Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 475/HD-UBND | Quảng Nam, ngày 20 tháng 01 năm 2022 |
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18/6/2020;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Hướng dẫn trình tự, thủ tục soạn thảo, đề nghị ban hành nghị quyết quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh trình và trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành quyết định quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh với các nội dung sau:
A. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Hướng dẫn này hướng dẫn về trình tự, thủ tục soạn thảo, đề nghị ban hành nghị quyết quy phạm pháp luật (viết tắt là QPPL) của Hội đồng nhân dân (viết tắt là HĐND) tỉnh do Ủy ban nhân dân (viết tắt là UBND) tỉnh trình và trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành quyết định QPPL của UBND tỉnh Quảng Nam.
Áp dụng đối với các Sở, Ban, ngành được UBND tỉnh giao chủ trì soạn thảo văn bản QPPL và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quá trình soạn thảo văn bản QPPL.
B. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC SOẠN THẢO, ĐỀ NGHỊ BAN HÀNH NGHỊ QUYẾT QPPL CỦA HĐND TỈNH DO UBND TỈNH TRÌNH
1. Thẩm quyền đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh (điểm a khoản 32 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020)
UBND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp căn cứ văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên, tự mình hoặc theo đề xuất của cơ quan, tổ chức, đại biểu HĐND, có trách nhiệm đề nghị xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh.
2. Các trường hợp HĐND tỉnh ban hành nghị quyết QPPL (Điều 27 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015)
HĐND tỉnh ban hành nghị quyết để quy định:
a) Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên;
b) Chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên;
c) Biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương;
d) Biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
II. Trình tự, thủ tục soạn thảo, đề nghị ban hành nghị quyết QPPL của HĐND tỉnh thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 27 của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 (Điều 117 đến Điều 126 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020)
1. Bước 1. Đề nghị xây dựng nghị quyết
Căn cứ văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên có nội dung giao UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết để quy định chi tiết vấn đề được giao trong văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên hoặc ban hành nghị quyết quy định chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên; biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; các Sở, Ban, ngành quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực được giao có tờ trình, kèm theo các hồ sơ, tài liệu có liên quan, đề xuất UBND tỉnh đề nghị HĐND tỉnh ban hành nghị quyết để quy định các nội dung nêu trên.
Tờ trình đề nghị xây dựng nghị quyết của các Sở, Ban, ngành thể hiện các nội dung: nêu rõ cơ sở pháp lý, sự cần thiết ban hành nghị quyết; mục đích, quan điểm xây dựng nghị quyết; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của nghị quyết; nội dung dự thảo nghị quyết và các giải pháp, điều kiện để thực hiện nghị quyết; dự kiến thời gian soạn thảo, thời gian hoàn thành hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết để UBND tỉnh trình Thường trực HĐND tỉnh (theo Mẫu số 02, Phụ lục V, kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP).
2. Bước 2. Chấp thuận của Thường trực HĐND tỉnh về việc đề xuất ban hành nghị quyết
Sau khi tiếp nhận văn bản đề xuất của các Sở, Ban, ngành; UBND tỉnh xem xét và có tờ trình đề nghị Thường trực HĐND tỉnh xem xét, quyết định cho xây dựng nghị quyết. Sau khi Thường trực HĐND tỉnh chấp thuận, UBND tỉnh có văn bản giao đơn vị có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực đề xuất chủ trì soạn thảo nghị quyết. Trường hợp Thường trực HĐND tỉnh không chấp thuận thì UBND tỉnh có văn bản phản hồi không thống nhất và nêu rõ lý do.
3. Bước 3. Trình tự, thủ tục soạn thảo, đề nghị ban hành nghị quyết
Sau khi có văn bản giao chủ trì soạn thảo của UBND tỉnh, cơ quan được giao chủ trì soạn thảo thực hiện theo trình tự sau:
Thứ nhất: soạn thảo dự thảo nghị quyết
- Đối với dự thảo nghị quyết quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 thì phải bảo đảm phù hợp với văn bản QPPL đã giao quy định chi tiết.
- Đối với dự thảo Nghị quyết quy định tại khoản 2, 3 Điều 27 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015, trước khi xây dựng dự thảo nghị quyết, cơ quan soạn thảo phải thực hiện đánh giá tác động của chính sách được quy định trong dự thảo nghị quyết. Nội dung, phương pháp đánh giá và báo cáo đánh giá tác động của chính sách được thực hiện từ Điều 6, 7, 8 Nghị định số 34/2016/NĐ- CP; điểm a, b khoản 3 Điều 1 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP. Báo cáo đánh giá tác động của chính sách phải gửi cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, cơ quan, tổ chức khác có liên quan để lấy ý kiến, tiếp thu chỉnh lý dự thảo báo cáo, nội dung nào không tiếp thu phải giải trình với cơ quan góp ý và nêu rõ lý do không tiếp thu.
Lưu ý: Nội dung của báo cáo đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết, trong đó phải nêu rõ vấn đề cần giải quyết; mục tiêu ban hành chính sách; các giải pháp để thực hiện chính sách; các tác động tích cực, tiêu cực của chính sách; chi phí, lợi ích của các giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp; lựa chọn giải pháp của cơ quan, tổ chức và lý do lựa chọn; xác định vấn đề giới và tác động giới của chính sách (Báo cáo theo Mẫu số 01, Phụ lục V, kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP).
Dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh theo Mẫu tại Phụ lục I, kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP (Mẫu số 16 áp dụng đối với nghị quyết của HĐND tỉnh quy định trực tiếp; Mẫu số 17 áp dụng đối với nghị quyết của HĐND tỉnh ban hành quy định, quy chế).
Thứ hai: lấy ý kiến về dự thảo nghị quyết (Điều 120 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015)
Cơ quan chủ trì soạn thảo gửi dự thảo nghị quyết đến Sở Thông tin và Truyền thông để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh trong thời hạn ít nhất là 30 ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến. đồng thời, tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan (trực tiếp hoặc gián tiếp). Trong trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của nghị quyết thì cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến và bảo đảm ít nhất là 30 ngày kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo văn bản.
Đối với dự thảo nghị quyết có nội dung ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân trên địa bàn tỉnh thì cơ quan soạn thảo còn phải lấy ý kiến phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh.
Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo văn bản.
Thứ ba: hoàn chỉnh hồ sơ, gửi Sở Tư pháp thực hiện thẩm định (khoản 2 Điều 121 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020)
Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm tổng hợp ý kiến tham gia góp ý, được thể hiện bằng Bản tổng hợp ý kiến tham gia góp ý, trong Bản tổng hợp cần nêu rõ nội dung góp ý, nội dung tiếp thu, nội dung không tiếp thu và giải trình lý do không tiếp thu. Hoàn chỉnh dự thảo nghị quyết đối với các nội dung góp ý được cơ quan soạn thảo tiếp thu.
Dự thảo tờ trình của UBND tỉnh trình HĐND tỉnh về dự thảo nghị quyết (theo Mẫu số 03, Phụ lục V, kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP).
Soạn thảo tờ trình gửi Sở Tư pháp, nội dung yêu cầu thẩm định dự thảo nghị quyết. Hồ sơ gửi Sở Tư pháp thẩm định bao gồm:
- Văn bản của cơ quan soạn thảo đề nghị Sở Tư pháp thẩm định;
- Dự thảo tờ trình của UBND tỉnh trình HĐND tỉnh về dự thảo nghị quyết;
- Dự thảo nghị quyết;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Bản chụp tất cả các ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức;
- Báo cáo đánh giá tác động của chính sách đối với trường hợp ban hành nghị quyết theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 27 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015;
- Các tài liệu khác (nếu có), như: văn bản QPPL của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao HĐND tỉnh quy định chi tiết; các văn bản của đảng, Nhà nước về chính sách, biện pháp thi hành Hiến pháp, luật; biện pháp phát triển kinh tế xã hội tại địa phương,...
4. Bước 4. Thẩm định dự thảo nghị quyết (Điều 121 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020)
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định của cơ quan soạn thảo gửi đến, Sở Tư pháp thực hiện thẩm định. Nội dung thẩm định bao gồm:
- Sự cần thiết ban hành nghị quyết quy định tại khoản 2, 3 Điều 27 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; đối tượng, phạm vi điều chỉnh đối với dự thảo nghị quyết;
- Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với đường lối, chủ trương của đảng, chính sách của Nhà nước; tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật;
- Sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với văn bản đã giao cho HĐND quy định chi tiết; sự phù hợp của nội dung dự thảo nghị quyết với các chính sách thể hiện trong báo cáo đánh giá tác động của chính sách;
- Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản.
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định, trong thời hạn 15 ngày, Sở Tư pháp thực hiện thẩm định và gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan chủ trì soạn thảo. Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp phải thể hiện rõ ý kiến của cơ quan thẩm định về nội dung thẩm định và ý kiến về việc dự thảo nghị quyết đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện đề nghị UBND tỉnh trình HĐND tỉnh.
Đối với dự thảo nghị quyết liên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc do Sở Tư pháp chủ trì soạn thảo, Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định, Hội đồng tư vấn thẩm định gồm Chủ tịch là lãnh đạo Sở Tư pháp, Thư ký là đại diện Sở Tư pháp và các thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, cơ quan, tổ chức khác có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học (theo khoản 12 Điều 1 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP). Nội dung cuộc họp của Hội đồng tư vấn thẩm định phải được thể hiện bằng biên bản cuộc họp của Hội đồng thẩm định.
Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp phải thể hiện rõ ý kiến của cơ quan thẩm định và ý kiến của Hội đồng tư vấn thẩm định về nội dung thẩm định; ý kiến về việc dự thảo nghị quyết đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện đề nghị UBND trình HĐND tỉnh.
5. Bước 5. Giải trình và tiếp thu ý kiến thẩm định (khoản 5 điều 121 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020)
Sau khi nhận được báo cáo thẩm định từ Sở Tư pháp, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo nghị quyết; đồng thời, gửi báo cáo giải trình, tiếp thu kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến Sở Tư pháp.
6. Bước 6. Hoàn thiện hồ sơ đề nghị UBND tỉnh trình HĐND tỉnh (Điều 122 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; khoản 37 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020)
Chậm nhất là 03 ngày làm việc, trước ngày UBND tỉnh họp, cơ quan chủ trì soạn thảo gửi hồ sơ dự thảo nghị quyết đến Văn phòng UBND tỉnh. Hồ sơ dự thảo nghị quyết trình UBND tỉnh bao gồm:
- Tờ trình dự thảo Nghị quyết (theo Mẫu số 03, Phụ lục V, kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP);
- Dự thảo nghị quyết;
- Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp;
- Báo cáo giải trình và tiếp thu ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến, góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Báo cáo đánh giá tác động của chính sách đối với nghị quyết quy định tại khoản 2, 3 Điều 27 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015.
- Tài liệu khác (nếu có).
7. Bước 7. Thông qua việc trình dự thảo nghị quyết ra HĐND tỉnh (khoản 1 Điều 123 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015)
Văn phòng UBND tỉnh tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ dự thảo nghị quyết do cơ quan soạn thảo gửi đến, trong trường hợp hồ sơ chưa đảm bảo theo quy định tại Điều 122 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015, khoản 37 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020 thì yêu cầu cơ quan soạn thảo bổ sung theo quy định.
Sau khi kiểm tra hồ sơ dự thảo nghị quyết đảm bảo theo quy định, Văn phòng UBND tỉnh trình dự thảo nghị quyết tại phiên họp của UBND tỉnh; các thành viên UBND tỉnh thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số quyết định việc trình dự thảo nghị quyết ra HĐND tỉnh (Biên bản cuộc họp của UBND tỉnh về việc thống nhất trình dự thảo nghị quyết ra HĐND tỉnh).
8. Bước 8. Hoàn chỉnh hồ sơ dự thảo nghị quyết trình Thường trực HĐND tỉnh (Điều 124, 125, 126 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; điểm a, b, c khoản 38 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020)
Sau khi dự thảo nghị quyết được các thành viên UBND tỉnh thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số, Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn chỉnh hồ sơ dự thảo nghị quyết để UBND tỉnh trình Thường trực HĐND tỉnh chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp HĐND tỉnh.
Hồ sơ dự thảo nghị quyết trình Thường trực HĐND tỉnh bao gồm:
- Tờ trình dự thảo nghị quyết (theo Mẫu số 03, Phụ lục V, kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP);
- Dự thảo nghị quyết;
- Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp;
- Báo cáo giải trình và tiếp thu ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến, góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; bản chụp ý kiến góp ý;
- Báo cáo đánh giá tác động của chính sách đối với nghị quyết quy định tại khoản 2, 3 Điều 27 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015;
- Biên bản cuộc họp của UBND tỉnh về việc thống nhất trình dự thảo nghị quyết ra HĐND tỉnh;
- Tài liệu khác (nếu có).
Nghị quyết của HĐND tỉnh ban hành thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 27 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015, cơ quan được giao chủ trì soạn thảo phải thực hiện quy trình lập đề nghị xây dựng nghị quyết quy định từ Điều 112 đến Điều 116 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 (xây dựng nội dung chính sách; đánh giá tác động của chính sách; tổ chức lấy ý kiến chính sách; thẩm định chính sách) rồi mới thực hiện quy trình soạn thảo nghị quyết, cụ thể như sau:
1. Bước 1, Bước 2: thực hiện tương tự như Quy trình đề nghị ban hành nghị quyết của HĐND tỉnh thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 27 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015.
2. Bước 3. Xây dựng nội dung chính sách (Điều 112 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; Điều 5 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP)
Thứ nhất: cơ quan được giao chủ trì soạn thảo nghị quyết tham mưu UBND tỉnh thực hiện tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá các văn bản QPPL hiện hành có liên quan đến đề nghị xây dựng nghị quyết; khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến nội dung chính của dự thảo nghị quyết được thể hiện bằng Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng nghị quyết.
Thứ hai: xây dựng nội dung của chính sách (theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP: chính sách là định hướng, giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định).
Cơ quan chủ trì soạn thảo khi xây dựng chính sách phải thể hiện đầy đủ các nội dung sau (Điều 5 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP):
- Xác định các vấn đề cần giải quyết bao gồm: vấn đề bất cập mà thực tiễn đặt ra cần phải giải quyết liên quan từng lĩnh vực cụ thể; xác định nguyên nhân của vấn đề cần giải quyết: nguyên nhân từ thể chế, từ thực thi pháp luật và các nguyên nhân khác.
- Xác định mục tiêu tổng thể, mục tiêu cụ thể của chính sách cần đạt được khi giải quyết các vấn đề: mục tiêu tổng thể cần đạt được là gì, để đạt được mục tiêu tổng thể thì mục tiêu cụ thể phải đạt được ra sao.
- Định hướng, giải pháp để giải quyết vấn đề: trước các vấn đề cần giải quyết và nguyên nhân của từng vấn đề đã được xác định. Căn cứ đường lối của Đảng, Hiến pháp, các quy định của pháp luật, cơ quan lập đề nghị xây dựng nội dung chính sách phải nêu cụ thể các định hướng giải quyết từng vấn đề, kèm theo mỗi định hướng là giải pháp thực hiện.
- Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp, đối tượng chịu trách nhiệm thực hiện chính sách, ai là người chịu tác động trực tiếp của chính sách (cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân,…), ai là người chịu trách nhiệm thực hiện chính sách (cơ quan, tổ chức,…).
- Xác định thẩm quyền ban hành chính sách để giải quyết vấn đề.
Thứ ba: đánh giá tác động của chính sách
Thực hiện tương tự như đánh giá tác động của chính sách đối với việc đề nghị ban hành nghị quyết quy định ở khoản 2, 3 điều 27 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 (Báo cáo theo Mẫu số 01, Phụ lục V, kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP).
Thứ tư: tổ chức lấy ý kiến về đề nghị xây dựng nghị quyết (Điều 113 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; điểm đ khoản 53 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020)
- Trách nhiệm của cơ quan được UBND tỉnh giao lập đề nghị xây dựng nghị quyết: gửi báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng nghị quyết; báo cáo đánh giá tác động của chính sách để lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách; các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, các Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có liên quan; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; cơ quan, tổ chức khác có liên quan. Đăng tải toàn văn hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh trong thời hạn ít nhất là 30 ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến. Báo cáo tổng hợp và giải trình tiếp thu ý kiến góp ý dự thảo đề nghị xây dựng nghị quyết.
Lưu ý: Khi lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách thì cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến và bảo đảm ít nhất là 10 ngày kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý kiến vào dự thảo đề nghị xây dựng nghị quyết. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan được giao chủ trì soạn thảo tổ chức đối thoại trực tiếp về chính sách với các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách.
- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến: cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến về đề nghị xây dựng nghị quyết có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý kiến.
Thứ năm: xây dựng dự thảo hồ sơ lập đề nghị xây dựng nghị quyết (Điều 114 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; điểm b, điểm e khoản 53 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020)
Sau khi xây dựng nội dung chính sách, đánh giá tác động của chính sách, lấy ý kiến đề nghị xây dựng nghị quyết, cơ quan được giao chủ trì soạn thảo nghị quyết lập hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết, bao gồm:
- Tờ trình đề nghị xây dựng nghị quyết, trong đó phải nêu rõ sự cần thiết ban hành nghị quyết; mục đích, quan điểm xây dựng nghị quyết; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của nghị quyết; mục tiêu, nội dung chính sách trong dự thảo nghị quyết và các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn; thời gian dự kiến đề nghị HĐND tỉnh xem xét, thông qua; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghị quyết (theo Mẫu số 02, Phụ lục V, kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP);
- Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết;
- Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng nghị quyết;
- Bản tổng hợp và giải trình tiếp thu ý kiến về đề nghị xây dựng nghị quyết;
- Dự thảo đề cương nghị quyết chi tiết theo Mẫu số 07, Phụ lục V, kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP.
- Tài liệu khác (nếu có).
3. Bước 4. Thẩm định đề nghị xây dựng Nghị quyết do UBND tỉnh trình HĐND tỉnh (Điều 115 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015)
Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ lập đề nghị xây dựng nghị quyết, cơ quan được giao chủ trì soạn thảo gửi hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết đến Sở Tư pháp để thực hiện thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết. Hồ sơ gửi Sở Tư pháp thẩm định bao gồm:
- Văn bản đề nghị Sở Tư pháp thẩm định của cơ quan được giao chủ trì soạn thảo;
- Dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng nghị quyết, trong đó phải nêu rõ sự cần thiết ban hành nghị quyết; mục đích, quan điểm xây dựng nghị quyết; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của nghị quyết; mục tiêu, nội dung chính sách trong dự thảo nghị quyết và các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn; thời gian dự kiến đề nghị HĐND tỉnh xem xét, thông qua; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghị quyết (theo Mẫu số 02, Phụ lục V, kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP);
- Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết;
- Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng nghị quyết;
- Bản tổng hợp và giải trình tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp về lấy ý kiến đề nghị xây dựng nghị quyết (đơn vị góp ý; nội dung góp ý, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý), bản chụp ý kiến góp ý;
- Đề cương nghị quyết chi tiết theo Mẫu số 07, Phụ lục V, kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP;
- Các tài liệu khác (nếu có).
Nội dung thẩm định theo khoản 3 Điều 39 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015, thẩm định đề nghị xây dựng nghị quyết tập trung vào các các nội dung sau: sự cần thiết ban hành văn bản; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của văn bản; sự phù hợp của nội dung chính sách với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của chính sách với hệ thống pháp luật và tính khả thi, tính dự báo của nội dung chính sách, các giải pháp và điều kiện bảo đảm thực hiện chính sách dự kiến trong đề nghị xây dựng văn bản; việc tuân thủ trình tự, thủ tục lập đề nghị xây dựng văn bản.
Thời gian thẩm định: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định.
Báo cáo thẩm định phải thể hiện rõ ý của Sở Tư pháp về các nội dung thẩm định; đồng thời, có kết luận cụ thể về việc đề nghị xây dựng nghị quyết có đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện trình UBND tỉnh xem xét, thông qua. Báo cáo thẩm định được gửi đến cơ quan chủ trì lập đề nghị xây dựng nghị quyết chậm nhất 10 ngày kể từ ngày kết thúc thẩm định.
4. Bước 5. Giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định và hoàn chỉnh dự thảo lập đề nghị xây dựng nghị quyết đề nghị UBND tỉnh xem xét thông qua (khoản 5 Điều 115 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; điểm i khoản 53 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020)
Sau khi nhận được báo cáo thẩm định từ Sở Tư pháp, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo lập đề nghị xây dựng nghị quyết và hoàn thiện hồ sơ để đề nghị UBND tỉnh xem xét thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết.
Hồ sơ gửi UBND tỉnh (qua Văn phòng UBND tỉnh), gồm:
- Dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng nghị quyết, trong đó phải nêu rõ sự cần thiết ban hành nghị quyết; mục đích, quan điểm xây dựng nghị quyết; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của nghị quyết; mục tiêu, nội dung chính sách trong dự thảo nghị quyết và các giải pháp để thực hiện chính sách đã được lựa chọn; thời gian dự kiến đề nghị HĐND tỉnh xem xét, thông qua; dự kiến nguồn lực, điều kiện bảo đảm cho việc thi hành nghị quyết (theo Mẫu số 02, Phụ lục V, kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP);
- Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết;
- Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng nghị quyết;
- Bản tổng hợp và giải trình tiếp thu ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp về lấy ý kiến đề nghị xây dựng nghị quyết (đơn vị góp ý; nội dung góp ý, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý), bản chụp ý kiến góp ý;
- Báo cáo thẩm định; báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định;
- Dự thảo đề cương nghị quyết chi tiết theo Mẫu số 07, Phụ lục V, kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP;
- Các tài liệu khác (nếu có).
5. Bước 6. UBND tỉnh xem xét thông qua chính sách trong đề nghị xây dựng nghị quyết (khoản 33 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020)
Văn phòng UBND tỉnh tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ lập đề nghị xây dựng nghị quyết do cơ quan soạn thảo gửi đến, phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo trình tại phiên họp của UBND tỉnh; các thành viên UBND tỉnh thảo luận tập thể và biểu quyết theo đa số để thông qua chính sách trong từng đề nghị xây dựng nghị quyết.
6. Bước 7. UBND tỉnh trình Thường trực HĐND tỉnh hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết (khoản 1 Điều 117 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020)
Sau khi các thành viên UBND tỉnh thông qua chính sách, Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn chỉnh hồ sơ để UBND tỉnh trình Thường trực HĐND tỉnh xem xét đề nghị xây dựng nghị quyết. Khi được Thường trực HĐND tỉnh chấp thuận bằng văn bản về đề nghị xây dựng nghị quyết, UBND tỉnh có văn bản thông báo đến cơ quan được giao chủ trì soạn thảo về nội dung chấp thuận, quy định thời gian cơ quan soạn thảo trình dự thảo nghị quyết về UBND tỉnh để UBND tỉnh trình HĐND tỉnh.
7. Bước 8. Soạn thảo nghị quyết
Sau khi được Thường trực HĐND tỉnh thống nhất về hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết, cơ quan được giao chủ trì soạn thảo nghị quyết thực hiện soạn thảo nghị quyết. Quy trình soạn thảo nghị quyết tương tự như các bước soạn thảo nghị quyết quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 27 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 như đã nêu ở trên. Lưu ý: Nội dung dự thảo nghị quyết phải bảo đảm thống nhất với các chính sách đã được thông qua.
Khi soạn thảo nghị quyết cần tuân thủ theo các quy định:
- Soạn thảo nghị quyết: theo Điều 119 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020;
- Tổ chức lấy ý kiến đối với dự thảo nghị quyết: theo điều 120 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015;
- Hoàn chỉnh hồ sơ gửi Sở Tư pháp thực hiện thẩm định: theo Điều 121 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; khoản 36 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020;
- Giải trình và tiếp thu ý kiến thẩm định: theo khoản 5 Điều 121 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015;
- Hoàn thiện hồ sơ đề nghị UBND tỉnh trình HĐND tỉnh: theo Điều 122 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; khoản 37 điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020;
- UBND tỉnh xem xét, thảo luận và thống nhất quyết định việc trình dự thảo nghị quyết ra HĐND tỉnh: theo điều 123 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015;
- Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn chỉnh hồ sơ dự thảo nghị quyết để UBND tỉnh trình Thường trực HĐND tỉnh: theo Điều 124 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; điểm b khoản 38 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020.
C. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC SOẠN THẢO, BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH QPPL CỦA UBND TỈNH
1. Thẩm quyền đề nghị xây dựng quyết định QPPL của UBND tỉnh (khoản 1 Điều 127 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015)
Cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm đề nghị xây dựng quyết định QPPL của UBND tỉnh.
2. Các trường hợp UBND tỉnh ban hành văn bản QPPL (Điều 28 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015)
UBND tỉnh ban hành quyết định QPPL để quy định:
a) Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên;
b) Biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương;
c) Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.
II. Trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành quyết định QPPL của UBND tỉnh (Điều 127 đến Điều 131 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015)
1. Bước 1. đề nghị xây dựng quyết định QPPL (khoản 1 Điều 127 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015)
Căn cứ văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên có nội dung giao UBND tỉnh ban hành quyết định, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có tờ trình, kèm theo các hồ sơ, tài liệu có liên quan gửi UBND tỉnh (qua Văn phòng UBND tỉnh và Sở Tư pháp) đề nghị xây dựng quyết định của UBND tỉnh để quy định chi tiết vấn đề được giao trong văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cấp trên; biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.
Nội dung tờ trình đề nghị xây dựng quyết định phải thể hiện các nội dung: nêu rõ tên gọi, sự cần thiết ban hành, đối tượng, phạm vi điều chỉnh, nội dung chính của quyết định, dự kiến thời gian ban hành, cơ quan chủ trì soạn thảo (Mẫu số 03, Phụ lục V, kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP).
2. Bước 2. Chấp thuận của Chủ tịch UBND tỉnh về việc đề xuất ban hành văn bản QPPL (khoản 3 Điều 127 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015)
Sau khi tiếp nhận văn bản đề nghị của các Sở, Ban, ngành; Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp xem xét, kiểm tra việc đề nghị ban hành quyết định, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh quyết định. Sau khi Chủ tịch UBND tỉnh chấp thuận, Văn phòng UBND tỉnh tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh quyết định phân công cơ quan chủ trì soạn thảo. Trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh không chấp thuận thì Văn phòng UBND tỉnh có văn bản phản hồi không chấp thuận và nêu rõ lý do.
3. Bước 3. Trình tự, thủ tục soạn thảo và đề nghị UBND tỉnh ban hành quyết định QPPL
Sau khi có văn bản thống nhất của Chủ tịch UBND tỉnh, cơ quan được giao chủ trì soạn thảo quyết định thực hiện theo trình tự sau:
Thứ nhất: soạn thảo tờ trình dự thảo quyết định và dự thảo quyết định (Điều 128 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; khoản 39 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020)
Trước khi soạn thảo tờ trình dự thảo quyết định và dự thảo quyết định, cơ quan soạn thảo thực hiện khảo sát, đánh giá thực trạng quan hệ xã hội trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND tỉnh và tài liệu có liên quan đến dự thảo quyết định (làm cơ sở cho việc xây dựng tờ trình dự thảo quyết định và soạn thảo dự thảo quyết định).
- Tờ trình dự thảo quyết định theo Mẫu số 03, Phụ lục V, kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP;
- Dự thảo quyết định theo Mẫu số 18 (quy định trực tiếp); Mẫu số 19 (ban hành quy định, quy chế); Phụ lục I, kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP.
Lưu ý: Đối với dự thảo quyết định quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015 thì phải bảo đảm phù hợp với văn bản QPPL đã giao quy định chi tiết. đánh giá tác động của thủ tục hành chính trước khi soạn thảo dự thảo quyết định trong trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao quy định thủ tục hành chính; đánh giá tác động về giới (nếu có) (khoản 39 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020).
Thứ hai: lấy ý kiến về dự thảo Quyết định (Điều 120 và 129 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015)
Cơ quan chủ trì soạn thảo gửi dự thảo quyết định đến Sở Thông tin và Truyền thông để đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh trong thời hạn ít nhất là 30 ngày để các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp ý kiến. Đồng thời, tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức có liên quan (trực tiếp hoặc gián tiếp). Trong trường hợp lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của quyết định thì cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm xác định những vấn đề cần lấy ý kiến và bảo đảm ít nhất là 30 ngày kể từ ngày tổ chức lấy ý kiến để các đối tượng được lấy ý kiến góp ý vào dự thảo văn bản.
Đối với dự thảo quyết định có nội dung ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân trên địa bàn tỉnh thì cơ quan soạn thảo còn phải lấy ý kiến phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh.
Cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được dự thảo văn bản.
Thứ ba: hoàn chỉnh hồ sơ, gửi Sở Tư pháp thực hiện thẩm định (khoản 40 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020)
Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm tổng hợp ý kiến tham gia góp ý, được thể hiện bằng bản tổng hợp ý kiến tham gia góp ý. Trong bản tổng hợp cần nêu rõ nội dung góp ý, nội dung tiếp thu, nội dung không tiếp thu và giải trình lý do không tiếp thu. Hoàn chỉnh dự thảo quyết định đối với các nội dung góp ý được cơ quan soạn thảo tiếp thu. Soạn thảo tờ trình gửi Sở Tư pháp đề nghị thẩm định dự thảo quyết định.
Hồ sơ gửi Sở Tư pháp thẩm định bao gồm:
- Văn bản của cơ quan soạn thảo đề nghị Sở Tư pháp thẩm định;
- Tờ trình dự thảo quyết định;
- Dự thảo quyết định;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Bản chụp tất cả các ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức;
- Báo cáo đánh giá tác động của thủ tục hành chính trong trường hợp được luật, nghị quyết của Quốc hội giao quy định thủ tục hành chính; đánh giá tác động về giới (nếu có);
- Các tài liệu liên quan khác (nếu có), như: Văn bản QPPL của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao UBND quy định chi tiết; các văn bản của Đảng, Nhà nước về chính sách, biện pháp thi hành Hiến pháp, luật; biện pháp phát triển kinh tế xã hội tại địa phương,...
4. Bước 4. Thẩm định dự thảo quyết định (Điều 130 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; khoản 40 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020; khoản 12 Điều 1 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP)
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị thẩm định của cơ quan soạn thảo gửi đến, Sở Tư pháp tiếp nhận và thực hiện thẩm định. Nội dung thẩm định bao gồm:
- Sự cần thiết ban hành quyết định quy định tại khoản 2, 3 Điều 28 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; đối tượng, phạm vi điều chỉnh đối với dự thảo quyết định;
- Sự phù hợp của nội dung dự thảo quyết định với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo quyết định với hệ thống pháp luật;
- Sự cần thiết, tính hợp lý, chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo quyết định, nếu trong dự thảo quyết định có quy định thủ tục hành chính; việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo quyết định, nếu trong dự thảo quyết định có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
- Nguồn lực, điều kiện bảo đảm thi hành quyết định;
- Ngôn ngữ, kỹ thuật soạn thảo văn bản.
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ gửi thẩm định, trong thời hạn 15 ngày, Sở Tư pháp thực hiện thẩm định và gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan chủ trì soạn thảo. Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp phải thể hiện rõ ý kiến của cơ quan thẩm định về nội dung thẩm định và ý kiến về việc dự thảo quyết định đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện đề nghị UBND tỉnh xem xét ban hành.
Đối với dự thảo quyết định liên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc do Sở Tư pháp chủ trì soạn thảo, Giám đốc Sở Tư pháp có trách nhiệm thành lập Hội đồng tư vấn thẩm định, Hội đồng tư vấn thẩm định gồm Chủ tịch là lãnh đạo Sở Tư pháp, Thư ký là đại diện Sở Tư pháp và các thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, cơ quan, tổ chức khác có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học (theo khoản 12 Điều 1 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP). Nội dung cuộc họp của Hội đồng tư vấn thẩm định phải được thể hiện bằng biên bản cuộc họp của Hội đồng thẩm định.
Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp phải thể hiện rõ ý kiến của cơ quan thẩm định và ý kiến của Hội đồng tư vấn thẩm định về nội dung thẩm định; ý kiến về việc dự thảo quyết định đủ điều kiện hoặc chưa đủ điều kiện đề nghị UBND tỉnh xem xét ban hành.
5. Bước 5. Giải trình và tiếp thu ý kiến thẩm định (khoản 40 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản QPPL năm 2020)
Sau khi nhận được báo cáo thẩm định từ Sở Tư pháp, cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo quyết định, đồng thời gửi báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định, kèm theo dự thảo văn bản đã được chỉnh lý đến Sở Tư pháp.
6. Bước 6. Hoàn thiện hồ sơ dự thảo quyết định và đề nghị UBND tỉnh xem xét thông qua dự thảo quyết định (Điều 131 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; khoản 41 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020)
Chậm nhất là 03 ngày làm việc, trước ngày UBND tỉnh họp; cơ quan chủ trì soạn thảo gửi hồ sơ dự thảo quyết định đến Văn phòng UBND tỉnh.
Hồ sơ dự thảo quyết định trình UBND tỉnh bao gồm:
- Tờ trình dự thảo quyết định (theo Mẫu số 03, Phụ lục V, kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP);
- Dự thảo quyết định;
- Báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp;
- Báo cáo giải trình và tiếp thu ý kiến thẩm định của cơ quan chủ trì soạn thảo;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến, góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Bản chụp ý kiến góp ý;
- Tài liệu khác (nếu có).
7. Bước 7. Thông qua dự thảo quyết định (Điều 132 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015)
Văn phòng UBND tỉnh tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ dự thảo quyết định do cơ quan soạn thảo gửi đến; trường hợp hồ sơ chưa đảm bảo theo quy định tại Điều 131 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015, khoản 41 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020 thì đề nghị cơ quan soạn thảo bổ sung theo quy định.
Sau khi kiểm tra hồ sơ dự thảo quyết định đảm bảo theo quy định, Văn phòng UBND tỉnh xin ý kiến Chủ tịch UBND tỉnh về phương thức lấy ý kiến, thông qua dự thảo tại phiên họp UBND tỉnh, bằng phiếu lấy ý kiến thành viên UBND tỉnh hoặc hình thức khác. Sau khi Chủ tịch UBND tỉnh cho ý kiến, trường hợp xem xét thông qua tại phiên họp UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo gửi hồ sơ đến các thành viên UBND tỉnh (trình tự thực hiện thông qua theo Điều 132 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015, có biên bản cuộc họp về thông qua dự thảo). Trường hợp thông qua bằng hình thức khác, cơ quan chủ trì soạn thảo phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh lấy ý kiến và tổng hợp, giải trình ý kiến của thành viên UBND tỉnh.
Lưu ý: Dự thảo quyết định được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên UBND tỉnh thống nhất bằng phiếu lấy ý kiến hoặc biểu quyết tán thành tại cuộc họp.
Cơ quan soạn thảo hoàn chỉnh hồ sơ, phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh trình Chủ tịch UBND tỉnh ký quyết định.
8. Bước 8. đăng công báo (Điều 150 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015)
Văn phòng UBND tỉnh có trách nhiệm đăng tải quyết định đã ký ban hành trên Công báo tỉnh theo quy định tại Điều 150 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; Mục 1 Chương VI Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
Lưu ý: Văn bản QPPL đăng trên Công báo in và Công báo điện tử là văn bản chính thức và có giá trị như văn bản gốc.
I. Các trường hợp xây dựng, ban hành văn bản QPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn (Điều 146 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; khoản 44 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020)
Các trường hợp xây dựng, ban hành văn bản QPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn, gồm:
1. Trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp; trường hợp đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn;
2. Trường hợp cần ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của văn bản QPPL để kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
3. Trường hợp cần sửa đổi ngay cho phù hợp với văn bản QPPL mới được ban hành; trường hợp cần ban hành ngay văn bản QPPL để thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
4. Trường hợp cần bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản QPPL trái pháp luật hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội;
5. Trường hợp cần kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần của văn bản QPPL trong một thời hạn nhất định để giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn.
II. Thẩm quyền quyết định xây dựng, ban hành văn bản QPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn (khoản 4 Điều 147 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015)
1. Thường trực HĐND tỉnh quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành nghị quyết của HĐND tỉnh.
2. Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành quyết định của UBND tỉnh.
III. Trình tự, thủ tục soạn thảo, đề nghị ban hành nghị quyết QPPL của HĐND tỉnh do UBND tỉnh trình theo trình tự, thủ tục rút gọn (Điều 146 đến Điều 149 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; khoản 44, 46, 47 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020)
1. Bước 1. Đề nghị xây dựng nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn
Các Sở, Ban, ngành căn cứ các trường hợp quy định tại Điều 146 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015, khoản 44 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020 có tờ trình, kèm theo các hồ sơ, tài liệu có liên quan, đề xuất UBND tỉnh đề nghị HĐND tỉnh ban hành nghị quyết QPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Tờ trình đề nghị xây dựng nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn phải nêu cụ thể việc ban hành nghị quyết thuộc trường hợp nào tại Điều 146 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015, khoản 44 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020; đồng thời, cần tập trung làm rõ các nội dung về cơ sở pháp lý, sự cần thiết ban hành nghị quyết; mục đích, quan điểm xây dựng nghị quyết; đối tượng, phạm vi điều chỉnh của nghị quyết; nội dung dự thảo nghị quyết và các giải pháp, điều kiện để thực hiện nghị quyết; dự kiến thời gian soạn thảo, thời gian hoàn thành hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết gửi UBND tỉnh để trình Thường trực HĐND tỉnh (theo Mẫu số 02, Phụ lục V, kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP).
2. Bước 2. Chấp thuận của Thường trực HĐND tỉnh về việc đề xuất ban hành nghị quyết theo trình tự, thủ tục rút gọn (khoản 4 Điều 147 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015)
Sau khi tiếp nhận văn bản đề xuất của các Sở, Ban, ngành; UBND tỉnh xem xét và có văn bản đề nghị Thường trực HĐND tỉnh xem xét, quyết định cho xây dựng nghị quyết. Sau khi Thường trực HĐND tỉnh chấp thuận, UBND tỉnh có văn bản giao đơn vị có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực đề xuất chủ trì soạn thảo nghị quyết. Trường hợp Thường trực HĐND tỉnh không chấp thuận thì UBND tỉnh có văn bản phản hồi không thống nhất và nêu rõ lý do.
3. Bước 3. Trình tự, thủ tục soạn thảo và đề nghị thông qua nghị quyết theo thủ tục rút gọn
Sau khi có văn bản thống nhất của UBND tỉnh, cơ quan được giao chủ trì soạn thảo thực hiện theo trình tự sau:
a) Soạn thảo nghị quyết: theo khoản 1 Điều 148 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; khoản 46 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020;
b) Tổ chức lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo văn bản đối với trường hợp cần thiết. Trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản thì thời hạn lấy ý kiến không quá 20 ngày: theo khoản 2 Điều 148 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; khoản 46 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020;
c) Thẩm định dự thảo nghị quyết: cơ quan soạn thảo hoàn chỉnh hồ sơ dự thảo gửi Sở Tư pháp thực hiện thẩm định: theo khoản 3 Điều 148 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; khoản 46 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020;
d) Hoàn thiện hồ sơ để UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua: theo điểm a khoản 1, điểm e khoản 2 Điều 149 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015.
IV. Trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành quyết định QPPL của UBND tỉnh theo trình tự, thủ tục rút gọn (Điều 146 đến điều 149 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; khoản 44, 45, 46, 47 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020)
1. Bước 1. Đề nghị xây dựng quyết định QPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn
Các Sở, Ban, ngành căn cứ các trường hợp quy định tại điều 146 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015, khoản 44 điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020 có tờ trình, kèm theo các hồ sơ, tài liệu có liên quan trình Chủ tịch UBND tỉnh (thông qua Văn phòng UBND tỉnh và Sở Tư pháp) đề xem xét, thống nhất xây dựng quyết định QPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Tờ trình đề nghị xây dựng quyết định theo trình tự, thủ tục rút gọn phải nêu cụ thể việc ban hành quyết định thuộc trường hợp nào quy định tại Điều 146 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015, khoản 44 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020; đồng thời, phải thể hiện các nội dung: nêu rõ tên gọi, sự cần thiết ban hành, đối tượng, phạm vi điều chỉnh; nội dung chính của quyết định, dự kiến thời gian ban hành (theo Mẫu số 03, Phụ lục V, kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP).
2. Bước 2. Chấp thuận của Chủ tịch UBND tỉnh về việc đề xuất ban hành văn bản QPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn (khoản 4 Điều 147 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015)
Sau khi tiếp nhận văn bản đề nghị của các Sở, Ban, ngành; Văn phòng UBND tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp kiểm tra, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định. Sau khi Chủ tịch UBND tỉnh chấp thuận và giao đơn vị có chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực đề xuất chủ trì soạn thảo quyết định. Trường hợp Chủ tịch UBND tỉnh không chấp thuận thì Văn phòng UBND tỉnh có văn bản phản hồi không chấp thuận và nêu rõ lý do.
3. Bước 3. Trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành quyết định theo thủ tục rút gọn
Sau khi có văn bản thống nhất của Chủ tịch UBND tỉnh, cơ quan được giao chủ trì soạn thảo quyết định, thực hiện theo trình tự sau:
a) Soạn thảo quyết định: theo khoản 1 Điều 148 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; khoản 46 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020;
b) Tổ chức lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo văn bản đối với trường hợp cần thiết. Trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản thì thời hạn lấy ý kiến không quá 20 ngày: theo khoản 2 Điều 148 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; khoản 46 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020;
c) Thẩm định dự thảo quyết định: cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn chỉnh hồ sơ dự thảo và gửi Sở Tư pháp thực hiện thẩm định theo khoản 3 Điều 148 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015; khoản 46 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2020;
d) Đề nghị UBND tỉnh thông qua dự thảo và ban hành quyết định: cơ quan chủ trì soạn thảo hoàn thiện hồ sơ dự thảo và đề nghị UBND tỉnh thông qua dự thảo và ban hành quyết định theo điểm g khoản 2 Điều 149 Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015.
Trên đây là Hướng dẫn trình tự, thủ tục soạn thảo, đề nghị ban hành nghị quyết QPPL của HĐND tỉnh do UBND tỉnh trình và trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành quyết định QPPL của UBND tỉnh; yêu cầu các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện; trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc thì phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 28/2016/QĐ-UBND Quy định trình tự soạn thảo, phê duyệt và tổ chức thực hiện Quy ước khóm, ấp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 2Quyết định 19/2021/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 02/2017/QĐ-UBND quy định trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 3Quyết định 37/2021/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế phối hợp trong công tác đề nghị xây dựng; soạn thảo, góp ý, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận kèm theo Quyết định 46/2016/QĐ-UBND
- 4Quyết định 387/QĐ-UBND năm 2023 về Quy chế phối hợp giải quyết cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 1Hiến pháp 2013
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 4Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 5Quyết định 28/2016/QĐ-UBND Quy định trình tự soạn thảo, phê duyệt và tổ chức thực hiện Quy ước khóm, ấp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 6Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020
- 7Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 8Nghị định 154/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 34/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
- 9Quyết định 19/2021/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 02/2017/QĐ-UBND quy định trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 10Quyết định 37/2021/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế phối hợp trong công tác đề nghị xây dựng; soạn thảo, góp ý, thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận kèm theo Quyết định 46/2016/QĐ-UBND
- 11Quyết định 387/QĐ-UBND năm 2023 về Quy chế phối hợp giải quyết cuộc đình công không đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
Hướng dẫn 475/HD-UBND năm 2022 về trình tự, thủ tục soạn thảo, đề nghị ban hành Nghị quyết quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh trình và trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành Quyết định quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam
- Số hiệu: 475/HD-UBND
- Loại văn bản: Hướng dẫn
- Ngày ban hành: 20/01/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Lê Trí Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra