Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1700/HD-UBND | Hà Giang, ngày 25 tháng 8 năm 2017 |
HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 23/CT-TTG NGÀY 26 THÁNG 5 NĂM 2017 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC THỰC HIỆN NGHIÊM QUY ĐỊNH SỐ LƯỢNG, CƠ CẤU VÀ QUY TRÌNH, THỦ TỤC BẦU, TỪ CHỨC, MIỄN NHIỆM, BÃI NHIỆM, ĐIỀU ĐỘNG, CÁCH CHỨC THÀNH VIÊN ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân;
Thực hiện Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện nghiêm quy định số lượng, cơ cấu và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân các cấp (Ủy ban nhân dân tỉnh đã sao lục số 117/UBND-SY ngày 05 tháng 6 năm 2017 gửi Sở Nội vụ và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để thực hiện); Công văn số 3057/BNV-CQĐP ngày 08 tháng 6 năm 2017 của Bộ Nội vụ về việc thực hiện số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021; Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh nghiêm túc thực hiện tốt một số nội dung sau:
1. Đảm bảo thực hiện đúng số lượng, cơ cấu thành viên Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh
Thực hiện nghiêm quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân, cụ thể:
1.1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh: thực hiện cơ cấu tổ chức theo Điều 20 Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Khoản 1 Điều 3, Điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ; Quyết định số 1842/QĐ-TTg ngày 18 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về phân loại đơn vị hành chính đối với tỉnh Hà Giang, tỉnh Hà Giang là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại II. Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang gồm Chủ tịch, không quá 03 Phó Chủ tịch và Ủy viên Ủy ban nhân dân gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy viên phụ trách Quân sự, Ủy viên phụ trách Công an.
1.2. Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (gọi chung là cấp huyện): thực hiện cơ cấu tổ chức theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (các huyện theo Điều 27, thành phố Hà Giang theo Điều 55) và Khoản 1 Điều 3, Điều 7 Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ; Quyết định số 1591/QĐ-BNV ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Bộ Nội vụ về phân loại 11 đơn vị hành chính cấp huyện tỉnh Hà Giang, trong đó: huyện Vị Xuyên là đơn vị hành chính loại I, các huyện, thành phố còn lại là đơn vị hành chính loại II và loại III. Theo đó, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Ủy viên Ủy ban nhân dân gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy viên phụ trách Quân sự, Ủy viên phụ trách Công an.
Số lượng Phó Chủ tịch: Ủy ban nhân dân huyện Vị Xuyên được bố trí tối đa 03 Phó Chủ tịch; các huyện, thành phố còn lại được bố trí tối đa 02 Phó Chủ tịch (khi Bộ Nội vụ có văn bản điều chỉnh phân loại đơn vị hành chính cấp huyện trên địa bàn tỉnh Hà Giang thì thực hiện theo văn bản điều chỉnh đó).
1.3. Đối với Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn: thực hiện cơ cấu tổ chức theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (các xã theo Điều 34, phường theo Điều 62 và thị trấn theo Điều 69) và Khoản 2 Điều 3, Điều 7 Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ; Quyết định số 1574/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang về điều chỉnh phân loại đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 56 xã loại I, 139 xã, phường, thị trấn loại II. Theo đó, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
Số lượng Phó Chủ tịch: Ủy ban nhân dân các xã loại I được bố trí tối đa 02 Phó Chủ tịch; các xã, phường, thị trấn loại II được bố trí 01 Phó Chủ tịch (khi Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản điều chỉnh phân loại đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh thì thực hiện theo văn bản điều chỉnh đó).
2. Trách nhiệm trong việc rà soát tiêu chuẩn, điều kiện nhân sự ứng cử thành viên Ủy ban nhân dân các cấp
2.1. Thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh: Sở Nội vụ có trách nhiệm phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh ủy và cơ quan liên quan tiến hành rà soát chặt chẽ tiêu chuẩn, điều kiện, độ tuổi, thẩm tra kỹ hồ sơ, bằng cấp đào tạo, kết quả thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao (trong 03 năm tính đến thời điểm đề xuất), tham mưu, trình cấp có thẩm quyền kết luật bằng văn bản về tiêu chuẩn chính trị (lịch sử chính trị và chính trị hiện nay) đối với nhân sự được đề nghị ứng cử thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc rà soát, thẩm tra hồ sơ nhân sự và tham mưu, đề xuất của mình.
2.2. Thành viên Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo Phòng Nội vụ phối hợp với Ban Tổ chức Huyện ủy và cơ quan liên quan tiến hành rà soát chặt chẽ tiêu chuẩn, điều kiện, độ tuổi, thẩm tra kỹ hồ sơ, bằng cấp đào tạo, kết quả thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao (trong 03 năm tính đến thời điểm đề xuất), tham mưu, trình cấp có thẩm quyền kết luật bằng văn bản về tiêu chuẩn chính trị (lịch sử chính trị và chính trị hiện nay) đối với nhân sự được đề nghị ứng cử thành viên Ủy ban nhân dân huyện, thành phố. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cơ quan cấp trên trong việc rà soát, thẩm tra hồ sơ nhân sự và tham mưu, đề xuất của mình.
Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm hướng dẫn việc rà soát tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục... thẩm tra kỹ hồ sơ nhân sự và kết luận bằng văn bản về tiêu chuẩn chính trị đối với nhân sự được đề nghị ứng cử thành viên Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo quy định và Hướng dẫn này.
3. Quy trình, thủ tục bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức các chức danh Ủy ban nhân dân
3.1. Bầu thành viên Ủy ban nhân dân:
a) Báo cáo trước khi bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân:
- Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh: thực hiện theo Điểm a, Điểm b Điều 11 Nghị định số 08/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
- Báo cáo trước khi bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:
+ Đối với cấp huyện: căn cứ vào Thông báo hoặc kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về dự kiến nhân sự giới thiệu ứng cử chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp huyện đương nhiệm có văn bản (kèm theo văn bản của Tỉnh ủy) gửi Sở Nội vụ để thẩm định, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho ý kiến thống nhất trước khi trình Hội đồng nhân dân cấp huyện bầu cử theo quy định.
+ Đối với cấp xã: căn cứ vào Thông báo hoặc kết luận của Ban Thường vụ Huyện ủy/Thành ủy và cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ về dự kiến nhân sự giới thiệu ứng cử chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã đương nhiệm có văn bản (kèm theo văn bản của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ) gửi Phòng Nội vụ để thẩm định, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho ý kiến trước khi trình Hội đồng nhân dân cấp xã bầu cử theo quy định.
- Báo cáo trước khi bầu Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:
+ Đối với cấp huyện: căn cứ số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo quy định và Thông báo hoặc kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về dự kiến nhân sự giới thiệu ứng cử chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đương nhiệm có văn bản (kèm theo văn bản của Tỉnh ủy) gửi Sở Nội vụ để thẩm định, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Đối với cấp xã: căn cứ số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân theo quy định, Thông báo hoặc kết luận của Ban Thường vụ Huyện ủy/Thành ủy và cơ quan có thẩm quyền theo phân cấp quản lý cán bộ về dự kiến nhân sự giới thiệu ứng cử chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đương nhiệm có văn bản (kèm theo văn bản của cơ quan có thẩm quyền) gửi Phòng Nội vụ để thẩm định, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Thời hạn cho ý kiến đối với báo cáo trước khi bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã: chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ văn bản báo cáo theo quy định, Sở Nội vụ có trách nhiệm thẩm định, báo cáo, tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho ý kiến về việc bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Phòng Nội vụ có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định, báo cáo, tham mưu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho ý kiến về việc bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Văn bản cho ý kiến được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cùng cấp để tổ chức thực hiện theo quy định.
b) Trình tự, thủ tục bầu cử các chức danh của Ủy ban nhân dân: sau khi có ý kiến bằng văn bản của cấp có thẩm quyền theo nội dung tại Điểm a nêu trên, Chủ tịch Hội đồng nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp tiến hành việc bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp tiến hành việc bầu Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban nhân dân. Quy trình bầu cử thực hiện theo Điều 83 Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Điều 11 Nghị định số 08/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn; kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn; Hội đồng nhân dân ban hành Nghị quyết xác nhận kết quả bầu Ủy viên Ủy ban nhân dân cùng cấp theo quy định.
3.2. Quy trình, thủ tục từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Ủy ban nhân dân: thực hiện theo Điều 84 Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Điều 13 Nghị định số 08/2016/NĐ-CP của Chính phủ; kết quả miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải được phê chuẩn theo quy định tại Khoản 4, Điều 84 Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Điều 14 Nghị định số 08/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
3.3. Quy trình, thủ tục điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân: thực hiện theo Điều 124 Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Điều 15 Nghị định số 08/2016/NĐ-CP của Chính phủ. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân kể từ ngày quyết định điều động, cách chức có hiệu lực và không thực hiện thủ tục miễn nhiệm, bãi nhiệm tại Hội đồng nhân dân cùng cấp.
4. Về hồ sơ và trách nhiệm thẩm định hồ sơ phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; đề nghị điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân
4.1. Về hồ sơ: thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
4.2. Trách nhiệm thẩm định hồ sơ phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; đề nghị điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân:
a) Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ các huyện, thành phố căn cứ phạm vi, trách nhiệm được giao rà soát, thẩm định chặt chẽ về số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện, độ tuổi nhân sự Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban nhân dân; hồ sơ, quy trình, thủ tục bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; điều động, cách chức Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và giao quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Trường hợp đề nghị không đúng về số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, không đủ tiêu chuẩn, điều kiện, độ tuổi, chưa thực hiện đúng quy trình, thủ tục, hồ sơ theo quy định hoặc nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến người được bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân nhưng chưa được cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý thì có ý kiến để chính quyền cấp huyện, cấp xã bổ sung, giải trình hoặc báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (đối với nhân sự Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện); báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân cấp huyện (đối với nhân sự Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã) Xem xét, quyết định.
b) Giám đốc Sở Nội vụ chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thẩm định hồ sơ phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Trưởng Phòng Nội vụ chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về kết quả thẩm định hồ sơ phê chuẩn kết quả bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
c) Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã chịu trách nhiệm về số lượng, tiêu chuẩn, điều kiện, việc tuân thủ quy trình, thủ tục bầu và nội dung hồ sơ đề nghị thẩm định theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị định số 08/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
5. Theo dõi, kiểm tra quá trình tổ chức thực hiện và xử lý sai phạm
5.1. Sở Nội vụ có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nghiêm quy định về số lượng, cơ cấu và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Hà Giang; kịp thời hướng dẫn hoặc tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế (nếu có); tham mưu thực hiện tốt chế độ báo cáo theo quy định, đồng thời tổng hợp ý kiến của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan đến quy định của pháp luật về số lượng, cơ cấu và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân các cấp, nhất là những quy định không còn phù hợp với thực tiễn để kiến nghị, đề xuất với Bộ Nội vụ tham mưu, trình Chính phủ xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
5.2. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân làm trái quy định về số lượng, cơ cấu và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh sẽ bị xem xét xử lý trách nhiệm theo quy định của Đảng và pháp luật.
Trong quá trình thực hiện Hướng dẫn này, nếu có vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở nội vụ) để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 16/2017/QĐ-UBND Quy định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ, công, viên chức lãnh đạo, quản lý cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 2Quyết định 2235/2017/QĐ-UBND về Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 3Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2017 triển khai Chỉ thị 23/CT-TTg thực hiện nghiêm quy định số lượng, cơ cấu và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 4Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2017 về thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg thực hiện nghiêm quy định số lượng, cơ cấu và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân các cấp tỉnh Thái Bình
- 1Quyết định 1842/QĐ-TTg năm 2008 về việc phân loại đơn vị hành chính đối với tỉnh Hà Giang do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 08/2016/NĐ-CP quy định số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân
- 4Chỉ thị 23/CT-TTg năm 2017 thực hiện nghiêm quy định số lượng, cơ cấu và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân các cấp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 16/2017/QĐ-UBND Quy định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, giới thiệu ứng cử đối với cán bộ, công, viên chức lãnh đạo, quản lý cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 6Công văn 3057/BNV-CQĐP năm 2017 thực hiện số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 do Bộ Nội vụ ban hành
- 7Quyết định 2235/2017/QĐ-UBND về Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 8Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2017 triển khai Chỉ thị 23/CT-TTg thực hiện nghiêm quy định số lượng, cơ cấu và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 9Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2017 về thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg thực hiện nghiêm quy định số lượng, cơ cấu và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân các cấp tỉnh Thái Bình
Hướng dẫn 1700/HD-UBND năm 2017 về thực hiện Chỉ thị 23/CT-TTg thực hiện nghiêm quy định số lượng, cơ cấu và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- Số hiệu: 1700/HD-UBND
- Loại văn bản: Hướng dẫn
- Ngày ban hành: 25/08/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Giang
- Người ký: Nguyễn Văn Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra