Hệ thống pháp luật

UBND TỈNH HÀ TĨNH
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2475/HD-STNMT

Hà Tĩnh, ngày 24 tháng 11 năm 2011

 

HƯỚNG DẪN

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC ĐO ĐẠC THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH GẮN LIỀN VỚI CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Căn cứ Nghị định số 12/2002/NĐ-CP ngày 22/01/2002 của Chính Phủ về hoạt động đo đạc bản đồ;

Căn cứ Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 02/8/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính;

Căn cứ Thông tư số 21/2011/TT-BTNMT ngày 20/6/2011của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000 ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 11 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TT21);

Căn cứ Quyết định số 719/1999/QĐ- ĐC ngày 30/12/1999 của Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) về việc ban hành ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500, 1/1000, 1/2000 và 1/5000;

Căn cứ Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành qui phạm đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1/200, 1/500, 1/1000, 1/2000, 1/5000 và 1/10000;

Căn cứ Quyết định số 20/2008/QĐ-UB ngày 30/6/2008 của UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành quy định về hoạt động đo đạc và bản đồ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh;

Căn cứ Hướng dẫn số 192/HD-STNMT ngày 05/12/2010 của Sở Tài nguyên và Môi trường bổ sung về công tác đo vẽ thành lập bản đồ địa chính;

Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn sửa đổi, bổ sung, cụ thể hóa một số quy định về công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính gắn liền với công tác cấp giấy CNQSD đất như sau:

I. CÁC NỘI DUNG SỬA ĐỔI, BỔ SUNG.

1. Trong sổ nhật ký trạm đo phục vụ đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính nếu thiết bị không có bộ phận đọc nhiệt độ, áp suất thì không phải ghi nhiệt độ, áp suất vào sổ nhật ký, trường hợp thực hiện ghi dữ liệu trị đo tự động thì tên file phải đặt tên thống nhất, tránh trùng lặp. Nếu phải ghi nhật ký trạm đo thì thông tin trong sổ nhật ký phải thống nhất với thông tin trong flie dữ liệu trị đo dạng số. Khi tiếp biên các trạm máy đo chi tiết theo quy định tại khoản 6, Điều 1(TT21) cần bố trí điểm đo chung kiểm tra tại vị trí quan trọng hoặc khu vực đất có thửa nhỏ và rải đều xung quanh trạm máy.

2. Bình sai lưới địa chính thực hiện theo khoản 3 hoặc khoản 4, Điều 1 (TT21).

3. Khi xác định ranh giới sử dụng đất (RGSDĐ), đất ở có vườn ao, có nhà trong khu dân cư thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 1 (TT21). Thông tin thể hiện trong sổ mục kê tạm phù hợp với bản đồ.

Riêng bản đồ đo vẽ theo hiện trạng đợt 1: được phép gộp thửa đối với các thửa đất đồng quyền sử dụng dùng làm đất gieo mạ. Trường hợp đường địa giới hành chính đi giữa tâm bờ quy định tại khoản 2, Điều 1 (TT21), bờ rộng trên 0,5m nhưng in ra không phân biệt được hai nét thì trên bản đồ giấy thể hiện đường địa giới chạy so le như quy định đối với trường hợp thể hiện đường địa giới hành chính theo bờ một nét.

4. Lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất cho các thửa đất thực hiện theo khoản 5, Điều 1 (TT21). Sơ họa thửa đất vẽ ở thực địa thời gian lập văn bản phải phù hợp với thời gian đo vẽ chi tiết bản đồ. UBND xã phải lập danh sách người dẫn đạc gửi đơn vị thi công để phối hợp trong quá trình đo vẽ chi tiết.

Đối với thửa đất đã có giấy tờ thỏa thuận hoặc văn bản xác định ranh giới, mốc giới sử dụng đất mà ranh giới thửa đất không thay đổi nhưng có thay đổi về chủ sử dụng đất thì phải lập bản mô tả ranh giới, mốc giới sử dụng đất để xác nhận lại.

Đối với các trường hợp không phải lập Bản mô tả ranh giới, mốc giới sử dụng đất thì phải công bố công khai bản vẽ và lập Biên bản về việc công bố công khai theo quy định.

5. Các mẫu, hồ sơ, công việc sau loại bỏ không phải thực hiện: Mẫu Bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất theo QP08 (thay bằng mẫu mới). Hồ sơ kỹ thuật thửa đất (HSKT), Phụ lục 13a và các quy định có liên quan đến việc lập bảng thống kê diện tích, loại đất, người sử dụng đất theo hiện trạng đo vẽ bản đồ địa chính.

6. Giao, nhận kết quả đo đạc địa chính thửa đất kết hợp với đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất thực hiện theo điểm b, khoản 8, Điều 1 (TT21). Một số điểm cần lưu ý:

Việc chuyển kết quả đo đạc địa chính thửa đất cho chủ sử dụng đất chỉ được thực hiện sau khi chủ đầu tư (hoặc đơn vị tư vấn kiểm tra của chủ đầu tư) kiểm tra các mảnh bản đồ đạt chuẩn cơ sở toán học (seed file); phạm vi đo vẽ phù hợp ĐGHC và quy định của Thiết kế kỹ thuật, bản đồ đã được công khai. Đối với các thửa đất vắng chủ hoặc chủ không phối hợp trong việc đo vẽ lập hồ sơ thì đơn vị thi công lập danh sách có xác nhận của chính quyền địa phương và lưu vào hồ sơ, sản phẩm. Đối với các thửa đất của các tổ chức thì phối hợp Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất (thuộc Sở) để đối chiếu thông tin.

Kết thúc công đoạn đo đạc giai đoạn 1 là khi đã hoàn thành sản phẩm theo yêu cầu của đợt 1 và đã giao nộp sản phẩm cho các bên liên quan (có biên bản bàn giao gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường (qua Phòng Đo đạc Bản đồ và phòng Đăng ký Thống kê) để xác nhận việc chuyển công đoạn thi công).

7. Công tác biên tập bản đồ: Thực hiện theo quy định. Trường hợp có văn bản đề xuất của địa phương và đơn vị thi công về việc vẽ gộp lên bản đồ lớn hơn để tiện sử dụng chỉ được thực hiện khi Sở Tài nguyên và Môi trường chấp thuận bằng văn bản. Dưới khung nam tờ bản đồ ghi rõ nội dung vẽ gộp (“khu vực đất nông nghiệp biên tập từ kết quả đo bản đồ địa chính tỷ lệ ……”) theo đúng hướng dẫn của Sở.

8. Điều chỉnh quy định về đánh số thửa

Trên một mảnh bản đồ gốc có nhiều đơn vị hành chính thì trên tờ bản đồ địa chính biên tập từ mảnh bản đồ gốc đó được đánh số thửa độc lập từ 1 đến hết theo lãnh thổ từng xã. Đối với những địa bàn đã thi công trước thời gian ban hành Hướng dẫn này thì tùy theo tình hình hồ sơ thành lập của các đơn vị, giao phòng Đo đạc Bản đồ hướng dẫn thực hiện cụ thể nhưng phải đảm bảo cách xử lý thống nhất trên địa bàn toàn xã.

Trường hợp đo chỉnh lý: Nếu dữ liệu bản đồ chưa đưa vào kê khai, đăng ký cấp giấy chứng nhận thì được phép biên tập, đánh lại toàn bộ số thửa đất (như biên tập mới theo seedfile chuẩn của tỉnh). Trường hợp bản đồ đã đưa vào kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận thì tùy theo mức độ Sở sẽ xem xét quyết định cụ thể.

II. TÀI LIỆU GIAO NỘP VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN.

1. Tài liệu giao nộp đợt 1

STT

Danh mục tài liệu

Số lượng

Nơi giao nộp

VPĐKQSD đất cấp tỉnh (bản gốc)

Phòng TNMT huyện (bản sao)

UBND xã (bản sao)

1

Tài liệu kiểm nghiệm thiết bị đo ngắm

01 bộ

x

 

 

2

Bản đồ toàn xã thể hiện phần diện tích đã đo vẽ các tỷ lệ, chưa đo vẽ, mốc tọa độ địa chính, ranh giới hành chính và phân mảnh bản đồ của xã

03 bộ

x

x

x

3

Sơ đồ lưới khống chế đo vẽ

01 bộ

x

 

 

4

Các loại sổ nhật ký, sổ đo

01 bộ

x

 

 

5

Thành quả tính toán lưới khống chế đo vẽ

01 bộ

x

 

 

6

Bản đồ địa chính in trên giấy (sản phẩm đợt 1 đo vẽ theo hiện trạng)

03 bộ

x

x

x

7

Bản mô tả ranh giới, mốc giới sử dụng đất

03 bộ

x

x

x

8

Kết quả đo đạc địa chính thửa đất

03 bộ

x

x

x

9

Hồ sơ, biên bản công khai BĐĐC

03 bộ

x

x

x

10

Bảng tổng hợp số thửa, diện tích, chủ sử dụng trong đơn vị hành chính xã theo hiện trạng đo vẽ bản đồ địa chính (phục vụ kiểm tra nghiệm thu do đơn vị thi công ký xác nhận)

03 bộ

x

x

x

11

Sổ mục kê (sản phẩm đợt 1 là sổ mục kê tạm)

03 bộ

x

x

x

12

Bảng thống kê chủ sử dụng đất không ký nhận, không chỉ ranh giới, tranh chấp đất đai (nếu có)

03 bộ

x

x

x

13

Biên bản xác nhận đo vẽ đúng địa giới hành chính

01 bộ

x

 

 

14

Đĩa CD ghi kết quả lưới đo vẽ, đo vẽ chi tiết, bản đồ gốc, BĐĐC các tỷ lệ, biểu tổng hợp diện tích phục vụ KTNT, sổ mục kê tạm; dữ liệu bản đồ, thông tin địa chính theo chuẩn FAMIS và các dữ liệu số hình thành ở giai đoạn đo vẽ bản đồ theo hiện trạng sử dụng đất (Riêng cấp huyện chỉ ghi CD thông tin dạng số ở mục 2, 6,11 và dữ liệu theo chuẩn FAMIS)

02 bộ

x

x

 

15

Các tài liệu khác hình thành trong quá trình đo vẽ BĐĐC

01 bộ

x

 

 

16

Hồ sơ kiểm tra nghiệm thu các cấp

01 bộ

x

 

 

Các tài liệu hạng mục 7, 8, 9, 12 đơn vị tư vấn tạm giữ lại để phục vụ kê khai, đăng ký cấp giấy và hoàn thiện lại nộp đợt 2. Riêng hạng mục 14 đơn vị thi công sao lại 01 bộ để thực hiện công đoạn tiếp theo. Trường hợp công đoạn sản phẩm thực hiện trong giai đoạn chuyển tiếp áp dụng theo TT21 thì giao Phòng Đo đạc Bản đồ làm việc cụ thể với đơn vị để hướng dẫn cụ thể về loại tài liệu giao nộp.

2. Tài liệu giao nộp đợt 2: Sau khi đăng ký, cấp giấy CNQSD đất

a) Giao nộp về VPĐKQSD đất thuộc Sở

- Tài liệu hoàn thiện của các hạng mục: 6, 7, 8, 9, 11, 12, 14 ở bảng trên;

- Biểu tổng hợp thống kê đất đai, cơ sở dữ liệu tạm Vilis.

b) Giao nộp về Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện

- Tài liệu hoàn thiện của các hạng mục: 6, 7, 8, 9, 11, 12, 14 ở bảng trên;

- Biểu tổng hợp thống kê đất đai, cơ sở dữ liệu tạm Vilis. c) Giao nộp về UBND cấp xã

- Các tài liệu hoàn thiện theo bản đồ địa chính chính quy: 6, 7, 8, 9, 11, 12 ở bảng trên.

- Biểu tổng hợp thống kê đất đai.

Bản đồ và dữ liệu hoàn thành sau khi cấp giấy theo quy định tại điểm b, khoản 5, Điều 1 (TT21) phải có ở 2 dạng: dạng số nguyên thủy (sửa được theo phân quyền) và dạng PDF (không sửa được). Tài liệu đóng gói và phải được thẩm định đóng dấu trước lúc giao nộp sản phẩm.

3. Trích lục thửa đất, cung cấp thông tin địa chính: Quy định tại khoản 9, Điều 1 (TT21) chỉ thực hiện trên bản đồ địa chính (bản đồ sau cấp giấy- đã phù hợp hồ sơ liên quan). Trường hợp trích lục trên bản đồ đo vẽ theo hiện trạng trước cấp giấy ở địa phương trước đây đã có bản đồ phải ghi rõ nguồn gốc dữ liệu trong bản trích lục (năm đo, tỷ lệ bản đồ, đơn vị đo vẽ…). Tỷ lệ vẽ trong trích lục bằng tỷ lệ vẽ của bản đồ. Trường hợp đặc biệt phải vẽ phóng thì ghi rõ dưới sơ đồ.

III. THỜI ĐIỂM ÁP DỤNG.

1. Những hạng mục công việc đã thi công trước ngày 06/8/2011 (ngày Thông tư 21 có hiệu lực) thì hoàn thiện sản phẩm theo các quy định trước ngày 06/8/2011.

2. Những hạng mục công việc bắt đầu thi công sau ngày Hướng dẫn này có hiệu lực thì áp dụng theo quy định của Thông tư 21 và Hướng dẫn này.

3. Những hạng mục công việc có phần khối lượng công việc thực hiện trong khoảng thời gian từ 6/8/2011 đến ngày Hướng dẫn này có hiệu lực thì đơn vị thi công được phép lựa chọn hình thức hoàn thiện nêu trên nhưng hồ sơ phải đồng bộ.

Trên đây là hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số quy định về công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính gắn với công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Nội dung Văn bản này thay thế các nội dung tương ứng tại Hướng dẫn số 192/HD-STNMT-ĐĐBĐ ngày 05/02/2010 của Sở Tài nguyên và Môi trường và thay thế, bổ sung, điều chỉnh các quy định tương ứng trong thiết kế kỹ thuật đang triển khai theo các hợp đồng của Sở Tài nguyên và Môi trường. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc yêu cầu đơn vị thi công và các địa phương phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường để xem xét giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Giám đốc Sở; các Phó giám đốc
- Phòng TN&MT huyện, thị xã, thành phố;
- Các đơn vị đo đạc địa chính trên địa bàn tỉnh;
- Phòng ĐĐBĐ, ĐKTK, QH-GĐ; T.Tra Sở;
- Lưu VT.

KT. GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC




Nguyễn Hùng Mạnh

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Hướng dẫn 2475/HD-STNMT năm 2011 sửa đổi Quy định công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính gắn liền với công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh ban hành

  • Số hiệu: 2475/HD-STNMT
  • Loại văn bản: Hướng dẫn
  • Ngày ban hành: 24/11/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
  • Người ký: Nguyễn Hùng Mạnh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/11/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản