phê duyệt mẫu hết hiệu lực;

c)4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sản xuất phương tiện đo nhóm 2 không đúng mẫu phương tiện đo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng biện pháp ngăn ngừa, phòng chống tác động làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo công bố của cơ sở sản xuất hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

6.a) Buộc thể hiện đơn vị đo đúng quy định trước khi đưa vào lưu thông đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo nhóm 2 trước khi đưa vào sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

c) Đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và c khoản 3, khoản 4 Điều này được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây: buộc thu hồi phương tiện đo đã lưu thông; buộc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng phương tiện đo; buộc tiêu hủy phương tiện đo vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, thủy sản nuôi và môi trường.

Điều 7. Vi phạm trong nhập khẩu phương tiện đo

1.2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc kiểm định hoặc hiệu chuẩn theo quy định đối với phương tiện đo nhóm 2 nhập khẩu trước khi đưa vào sử dụng.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nhập khẩu phương tiện đo nhóm 2 chưa được phê duyệt mẫu;

b) Nhập khẩu phương tiện đo nhóm 2 đã được phê duyệt mẫu nhưng quyết định phê duyệt mẫu hết hiệu lực;

c)4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Nhập khẩu phương tiện đo nhóm 2 không đúng mẫu phương tiện đo được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng biện pháp ngăn ngừa, phòng chống tác động làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo theo công bố của cơ sở nhập khẩu hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

6.a) Buộc thu hồi quyết định phê duyệt mẫu phương tiện đo đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

b) Đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, điểm c khoản 3, khoản 4 Điều này được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây: buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc thu hồi và tái xuất phương tiện đo nhập khẩu; buộc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng phương tiện đo; buộc tiêu hủy phương tiện đo gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, thủy sản nuôi, cây trồng và môi trường.

Điều 8. Vi phạm trong sửa chữa phương tiện đo

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tác động, điều chỉnh, lắp thêm, rút bớt, thay thế chức năng, cấu trúc kỹ thuật làm phương tiện đo nhóm 1 không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo nhóm 2 đã sửa chữa trước khi đưa vào sử dụng.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tác động, điều chỉnh, lắp thêm, rút bớt, thay thế chức năng, cấu trúc kỹ thuật làm phương tiện đo nhóm 2 không đúng với mẫu phương tiện đo được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tác động, điều chỉnh, lắp thêm, rút bớt, thay thế chức năng, cấu trúc kỹ thuật của phương tiện đo làm sai số của phương tiện đo quá phạm vi sai số cho phép hoặc làm thay đổi đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo.

5.a) Buộc kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo nhóm 2 đã sửa chữa trước khi đưa vào sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của phương tiện đo; trường hợp không khôi phục được thì buộc tiêu hủy phương tiện đo đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 9. Vi phạm trong buôn bán phương tiện đo

1.2.a) Buôn bán phương tiện đo nhóm 2 chưa được phê duyệt mẫu;

b) Buôn bán phương tiện đo nhóm 2 không đúng mẫu phương tiện đo được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

c) Buôn bán phương tiện đo nhóm 1 không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường đã được tổ chức, cá nhân công bố.

3.a) Buộc thu hồi phương tiện đo đã lưu thông đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây: buộc thu hồi và chuyển đổi mục đích sử dụng phương tiện đo vi phạm; buộc tiêu hủy phương tiện đo vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, thủy sản nuôi, cây trồng và môi trường;

c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, các điểm b và c khoản 2 Điều này.

Điều 10. Vi phạm trong sử dụng phương tiện đo nhóm 2

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị đến 1.000.000 đồng (tính theo giá trị phương tiện đo mới cùng chủng loại hoặc phương tiện đo mới có đặc tính kỹ thuật tương đương tại thời điểm vi phạm hành chính):

a) Không có chứng chỉ kiểm định (tem, dấu, giấy chứng nhận) hoặc hiệu chuẩn theo quy định;

b) Chứng chỉ kiểm định hoặc hiệu chuẩn đã hết hiệu lực;

c) Tháo dỡ niêm phong, kẹp chì, chứng chỉ kiểm định hoặc hiệu chuẩn trên phương tiện đo;

d) Không thực hiện kiểm định đối chứng theo quy định;

đ) Không bảo đảm các điều kiện vận chuyển, bảo quản, yêu cầu sử dụng phương tiện đo theo hướng dẫn của cơ sở sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền.

2. Mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này khi sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị trên 1.000.000 đồng được quy định như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị trên 70.000.000 đồng.

3. Mức phạt tiền đối với hành vi sử dụng phương tiện đo bị sai, hỏng hoặc không đạt yêu cầu quy định về kỹ thuật đo lường (tính theo giá trị phương tiện đo mới cùng chủng loại hoặc phương tiện đo mới có đặc tính kỹ thuật tương đương tại thời điểm vi phạm hành chính) được quy định như sau:

a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị đến 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị trên 70.000.000 đồng.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị đến 1.000.000 đồng (tính theo giá trị phương tiện đo mới cùng chủng loại hoặc phương tiện đo mới có đặc tính kỹ thuật tương đương tại thời điểm vi phạm hành chính):

a) Làm thay đổi cấu trúc, đặc tính kỹ thuật đo lường của phương tiện đo;

b) Tác động, điều chỉnh, lắp thêm, rút bớt, thay thế chức năng, cấu trúc kỹ thuật của phương tiện đo làm sai lệch kết quả đo hoặc sử dụng các thiết bị khác để điều chỉnh sai số của phương tiện đo vượt quá giới hạn sai số cho phép;

c) Không thực hiện việc kiểm định hoặc hiệu chuẩn phương tiện đo trong thời hạn quy định theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

5. Mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này khi sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị trên 1.000.000 đồng (tính theo giá trị phương tiện đo mới cùng chủng loại hoặc phương tiện đo mới có đặc tính kỹ thuật tương đương tại thời điểm vi phạm hành chính) được quy định như sau:

a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp sử dụng một hoặc nhiều phương tiện đo có tổng giá trị trên 70.000.000 đồng.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;

b)7.a) Buộc kiểm định lại phương tiện đo trước khi tiếp tục sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1, khoản 2 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, các điểm b và c khoản 4 Điều này.

Điều 11. Vi phạm của kiểm định viên, tổ chức kiểm định

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của kiểm định viên đo lường:

a) Không tuân thủ trình tự, thủ tục kiểm định đã được công bố hoặc quy trình kiểm định của cơ quan có thẩm quyền ban hành;

b) Thực hiện kiểm định phương tiện đo nhóm 2 khi chưa có quyết định chứng nhận kiểm định viên đo lường hoặc quyết định chứng nhận kiểm định viên đo lường đã hết hiệu lực;

c) Sử dụng chứng chỉ kiểm định không đúng quy định; niêm phong, kẹp chì không đúng quy định;

d) Kiểm định phương tiện đo nhóm 2 chưa được phê duyệt mẫu hoặc không đúng mẫu đã được phê duyệt.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của tổ chức cung ứng dịch vụ kiểm định phương tiện đo, chuẩn đo lường:

a) Cung cấp dịch vụ kiểm định khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ kiểm định;

b) Thực hiện kiểm định ngoài phạm vi đã đăng ký hoạt động;

c) Không tuân thủ trình tự, thủ tục kiểm định đã được công bố hoặc quy trình kiểm định của cơ quan có thẩm quyền ban hành;

d) Không duy trì đúng quy định về điều kiện hoạt động kiểm định đã đăng ký.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của tổ chức kiểm định được chỉ định:

a) Kiểm định phương tiện đo nhóm 2 khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chỉ định hoặc quyết định chỉ định hết hiệu lực;

b) Kiểm định phương tiện đo nhóm 2 ngoài phạm vi được chỉ định;

c) Sử dụng chuẩn đo lường có chứng chỉ hiệu chuẩn đã hết hiệu lực để kiểm định phương tiện đo nhóm 2;

d) Sử dụng chuẩn đo lường để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 khi chưa có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc chứng nhận chuẩn đo lường để kiểm định phương tiện đo nhóm 2 hoặc quyết định này đã hết hiệu lực.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kiểm định mà cấp chứng chỉ kiểm định cho phương tiện đo nhóm 1.

5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kiểm định mà cấp chứng chỉ kiểm định cho phương tiện đo nhóm 2.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a)b) Tước quyền sử dụng quyết định chỉ định kiểm định từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 5 Điều này;

c)7.a) Buộc thu hồi chứng chỉ kiểm định đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d khoản 1, điểm a, b khoản 2, các khoản 3, 4 và 5 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Điều 12. Vi phạm của kỹ thuật viên hiệu chuẩn, tổ chức hiệu chuẩn

1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của kỹ thuật viên hiệu chuẩn:

a) Không tuân thủ trình tự, thủ tục hiệu chuẩn đã được công bố hoặc quy trình hiệu chuẩn của cơ quan có thẩm quyền ban hành;

b) Sử dụng chứng chỉ hiệu chuẩn không đúng quy định.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của tổ chức cung ứng dịch vụ hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường:

a) Cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ hiệu chuẩn;

b) Thực hiện hiệu chuẩn ngoài phạm vi đã đăng ký hoạt động;

c) Không tuân thủ trình tự, thủ tục hiệu chuẩn đã được công bố hoặc quy trình hiệu chuẩn của cơ quan có thẩm quyền ban hành;

d) Không duy trì đúng quy định về điều kiện hoạt động hiệu chuẩn đã đăng ký.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của tổ chức hiệu chuẩn được chỉ định:

a) Hiệu chuẩn chuẩn đo lường để kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo nhóm 2 hoặc hiệu chuẩn phương tiện đo nhóm 2 khi chưa có quyết định chỉ định hoặc quyết định chỉ định đã hết hiệu lực;

b) Hiệu chuẩn chuẩn đo lường để kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo nhóm 2 hoặc hiệu chuẩn phương tiện đo nhóm 2 ngoài phạm vi được chỉ định;

c) Không duy trì đúng quy định về điều kiện hoạt động hiệu chuẩn đã được chỉ định.

4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hiệu chuẩn mà cấp chứng chỉ hiệu chuẩn phương tiện đo nhóm 1.

5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hiệu chuẩn mà cấp chứng chỉ hiệu chuẩn cho chuẩn đo lường hoặc phương tiện đo nhóm 2.

6. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động hiệu chuẩn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các điểm b và d khoản 2 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng quyết định chỉ định hiệu chuẩn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 5 Điều này;

c) Đình chỉ hoạt động của tổ chức hiệu chuẩn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi chứng chỉ hiệu chuẩn đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, các điểm a, b và c khoản 2, các điểm a và b khoản 3, các khoản 4 và 5 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này.

Điều 13. Vi phạm của kỹ thuật viên thử nghiệm, tổ chức thử nghiệm

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của kỹ thuật viên thử nghiệm:

a) Không tuân thủ trình tự, thủ tục thử nghiệm đã được công bố hoặc quy trình thử nghiệm do cơ quan có thẩm quyền về đo lường quy định;

b) Sử dụng chứng chỉ thử nghiệm không đúng quy định.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của tổ chức cung ứng dịch vụ thử nghiệm, phương tiện đo, chuẩn đo lường:

a) Cung cấp dịch vụ thử nghiệm khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ thử nghiệm;

b) Thực hiện thử nghiệm ngoài phạm vi đã đăng ký hoạt động;

c) Không tuân thủ trình tự, thủ tục thử nghiệm đã được công bố;

d) Không duy trì đúng quy định về điều kiện hoạt động thử nghiệm đã đăng ký.

3. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của tổ chức thử nghiệm được chỉ định:

a) Thử nghiệm mẫu phương tiện đo nhóm 2 khi chưa được chỉ định hoặc quyết định chỉ định đã hết hiệu lực;

b) Tiến hành thử nghiệm mẫu phương tiện đo nhóm 2 ngoài phạm vi được chỉ định;

c) Không duy trì đúng quy định về điều kiện hoạt động thử nghiệm đã được chỉ định.

4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện thử nghiệm mà cấp kết quả thử nghiệm mẫu phương tiện đo nhóm 2.

5. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động thử nghiệm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại các điểm b và d khoản 2 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng quyết định chỉ định thử nghiệm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này;

c) Đình chỉ hoạt động của tổ chức thử nghiệm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 3, khoản 4 Điều này.

6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi kết quả thử nghiệm đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, các điểm a, b và c khoản 2, các điểm a và b khoản 3, khoản 4 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.

Điều 14. Vi phạm về đo lường đối với phép đo nhóm 2

1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm điều kiện theo quy định để người có quyền và nghĩa vụ liên quan giám sát, kiểm tra việc thực hiện phép đo, phương pháp đo, phương tiện đo, lượng hàng hóa, dịch vụ;

b) Không tuân thủ hoặc không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật đo lường quy định khi thực hiện phép đo.

2.a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất chính có được đến 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất chính có được từ trên 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất chính có được từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất chính có được từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần số tiền thu lợi bất chính có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất chính có được từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần số tiền thu lợi bất chính có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất chính có được từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 03 lần đến 04 lần số tiền thu lợi bất chính có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất chính có được từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 04 lần đến 05 lần số tiền thu lợi bất chính có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất chính có được trên 500.000.000 đồng.

2a.[27] Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu số tiền thu lợi bất chính có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này.

Điều 15. Vi phạm đối với lượng của hàng đóng gói sẵn trong sản xuất hoặc nhập khẩu

1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong sản xuất hoặc nhập khẩu đối với hàng đóng gói sẵn:

a) Không ghi lượng của hàng đóng gói sẵn trên nhãn hàng hóa hoặc ghi không đúng quy định; không ghi, khắc đơn vị đo theo đơn vị đo pháp định;

b) Lượng của hàng đóng gói sẵn trên nhãn hàng hóa không phù hợp với tài liệu đi kèm, hoặc ghi lượng của hàng đóng gói sẵn không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu công bố, hoặc không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường do cơ quan có thẩm quyền quy định;

c) Không có giấy chứng nhận đủ điều kiện, sử dụng dấu định lượng trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì của hàng hóa đóng gói sẵn nhóm 2 hoặc giấy chứng nhận đã hết hiệu lực;

d) Thể hiện dấu định lượng trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì của hàng hóa không đúng theo quy định.

đ)2.a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất chính có được đến 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất chính có được từ trên 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất chính có được từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất chính có được từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần số tiền thu lợi bất chính có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất chính có được từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần số tiền thu lợi bất chính có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất chính có được từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 03 lần đến 04 lần số tiền thu lợi bất chính có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất chính có được từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 04 lần đến 05 lần số tiền thu lợi bất chính có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất chính có được trên 500.000.000 đồng.

2a.[30] Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu số tiền thu lợi bất chính có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

3.a) Buộc ghi lượng của hàng đóng gói sẵn, buộc thể hiện đơn vị đo lường, buộc thể hiện dấu định lượng của hàng đóng gói sẵn sản xuất theo quy định trước khi tiếp tục đưa vào lưu thông đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc đóng gói lại hàng đóng gói sẵn sản xuất theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b khoản 1, khoản 2 Điều này;

c) Buộc tái xuất hàng đóng gói sẵn nhập khẩu theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 1, khoản 2 Điều này.

Điều 16. Vi phạm về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn trong buôn bán

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Buôn bán hàng đóng gói sẵn không ghi lượng trên nhãn hàng hóa hoặc ghi không đúng quy định; ghi, khắc đơn vị đo không đúng đơn vị đo lường pháp định;

b) Buôn bán hàng đóng gói sẵn có lượng ghi trên nhãn hàng hóa không phù hợp với tài liệu đi kèm hoặc ghi lượng của hàng đóng gói sẵn không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo lường do tổ chức, cá nhân công bố hoặc do cơ quan có thẩm quyền quy định;

c) Buôn bán hàng đóng gói sẵn nhóm 2 không thể hiện dấu định lượng trên hàng hóa hoặc bao bì của hàng hóa theo quy định.

d)2.a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất chính có được đến 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất chính có được từ trên 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 trong trường hợp số tiền thu lợi bất chính có được từ trên 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp số tiền thu lợi bất chính có được từ trên 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần số tiền thu lợi bất chính có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất chính có được từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần số tiền thu lợi bất chính có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất chính có được từ trên 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 03 lần đến 04 lần số tiền thu lợi bất chính có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất chính có được từ trên 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 04 lần đến 05 lần số tiền thu lợi bất chính có được trong trường hợp số tiền thu lợi bất chính có được trên 500.000.000 đồng.

2a.Tịch thu số tiền thu lợi bất chính có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

3.Buộc thu hồi hàng đóng gói sẵn đã lưu thông theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Mục 2. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ TIÊU CHUẨN, QUY CHUẨN KỸ THUẬT; CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM, HÀNG HÓA

Điều 17. Vi phạm quy định về công bố tiêu chuẩn áp dụng, trừ trường hợp vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định trong sản xuất hoặc nhập khẩu.

2. Mức phạt tiền đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng được quy định như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 150.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 300.000.000 đồng.

3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi nội dung tiêu chuẩn công bố áp dụng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc không phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm quyền.

4. Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.

5. Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa đã công bố tiêu chuẩn áp dụng, nhưng tiêu chuẩn công bố áp dụng có nội dung trái với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc không phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm quyền.

6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện đúng theo tiêu chuẩn về hệ thống quản lý đã công bố áp dụng;

b) Không xây dựng, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo quy định pháp luật;

c) Không áp dụng tiêu chuẩn về hệ thống quản lý nhưng công bố áp dụng.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây: buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi và tái chế hoặc thay đổi mục đích sử dụng; buộc thu hồi và tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, thủy sản nuôi, cây trồng và môi trường;

b) Buộc sửa đổi tiêu chuẩn công bố áp dụng và thực hiện lại việc công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này;

c) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc buộc áp dụng đúng tiêu chuẩn đã công bố đối với vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

Điều 18. Vi phạm quy định về hợp chuẩn

1. Mức phạt tiền đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn đã công bố hợp chuẩn được quy định như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 150.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 300.000.000 đồng.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa vi phạm về công bố hợp chuẩn: a) Công bố hợp chuẩn khi chưa đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tại cơ quan có thẩm quyền;

b) Không thực hiện đúng quy định về trình tự, thủ tục công bố hợp chuẩn;

c) Không lưu giữ hồ sơ công bố hợp chuẩn đúng quy định;

d) Sử dụng dấu hợp chuẩn không đúng quy định;

đ) Không thực hiện lại việc công bố hợp chuẩn khi có bất cứ sự thay đổi nào về nội dung hồ sơ công bố hợp chuẩn đã đăng ký hoặc có bất kỳ sự thay đổi nào về tính năng, công dụng, đặc điểm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã công bố hợp chuẩn;

e)3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không duy trì liên tục sự phù hợp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký công bố hợp chuẩn; không duy trì liên tục việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ tại nơi sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân;

b) Không tạm dừng việc xuất xưởng và tiến hành thu hồi các sản phẩm, hàng hóa không phù hợp đang lưu thông trên thị trường có khả năng gây mất an toàn cho người sử dụng; không dừng vận hành, khai thác các quá trình, dịch vụ, môi trường liên quan khi cần thiết;

c) Không tiến hành các biện pháp khắc phục khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không phù hợp công bố hợp chuẩn;

d) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền về kết quả khắc phục sự không phù hợp trước khi tiếp tục đưa các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vào sử dụng, lưu thông, khai thác, kinh doanh.

4. Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp với hồ sơ công bố hợp chuẩn.

5.Đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3, khoản 4 Điều này được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu;

b) Buộc thu hồi và tái chế hoặc thay đổi mục đích sử dụng;

c) Buộc thu hồi và tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, thủy sản nuôi, cây trồng và môi trường.

Điều 19. Vi phạm quy định về hợp quy

1. Mức phạt tiền đối với hành vi sản xuất, nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được quy định như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 80.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 140.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 220.000.000 đồng đến 320.000.000 đồng;

i) Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 320.000.000 đồng.

1a.a) Không nộp cho cơ quan kiểm tra kết quả tự đánh giá sự phù hợp trong thời hạn quy định đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu trong trường hợp tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy theo kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân;

b) Không nộp cho cơ quan kiểm tra bản sao y bản chính chứng chỉ chất lượng hoặc chứng thư giám định trong thời hạn quy định đối với hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu mà tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định biện pháp công bố hợp quy theo kết quả chứng nhận, giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc được thừa nhận theo quy định pháp luật.

2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng:

a) Không lập và lưu giữ hồ sơ công bố hợp quy theo quy định;

b) Không duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định kỳ theo quy định.

3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong sản xuất sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng: a) Không thực hiện công bố hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng phải công bố hợp quy;

b) Không đăng ký hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan có thẩm quyền;

c) Không sử dụng dấu hợp quy, sử dụng dấu hợp quy không đúng quy định đối với sản phẩm, hàng hóa đã được công bố hợp quy theo quy định khi đưa ra lưu thông trên thị trường;

d) Không tự thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời khi phát hiện hàng hóa của mình đang lưu thông hoặc đã đưa vào sử dụng có chất lượng không phù hợp công bố hợp quy hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

đ) Không thực hiện lại việc công bố khi có sự thay đổi về nội dung của hồ sơ công bố hợp quy đã đăng ký hoặc có sự thay đổi về tính năng, công dụng, đặc điểm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã công bố hợp quy;

e)g)h)3a.[45] Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật tương ứng:

a) Không thực hiện đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng phải áp dụng một trong các biện pháp sau: Chứng nhận hoặc giám định của tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định đã đăng ký hoặc thừa nhận theo quy định pháp luật; tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân;

b) Không thực hiện chứng nhận hợp quy trong sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa là đối tượng phải chứng nhận hợp quy bởi tổ chức chứng nhận, tổ chức giám định được chỉ định theo quy định pháp luật hoặc sử dụng giấy chứng nhận hợp quy, dấu hợp quy đã hết hiệu lực.

4. Phạt tiền từ 02 lần đến 03 lần giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ đối với hành vi sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền.

5.6.Đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 3a và 4 Điều này được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu;

b) Buộc thu hồi và tái chế hoặc thay đổi mục đích sử dụng;

c) Buộc thu hồi và tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, thủy sản nuôi, cây trồng và môi trường.

Điều 20. Vi phạm về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường, trừ trường hợp vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm 1. Áp dụng quy định để xử phạt đối với hành vi vi phạm về chất lượng hàng hóa của tổ chức, cá nhân khi buôn bán hàng hóa trên thị trường được quy định như sau:

a) Áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định này để xử phạt các hành vi vi phạm đối với hàng hóa không công bố tiêu chuẩn áp dụng; áp dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 17 Nghị định này để xử phạt các hành vi vi phạm đối với hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng;

b) Áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này để xử phạt các hành vi vi phạm đối với hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn được sử dụng để công bố hợp chuẩn;

c) Áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định này để xử phạt các hành vi vi phạm đối với hàng hóa có chất lượng không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.

2. Áp dụng các quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hoạt động thương mại để xử phạt các hành vi về sản xuất, kinh doanh hàng giả.

3.4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán hàng hóa phải có dấu hợp quy nhưng không có dấu hợp quy, dấu hợp quy không đúng quy định.

5. Phạt tiền từ 01 lần đến 02 lần tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ đối với hành vi bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng đã công bố hợp chuẩn.

6.a) Thay thế, đánh tráo, thêm, bớt thành phần hoặc chất phụ gia, pha trộn tạp chất làm chất lượng sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng;

b) Bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của cơ quan có thẩm quyền;

c) Bán hàng hóa khi hàng hóa chưa được thực hiện các biện pháp quản lý theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc chưa được thực hiện chứng nhận hợp quy hoặc giám định phù hợp quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn quy định đối với hàng hóa nhóm 2.

7.8. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này.

9.Đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:

a) Buộc thu hồi và thay đổi mục đích sử dụng;

b) Buộc thu hồi và tiêu hủy hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, động vật, thủy sản nuôi, tài sản, cây trồng và môi trường.

Điều 21. Vi phạm quy định về hoạt động đánh giá sự phù hợp

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a)b)c) Không thực hiện việc báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về kết quả hoạt động đánh giá sự phù hợp đã đăng ký;

d) Không thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc cấp, cấp lại, mở rộng, thu hẹp phạm vi hoặc tạm đình chỉ, thu hồi giấy chứng nhận sự phù hợp và quyền sử dụng dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a)b) Thực hiện đánh giá sự phù hợp phục vụ quản lý nhà nước ngoài lĩnh vực đã được chỉ định;

c) Không bảo đảm duy trì bộ máy tổ chức và năng lực đã đăng ký theo yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng hoặc theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;

d) Không tuân thủ các quy trình, thủ tục đánh giá sự phù hợp đã được phê duyệt hoặc đã đăng ký theo quy định;

d) Không thực hiện đánh giá giám sát định kỳ đối với tổ chức, cá nhân đề nghị đánh giá sự phù hợp;

e) Sử dụng kết quả thử nghiệm của tổ chức thử nghiệm chưa được đăng ký hoạt động theo quy định;

g) Cử chuyên gia thực hiện đánh giá sự phù hợp không đáp ứng điều kiện theo quy định.

3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Cung cấp kết quả đánh giá sự phù hợp sai;

b) Thực hiện đánh giá không đảm bảo tính độc lập, khách quan;

c) d) 4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:a) Không thực hiện đánh giá sự phù hợp nhưng cấp kết quả đánh giá sự phù hợp;

b) Thực hiện hoạt động tư vấn cho tổ chức, cá nhân đề nghị chứng nhận;

c) Không thực hiện khắc phục vi phạm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

d) đ) 5. a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, các điểm c, đ, e và g khoản 2 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và điểm a, b, c khoản 4 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng quyết định chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm a, b khoản 3 và điểm a, b, c khoản 4 Điều này;

d) Đình chỉ hoạt động đánh giá sự phù hợp từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

6.a) Buộc thu hồi kết quả đánh giá sự phù hợp đã cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, các điểm a, b, c, d, e và g khoản 2, các khoản 3 và 4 Điều này;

b) Buộc nộp lại số thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, các điểm a, b, c, d, e và g khoản 2, các khoản 3 và 4 Điều này.

Điều 22. Vi phạm quy định về hoạt động đào tạo, tư vấn trong lĩnh vực quản lý về tiêu chuẩn đo lường chất lượng

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện hoạt động đào tạo, tư vấn khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động hoặc chưa tiếp nhận thông báo đủ năng lực đào tạo theo quy định;

b) Thực hiện đào tạo, tư vấn ngoài lĩnh vực đã đăng ký, công bố theo quy định.

2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không duy trì bộ máy tổ chức đã đăng ký theo yêu cầu của tiêu chuẩn tương ứng hoặc công bố đủ năng lực đào tạo theo quy định;

b) Không tuân thủ các quy trình đào tạo, tư vấn đã được phê duyệt hoặc đăng ký theo quy định;

c) Không báo cáo kết quả hoạt động đào tạo, tư vấn theo quy định.

3. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện toàn bộ hoặc một phần hoạt động đào tạo, tư vấn khi chưa đăng ký hoạt động đào tạo, tư vấn hoặc chưa được tiếp nhận đủ năng lực đào tạo theo quy định.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, các điểm a và b khoản 2 và khoản 3 Điều này.

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi chứng chỉ đào tạo đã cấp đối với vi phạm quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm quy định tại khoản 1, các điểm a và b khoản 2, khoản 3 Điều này.

Điều 23. Vi phạm quy định về hoạt động công nhận

1.2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không duy trì bộ máy tổ chức, hệ thống quản lý và năng lực hoạt động của tổ chức công nhận theo quy định;

b) Không công bố quy trình, thủ tục đánh giá, công nhận và các yêu cầu khác liên quan đến hoạt động công nhận;

c) Tiến hành đánh giá, công nhận không theo quy trình, thủ tục đã công bố, không theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng sử dụng để đánh giá, công nhận hoặc thực hiện không đầy đủ các quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật nêu trên;

d) Không thực hiện việc báo cáo định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về kết quả hoạt động công nhận đã đăng ký;

đ) e) 3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không thực hiện giám sát định kỳ đối với tổ chức được công nhận;

b) Thực hiện đánh giá công nhận không đảm bảo tính độc lập, khách quan;

c) Thực hiện hoạt động tư vấn về công nhận cho tổ chức đề nghị công nhận;

d) Không khắc phục vi phạm sau khi có thông báo của cơ quan có thẩm quyền về việc tổ chức đánh giá sự phù hợp đã được công nhận vi phạm các quy định pháp luật liên quan.

4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không khắc phục các vi phạm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

b) Cấp, duy trì chứng chỉ công nhận cho tổ chức đánh giá sự phù hợp vi phạm các yêu cầu và điều kiện đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.

c)5.a) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động công nhận từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động công nhận từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ, e khoản 2, khoản 3 Điều này;

c) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động công nhận từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b khoản 4 Điều này;

d) Đình chỉ hoạt động công nhận từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

6.a) Buộc thu hồi các chứng chỉ công nhận đã cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, đ, e khoản 2; các điểm b, c khoản 3 và 4 Điều này;

b) Buộc nộp lại số thu lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b, đ, e khoản 2; các điểm b, c khoản 3 và 4 Điều này.

Điều 24. Vi phạm về cung cấp thông tin không trung thực, sai sự thật về giấy tờ, tài liệu liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin sai sự thật, không trung thực về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho người tiêu dùng hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai sự thật về dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy, dấu định lượng hàng đóng gói sẵn hoặc giấy chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và ghi, gắn lên sản phẩm, hàng hóa hoặc các tài liệu kèm theo;

b) Tẩy xóa, sửa chữa làm sai sự thật về chứng chỉ chứng nhận, chứng chỉ thử nghiệm, chứng chỉ giám định, chứng chỉ kiểm định, chứng chỉ công nhận, kết quả thử nghiệm, kết quả kiểm tra, kết quả giám định, kết quả kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

c) Tẩy xóa, sửa chữa chứng chỉ, kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường;

d)đ)3. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Đình chỉ hoạt động sản xuất, nhập khẩu, buôn bán sản phẩm, hàng hóa từ 01 tháng đến 03 tháng đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b)4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc cải chính công khai thông tin sai sự thật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên phương tiện thông tin đại chúng đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Buộc thu hồi và loại bỏ yếu tố vi phạm đã ghi, gắn lên sản phẩm, hàng hóa, phương tiện đo, chuẩn đo lường hoặc các tài liệu kèm theo. Trường hợp không loại bỏ được yếu tố vi phạm thì buộc tiêu hủy sản phẩm, hàng hóa, phương tiện đo, chuẩn đo lường vi phạm quy định tại các điểm a và c khoản 2 Điều này.

c)Điều 25. Vi phạm quy định về hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa

1.2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Việc xét thưởng và trao giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa không thực hiện theo đúng quy chế xét thưởng đã đăng ký;

b) Sử dụng chuyên gia xét thưởng không đáp ứng năng lực theo quy định thực hiện hoạt động xét tặng giải thưởng;

c) Không cung cấp hồ sơ xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

d) Không báo cáo kết quả hoạt động xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.

3.a) Xét tặng giải thưởng chất lượng sản phẩm, hàng hóa khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động theo quy định;

b) Không báo cáo thực hiện hành động khắc phục vi phạm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

4.Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động xét tặng giải thưởng từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; các điểm a, b, c khoản 2 Điều này.

5.a) Buộc thu hồi, hủy bỏ quyết định tặng giải thưởng; buộc cải chính thông tin sai sự thật trên trang thông tin điện tử đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; các điểm a, b, c khoản 2 và khoản 3 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; các điểm a, b, c khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Điều 26. Vi phạm về giải thưởng chất lượng quốc gia

1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện đúng các tiêu chí xét thưởng trong thời gian quy định doanh nghiệp đạt giải phải thực hiện;

b) Lợi dụng giải thưởng chất lượng quốc gia đã được trao tặng để gây tổn hại đến uy tín của giải thưởng chất lượng quốc gia.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc cải chính thông tin sai sự thật trên tài liệu giao dịch, quảng cáo hoặc các hình thức giới thiệu khác đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 27. Vi phạm quy định về hoạt động vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất ô xy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ, các chất ăn mòn 1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Vận chuyển hàng nguy hiểm khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;

b) Sử dụng giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm đã hết hiệu lực;

c) Vận chuyển hàng nguy hiểm ngoài nội dung giấy phép đã được cấp;

d) Sử dụng các loại vật liệu dùng để làm bao bì, thùng chứa hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển không đúng quy định hoặc không phù hợp tiêu chuẩn công bố, quy chuẩn kỹ thuật của bao bì, thùng chứa tương ứng với mỗi loại chất, mỗi nhóm hàng hóa nguy hiểm thuộc thẩm quyền cấp giấy phép;

đ) Người điều khiển phương tiện, người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hóa khi tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm loại 5, loại 7, loại 8 không có giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa tập huấn kiến thức vận chuyển hàng nguy hiểm theo quy định hoặc sử dụng giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa tập huấn đã hết thời hạn hiệu lực;

e) Không có người áp tải theo quy định đối với loại hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển bắt buộc phải có người áp tải;

g) Không có tờ khai gửi hàng nguy hiểm theo quy định của người thuê giao cho người vận tải trước khi xếp hàng lên phương tiện; không mua bảo hiểm hàng nguy hiểm khi vận tải trên đường sắt theo quy định;

h) Người vận tải không thực hiện niêm yết biểu trưng nguy hiểm của loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm đang vận chuyển theo quy định; không chấp hành đầy đủ thông báo của người thuê vận tải và những quy định ghi trong giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; không mua bảo hiểm theo quy định pháp luật khi vận tải trên đường sắt;

i) Người điều khiển phương tiện không mang theo hồ sơ vận chuyển hàng hóa nguy hiểm do người thuê vận tải cung cấp theo quy định; không chấp hành các quy định ghi trong giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm; không lập biên bản, báo cáo Ủy ban nhân dân địa phương cấp xã nơi gần nhất và các cơ quan liên quan để xử lý kịp thời khi phát hiện hàng hóa nguy hiểm có sự cố, đe dọa đến an toàn của người, phương tiện, môi trường và hàng hóa khác hoặc khi xảy ra tai nạn giao thông trong quá trình vận chuyển; không báo cáo cấp trên và người thuê vận tải hàng nguy hiểm để giải quyết kịp thời trong trường hợp vượt quá khả năng xử lý;

k) Không thực hiện hành động khắc phục vi phạm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tước quyền sử dụng giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.

Điều 28.Điều 29. Vi phạm quy định trong pha chế xăng dầu 1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Pha chế xăng dầu nhưng không đăng ký cơ sở pha chế;

b) Pha chế xăng dầu khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận;

c) Sử dụng giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu đã hết hiệu lực;

d) Sử dụng phụ gia không thông dụng và các chế phẩm để pha chế xăng dầu khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền;

đ) Pha chế xăng dầu tại địa điểm không phải là nơi sản xuất, xưởng pha chế được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu.

2. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký cơ sở pha chế xăng dầu từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;

b) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b và đ khoản 1 Điều này.

Điều 29a. Vi phạm quy định trong sản xuất, pha chế khí 1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Thực hiện pha chế khí nhưng không nộp Bản tự công bố phù hợp điều kiện pha chế khí theo quy định;

b) Không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền về tiêu chuẩn của phụ gia được sử dụng để pha chế khí theo quy định.

2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không có phòng thử nghiệm chất lượng khí hoặc không có hợp đồng thuê tối thiểu 01 năm với thương nhân, tổ chức có phòng thử nghiệm đã đăng ký hoạt động thử nghiệm theo quy định pháp luật, có đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng khí theo tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

b) Pha chế khí tại địa điểm không phải nơi được ghi trong Bản tự công bố phù hợp điều kiện pha chế khí đã gửi cho cơ quan quản lý có thẩm quyền.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này.

Mục 3. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ NHÃN HÀNG HÓA VÀ MÃ SỐ MÃ VẠCH

Điều 30. Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa trong kinh doanh sản phẩm, hàng hóa

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 5.000.000 đồng, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn gốc nhưng không đọc được các nội dung trên nhãn theo quy định pháp luật mà các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa không khắc phục được, hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam đã có nhãn gốc nhưng chưa có nhãn phụ khi làm thủ tục thông quan: a) Hàng hóa có nhãn hàng hóa nhưng bị che lấp, rách nát, mờ không đọc được hoặc không đọc được hết các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa;

b) Hàng hóa có nhãn ghi không đúng quy định về kích thước chữ và số, ngôn ngữ sử dụng, định lượng và đơn vị đo theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.

2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng được quy định như sau:

a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.

3.a) Buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi đưa vào lưu thông; buộc tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm; buộc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa có nhãn vi phạm trong trường hợp không thể tách rời nhãn hàng hóa vi phạm ra khỏi hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này;

b) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Điều 31. Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa

1.a) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, lưu giữ, buôn bán hàng hóa có nhãn (kể cả nhãn phụ) hoặc tài liệu kèm theo không ghi đủ hoặc ghi không đúng các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện theo tính chất hàng hóa theo quy định pháp luật về nhãn hàng hóa;

b) Nhập khẩu, vận chuyển, lưu giữ, buôn bán hàng hóa hàng nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

2.a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;

h) Phạt tiền gấp 02 lần mức tiền phạt quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và g khoản này trong trường hợp hàng hóa vi phạm là: lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng.

3. Mức phạt tiền đối với hành vi kinh doanh hàng hóa trên nhãn có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng, huy chương, giải thưởng và các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó; nhãn hàng hóa thể hiện những hình ảnh, nội dung liên quan đến tranh chấp chủ quyền và các nội dung nhạy cảm khác có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao và thuần phong mỹ tục Việt Nam; kinh doanh hàng hóa có nhãn, kể cả nhãn gốc hoặc nhãn phụ đối với hàng hóa nhập khẩu bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch thông tin về hàng hóa; kinh doanh hàng hóa gian lận về thời hạn sử dụng hàng hóa trên nhãn hàng hóa; kinh doanh hàng hóa đã quá hạn sử dụng, trừ trường hợp hàng hóa nhập khẩu chưa được thông quan, được quy định như sau: a) Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 1.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;

i) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

k) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;

l) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

m) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng;

n)4.a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến dưới 5.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị 100.000.000 đồng trở lên;

i) Phạt tiền gấp 02 lần mức tiền phạt quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g và h khoản này trong trường hợp hàng hóa vi phạm là: lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thực phẩm chức năng.

5.6.7.a) Tịch thu tang vật vi phạm hàng hóa có nhãn hàng hóa thể hiện những hình ảnh, nội dung liên quan đến tranh chấp chủ quyền quốc gia hoặc các nội dung nhạy cảm khác có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao và thuần phong mỹ tục Việt Nam đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 khoản 4 Điều này.

8.a) Đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau: buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu; buộc thu hồi hàng hóa và buộc ghi nhãn hàng hóa đúng quy định trước khi tiếp tục lưu thông; buộc thu hồi và tiêu hủy nhãn hàng hóa vi phạm, buộc tiêu hủy hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng hóa có nhãn vi phạm trong trường hợp không thể tách rời nhãn hàng hóa vi phạm ra khỏi hàng hóa;

b) Buộc thu hồi hàng hóa và buộc loại bỏ hình ảnh, chữ viết, dấu hiệu, biểu tượng, huy chương, giải thưởng và các thông tin không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hóa đó; buộc thu hồi và tiêu hủy hàng hóa quá hạn sử dụng, hàng hóa gian lận về thời hạn sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;

c) Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”.

Điều 32. Vi phạm quy định về sử dụng mã số mã vạch

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không đăng ký lại với cơ quan có thẩm quyền khi có sự thay đổi về tên gọi, địa chỉ giao dịch trên giấy phép kinh doanh hoặc không thông báo bằng văn bản khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch bị mất hoặc hỏng;

b)mã số mã vạch khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch hết hiệu lực;

c) Không xuất trình được văn bản hợp pháp chứng minh về quyền sử dụng mã số mã vạch khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;

d) Không khai báo và cập nhật danh mục các mã số thương phẩm toàn cầu (GTIN) và mã số địa điểm toàn cầu (GLN) được sử dụng cho cơ quan có thẩm quyền;

đ)e)thẻ, tem, nhãn hoặc định dạng bằng một phương thức thích hợp để cung cấp thông tin nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa nhưng không có dữ liệu hoặc có dữ liệu nhưng nội dung, dữ liệu không đúng quy định, hoặc thực hiện gắn thẻ, tem, nhãn hoặc định dạng bằng một phương thức thích hợp để thể hiện cung cấp thông tin nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa nhưng không khai báo, cập nhật thông tin đúng quy định về việc thể hiện hình thức, nội dung thẻ, tem, nhãn, định dạng bằng một phương thức thích hợp;

g)1a.a) Phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền phí duy trì sử dụng mã số mã vạch. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng;

b) Biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch đúng quy định.

2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng mã số mã vạch có đầu mã Quốc gia Việt Nam (893) mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp quyền sử dụng mã số mã vạch;

b) Sử dụng mã số mã vạch đã bị thu hồi;

c) Bán, chuyển nhượng mã số mã vạch đã được cấp.

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a)b) Sử dụng các dấu hiệu gây nhầm lẫn với mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Tổ chức mã số mã vạch quốc tế.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cung cấp hoặc sử dụng nguồn dữ liệu về mã số mã vạch không đúng với nguồn dữ liệu mã số mã vạch của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam và Tổ chức mã số mã vạch quốc tế;

b)c)5. Mức phạt tiền đối với hành vi buôn bán hàng hóa vi phạm quy định về mã số mã vạch được quy định như sau:

a) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị đến 10.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ trên 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị trên 100.000.000 đồng.

6.Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa, loại bỏ và tiêu hủy mã số mã vạch vi phạm; buộc tiêu hủy hàng hóa trong trường hợp không thể tách rời mã số mã vạch vi phạm ra khỏi sản phẩm, hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.

Điều 33. Vi phạm về sử dụng giấy chứng nhận, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch không đúng thẩm quyền;

b) Sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch không do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch đối với vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Chương III

THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Điều 34. Thẩm quyền của Thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực khoa học và công nghệ

1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức;

c)d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.

2. Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Khoa học và Công nghệ; Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Trung, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa miền Nam thuộc Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có quyền:a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d)đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.

3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có quyền: a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền trong lĩnh vực đo lường đến 70.000.000 đồng đối với cá nhân và 140.000.000 đồng đối với tổ chức; phạt tiền trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đến 105.000.000 đồng đối với cá nhân và 210.000.000 đồng đối với tổ chức;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d)trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa có giá trị không vượt quá 210.000.000 đồng đối với cá nhân, 420.000.000 đồng đối với tổ chức;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.

4. Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.

Điều 35. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức;

c)d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b)c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn quyết định, giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;

d)đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ e, g, h và i khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;

c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn quyết định, giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.

Điều 36. Thẩm quyền của Công an nhân dân

1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.

2. Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức.

3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng có quyền: a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức;

c)d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 của Nghị định này,

4. a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức;

c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn quyết định, giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;

d)đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, g, h và i khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.

5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b)c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn quyết định, giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;

d)đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, g, h và i khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.

6. Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có quyền:a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;

c) Đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc tước quyền sử dụng có thời hạn quyết định, giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;

d)đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, g, h và i khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.

Điều 37. Thẩm quyền của Hải quan

1. Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và 1.000.000 đồng đối với tổ chức.

2. Đội trưởng, Tổ trưởng thuộc Chi cục Hải quan; Tổ trưởng thuộc Đội Kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đội trưởng thuộc Chi cục, Kiểm tra sau thông quan có quyền:a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và 10.000.000 đồng đối với tổ chức.

3. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đội trưởng Đội Điều tra hình sự, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Kiểm tra sau thông qua có quyền:a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và 50.000.000 đồng đối với tổ chức;

c)d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, g, h và i khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.

4. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d)đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, g, h và i khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.

5. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, d, đ, g, h và i khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.

Điều 38. Thẩm quyền của Quản lý thị trường

1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và 1.000.000 đồng đối với tổ chức.

2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và 50.000.000 đồng đối với tổ chức;

c)d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h và i khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.

3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền: a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức;

c)d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.

4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền: a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

d) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.

Điều 39. Thẩm quyền của Bộ đội Biên phòng

1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và 1.000.000 đồng đối với tổ chức.

2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân và 5.000.000 đồng đối với tổ chức.

2a.a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và 20.000.000 đồng đối với tổ chức;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 20.000.000 đồng đối với cá nhân, 40.000.000 đồng đối với tổ chức;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, g, h, i khoản 3 Điều 2 Nghị định này.

3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng có quyền: a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền trong lĩnh vực đo lường đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và 40.000.000 đồng đối với tổ chức; phạt tiền trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và 50.000.000 đồng đối với tổ chức;

c)trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa có giá trị không vượt quá 210.000.000 đồng đối với cá nhân, 420.000.000 đồng đối với tổ chức;

d)3a.a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức trong lĩnh vực đo lường; phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với cá nhân và 150.000.000 đồng đối với tổ chức trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; phạt tiền tối đa trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đến 150.000.000 đồng đối với cá nhân và 300.000.000 đồng đối với tổ chức;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, g, h và i khoản 3 Điều 2 Nghị định này.

4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng, Cục trưởng Cục Phòng chống ma túy và tội phạm thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ)Điều 40. Thẩm quyền của Cảnh sát biển

1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với cá nhân và 3.000.000 đồng đối với tổ chức;

2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và 10.000.000 đồng đối với tổ chức.

3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và 20.000.000 đồng đối với tổ chức;

c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.

4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền trong lĩnh vực đo lường đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và 40.000.000 đồng đối với tổ chức; phạt tiền trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và 50.000.000 đồng đối với tổ chức;

c)trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng đối với cá nhân, 100.000.000 đồng đối với tổ chức;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, g, h và i khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.

5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn Trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền: a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền trong lĩnh vực đo lường đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đối với tổ chức; phạt tiền trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đến 45.000.000 đồng đối với cá nhân và 90.000.000 đồng đối với tổ chức;

c)trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa có giá trị không vượt quá 90.000.000 đồng đối với cá nhân, 180.000.000 đồng đối với tổ chức;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, g, h và i khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.

6.a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và 100.000.000 đồng đối với tổ chức trong lĩnh vực đo lường; phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với cá nhân và 150.000.000 đồng đối với tổ chức trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, g, h và i khoản 3 Điều 2 Nghị định này.

7. Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, g, h và i khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.

Điều 41. Thẩm quyền của Thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khác

1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khác đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức;

c)d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.

2. Chánh Thanh tra sở, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch động vật vùng thuộc Cục Thú y, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vùng thuộc Cục Bảo vệ thực vật, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Trung Bộ, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Nam Bộ thuộc Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Chi cục trưởng Chi cục về trồng trọt và bảo vệ thực vật, chăn nuôi, thú y, thủy sản, Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Trung tâm Tần số vô tuyến điện khu vực có quyền: a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d)đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.

3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Tổng cục, Cục và tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền trong lĩnh vực đo lường đến 70.000.000 đồng đối với cá nhân và 140.000.000 đồng đối với tổ chức; phạt tiền trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa đến 105.000.000 đồng đối với cá nhân và 210.000.000 đồng đối với tổ chức;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d)trong lĩnh vực tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa có giá trị không vượt quá 210.000.000 đồng đối với cá nhân, 420.000.000 đồng đối với tổ chức;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.

5. Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Cục trưởng Cục An toàn lao động, Cục trưởng Cục Hóa chất, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Cục trưởng Cục Công nghiệp, Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Cục trưởng Cục Tần số vô tuyến điện, Cục trưởng Cục Viễn thông, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Cục trưởng Cục Báo chí, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm có quyền:a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;

c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 2 của Nghị định này.

Điều 42. Phân định thẩm quyền của Thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Công an nhân dân, Hải quan, Quản lý thị trường, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển và Thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khác

1. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực khoa học và công nghệ có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 34 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 35 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

3. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 36 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

4. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan quy định tại Điều 37 Nghị định này có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa quy định tại Nghị định này phát hiện được tại địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý của Hải quan mà Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan chưa quy định.

5. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 9, Điều 10, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 24, Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 38 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

6. Người có thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động buôn bán quy định tại Điều 5, Điều 7, Điều 9, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 24, Điều 27, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 39 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

7. Người có thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động buôn bán quy định tại Điều 5, Điều 7, Điều 9, Điều 10, Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 24, Điều 27, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 40 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

8. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khác có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 41 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Điều 43. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

1.[147] Các chức danh nêu tại Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41 Nghị định này người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, lực lượng Công an nhân dân, công chức, viên chức đang thi hành công vụ khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì được quyn lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.

2. Trưởng đoàn kiểm tra về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa được quyền lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển hồ sơ vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt theo quy định của pháp luật.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 44. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2017.

Nghị định này thay thế Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Điều 45. Quy định chuyển tiếp

Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa xảy ra trước khi Nghị định này có hiệu lực mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.

Điều 46. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

 

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Công Tạc

 



126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022, có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13 tháng 11 năm 2020;

Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ ngày 14 tháng 6 năm 2019;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Luật Khoa học và công nghệ ngày 18 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Luật Chuyển giao công nghệ ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;

Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử.”

 

78 79 80 81 Các khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 42 Điều 2 Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

82 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 43 Điều 2 Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

125 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 78 Điều 2 Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

139 Đoạn “5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:” được sửa đổi, bổ sung bởi đoạn “5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn Trinh sát, Đoàn trưởng Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:” theo quy định tại điểm b khoản 90 Điều 2 Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

140 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 90 Điều 2 Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

141 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm d khoản 90 Điều 2 Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.

Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 quy định như sau:

Điều 6. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành có liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Điều 7. Điều khoản thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.

2. Điều khoản chuyển tiếp:

a) Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực, sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết mà Nghị định này không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn thì áp dụng các quy định tại Nghị định này;

b) Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Nghị định số 51/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ, Nghị định số 107/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.”

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Integrated document No. 02/VBHN-BKHCN dated January 06, 2022 Decree on penalties for administrative violations against regulations on standards, measurement and quality of goods

  • Số hiệu: 02/VBHN-BKHCN
  • Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
  • Ngày ban hành: 06/01/2022
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: Phạm Công Tạc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/01/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản