Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8214/HD-XD-QLSXK | TP.Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 11 năm 2005 |
ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ : căn cứ vào
-Luật Xây dựng được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI, kỳ họp thứ 4 thông qua từ ngày 21/10 đến 26/11/2003, có hiệu lực từ ngày 01/7/2004.
-Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ (Chương V, từ Điều 48 đến Điều 67)và Phụ lục số 1 Phân cấp phân loại công trình xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ.
-Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý hạ tầng công trình đô thị và quản lý sử dụng nhà.
-Thông tư số 01/2005/TT-BXD ngày 21/01/2005 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ.
-Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15/07/2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng và điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng (Mục IV (1,2,3,4,5)).
-Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD ngày 18/04/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề Giám sát thi công xây dựng công trình.
-Quyết định số 15/2005/QĐ-BXD ngày 25/04/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề Kiến trúc sư, Kỹ sư hoạt động xây dựng.
II. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG :
Hướng dẫn này quy định chi tiết điều kiện năng lực đối với Tổ chức, cá nhân khi hoạt động xây dựng bao gồm :
a/ Đối với tổ chức :
-Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng.
-Tổ chức tư vấn khi lập dự án
-Tổ chức tư vấn khi làm tư vấn quản lý dự án
-Tổ chức tư vấn khi hoạt động khảo sát xây dựng
-Tổ chức tư vấn khi hoạt động thiết kế xây dựng công trình
-Tổ chức tư vấn khi giám sát thi công xây dựng công trình
-Tổ chức thi công xây dựng khi thi công xây dựng công trình
-Tổ chức nước ngoài khi thực hiện các công việc nêu trên trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
b/ Đối với cá nhân :
-Cá nhân là chủ nhiệm lập dự án
-Cá nhân làm Giám đốc tư vấn quản lý dự án
-Cá nhân làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng
-Cá nhân làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình
-Cá nhân làm chủ trì thiết kế xây dựng công trình
-Cá nhân làm chỉ huy trưởng công trường xây dựng
-Cá nhân làm giám sát công trình xây dựng (xây dựng và hòan thiện, lắp đặt thiết bị công trình và lắp đặt thiết bị công nghệ).
-Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng công trình.
-Cá nhân là người nước ngoài khi tham gia các hoạt động xây dựng nêu trên, tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
-Các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng nêu trên phải có đủ điều kiện năng lực phù hợp với từng công việc, loại, cấp công trình và công việc theo quy định của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 và Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ.
a/ Đối với tổ chức :
-Năng lực hoạt động xây dựng của tổ chức được xác định theo cấp bậc trên cơ sở năng lực hành nghề xây dựng của các cá nhân trong tổ chức, kinh nghiệm hoạt động xây dựng, khả năng tài chính, thiết bị và khả năng quản lý của tổ chức.
-Một tổ chức là Ban quản lý dự án, Cty Tư vấn khi thực hiện một, một số hoặc tất cả các công việc về lập dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý dự án, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình đều phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Nghị Định 16/2005/NĐ-CP. Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình không được tư vấn giám sát công trình do mình thiết kế. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng không được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng vật liệu và công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát.
Tổ chức tư vấn khi thực hiện công việc tư vấn nào thì được xếp hạng theo công việc tư vấn đó.
-Khi thành lập các Ban quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu để thực hiện các công việc trong hoạt động xây dựng, Chủ đầu tư phải căn cứ vào các Quy định về điều kiện năng lực tại Nghị định 16/2005/NĐ-CP và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thiệt hại do không đủ năng lực họat động của Ban quản lý dự án, những hình thức xử lý khác khi nhận công việc không phù hợp với năng lực đã quy định.
b/ Đối với cá nhân :
-Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
-Cá nhân đảm nhận chức danh chủ nhiệm đồ án thiết kế Quy hoạch xây dựng, Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình, Chủ trì các đồ án thiết kế, Chủ nhiệm khảo sát xây dựng, Giám sát thi công xây dựng và cá nhân hành nghề độc lập thực hiện các công việc nêu trên phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định.
-Cá nhân đảm nhận chức danh Giám đốc tư vấn quản lý dự án, Chỉ huy trưởng công trường, Giám sát thi công xây dựng không được đồng thời đảm nhận quá một công việc theo chức danh trong cùng một thời gian.
-Cá nhân đảm nhận các chức danh Chủ nhiệm, Chủ trì, Giám sát, Giám đốc tư vấn quản lý dự án, Chỉ huy trưởng công trường, Giám sát thi công xây dựng phải có hợp đồng lao động dài hạn theo quy định pháp luật.
IV. QUY ĐỊNH CỤ THỂ ĐỐI VỚI, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN:
A. ĐỐI VỚI CÁ NHÂN :
1/ Chủ nhiệm lập dự án :
-Năng lực của chủ nhiệm lập dự án được phân thành hai hạng theo loại công trình. Chủ nhiệm lập dự án phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp với tính chất, yêu cầu của dự án và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây :
* Hạng 1 :
Có thời gian liên tục làm công tác lập dự án tối thiểu 7 năm, đã là chủ nhiệm lập 1 dự án nhóm A hoặc hai dự án nhóm B cùng loại hoặc là chủ nhiệm thiết kế hạng 1 đối với công trình cùng loại dự án.
* Hạng 2 :
Có thời gian liên tục làm công tác lập dự án tối thiểu 5 năm, đã là chủ nhiệm lập 1 dự án nhóm B hoặc hai dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là chủ nhiệm thiết kế hạng 2 trở lên đối với công trình cùng loại dự án.
* Riêng đối với vùng sâu, vùng xa Những cá nhân có bằng Cao đẳng, trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp với loại dự án, có thời gian liên tục làm công tác lập dự án, thiết kế tối thiểu 5 năm thì được công nhận là chủ nhiệm lập dự án hạng 2.
* Phạm vi hoạt động :
-Hạng 1 : Được làm chủ nhiệm lập dự án đối với dự án quan trọng Quốc gia, dự án nhóm A,B,C cùng loại.
-Hạng 2 : Được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm B,C cùng loại.
Đối với cá nhân chưa được xếp hạng được làm chủ nhiệm lập dự án đối với dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình cùng loại.
2/ Giám đốc tư vấn quản lý dự án :
-Năng lực của Giám đốc tư vấn quản lý dự án được phân thành 2 hạng theo loại dự án. Giám đốc tư vấn quản lý dự án phải có trình độ đại học thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với yêu cầu của dự án và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây :
* Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1 :
Có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 7 năm. Đã làm Giám đốc hoặc phó Giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại đã là chỉ huy trưởng công trường hạng 1 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 1.
* Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2 :
Có thời gian liên tục làm công tác thiết kế, thi công xây dựng tối thiểu 5 năm. Đã là Giám đốc hoặc phó Giám đốc tư vấn quản lý dự án của 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại hoặc đã là Chỉ huy trưởng công trường hạng 2 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 2.
* Đối với vùng sâu, vùng xa những người có trình độ Cao đẳng hoặc Trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm trong công tác lập dự án hoặc thiết kế hoặc thi công xây dựng tối thiểu 5 năm được giữ chức danh Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2.
Trường hợp chủ đầu tư thành lập ban quản lý dự án thì Giám đốc quản lý dự án phải có năng lực tương ứng với Giám đốc tư vấn quản lý dự án quy định năng lực của Giám đốc tư vấn quản lý dự án trên.
* Phạm vi hoạt động :
- Hạng 1 : Được quản lý dự án quan trọng Quốc gia, Dự án nhóm A,B,C.
- Hạng 2 : Được quản lý dự án nhóm B,C.
3/ Chủ nhiệm khảo sát xây dựng :
-Năng lực của Chủ nhiệm khảo sát xây dựng được phân thành 2 hạng như sau :
* Hạng 1: Có chứng chỉ hành nghề Kỹ sư, đã là chủ nhiệm khảo sát hạng 2 và đã chủ nhiệm 5 nhiệm vụ khảo sát công trình cấp II.
* Hạng 2 : Có chứng chỉ hành nghề Kỹ sư, đã tham gia 3 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp II hoặc 4 nhiệm vụ khảo sát của công trình cấp III kể từ khi có chứng chỉ hành nghề kỹ sư.
* Phạm vi hoạt động :
-Hạng 1 : Được làm chủ nhiệm khảo sát cùng loại công trình cấp đặc biệt, cấp I, II, III, IV.
-Hạng 2 : Được làm chủ nhiệm khảo sát cùnh loại công trình cấp II, III, IV.
-Đối với khảo sát địa hình, các chủ nhiệm khảo sát được làm chủ nhiệm khảo sát các loại quy mô.
4/ Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình :
-Chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình được phân thành 2 hạng như sau :
* Hạng 1 : Có chứng chỉ hành nghề Kiến trúc sư, Kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận.
-Đã là chủ nhiệm thiết kế ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại hoặc đã là chủ trì thiết kế 1 lĩnh vực chuyên môn chính của 3 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I cùng loại.
* Hạng 2 : Có chứng chỉ hành nghề Kiến trúc sư, Kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận.
-Đã là chủ nhiệm thiết kế ít nhất 1 công trình cấp II, hoặc 2 công trình cấp III cùng loại hoặc đã là chủ trì thiết kế 1 lĩnh vực chuyên môn chính của 3 công trình cấp II cùng loại.
* Phạm vi hoạt động :
-Hạng 1 : Được làm chủ nhiệm thiết kế công trình cùng loại cấp đặc biệt, cấp I, II, III, IV và làm chủ nhiệm lập dự án nhóm A,B,C cùng loại.
-Hạng 2 : Được làm chủ nhiệm thiết kế công trình cùng loại cấp II,III,IV và được làm chủ nhiệm lập dự án nhóm B,C cùng loại.
5/ Chủ trì thiết kế xây dựng công trình :
-Chủ trì thiết kế xây dựng công trình được phân thành 2 hạng như sau :
*Hạng 1 : Có chứng chỉ hành nghề Kiến trúc sư, Kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận.
- Đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
*Hạng 2 : Có chứng chỉ hành nghề Kiến trúc sư, Kỹ sư phù hợp với công việc đảm nhận.
-Đã làm chủ trì thiết kế chuyên môn của ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại hoặc đã tham gia thiết kế 5 công trình cùng loại.
-Riêng đối với vùng sâu, vùng xa, những cá nhân có trình độ Cao đẳng, Trung cấp thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình, có thời gian liên tục làm công tác thiết kế tối thiểu 5 năm thì được làm chủ trì thiết kế công trình cấp III,IV, Trừ các công trình quy định tại điều 28 của Nghị định 209/2005/NĐ-CP quản lý chất lượng công trình xây dựng.
*Phạm vi hoạt động :
-Hạng 1 : Được làm chủ trì thiết kế cùng lĩnh vực chuyên môn công trình cấp đặc biệt, cấp I,II,III,IV.
-Hạng 2 : Được làm chủ trì thiết kế cùng lĩnh vực chuyên môn công trình cấp II,III,IV.
6/ Chỉ huy trưởng công trường :
-Năng lực của chỉ huy trưởng công trường được phân thành 2 hạng. Chỉ huy trưởng công trường phải có bằng đại học trở lên thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình và đáp ứng các điều kiện tương ứng với mỗi hạng dưới đây :
* Hạng 1 :
-Có thời gian làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 7 năm.
-Đã là chỉ huy trưởng công trường của công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
*Hạng 2 :
-Có thời gian liên tục làm công tác thi công xây dựng tối thiểu 5 năm.
-Đã là chỉ huy trưởng công trường của công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.
-Đối với vùng sâu, vùng xa, những người có trình độ Cao đẳng hoặc Trung cấp thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp với loại công trình, có kinh nghiệm thi công tối thiểu 5 năm được giữ chức danh chỉ huy trưởng hạng 2.
*Phạm vi hoạt động :
- Hạng 1 : Được làm chỉ huy trưởng công trình cấp đặc biệt, cấp I,II,III,IV cùng loại.
-Hạng 2 : Được làm chỉ huy trưởng công trình từ cấp II,III,IV cùng loại.
7/ Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát, giám sát thi công :
-Điều kiện đối với cá nhân hành nghề độc lập thiết kế, khảo sát, giám sát thi công xây dựng công trình như sau :
*Có chứng chỉ hành nghề phù hợp với lĩnh vực hành nghề.
*Có đăng ký hoạt động hành nghề theo quy định của pháp luật.
*Phạm vi hoạt động :
-Cá nhân hành nghề độc lập khảo sát xây dựng chỉ được tư vấn cho chủ đầu tư về việc lập nhiệm vụ khảo sát, thẩm định để phê duyệt kết qủa từng loại khảo sát phù hợp với chứng chỉ.
-Cá nhân hành nghề độc lập thiết kế xây dựng công trình được thiết kế các công trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ.
-Cá nhân hành nghề giám sát thi công xây dựng độc lập được giám sát thi công xây dựng công trình cấp IV cùng loại và nhà ở riêng lẻ.
*Cá nhân hành nghề độc lập khi hoạt động phải thực hiện theo các quy định của pháp luật.
8/Cá nhân nước ngoài lập dự án, quản lý dự án, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng tại Việt Nam :
-Cá nhân nước ngoài khi hành nghề lập dự án, quản lý dự án, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát thi công xây dựng tại Việt nam phải đủ điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định 16/2005/NĐ-CP và Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề của Bộ trưởng Bộ xây dựng.
B. ĐỐI VỚI TỔ CHỨC :
1/ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng :
-Ban quản lý dự án khi được thành lập để quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng phải bảo đảm các điều kiện năng lực như sau :
+ Phải có bộ máy trực tiếp quản lý thực hiện các công việc của dự án, có đủ điều kiện năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của dự án.
+ Phải có đủ số người có đủ điều kiện năng lực cá nhân theo chương V của Nghị định 16/2005/NĐ-CP để đảm nhận các chức danh : Trưởng ban quản lý dự án, các Phó ban phụ trách các lãnh vực chuyên môn của Ban quản lý dự án theo yêu cầu của công tác quản lý thực hiện dự án.
+ Trưởng, Phó ban và người phụ trách các lãnh vực chuyên môn của Ban quản lý dự án phải có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành xây dựng phù hợp, phải có hợp đồng lao động dài hạn với tổ chức lập ra Ban quản lý dự án.
2/ Tổ chức tư vấn lập dự án :
-Năng lực của tổ chức lập dự án được phân thành 2 hạng theo loại dự án như sau :
*Hạng 1 :
-Có ít nhất 20 người là Kiến trúc sư, Kỹ sư, Kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án. Trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm lập dự án hạng 1 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 1 công trình cùng loại.
*Hạng 2 :
-Có ít nhất 10 người Kiến trúc sư, Kỹ sư, Kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án. Trong đó có người đủ điều kiện làm chủ nhiệm lập dự án hạng 2 hoặc chủ nhiệm thiết kế hạng 2 công trình cùng loại.
*Phạm vi hoạt động :
-Hạng 1 : Được lập dự án quan trọng Quốc gia, dự án nhóm A,B,C cùng loại.
-Hạng 2 : Được lập dự án nhóm B,C cùng loại.
* Dối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng chỉ được lập báo cáo kinh tế-kỹ thuật của công trình cùng loại.
3/ Tổ chức tư vấn quản lý dự án :
- Năng lực của tổ chức tư vấn qủan lý dự án được phân thành 2 hạng như sau :
*Hạng 1 :
-Có Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 1 phù hợp với loại dự án.
-Có tối thiểu 30 Kiến trúc sư, Kỹ sư, Kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 3 kỹ sư kinh tế.
-Đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm A hoặc 2 dự án nhóm B cùng loại.
*Hạng 2 :
-Có Giám đốc tư vấn quản lý dự án hạng 2 phù hợp với loại dự án.
-Có tối thiểu 20 Kiến trúc sư, Kỹ sư, Kỹ sư kinh tế phù hợp với yêu cầu của dự án trong đó có ít nhất 2 kỹ sư kinh tế.
-Đã thực hiện quản lý ít nhất 1 dự án nhóm B hoặc 2 dự án nhóm C cùng loại.
*Phạm vi hoạt động :
-Hạng 1 : Được quản lý dự án quan trọng Quốc gia, dự án nhóm A,B,C.
-Hạng 2 : Được quản lý dự án nhóm B,C.
-Các tổ chức quản lý dự án chưa đủ điều kiện xếp hạng và tổ chức mới thành lập được thực hiện chuyển hạng như sau :
Đối với tổ chức quản lý dự án chưa đủ điều kiện xếp hạng, nếu đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 5 dự án thuộc loại chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình thì được quản lý dự án mhóm C.
4/Tổ chức tư vấn khảo sát xây dựng :
-Năng lực của tổ chức khảo sát xây dựng được phân thành 2 hạng như sau :
*Hạng 1 :
-Có ít nhất 20 người là kỹ sư phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát, trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm khảo sát hạng 1.
-Có đủ thiết bị phù hợp với từng loại khảo sát và phòng thí nghiệm hợp chuẩn.
-Đã thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát cùng loại của công trình cấp đặc biệt, hoặc cấp I hoặc 2 nhiệm vụ khảo sát cùng loại của công trình cấp II.
*Hạng 2 :
-Có ít nhất 10 người là kỹ sư phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ khảo sát trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm khảo sát hạng 2.
-Có đủ thiết bị khảo sát để thực hiện từng loại khảo sát.
-Đã thực hiện ít nhất 1 nhiệm vụ khảo sát cùng loại của công trình cấp II hoặc 2 nhiệm vụ khảo sát cùng loại của công trình cấp III.
*Phạm vi hoạt động :
-Hạng 1 : Được thực hiện nhiệm vụ khảo sát cùng loại công trình cấp đặc biệt, cấp I,II,III,IV.
-Hạng 2 : Được thực hiện nhiệm vụ khảo sát cùng loại công trình cấp II, III,IV.
-Đối với tổ chức khảo sát xây dựng chưa đủ điều kiện để xếp hạng và tổ chức mới thành lập được thực hiện chuyển hạng như sau :
Đối với tổ chức khảo sát xây dựng chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã thực hiện ít nhất 5 nhiệm vụ khảo sát xây dựng của công trình cấp IV thì được thực hiện nhiệm vụ khảo sát xây dựng cùng loại của công trình cấp III.
5/ Tổ chức tư vấn thiết kế xây dựng công trình :
-Năng lực của tổ chức tư vấn thiết kế xây dựng được phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau :
*Hạng 1 :
-Có ít nhất 20 người là Kiến trúc sư, Kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù hợp trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 1.
-Có đủ chủ trì thiết kế hạng 1 về các bộ môn thuộc công trình cùng loại.
-Đã thiết kế ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 cống trình cấp II cùng loại.
*Hạng 2 :
-Có ít nhất 10 người là Kiến trúc sư, Kỹ sư thuộc các chuyên ngành phù hợp, trong đó có người có đủ điều kiện làm chủ nhiệm thiết kế xây dựng công trình hạng 2.
-Có đủ chủ trì thiết kế hạng 2 về các bộ môn thuộc công trình cùng loại.
-Đã thiết kế ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.
*Phạm vi hoạt động :
-Hạng 1 : Được thiết kế công trình cấp đặc biệt, cấp I,II,III,IV cùng loại. Lập dự án quan trọng Quốc gia, dự án mhóm A,B,C cùng loại.
-Hạng 2 : Được thiết kế công trình cấp II,III,IV cùng loại. Lập dự án nhóm B,C cùng loại.
-Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng và tổ chức mới thành lập được thực hiện chuyển hạng như sau :
Đối với tổ chức tư vấn thiết kế chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã thiết kế ít nhất 5 công trình cấp IV thì được thiết kế công trình cấp III.
6/Tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình :
-Năng lực của tổ chức giám sát công trình được phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau :
*Hạng 1 :
-Có ít nhất 20 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp.
-Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt hoặc cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
*Hạng 2 :
-Có ít nhất 10 người có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình thuộc các chuyên ngành phù hợp.
-Đã giám sát thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.
*Phạm vi hoạt động :
-Hạng 1 : Được giám sát thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I,II,III,IV cùng loại.
-Hạng 2 : Được giám sát thi công xây dựng công trình từ cấp II,III,IV cùng loại.
-Đối với tổ chức chưa đủ điều kiện để xếp hạng và tổ chức mới thành lập thì được chuyển hạng như sau :
Đối với tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình chưa đủ điều kiện để xếp hạng, nếu đã giám sát thi công ít nhất 5 công trình cấp IV thì được giám sát thi công công trình cấp III cùng loại.
7/ Tổ chức thi công xây dựng công trình :
-Năng lực của tổ chức thi công xây dựng công trình được phân thành 2 hạng theo loại công trình như sau :
*Hạng 1 :
-Có chỉ huy trưởng hạng 1 cùng loại công trình.
-Có đủ Kiến trúc sư, Kỹ sư thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình thi công xây dựng.
-Có đủ công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận.
-Có thiết bị thi công chủ yếu để thi công xây dựng công trình.
-Đã thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp đặc biệt, cấp I hoặc 2 công trình cấp II cùng loại.
*Hạng 2 :
-Có chỉ huy trưởng hạng 2 trở lên cùng loại công trình.
-Có đủ Kiến trúc sư, Kỹ sư thuộc chuyên ngành phù hợp với loại công trình thi công xây dựng.
-Có đủ công nhân kỹ thuật có chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc đảm nhận.
-Có thiết bị thi công chủ yếu để thi công xây dựng công trình.
-Đã thi công xây dựng ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.
*Phạm vi hoạt động :
-Hạng 1 : Được thi công xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I,II,III,IV cùng loại.
-Hạng 2 : Được thi công xây dựng công trình từ cấp II,III.IV cùng loại.
-Đối với tổ chức thi công xây dựng công trình chưa đủ điều kiện để xếp hạng và tổ chức mới thành lập được chuyển hạng như sau :
Đối với tổ chức thi công xây dựng công trình chưa đủ điều kiện xếp hạng, nếu đã thi công cải tạo 3 công trình thì được thi công công trình cấp IV và tiếp sau đó nếu đã thi công xây dựng ít nhất 5 công trình cấp IV thì được thi công xây dựng công trình cấp III cùng loại.
8/Tổ chức nước ngoài lập dư án, quản lý dự án, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng :
-Tổ chức nước ngoài khi hành nghề lập dự án, quản lý dự án, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng tại Việt nam phải đủ điều kiện năng lực theo quy định của Nghị định 16/2005/NĐ-CP và hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ xây dựng về cấp chứng chỉ hành nghề
V. BÁO CÁO, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM :
A. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO :
1. Vào tháng 10 hàng năm, các tổ chức hoạt động tư vấn lập dự án, quản lý dự án, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, giám sát thi công xây dựng. Các tổ chức hoạt động thi công xây lắp. Các Ban quản lý dự án trên địa bàn thành phố có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động xây dựng về Sở xây dựng là cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp.
2. Sở Xây dựng thành phố vào tháng 12 hàng năm có trách nhiệm tổng hợp tình hình hoạt động xây dựng trên địa bàn thành phố, báo cáo Ủy Ban Nhân Dân-TP và Bộ xây dựng.
B. KIỂM TRA, XỬ LÝ VI PHẠM :
1.Sở Xây dựng thành phố trực tiếp và phối hợp với các Sơ, Ban, Ngành, Quận-Huyện, các Tổng công ty, các Ban quản lý khu Công nghiệp, Chế xuất, Công nghệ cao tiến hành hướng dẫn,kiểm tra và xử lý vi phạm việc thực hiện các quy định về Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng trên địa bàn.
2.Việc kiểm tra được tiến hành không quá một lần trong năm đối với một đơn vị. Kế hoạch và nội dung kiểm tra sẽ được thông báo trước 15 ngày.
Kiểm tra điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng là công việc định kỳ của cơ quan nhà nước quản lý ngành xây dựng phối hợp với các cơ quan quản lý cấp trên.
Trường hợp kiểm tra đột xuất, khi cơ quan nhà nước quản lý ngành xây dựng nhận được các nguồn thông tin khi các tổ chức, cá nhân hoạt động xây dựng gây sự cố,thiệt hại về người và tài sản của nhà nước, nhân dân hoặc vi phạm các quy định về xây dựng và các vấn đề khác liên quan đến hoạt động xây dựng .
3.Xử lý vi phạm : Tổ chức, cá nhân vi phạm Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng và Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề ban hành kèm theo Quyết định số 12/2005/QĐ-BXD ngày 18/ 04/2005 và Quyết định số 15/2005/QĐ-BXD ngày 25/ 04/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng tùy theo mức độ vi phạm sẽ kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý hành chính,đình chỉ hoạt động, thu hồi chứng chỉ hành nghề. theo Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý hạ tầng công trình đô thị và quản lý sử dụng nhà và Thông tư số 01/2005/TT-BXD ngày 21/01/2005 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều Nghị định số 126/2004/NĐ-CP ngày 26/5/2004 của Chính phủ và theo các quy định khác của pháp luật hiện hành.
Nơi nhận : | KT.GIÁM ĐỐC |
- 1Quyết định 1541/2010/QĐ-UBND quy định một số nội dung đánh giá, xếp loại, xử lý các tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 2Quyết định 47/2016/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 39/2012/QĐ-UBND Quy định về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 1Thông tư 12/2005/TT-BXD hướng dẫn về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 2Nghị định 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng
- 3Luật xây dựng 2003
- 4Nghị định 126/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà
- 5Thông tư 01/2005/TT-BXD hướng dẫn thi hành Nghị định 126/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà do Bộ Xây dựng ban hành
- 6Nghị định 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 7Quyết định 12/2005/QĐ-BXD về Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 8Quyết định 15/2005/QĐ-BXD về Quy chế cấp chứng chỉ hành nghề Kiến trúc sư, Kỹ sư hoạt động xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 9Quyết định 1541/2010/QĐ-UBND quy định một số nội dung đánh giá, xếp loại, xử lý các tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 10Quyết định 47/2016/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 39/2012/QĐ-UBND Quy định về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Hướng dẫn 8214/HD-XD-QLSXKD năm 2005 về việc điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 8214/HD-XD-QLSXKD
- Loại văn bản: Hướng dẫn
- Ngày ban hành: 22/11/2005
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Văn Hiệp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra